Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 4922-18-30622-vb2091916
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông hiện là cư dân Lacey, Washington State, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại Học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Galang nổi tiếng “tình xù”
Galang cũng có cây dù dễ thương
Bạn nào từng ở trại tỵ nạn Galang thì chắc còn nhớ hai câu này. “Tình xù” là thứ tình có tính cách tạm bợ của những mối tình trên đảo, dù cho có thắm thiết đến mấy rồi cũng tan đi khi chàng và nàng đi định cư ở phương trời Âu Mỹ. Còn cái nắng cháy da ở Galang làm cho cây dù trở nên một biểu hiện, một hình ảnh không thể thiếu được của “dân trên đảo”... Giờ xin lui lại năm tám chín, khi tôi lên ghe vượt biển lần thứ bảy để tìm Tự Do.
...
Nhờ sự khuyến khích và cổ động của hai người bạn tốt là Đạt và Hoa, tôi bấm bụng làm một chuyến vượt biển chót sau bao lần thất vọng với nhiều lần bị tù tội.
Đạt là sĩ quan Hải quân, bạn thân của Hoa cùng đơn vị, thấy tôi bị bầm dập vì bao lần vượt biển không thành, Đạt giới thiệu tôi cho Hoa và một anh sĩ quan hải quân khác lúc đó sẽ là hoa tiêu cho chuyến taù vượt biển. Chuyến tàu này do một do người chủ tàu tổ chức trẻ có nhiều bản lãnh tên Hùng đem theo cả gia đình và thân nhân. Vì có cả gia đình đi nên chuyến đi được ngừơi chủ tổ chức thật chu đáo, với tàu mới, máy mới, dàn hoa tiêu là sĩ quan Hải quân, lương thực dầu, hải bàn đầy đủ và có cả “đồ chơi” phòng khi đụng độ với bọn du kích canh ở cửa ra sông. Với sự chuẩn bị chu đáo như vậy, tôi linh cảm là lần này, mình có nhiều hy vọng đến được bến bờ Tự Do…
Khi nghe tiếng từ trên vọng xuống:
- Bà con ngồi im nhe. Ghe đang vượt trạm biên phòng đó.
Mọi người hồi hộp ngồi im thinh thít dưới hầm ghe, mặt tái xanh, miệng lầm rầm đọc kinh. Độ một tiếng đồng hồ sau, máy ghe chạy chậm lại, có tiếng đập trên nắp hầm:
- Qua khỏi trạm rồi nghe bà con!
Cả hầm ghe nhốn nháo lên tiếng reo cười mừng vui và vang lên lời cảm tạ Bề Trên... Khách trên ghe khi ra khỏi cửa Bình Đại là 169 người, lớn bé.
...Bốn đêm, năm ngày. Đêm thứ hai tôi được cho lên phía trên ghe hóng gió. Lúc đó trời tối đen đầy sao lấp lánh. Tôi bỗng nghe những tiếng gío hú kỳ lạ như tiếng người than khóc vọng lên từ đáy biển, cõi âm ty.
Tiếng ai oán vọng lên từ đáy biển
Của oan hồn, uổng tử chốn âm
Ghe tiếp tục chạy đến sáng chung quanh chỉ có trời và nước. Khoảng giữa trưa, khi tôi và một số người ngồi trên phía trên ghe thì thấy một chiếc tàu thật là to đang từ từ chạy hướng về chúng tôi. Cả ghe mừng rỡ reo hò, quơ tay, phất aó cuồng nhiệt hy vọng được tàu đến vớt. Khi chiếc tàu từ từ đổi hướng mọi người rũ người ra vì thất vọng. Chiếc ghe lại tiếp tục cuộc hải trình.
Đêm thứ ba, ghe neo đậu ngoài khơi vùng biển Hoa chỉ vào vùng có đèn sáng rực ở xa nói với tôi đó là Singapore. Sau khi thảo luận với hoa tiêu, người chủ tàu đồng ý cho ghe chạy vào vùng đảo Nam dương. Nghe nói ghe chạy vào Nam dương, tên “Galang” bổng hiện ra trong trí tôi như một lóe sáng của tột cùng mản nguyện:
- Phen này mình đến được đảo rồi! Cảm ơn Ơn Trên, cảm ơn tất cả mọi người.
Tôi còn nhớ mãi hình ảnh buổi sáng thật là đẹp trời ghi ghe đi và vùng đảo của Indonesia. Mọi người xôn xao, náo nước trong vui mừng. Bây giờ làm sao vào được Galang vì trên hải đồ không có ghi vị trí trại. Ghe chạy dò dẫm một hồi trong quần đảo, bỗng thấy một người đàn ông đang chèo chiếc thuyền nhỏ, mừng quá, ghe áp sát vào hỏi anh ta bằng tiếng Anh:
- Galang? Galang ở đâu?
Không biết anh ta hiểu hay không nhưng thấy anh ta chỉ vào vùng biển mé trong. Chủ ghe cảm ơn và tặng anh ta cái rađiô trăn-zít–to nhỏ, ghe tếp tục lái về hướng được chỉ.
Toàn thể 169 người trên ghe được lập hồ sơ và được xe nhà binh chở về trại tỵ nạn Galang với số hiệu là “Tàu SG 169”, một trăm sáu chín người trên chuyến tàu ra đi từ Sàigòn. Chúng tôi được Ban đại diện trại ra đón ở bến tàu chúc mừng và uỷ lạo. Sau đó từng nhóm được xe chở vào khu “Kiểm Dịch” nằm trong khu Galang 2. Khu có cổng bằng tôn luôn đóng kín nhưng tôi không thấy có lính canh.
Ở thời điểm gần cuốn năm tám chín này khi các nước Tự Do ngưng nhận thuyền nhân và đa số cac trại tỵ nạn đóng cữa, Galang đang trên đà suy tàn, xuống dốc. Cây hoang, cỏ dại mọc um tùm bao quanh khu Kiểm dịch trong cảnh giậu đổ, bìm leo. Theo quy định an toàn y tế, thuyền nhân mới tới đảo phải chịu bị cô lập một thời gian để được chích ngừa bệnh truyền nhiễm. Giờ thì không còn việc chích ngừa nữa vì không còn tài khoản khi các trại tỵ nạn đã bị đóng cữa nhưng chúng tôi vẫn phải chịu cô lập không được ra ngoài trong gần hai tháng. Thức ăn, nhu yếu phẩm sinh hoạt có đại diện tàu ra ngoài lãnh đem vào phân phối.
Nói chung thì các dãy trại bằng gỗ thông dán ép vẫn còn ở tình trạng khả dụng. Phía dưới căn trại là nền xi măng có cầu thang bước lên, tầng trên là khu ngủ tập thể tùy theo sự xắp xếp của ngừơi ở. Việc nấu nướng trong khu thì không cấm nhưng bị hạn chế. Dù hoàn cảnh sống chật vật như vậy nhưng mọi ngưừi đều hoan hỉ và rất lạc quan vì tới được trại tỵ nạn.
Một buổi sáng nọ, không kềm được sự tò mò, tôi leo rào tôn ra ngoài đi lên ngọn đồi trước khu trong buổi sáng tinh sương. Trước mặt tôi là một vùng đồi đầy hoa lá um tùm hoang sơ và thơ mộng. Có một loại hoa trắng nhỏ li ti thật là xinh, tôi hái gom thành một cụm để làm qùa tặng.
Để bớt đi cái nhàm chán hằng ngày trong khu, tôi nảy ra ý nghĩ tổ chức dạy Anh ngữ cho người cùng chuyến. “Lớp học” là khu trống dước căn trại với nền xi măng làm chỗ ngồi và tường ván ép làm bảng. Lớp học dã chiến đó được bà con hưởng ứng nồng nhiệt. Tôi hoan hỉ thấy mình làm được điều có ích cho ngừơi khác. Đây là lớp học đầu tiên của tôi mở đầu cho nhiều lớp học cho các đoàn thể khác trên đảo sau này.
Galang thường được biết qua hai khu: Galang 1 và Galang 2. Ngoài ra còn có “Khu Minors” dành cho các trẻ em vị thành niên không có cha mẹ đi theo và Khu Galang 3 nơi an nghỉ của thuyền nhân xấu số trên đảo. Khu Galang 2 có thể coi là khu hành chính và là trung tâm sinh hoạt của đảo. Nơi đây có chùa, nhà thờ, trừơng dạy nghề, có trụ sở của cơ quan JVA (Phòng Liên hợp Thiện Nguyện phục vụ cho Cơ qua Di trú của Hoa Kỳ) và các quốc gia Úc, Tây Âu khác. Nằm chung quanh là dãy nhà dành cho nhân viên Cao Uỹ Tỵ nạn, cơ quan P3V trong coi việc an ninh cho đảo của chánh quyền Indo và một nhà bưu điện nhận thư gỡi, phát thư từ, điện tín cho dân trên đảo. Một dãy trại được dành cho Ban Đại diện phục vụ cho dân trên đảo.
Ai đã từng ở Galang 2 chắc đều có lần đi trên “Đại lộ Nguyễn Huệ” trên đảo, xin gọi tên như vậy vì hai bên là hàng quán cà phê, hủ tiếu, cháo gà... và các sạp bán hàng tạp phẩm sầm uất do các chủ sạp lấy từ đảo Pinang kế bên về. Các chủ sạp và chủ quán cà phê là những thuyền nhân có vốn bỏ ra mua bán kiếm lời để sống trong nhiều năm chờ đợi được đi định cư ở quốc gia thứ ba. Galang 2 còn có một rạp xi nê và quán Cà phê Trên đồi rất nên thơ và trữ tình với những buổi tối có chăng đèn màu trong cảnh gió mát trăng thanh. Dân trên đảo ngồi uống cà phê, nghe nhạc vàng quen thuộc thân yêu, thưởng thức hương vị độc đáo như cần sa của của điếu thuốc lá Indo hiệu Garam để thấy mình quên hết những quảng đời khốn nạn khi xưa, trước khi được hưởng không khí Tự Do. Nói tóm lại, đây là một “tiểu đô thị” của đảo.
Nói đến Galang là phải nói đến các quán cà phê. Khi tôi tới đảo chỉ có Quán Cà phê Trên đồi nhưng càng về sau khi làn sóng người tỵ nạn lại dâng lên vào khỏan chín mươi và sau đó, thì qúan cà phê mọc lên như nấm để phục vụ nhu cầu giải trí của dân trên đảo. Quán nào cũng có TV để truyền hình phim chưởng được tiếp vận từ Singapore. Những phim ăn khách như “Cô Gái Đồ Long, Thần Điêu Đại Hiệp...” được liên tục phát chừng một tiếng đồng hồ mỗi đêm để thu hút khách vừa xem vừa uống cà phê. Dần dần quán cà phê mọc lan ra tới Galang 2 nằm ở những vị trí nên thơ và trang trí đầy mỹ thuaật. Thời gian chờ đợi được đi định và năm tháng qua nhanh ở đảo cũng nhờ những quán cà phê này. Xem phim xong, ta còn có thể ghé vào hàng chè cháo thơm lừng, nóng hổi đang chờ đợi phục vụ cho bao tử trước đêm tàn.
Bây giờ xin nói qua về các lớp Anh văn trên đảo. Kể từ lớp học bỏ túi lúc đầu, sau khi được ra khỏi Khu Kiểm dịch, tôi bắt đầu mở rộng thêm các lớp miễn phí cho từng nhóm nhỏ, sau đó cho các hội đoàn như Hội Hướng Đạo, cho chùa và lớp miễn phí cho bất cứ ai muốn học. Có lớp lên đến gần năm chục người, như ở Galang 1 hay ở chùa Long Hoa. Đây là thời gian đầy sung mãn và đầy nhiệt tình phục vụ người cùng cảnh ngộ của tôi. Tôi nhận thấy mình đã làm một việc hữu ích trong năm tháng dài trên đảo.
Ngoài ra để kiếm sống, tôi nhận dạy từng nhóm nhỏ những người được thân nhân gởi tiền phụ cấp để có tiền chi tiêu hằng ngày. Lớp đông thì tôi chú trọng và phần văn phạm, nhóm nhỏ thì tôi nhấn mạnh vào đàm thoại. Sự hăng hái và lòng hiếu học của mọi người cùng nổi vui tột độ sau khi thóat được Địa ngục Trần gian, tạo cho tôi một năng lực gần như là vô biên. Cũng nhờ có khả năng về Anh ngữ mà tôi được nhận vào phục vụ cho Cơ quan Thiện Nguyện Di trú Hoa Kỳ JVA trên đảo.
JVA là cơ quan thiện nguyện lo về việc nhập cư Hoa kỳ viết tắt của cụm từ “Joint Voluntary Agency.” Ai đã từng sống ở Galang thuộc diện được bảo lảnh đi Mỹ chắc đều biết JVA. JVA tổ chức, sắp xếp hồ sơ, lên lịch trình thẩm vấn người tỵ nạn xin đi Mỹ. Cứ khoảng sáu tháng có thẩm phán về di trú từ Singapore qua để phỏng vấn người và gia đình xin đi Mỹ. Nhân viên của JVA lo việc nhận đơn, làm hồ sơ, nhận danh sách, lên lịch trình và thông báo bằng loa phóng thanh cho người tới phiên được phỏng vấn cũng như làm việc thông dịch cho thẩm phán khi phỏng vấn các ứng viên. Cũng từ những cuộc phỏng vấn này mà đẻ ra từ “xù”.
Số là có anh chàng thẩm phán Mỹ tính tình ngông ngông, đầu tóc để xù lên như những dân da đen thuộc nhóm Black Panthers hồi thập niên sáu mươi. Anh chàng này hay hỏi những câu trớ trêu để đánh rớt người được phỏng vấn. Người nào nghe là mình bị “lên gặp đầu xù” thì nên lo run trước! Kể từ đó từ “xù” dùng luôn cho những mối tình cuối cùng bị bất thành, tan vỡ khi rời đảo, trong số đó có tôi. Ngoài những giải trí về vật chất, Galang còn có những cơ sở tôn giáo phục vụ về mặt tinh thần.
Chùa Long Hoa nằm trên ngọn đồi uy nghiêm nhìn ra cữa bể thật là u tịch, thoát trần. Sau khi leo lên mấy mươi bậc thêm lên đến chùa, ta đứng nhìn ra biển trong gió lồng lộng thổi thấy như là mình đang ở trên tiên cảnh. Chùa được những người ở Galang trước kia sau khi định cư gởi tiền về xây lên ngôi chùa uy nghiêm, bề thế này.
Galang 2 có nhà thờ nằm trong khuôn viên thanh tịnh với bức điêu khắc chiếc tàu vượt biển được sự tế độ của Đức Mẹ. Nơi đây mỗi sáng sớm phát loa vang lên toàn đảo buổi cầu kinh sáng sớm. Nhà thờ có ông cha người Indo lo việc phụng vụ và uỷ lạo những thuyền nhân mới vừa nhập đảo. Nhà thờ cũng có lớp dạy Anh ngữ riêng do giáo dân phụ trách.
Bên Tin Lành có hai vợ chồng mục sư trẻ người Indo có những sinh hoạt tiếp cận và thực tế với mọi người. Về sau này có Giáo Hội Hoà Hảo được dựng nên để thờ phụng Đức Thầy. Có một sự việc vô cùng ngạc nhiên và thú vị là tôi có gặp lại một anh bạn cùng đơn vị xây một “Cửu trùng đài” với cây chặt từ trong rừng để cùng tín hữu của mình hành đạo. Thật là một công trình mang tính cách tôn giáo lạ thường và hi hữu mà tôi thấy được.
Nói đến đảo thì phải nói đến biển, mãi cho đến giờ, tôi phải nhận rằng không có bải biển nào mà tôi biết qua đẹp cho bằng bải biển ở Galang.
Bải biển Galang đẹp vì vẻ hoang sơ và nên thơ của nó. Bãi cát trắng chạy lài ra biển, cội dương già vi vu trong gió, chòm cây bụi cỏ phủ xanh mát một một vùng. Trời xanh, biển rộng, ngọn sóng hiền hòa, không một nơi resort nào sánh bằng.
Từ Galang 2 đi bộ ra biển cũng phải hơn nửa tiếng nhưng cảnh vật thiên nhiên kỳ vĩ hai bên làm ta quên đi hết thời gian. Khi tới gần biển thì đã nghe tiếng sóng và mùi gió mặn đánh tan đi hết nỗi mệt nhọc. Rồi bãi biển rộng mở ra trứơc mặt với vùng cây cối xanh tươi với những cội dương già mọc rải đều ven bờ. Bãi biển dài cát trắng tinh trong nắng ấm như đang chờ đợi con người ở tha phương đến đùa vui với mình.
Thường thường dân trên đảo rủ nhau đi biển vào cuối tuần, mang theo món ăn, thức uống để vui chơi, tắm biển, phơi nắng từ sáng đến xế chiều. Tôi thường ở lại sau cùng tậm hưởng kho trời nước lúc hoàng hôn, khi mọi người đã ra về để đùa sóng trong màu vàng, đỏ ối của mặt trời tròn to đang lặn xuống ở chân trời.
Ôi cảnh mặt trời lặn sao huy hoàng trên biển
Cội dương già, cát trắng, sóng nước, chỉ còn ta
Có phải thần tiên hải đảo là đây?
Từ Tình Xù..
Trên chuyến tàu vượt biển chàng và nàng ngồi kế bên nhau trong bóng tối dưới hầm tàu và chỉ là hai người xa lạ. Khi cập bến vào hai người được biết nhau qua sinh hoạt hằng ngày trong Khu Kiểm Dịch. Hai người cảm thấy thật là tâm đầu ý hợp thì cảm tình bắt đầu nhen nhúm theo năm tháng dài sống chung trên đảo. Chàng và nàng sống với nhau như vợ chồng với ước vọng xây dựng một cuộc đời mới bên nhau khi sau này được định cư.
Sau đó chàng đi định cư trước ở Mỹ còn nàng sau đó, ở Canada. Những khó khăn khi vật lộn với cuộc sống mới, bắt đầu lại cuộc đời ở con số không dồn dập đến cho hai người. Năm tháng trôi qua, dù có thư từ nhưng đúng là “xa mặt thì cách lòng”. Cả năm sau chàng nóng lòng cố gắng bay qua thăm nàng để rồi thấy nàng đã có một mối tình mới.
Trở về với lòng ủ rũ ê chề, chàng đành phải nhận ra rằng, câu nói rao truyền trên miệng dân đảo ngày nào: “Galang nổi tiếng tình xù” hoàn toàn đúng sự thật!... Nhưng may mắn thay, Galang cũng có: tới “Cây dù dễ thương”
Ai đã từng sống ở Galang chắc còn nhớ cái nắng cháy da trên đảo. Phương tiện di chuyển trên đảo là đi bộ, dù là đi gần hay xa đều bằng đi bộ. Từ Galang 2 mà đi ra tới Galang 1 trong trời trưa nắng gắt, mất hơn nửa tiếng đồng hồ mà không có cây dù thì không mặt nám thì da cũng bị đen. Ai ra khỏi phòng, dù là nam hay nữ cũng đều dương dù lên để che nắng. Một thói quen không cần suy nghĩ. Nếu được nhìn từ xa và ở trên cao nhìn xuống, ta sẽ thấy lốm đốm những cây dù đủ màu sắc đang di chuyển thật vui mắt và dễ thương của những bóng hồng trên khắp nẻo đường trên đảo.
Sau ngày các trại tỵ nạn đóng cửa, thuyền nhân cặp đảo vào thời điểm này việc được đi định cư của mình và gia đình chưa có gì là chắc chắn cả mà còn phải qua thể thức do Cao Uỷ Tỵ Nạn đặt ra gọi là Sàng Lọc (Screening).
Uỷ Ban Sàng Lọc được kết hợp bởi chánh quyền Indo và nhân viên Cao Uỷ Tỵ Nạn nhằm loại ra những ai không hội đủ yếu tố của một “người tỵ nạn chánh trị” hay bị ngược đãi về tôn giáo hoặc thành phần bị coi là nguy hiểm cho chế độ Cộng. Những người đó sẽ bị liệt vào loại “tỵ nạn vì kinh tế” và sẽ bị trả về Việt Nam. Ở thời điểm này, dân trên đảo phải chờ hơn một năm để Ủy Ban được thành lập.
Trước thời điểm nghiệt ngã này, quân nhân và ai có thân nhân ở nước thứ ba bảo lảnh chỉ trong vòng sáu tháng đến một năm là đi định cư rồi. Bây giờ, cả quân nhân, công cán chính đều phải chịu qua thủ tục sàng lọc này với nhiều rủi ro, thời gian được đi định cư thì mờ mịt. Không biết bao nhiêu thuyền nhân và gia đình bị coi là không đủ điều kiện và bị trả về Việt Nam nơi mà họ đã liều chết bỏ ra đi.
Khi đến lượt tôi được vào phỏng vấn thì ban giám xét gồm có sĩ quan Indo và nhân viên Cao Uỷ. Lúc đó tôi mất hết giấy tờ, kể cả giấy ra trại sau nhiều lần vượt biển. May sao, trước đó, bên nhà ba má tôi gởi qua được một tấm hình chụp trong chuyến du hành ở Hoa Thịnh Đốn năm 1972, khi tôi được đơn vị mình gởi đi học khoá đào tạo Giảng viên Anh ngữ ở Căn cứ Không Quân Lackland, tại Texas và tờ biên lai mướn phòng trong Căn cứ trong thời gian học. Vì tôi đeo kiếng mát khi chụp hình nên viên sĩ quan Indo nhìn tới nhìn lui tấm ảnh rồi nói:
- Anh chụp hình mà đeo kiếng mát thì rất khó nhận diện đó!
Sau những câu hỏi về lý lịch và quá trình phục vụ trong quân đội của hội đồng thẩm vấn, tôi trở ra vẫn hoang mang, không yên tâm về câu nói của viên sĩ quan thẩm vấn. Sau đó tôi được chấp thuận là hộ đủ điều kiện là “người tỵ nạn chính trị”.
Một thời gian hơn cả năm sau, tôi mới gặp phái đoàn xét việc đi định cư ở Hoa kỳ và được chấp thuận cho đi định cư ở Mỹ sau sáu tháng bị nằm chở trong trại chuyển tiếp ở Phi, để “yes, yes, no, no rồi sáu tháng cũng go” như dân ta ở trại Bataan, thường nói đùa.
Hơn ba năm trời ở trại Galang với biết bao vui buồn và kỷ niệm thiết tha với những người cùng chung cảnh ngộ trên đảo và hình ảnh thân yêu ghi đậm mà mỗi khi nhớ lại đều có cảm tưởng là mình đang được sống lại ở chốn cũ và với những người đồng cảnh ngộ đã cùng nhau trải qua những năm tháng dài buồn vui trên đảo ngày nào.
Thân mến gởi lời thăm hỏi đến các bạn nào đã từng sống qua nhiều năm tháng ở đảo, cũng có mối tình xù nào đó và cũng từng đựợc ngắm những cây dù dễ thương.
Lacey, Tháng Chín, 2016.
Trương Tấn Thành
Bài số 4922-18-30622-vb2091916
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông hiện là cư dân Lacey, Washington State, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại Học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
* * *
Galang nổi tiếng “tình xù”
Galang cũng có cây dù dễ thương
Bạn nào từng ở trại tỵ nạn Galang thì chắc còn nhớ hai câu này. “Tình xù” là thứ tình có tính cách tạm bợ của những mối tình trên đảo, dù cho có thắm thiết đến mấy rồi cũng tan đi khi chàng và nàng đi định cư ở phương trời Âu Mỹ. Còn cái nắng cháy da ở Galang làm cho cây dù trở nên một biểu hiện, một hình ảnh không thể thiếu được của “dân trên đảo”... Giờ xin lui lại năm tám chín, khi tôi lên ghe vượt biển lần thứ bảy để tìm Tự Do.
...
Nhờ sự khuyến khích và cổ động của hai người bạn tốt là Đạt và Hoa, tôi bấm bụng làm một chuyến vượt biển chót sau bao lần thất vọng với nhiều lần bị tù tội.
Đạt là sĩ quan Hải quân, bạn thân của Hoa cùng đơn vị, thấy tôi bị bầm dập vì bao lần vượt biển không thành, Đạt giới thiệu tôi cho Hoa và một anh sĩ quan hải quân khác lúc đó sẽ là hoa tiêu cho chuyến taù vượt biển. Chuyến tàu này do một do người chủ tàu tổ chức trẻ có nhiều bản lãnh tên Hùng đem theo cả gia đình và thân nhân. Vì có cả gia đình đi nên chuyến đi được ngừơi chủ tổ chức thật chu đáo, với tàu mới, máy mới, dàn hoa tiêu là sĩ quan Hải quân, lương thực dầu, hải bàn đầy đủ và có cả “đồ chơi” phòng khi đụng độ với bọn du kích canh ở cửa ra sông. Với sự chuẩn bị chu đáo như vậy, tôi linh cảm là lần này, mình có nhiều hy vọng đến được bến bờ Tự Do…
Khi nghe tiếng từ trên vọng xuống:
- Bà con ngồi im nhe. Ghe đang vượt trạm biên phòng đó.
Mọi người hồi hộp ngồi im thinh thít dưới hầm ghe, mặt tái xanh, miệng lầm rầm đọc kinh. Độ một tiếng đồng hồ sau, máy ghe chạy chậm lại, có tiếng đập trên nắp hầm:
- Qua khỏi trạm rồi nghe bà con!
Cả hầm ghe nhốn nháo lên tiếng reo cười mừng vui và vang lên lời cảm tạ Bề Trên... Khách trên ghe khi ra khỏi cửa Bình Đại là 169 người, lớn bé.
...Bốn đêm, năm ngày. Đêm thứ hai tôi được cho lên phía trên ghe hóng gió. Lúc đó trời tối đen đầy sao lấp lánh. Tôi bỗng nghe những tiếng gío hú kỳ lạ như tiếng người than khóc vọng lên từ đáy biển, cõi âm ty.
Tiếng ai oán vọng lên từ đáy biển
Của oan hồn, uổng tử chốn âm
Ghe tiếp tục chạy đến sáng chung quanh chỉ có trời và nước. Khoảng giữa trưa, khi tôi và một số người ngồi trên phía trên ghe thì thấy một chiếc tàu thật là to đang từ từ chạy hướng về chúng tôi. Cả ghe mừng rỡ reo hò, quơ tay, phất aó cuồng nhiệt hy vọng được tàu đến vớt. Khi chiếc tàu từ từ đổi hướng mọi người rũ người ra vì thất vọng. Chiếc ghe lại tiếp tục cuộc hải trình.
Đêm thứ ba, ghe neo đậu ngoài khơi vùng biển Hoa chỉ vào vùng có đèn sáng rực ở xa nói với tôi đó là Singapore. Sau khi thảo luận với hoa tiêu, người chủ tàu đồng ý cho ghe chạy vào vùng đảo Nam dương. Nghe nói ghe chạy vào Nam dương, tên “Galang” bổng hiện ra trong trí tôi như một lóe sáng của tột cùng mản nguyện:
- Phen này mình đến được đảo rồi! Cảm ơn Ơn Trên, cảm ơn tất cả mọi người.
Tôi còn nhớ mãi hình ảnh buổi sáng thật là đẹp trời ghi ghe đi và vùng đảo của Indonesia. Mọi người xôn xao, náo nước trong vui mừng. Bây giờ làm sao vào được Galang vì trên hải đồ không có ghi vị trí trại. Ghe chạy dò dẫm một hồi trong quần đảo, bỗng thấy một người đàn ông đang chèo chiếc thuyền nhỏ, mừng quá, ghe áp sát vào hỏi anh ta bằng tiếng Anh:
- Galang? Galang ở đâu?
Không biết anh ta hiểu hay không nhưng thấy anh ta chỉ vào vùng biển mé trong. Chủ ghe cảm ơn và tặng anh ta cái rađiô trăn-zít–to nhỏ, ghe tếp tục lái về hướng được chỉ.
Toàn thể 169 người trên ghe được lập hồ sơ và được xe nhà binh chở về trại tỵ nạn Galang với số hiệu là “Tàu SG 169”, một trăm sáu chín người trên chuyến tàu ra đi từ Sàigòn. Chúng tôi được Ban đại diện trại ra đón ở bến tàu chúc mừng và uỷ lạo. Sau đó từng nhóm được xe chở vào khu “Kiểm Dịch” nằm trong khu Galang 2. Khu có cổng bằng tôn luôn đóng kín nhưng tôi không thấy có lính canh.
Ở thời điểm gần cuốn năm tám chín này khi các nước Tự Do ngưng nhận thuyền nhân và đa số cac trại tỵ nạn đóng cữa, Galang đang trên đà suy tàn, xuống dốc. Cây hoang, cỏ dại mọc um tùm bao quanh khu Kiểm dịch trong cảnh giậu đổ, bìm leo. Theo quy định an toàn y tế, thuyền nhân mới tới đảo phải chịu bị cô lập một thời gian để được chích ngừa bệnh truyền nhiễm. Giờ thì không còn việc chích ngừa nữa vì không còn tài khoản khi các trại tỵ nạn đã bị đóng cữa nhưng chúng tôi vẫn phải chịu cô lập không được ra ngoài trong gần hai tháng. Thức ăn, nhu yếu phẩm sinh hoạt có đại diện tàu ra ngoài lãnh đem vào phân phối.
Nói chung thì các dãy trại bằng gỗ thông dán ép vẫn còn ở tình trạng khả dụng. Phía dưới căn trại là nền xi măng có cầu thang bước lên, tầng trên là khu ngủ tập thể tùy theo sự xắp xếp của ngừơi ở. Việc nấu nướng trong khu thì không cấm nhưng bị hạn chế. Dù hoàn cảnh sống chật vật như vậy nhưng mọi ngưừi đều hoan hỉ và rất lạc quan vì tới được trại tỵ nạn.
Một buổi sáng nọ, không kềm được sự tò mò, tôi leo rào tôn ra ngoài đi lên ngọn đồi trước khu trong buổi sáng tinh sương. Trước mặt tôi là một vùng đồi đầy hoa lá um tùm hoang sơ và thơ mộng. Có một loại hoa trắng nhỏ li ti thật là xinh, tôi hái gom thành một cụm để làm qùa tặng.
Để bớt đi cái nhàm chán hằng ngày trong khu, tôi nảy ra ý nghĩ tổ chức dạy Anh ngữ cho người cùng chuyến. “Lớp học” là khu trống dước căn trại với nền xi măng làm chỗ ngồi và tường ván ép làm bảng. Lớp học dã chiến đó được bà con hưởng ứng nồng nhiệt. Tôi hoan hỉ thấy mình làm được điều có ích cho ngừơi khác. Đây là lớp học đầu tiên của tôi mở đầu cho nhiều lớp học cho các đoàn thể khác trên đảo sau này.
Galang thường được biết qua hai khu: Galang 1 và Galang 2. Ngoài ra còn có “Khu Minors” dành cho các trẻ em vị thành niên không có cha mẹ đi theo và Khu Galang 3 nơi an nghỉ của thuyền nhân xấu số trên đảo. Khu Galang 2 có thể coi là khu hành chính và là trung tâm sinh hoạt của đảo. Nơi đây có chùa, nhà thờ, trừơng dạy nghề, có trụ sở của cơ quan JVA (Phòng Liên hợp Thiện Nguyện phục vụ cho Cơ qua Di trú của Hoa Kỳ) và các quốc gia Úc, Tây Âu khác. Nằm chung quanh là dãy nhà dành cho nhân viên Cao Uỹ Tỵ nạn, cơ quan P3V trong coi việc an ninh cho đảo của chánh quyền Indo và một nhà bưu điện nhận thư gỡi, phát thư từ, điện tín cho dân trên đảo. Một dãy trại được dành cho Ban Đại diện phục vụ cho dân trên đảo.
Ai đã từng ở Galang 2 chắc đều có lần đi trên “Đại lộ Nguyễn Huệ” trên đảo, xin gọi tên như vậy vì hai bên là hàng quán cà phê, hủ tiếu, cháo gà... và các sạp bán hàng tạp phẩm sầm uất do các chủ sạp lấy từ đảo Pinang kế bên về. Các chủ sạp và chủ quán cà phê là những thuyền nhân có vốn bỏ ra mua bán kiếm lời để sống trong nhiều năm chờ đợi được đi định cư ở quốc gia thứ ba. Galang 2 còn có một rạp xi nê và quán Cà phê Trên đồi rất nên thơ và trữ tình với những buổi tối có chăng đèn màu trong cảnh gió mát trăng thanh. Dân trên đảo ngồi uống cà phê, nghe nhạc vàng quen thuộc thân yêu, thưởng thức hương vị độc đáo như cần sa của của điếu thuốc lá Indo hiệu Garam để thấy mình quên hết những quảng đời khốn nạn khi xưa, trước khi được hưởng không khí Tự Do. Nói tóm lại, đây là một “tiểu đô thị” của đảo.
Nói đến Galang là phải nói đến các quán cà phê. Khi tôi tới đảo chỉ có Quán Cà phê Trên đồi nhưng càng về sau khi làn sóng người tỵ nạn lại dâng lên vào khỏan chín mươi và sau đó, thì qúan cà phê mọc lên như nấm để phục vụ nhu cầu giải trí của dân trên đảo. Quán nào cũng có TV để truyền hình phim chưởng được tiếp vận từ Singapore. Những phim ăn khách như “Cô Gái Đồ Long, Thần Điêu Đại Hiệp...” được liên tục phát chừng một tiếng đồng hồ mỗi đêm để thu hút khách vừa xem vừa uống cà phê. Dần dần quán cà phê mọc lan ra tới Galang 2 nằm ở những vị trí nên thơ và trang trí đầy mỹ thuaật. Thời gian chờ đợi được đi định và năm tháng qua nhanh ở đảo cũng nhờ những quán cà phê này. Xem phim xong, ta còn có thể ghé vào hàng chè cháo thơm lừng, nóng hổi đang chờ đợi phục vụ cho bao tử trước đêm tàn.
Bây giờ xin nói qua về các lớp Anh văn trên đảo. Kể từ lớp học bỏ túi lúc đầu, sau khi được ra khỏi Khu Kiểm dịch, tôi bắt đầu mở rộng thêm các lớp miễn phí cho từng nhóm nhỏ, sau đó cho các hội đoàn như Hội Hướng Đạo, cho chùa và lớp miễn phí cho bất cứ ai muốn học. Có lớp lên đến gần năm chục người, như ở Galang 1 hay ở chùa Long Hoa. Đây là thời gian đầy sung mãn và đầy nhiệt tình phục vụ người cùng cảnh ngộ của tôi. Tôi nhận thấy mình đã làm một việc hữu ích trong năm tháng dài trên đảo.
Ngoài ra để kiếm sống, tôi nhận dạy từng nhóm nhỏ những người được thân nhân gởi tiền phụ cấp để có tiền chi tiêu hằng ngày. Lớp đông thì tôi chú trọng và phần văn phạm, nhóm nhỏ thì tôi nhấn mạnh vào đàm thoại. Sự hăng hái và lòng hiếu học của mọi người cùng nổi vui tột độ sau khi thóat được Địa ngục Trần gian, tạo cho tôi một năng lực gần như là vô biên. Cũng nhờ có khả năng về Anh ngữ mà tôi được nhận vào phục vụ cho Cơ quan Thiện Nguyện Di trú Hoa Kỳ JVA trên đảo.
JVA là cơ quan thiện nguyện lo về việc nhập cư Hoa kỳ viết tắt của cụm từ “Joint Voluntary Agency.” Ai đã từng sống ở Galang thuộc diện được bảo lảnh đi Mỹ chắc đều biết JVA. JVA tổ chức, sắp xếp hồ sơ, lên lịch trình thẩm vấn người tỵ nạn xin đi Mỹ. Cứ khoảng sáu tháng có thẩm phán về di trú từ Singapore qua để phỏng vấn người và gia đình xin đi Mỹ. Nhân viên của JVA lo việc nhận đơn, làm hồ sơ, nhận danh sách, lên lịch trình và thông báo bằng loa phóng thanh cho người tới phiên được phỏng vấn cũng như làm việc thông dịch cho thẩm phán khi phỏng vấn các ứng viên. Cũng từ những cuộc phỏng vấn này mà đẻ ra từ “xù”.
Số là có anh chàng thẩm phán Mỹ tính tình ngông ngông, đầu tóc để xù lên như những dân da đen thuộc nhóm Black Panthers hồi thập niên sáu mươi. Anh chàng này hay hỏi những câu trớ trêu để đánh rớt người được phỏng vấn. Người nào nghe là mình bị “lên gặp đầu xù” thì nên lo run trước! Kể từ đó từ “xù” dùng luôn cho những mối tình cuối cùng bị bất thành, tan vỡ khi rời đảo, trong số đó có tôi. Ngoài những giải trí về vật chất, Galang còn có những cơ sở tôn giáo phục vụ về mặt tinh thần.
Chùa Long Hoa nằm trên ngọn đồi uy nghiêm nhìn ra cữa bể thật là u tịch, thoát trần. Sau khi leo lên mấy mươi bậc thêm lên đến chùa, ta đứng nhìn ra biển trong gió lồng lộng thổi thấy như là mình đang ở trên tiên cảnh. Chùa được những người ở Galang trước kia sau khi định cư gởi tiền về xây lên ngôi chùa uy nghiêm, bề thế này.
Galang 2 có nhà thờ nằm trong khuôn viên thanh tịnh với bức điêu khắc chiếc tàu vượt biển được sự tế độ của Đức Mẹ. Nơi đây mỗi sáng sớm phát loa vang lên toàn đảo buổi cầu kinh sáng sớm. Nhà thờ có ông cha người Indo lo việc phụng vụ và uỷ lạo những thuyền nhân mới vừa nhập đảo. Nhà thờ cũng có lớp dạy Anh ngữ riêng do giáo dân phụ trách.
Bên Tin Lành có hai vợ chồng mục sư trẻ người Indo có những sinh hoạt tiếp cận và thực tế với mọi người. Về sau này có Giáo Hội Hoà Hảo được dựng nên để thờ phụng Đức Thầy. Có một sự việc vô cùng ngạc nhiên và thú vị là tôi có gặp lại một anh bạn cùng đơn vị xây một “Cửu trùng đài” với cây chặt từ trong rừng để cùng tín hữu của mình hành đạo. Thật là một công trình mang tính cách tôn giáo lạ thường và hi hữu mà tôi thấy được.
Nói đến đảo thì phải nói đến biển, mãi cho đến giờ, tôi phải nhận rằng không có bải biển nào mà tôi biết qua đẹp cho bằng bải biển ở Galang.
Bải biển Galang đẹp vì vẻ hoang sơ và nên thơ của nó. Bãi cát trắng chạy lài ra biển, cội dương già vi vu trong gió, chòm cây bụi cỏ phủ xanh mát một một vùng. Trời xanh, biển rộng, ngọn sóng hiền hòa, không một nơi resort nào sánh bằng.
Từ Galang 2 đi bộ ra biển cũng phải hơn nửa tiếng nhưng cảnh vật thiên nhiên kỳ vĩ hai bên làm ta quên đi hết thời gian. Khi tới gần biển thì đã nghe tiếng sóng và mùi gió mặn đánh tan đi hết nỗi mệt nhọc. Rồi bãi biển rộng mở ra trứơc mặt với vùng cây cối xanh tươi với những cội dương già mọc rải đều ven bờ. Bãi biển dài cát trắng tinh trong nắng ấm như đang chờ đợi con người ở tha phương đến đùa vui với mình.
Thường thường dân trên đảo rủ nhau đi biển vào cuối tuần, mang theo món ăn, thức uống để vui chơi, tắm biển, phơi nắng từ sáng đến xế chiều. Tôi thường ở lại sau cùng tậm hưởng kho trời nước lúc hoàng hôn, khi mọi người đã ra về để đùa sóng trong màu vàng, đỏ ối của mặt trời tròn to đang lặn xuống ở chân trời.
Ôi cảnh mặt trời lặn sao huy hoàng trên biển
Cội dương già, cát trắng, sóng nước, chỉ còn ta
Có phải thần tiên hải đảo là đây?
Từ Tình Xù..
Trên chuyến tàu vượt biển chàng và nàng ngồi kế bên nhau trong bóng tối dưới hầm tàu và chỉ là hai người xa lạ. Khi cập bến vào hai người được biết nhau qua sinh hoạt hằng ngày trong Khu Kiểm Dịch. Hai người cảm thấy thật là tâm đầu ý hợp thì cảm tình bắt đầu nhen nhúm theo năm tháng dài sống chung trên đảo. Chàng và nàng sống với nhau như vợ chồng với ước vọng xây dựng một cuộc đời mới bên nhau khi sau này được định cư.
Sau đó chàng đi định cư trước ở Mỹ còn nàng sau đó, ở Canada. Những khó khăn khi vật lộn với cuộc sống mới, bắt đầu lại cuộc đời ở con số không dồn dập đến cho hai người. Năm tháng trôi qua, dù có thư từ nhưng đúng là “xa mặt thì cách lòng”. Cả năm sau chàng nóng lòng cố gắng bay qua thăm nàng để rồi thấy nàng đã có một mối tình mới.
Trở về với lòng ủ rũ ê chề, chàng đành phải nhận ra rằng, câu nói rao truyền trên miệng dân đảo ngày nào: “Galang nổi tiếng tình xù” hoàn toàn đúng sự thật!... Nhưng may mắn thay, Galang cũng có: tới “Cây dù dễ thương”
Ai đã từng sống ở Galang chắc còn nhớ cái nắng cháy da trên đảo. Phương tiện di chuyển trên đảo là đi bộ, dù là đi gần hay xa đều bằng đi bộ. Từ Galang 2 mà đi ra tới Galang 1 trong trời trưa nắng gắt, mất hơn nửa tiếng đồng hồ mà không có cây dù thì không mặt nám thì da cũng bị đen. Ai ra khỏi phòng, dù là nam hay nữ cũng đều dương dù lên để che nắng. Một thói quen không cần suy nghĩ. Nếu được nhìn từ xa và ở trên cao nhìn xuống, ta sẽ thấy lốm đốm những cây dù đủ màu sắc đang di chuyển thật vui mắt và dễ thương của những bóng hồng trên khắp nẻo đường trên đảo.
Sau ngày các trại tỵ nạn đóng cửa, thuyền nhân cặp đảo vào thời điểm này việc được đi định cư của mình và gia đình chưa có gì là chắc chắn cả mà còn phải qua thể thức do Cao Uỷ Tỵ Nạn đặt ra gọi là Sàng Lọc (Screening).
Uỷ Ban Sàng Lọc được kết hợp bởi chánh quyền Indo và nhân viên Cao Uỷ Tỵ Nạn nhằm loại ra những ai không hội đủ yếu tố của một “người tỵ nạn chánh trị” hay bị ngược đãi về tôn giáo hoặc thành phần bị coi là nguy hiểm cho chế độ Cộng. Những người đó sẽ bị liệt vào loại “tỵ nạn vì kinh tế” và sẽ bị trả về Việt Nam. Ở thời điểm này, dân trên đảo phải chờ hơn một năm để Ủy Ban được thành lập.
Trước thời điểm nghiệt ngã này, quân nhân và ai có thân nhân ở nước thứ ba bảo lảnh chỉ trong vòng sáu tháng đến một năm là đi định cư rồi. Bây giờ, cả quân nhân, công cán chính đều phải chịu qua thủ tục sàng lọc này với nhiều rủi ro, thời gian được đi định cư thì mờ mịt. Không biết bao nhiêu thuyền nhân và gia đình bị coi là không đủ điều kiện và bị trả về Việt Nam nơi mà họ đã liều chết bỏ ra đi.
Khi đến lượt tôi được vào phỏng vấn thì ban giám xét gồm có sĩ quan Indo và nhân viên Cao Uỷ. Lúc đó tôi mất hết giấy tờ, kể cả giấy ra trại sau nhiều lần vượt biển. May sao, trước đó, bên nhà ba má tôi gởi qua được một tấm hình chụp trong chuyến du hành ở Hoa Thịnh Đốn năm 1972, khi tôi được đơn vị mình gởi đi học khoá đào tạo Giảng viên Anh ngữ ở Căn cứ Không Quân Lackland, tại Texas và tờ biên lai mướn phòng trong Căn cứ trong thời gian học. Vì tôi đeo kiếng mát khi chụp hình nên viên sĩ quan Indo nhìn tới nhìn lui tấm ảnh rồi nói:
- Anh chụp hình mà đeo kiếng mát thì rất khó nhận diện đó!
Sau những câu hỏi về lý lịch và quá trình phục vụ trong quân đội của hội đồng thẩm vấn, tôi trở ra vẫn hoang mang, không yên tâm về câu nói của viên sĩ quan thẩm vấn. Sau đó tôi được chấp thuận là hộ đủ điều kiện là “người tỵ nạn chính trị”.
Một thời gian hơn cả năm sau, tôi mới gặp phái đoàn xét việc đi định cư ở Hoa kỳ và được chấp thuận cho đi định cư ở Mỹ sau sáu tháng bị nằm chở trong trại chuyển tiếp ở Phi, để “yes, yes, no, no rồi sáu tháng cũng go” như dân ta ở trại Bataan, thường nói đùa.
Hơn ba năm trời ở trại Galang với biết bao vui buồn và kỷ niệm thiết tha với những người cùng chung cảnh ngộ trên đảo và hình ảnh thân yêu ghi đậm mà mỗi khi nhớ lại đều có cảm tưởng là mình đang được sống lại ở chốn cũ và với những người đồng cảnh ngộ đã cùng nhau trải qua những năm tháng dài buồn vui trên đảo ngày nào.
Thân mến gởi lời thăm hỏi đến các bạn nào đã từng sống qua nhiều năm tháng ở đảo, cũng có mối tình xù nào đó và cũng từng đựợc ngắm những cây dù dễ thương.
Lacey, Tháng Chín, 2016.
Trương Tấn Thành
- Từ khóa :
- Singapore
- ,
- Galang
- ,
- Hoa Kỳ
- ,
- Olympia
- ,
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- Washington
- ,
- Việt Báo
- ,
- Lacey
Galang đảo nhỏ tình xù , anh đi để lại cây dù cho em ......đàn ông , đàn bà , gái , trai trên đảo sống thiếu thốn về mặt tình cảm rồi gặp nhau quen nhau và sống chung như vợ chồng , khi người đàn ông có tên trong danh sách rời trại định cư nước thứ 3 thì đa số họ không còn nhớ đến người còn ở lại ,nhiều người sống chung voi nhau có con nữa ..... có nhiều nguoi chung sống với nhau ( khong hôn thú) nên đi định cư ở nước thứ 3 thì mỗi người đi khác nhau , nói chung trại tạm cư thì tình cũng tạm bợ ..... nhưng cũng có nhiều cặp ,chờ đợi nhau hoặc bảo lãnh nhau chứ kg phãi nguoi nào ra đi cũng xù nhau hết .......
Cam on ban Tran Vinh nhac ve di vang.
Minh o khoa My 39 or 40 gi do.khong con nho nua.
Khoan nam 1985 do.