Hôm nay,  

Ngã Ba Đường

24/12/201500:00:00(Xem: 53449)

Tác giả: Bùi Hồng Thúy Anh
Bài số 3708-17--30208vb4123115

Tác giả vượt biên: Rạch Giá đến Mã Lai, Pháp 1979, Mỹ 1987. Tốt Nghiệp Electrical Engineering 1990 tại University of Illinois at Urbana, Champaign, Illinois

Tốt Nghiệp Radiation Therapy 2015 tại University of Texas at MD Anderson, Houston, Texas. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của kể về kinh nghiệm của tác giả khi đi thực tập xạ trị tại nhà thương MD Anderson, ở Houston, Texas. Câu chuyện được dựng nên khi tác giả chứng kiến hạnh phúc của nhiều cặp vợ chồng, cùng sát cánh với nhau đến cuối đời – ngay cả trong bệnh tật.

blank
Họa phẩm của Thúy Anh Bùi.

* * *

Mỗi ngày, họ ngồi ở phòng chờ. Họ cùng ăn snack, cùng nói chuyện. Đôi lúc, họ châu đầu vào tờ báo đọc chung, hoặc chơi những trò lắp hình. Ông Tích và bà Tuyết Trần hạnh phúc lắm. Hai đôi tay gầy guộc, da hơi mốc lấm tấm, đồi mồi rải rác, thỉnh thoảng lại đụng nhau. Mặt nhìn mặt, mắt hướng vào nhau, họ chẳng để ý gì mấy đến người chung quanh. Họ muốn từng giây, từng phút sẽ là của riêng nhau, vì không biết còn bao nhiêu lâu nữa.

Thương là học sinh thực tập xạ trị ở “Mays clinic” tại nhà thương MD Anderson. Từ tuần lễ đầu, Thương để ý đến họ: người Việt Nam. Họ nhỏ bé, ngồi lọt thỏm trong ghế. Họ lại hay kiếm những xó kẹt vắng vẻ của phòng đợi mà ngồi sát nhau “tình tứ”, nên Thương cứ phải đi kiếm khi cần. Ông Tích ung thư ở tuyến tiền liệt (Prostate cancer); bà Tuyết ung thư vú bên trái, đã lan đến thành ngực. Hai vợ chồng cùng bị ưu bướu cùng một lúc, lại vướng vào loại ung thư phổ biến và gây tử vong nhiều nhất cho đàn ông và đàn bà, điều trị khác nhau ở khác phòng nhưng cùng chỗ ngồi đợi. Họ thích Thương. Lúc nào cũng hỏi các nhân viên trị liệu “Cô Thương có đi làm hôm nay không”? (Thương đi thực tập ở nhiều nơi khác nhau và phải đi học lý thuyết ở lớp học). Trước khi được xạ trị, ông Tích phải uống thật nhiều nước cho bọng đái căng lên, đẩy ruột và trực tràng (rectum) xa khỏi tuyến tiền liệt, nơi bị phóng xạ. Cứ 10 phút, Thương đều đặn thăm dò bằng siêu âm xem bọng đái của ông có căng đủ chưa, cho ông khỏi phải chờ lâu trong khi phải nhịn tiểu tiện. Bà Tuyết thích được phủ mắt lại khi điều trị vì bà sợ cảm giác bị vây kín dưới dàn máy xạ trị khổng lồ. Thương không bao giờ quên để lên mắt bà một chiếc khăn sạch thoang thoảng thơm mùi hoa lài, mà bà thích. Vì Thương giúp đỡ ông bà Trần Tích, Tuyết những gì họ cần nên họ mến Thương.

*

Hôm đó, học sinh được cho phép nghỉ buổi chiều trước ngày lễ Tạ Ơn. Bạn bè cùng lớp của Thương từ mấy hôm trước đã lên chương trình đi “bar” và “club” của “Houston”: “Darkhorse Tavern” ở “The Height” để uống $3 “Bloody Mary”, “Anvil Bar & Refuge”, “Absinthe Brasserie” ở “Westheimer” với những món khai vị nổi tiếng như “salmon carpaccio” và pizza mỏng như tờ giấy. Đó là những nơi tuy gần mà xa đối với Thương. Thương không thích nơi nhạc ầm ầm - nói chuyện chẳng được mà nghe nhạc cũng chẳng hay - hoặc nói đúng hơn là chưa ai làm Thương cảm thấy thích đến đó với người ấy. Thương không về được nhà để ôm hai cún yêu, vì không có xe bus trước 3 giờ chiều. Thương kiếm một xó kẹt ngồi chờ trong nhà ăn “The Fountain Café” của MD Anderson - đằng sau một hàng cúc vàng mùa thu trên bờ tường thấp.

Học sinh đi tập sự xạ trị ở nhà thương MD Anderson rất cực. Đây là nhà thương ung thư bướu hàng đầu thế giới. Đông bệnh nhân lắm. Một phòng với hai nhân viên phải điều trị khoảng 30 người một ngày: 15 phút đến 30 phút thôi một bệnh nhân, liên tục. Đã thế phải chờ cho bệnh nhân sẵn sàng: thay áo, uống thuốc, uống nước căng bọng đái, rửa ruột... Nhiều bệnh nhân khóc lóc, đang nằm điều trị, lại muốn ra khỏi ghế… Thế là trễ, thế là bị cai quản trách. “Học sinh nào có gì đâu, bao nhiêu cái cực đỗ đầu học sinh” (1). Cả ngày, học sinh phải đứng suốt, lau bàn ghế, bị nhân viên đổ tội - nhiều khi bê 1200 lbs khối đồng để chặn chùm tia trong một ngày ở “proton center”, rã rời chân tay. Thương đã làm kỹ sư điện trong thời gian dài. Nàng bị thất nghiệp, buôn bán thua lỗ, đi học lại ngành xạ trị.

Sau khi làm quản lý trong công việc nhiều năm, Thương có nhiều kiến thức tổng quát nhưng mất đi khả năng chuyên môn; tuổi cao, không ai mướn; dù là có nhiều bằng cấp kéo dài lê thê trong tờ đơn xin việc. Nàng nhìn trẻ, sung sức nhưng tay chân tê dại và đầu gối nhức mỏi. Nàng nói chuyện khôn ngoan nhưng bản thân dại dột, đã làm những chuyện điên rồ, để đời lở dở và phải bắt đầu lại từ đầu vất vả.

Nàng diễn xuất tự tin, nhưng cảm thấy lạc lõng giữa đám bạn bè cùng lớp có thể chỉ trạc tuổi con mình, giữa những nhân viên xạ trị, thích đổ lên đầu học sinh nhiều căng thẳng và “chỉ tay năm ngón”. Đức, năng, tài chưa thắng được số. Địa Không, Địa Kiếp đóng tại cung tử vi Thân, Mệnh, lại có Cô Thần, Quả Tú xung chiếu nên Thương hay bị thất bại và cô đơn. Hóa Khoa đắc địa nhưng không có Hóa Lộc yểm trợ, lại khiến Thương cứ phải đi học hoài và tiếp tục nhận nhiều bằng để treo chơi nhưng không xài được (dù là nàng có điểm cao, trong những ngành học thực tiễn, của những trường danh giá: University of Illinois đứng thứ năm trong nước Mỹ về ngành điện tử, nhà thương MD Anderson đứng thứ nhất về ung thư trị liệu theo như U.S.News, chưa kể đến những bằng lẻ tẻ như về địa ốc và thị trường chứng khoán, vân vân).

Đã biết bao nhiêu lần, Thương đã định xuôi tay, nhưng không được. Định mệnh hoặc là nhân mệnh đưa đẩy, Thương lại đứng lên, khôn ngoan và cay đắng hơn - “thơ, văn viết như suốt đời mộng ảo, tình thì buồn như tất cả chia ly”(1). Bây giờ, Thương muốn khóc quá. Đã bao lâu bận, quên mệt mỏi và quên khóc: dậy từ năm giờ sáng mỗi ngày, chờ bus, đi học, về nhà nấu cơm, dọn dẹp rồi lại phải học bài đến 1, 2 giờ sáng. Hôm nay, trong khu nhà ăn vắng vẻ, bạn bè về cả rồi, chắc Thương nên khóc một mình để chuẩn bị cho ngày lễ Tạ Ơn ngày mai…

Chỉ xin nhỏ được vài giọt nước mắt “giúp vui” cho đời, vậy mà ông Trời cũng không cho Thương được toại nguyện.

Ông bà Trần Tích, Tuyết xuất hiện. Chắc có thể là vì những chậu hoa cúc vàng nên ông muốn diễn lại hoạt cảnh “Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng” với bà.

- Cô Thương. - Giọng ông Tích thảng thốt. Chắc hai ông bà đã quen thuộc với tổ uyên ương này quá nên không ngờ có người lại đến được chỗ bồng lai dấu kín trong nhà thương bận rộn này của hai ông bà.

- Sao nhìn buồn vậy cô? - Bà Tuyết ân cần hỏi.

Như một đứa trẻ bị mắng oan, òa khóc khi có người dỗ dành, Thương đã làm như vậy đó. Nàng buồn tủi, kể lể về đời nàng với cảm xúc dâng trào, trong tiếng nấc quãng và nước mắt, không biết ông bà Trần Tích, Tuyến có hiểu hay không. Hôm nay đổi đời. Ông bà Tích, Tuyết săn sóc nàng. Ông lặng lẽ đi mua nước cho ba người uống, bà đi lấy khăn.



- Tụi tôi cũng nghiệm thấy là cuộc đời của những người có tên chữ T không được êm ả và xuông xẻ cho lắm. Mình cứ phải đứng ở ngã ba đường - chọn lựa. Nhân mệnh hay định mệnh? Mình chọn lầm đường, có hậu quả và trách nhiệm. Những con đường mình không đi, có tốt hơn con đường mình đã chọn không? – Sau một thời gian nghe kể lể về “đời cô Thương”, ông Tích nhìn bà Tuyết rồi quay sang Thương cảm thông.

Bây giờ đến lượt ông Tích, bà Tuyết chậm rải kể, không bù lu, bù loa như cô Thương.

Bồ Bịch

Tích 18, yêu Tuyết từ khi nàng 13 tuổi. Tích nhìn thấy Tuyết trong một party của anh họ nàng.

Dĩ nhiên là bố mẹ Tuyết không thể chấp nhận mối tình Tích Tuyết lúc đó. Tuyết là con gái cưng duy nhất, thông minh, ngoan ngoãn, chỉ mới vào lớp tám. Tích tuy bảnh trai, chưa có sự nghiệp chi cả. Không có gia đình bảo bọc, Tích theo học “part time” ở “Houston community college” và đi giúp việc cho sân “goft Country Club”, làm trợ lý giáo viên trong trường, “keypunch” … (thời đó, ”computer” của các công ty to khổng lồ và còn dùng bìa cứng đục lỗ để đọc dữ liệu). Bố mẹ Tuyết có dại dột đâu mà cho phép Tích lui tới, để rơm gần lửa bén. Cục trứng cưng mỏng manh Tuyết không thể giao cho con chim ác Tích được. Tối tối, chàng Tích đến nhà em Tuyết, đứng ngoài cửa sổ, gảy vài đoạn guitar, hát nhặng vài câu, thầm thì những điều mà chính người nói cũng không hiểu, vẽ trái tim của chàng trên cửa sổ đọng sương đêm. (Bố mẹ Tuyết rất tâm lý; biết đấy nhưng cứ lờ đi và để mắt lén trông chừng). Tuyết cười toe toét; tai, mặt nóng bừng - thế là yêu đó của tuổi 13.

Tuyết là người đơn giản trước khi về nhà chồng. Bố mẹ khá giả, yêu thương. Nàng chẳng phải lo manh cơm, miếng áo. Bạn bè cùng trang lứa còn phải nói phét, tăng tuổi trong mục Tìm Bạn Bốn Phương (thời này ”computer” của tư nhân không có) để cua đào, kép, tán tỉnh chơi, thì nàng đã có một tình yêu thật lý tưởng với Tích, như nàng thường lén đọc của những truyện giấy ”Harlequin” bìa mỏng lãng mạn, rẻ tiền. Người đàn ông của các tác giả nổi tiếng như Danielle Steel, Liz Fielding, Donna Alward … đẹp trai, bảo bọc, và che chở người đàn bà. Ở tuổi thanh thiếu niên, ai cũng coi được. Đã yêu rồi, thì quả ấu cũng nên tròn, mà Tích thì không xấu và mặt không méo mó như quả ấu. Lương của Tích đủ cho chàng chi tiêu và mua quà vớ vẩn cho Tuyết. Chàng lớn hơn nàng, từng trải, có thể giúp đỡ Tuyết làm bài, và chạy lon ton mua sắm lặt vặt cho nàng. Cái chính là Tích làm cho Tuyết cười và nàng thích nghĩ đến anh. Tình yêu của Tuyết cho Tích bình thường, như bao cô gái dậy thì khác.

Tình yêu của Tích cho Tuyết có thể giải thích bởi tâm lý học “cái tôi” (ego psychocology) trong quá trình phát triển của trẻ em, dựa vào học thuyết của Erik Erikson.

Tích yêu Tuyết qua cửa sổ, trong thế giới ảo không có sự đụng chạm cơ thể, dù bị bố mẹ nàng cấm đoán. Tích lớn lên, thích đồ chơi, nhưng đồ chơi ở Việt Nam trong thời chiến tranh, chỉ được chưng trong tủ kiếng. Lâu lâu đứa trẻ mới được sờ, đừng nói đến chơi vì sợ hỏng. Tuyết là con búp bê mà lão ngoan đồng Tích trong tiềm thức đã tức tối vì thèm thuồng – không được chọc thủng mắt và bứt tóc búp bê.

Gia đình và Tuyết không hề biết là nàng lúc đó chỉ là tình yêu phụ trội, một tình yêu thánh thiện để Tích tự hào – chàng có nhiều phụ nữ khác mà chàng nói là bạn, đồng nghiệp, nhưng hành động thì khác. Năm, mười phút đi lấy giấy cùng bà giáo trong nhà kho chứa đồ gần lớp học, là đủ để chàng trợ lý và bà giáo đóng phim “The Graduate” (1967). Bà giáo thích mặc váy dài đến chân cho kín đáo, mỗi khi ở bên cạnh Tích. Nhà trọ của chàng đã nhận đón không biết bao nhiêu là bạn gái để Tích cùng làm “keypunch” đục lổ. “Chí làm trai, Nam Mễ Âu Phi, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” (3).

Trong 4 bốn bể đó, Tích thích con gái Mễ tóc đen, da trắng, mắt to, mũi cao nhất. Con gái Mễ nhìn giống Việt Nam, đẹp mà lại không khó chịu với Tích như con gái Việt Nam. Con gái Việt Nam mà Tích quen và nói là “yêu” thì chỉ có Tuyết. Nàng chỉ có thể ngồi bên cửa sổ cho “vương vấn mộng thi nhân”. Vì Tích phải đi học, lại làm đủ thứ nghề và việc “phụ trội” lăng nhăng, Tích rất bận. Chàng đi thăm Tuyết buổi tối độ 30 phút, không phải là mỗi ngày – nhiều bữa Tích làm nhiều hết xíu quách rồi, biết nói xạo sao cho trơn tru và ru ngủ nàng đây?

Tích là người thông minh, tuy không chăm chỉ. Chàng làm nhiều, học kiểu ăn đong, góp nhặt từ từ cũng xong cử nhân với điểm khá. Chàng xin được vào trường Nha Khoa của Houston. Hơn 30 năm trước, tiêu chuẩn để học sinh được nhận vào nha khoa còn dễ dàng. Việc làm kiếm không khó với bằng trung học. Hãng xưởng cho lương hưu trí và không đuổi việc nhân viên. Học nha sĩ tuy lương cao, nhưng học lâu và tốn tiền, nên dân Á Đông chưa bon chen vào đông đảo. Dân Mỹ trắng nói dóc cũng hái ra tiền, nên không thích học cực. Tích xin vào được trường nha rồi thì Tuyết đã xong trung học, vào đại học. Bố mẹ Tuyết cho phép chàng đến chơi, một năm sau thì ép chàng cưới Tuyết. Đúng là “phi cao đẳng, bất thành phu phụ”, hoặc là ông bà không chịu nổi trái bom nổ chậm cứ đứng dựa cột, thở dài thườn thượt, và nhìn trần nhà mơ mộng.


Tuyết yêu Tích say đắm, vì chưa hề biết yêu ai cả. Tích là người đàn ông đầy lạc quan khi khởi đầu công việc cua gái và đầy hoài nghi khi kết thúc công việc - lấy người con gái đó. Tích và Tuyết đã ăn cơm trước kẻng, nhưng Tích thấy có một cái gì đó không ổn giữa hai người. Dù vậy, Tích vẫn bằng lòng. Chàng nghĩ đến gia đình nàng gia giáo, con chàng sẽ được giáo dục kỹ lưỡng trong truyền thống và lễ nghi người Việt. Đây là một sự chọn lựa ích kỷ vì chàng không thích nàng hơn những cô gái khác và yêu mình nhiều hơn Tuyết. Trước ngày cưới, Tích còn ra hẹn nửa đùa nửa thật:

- Lấy anh thì mai mốt đừng ghen nhé. Tiền bạc và thì giờ sẽ cho em nhiều nhất. Em là chính và mấy cô kia chỉ là phụ thôi.

Ôi, gái chính chuyên lấy chồng cà chớn. Tuyết chưa biết chơi chiêu nên Tích đã mơ tưởng “dạy vợ từ lúc bơ vơ mới về”. Lúc đó, Tuyết ngu dại thật, còn nghĩ là chàng đùa và mình đứng hạng nhất trong cuộc đời người yêu.

Hôn Nhân

Tích thích Mễ. Chàng bồ bịch với gái Mễ rất nhiều từ hồi còn đi học. Ra trường nha khoa, mở văn phòng rồi, chàng tha hồ làm ông chủ chuột, quậy cọ với các nhân viên Mễ trẻ đẹp. Văn phòng nha sĩ nào ở Houston, cũng đều cần người biết nói tiếng Mễ để giao dịch với khách. Lang chạ với Mễ thì cũng ít bị ăn vạ và không bị khó chịu khi lui tới cộng đồng Việt. Lương Tích làm một giờ - mổ hàm, đắp xương, làm răng giả - có thể bằng lương kỹ sư làm một tháng và bằng lương của các cô nhân viên làm cả năm. Đàn bà thích làm đẹp, dù phải đau đớn và mất tiền. Nha sĩ Tích làm cho hàm răng giả cười đẹp như minh tinh, không mất tiền, chơi cũng sướng chứ đau đớn gì. Tích cũng chẳng phải nghĩ ngợi cua ai. Gái đẹp cần lợi nhuận, sẵn sàng dâng hiến. Chàng thích lăng nhăng với rau sạch (đàn bà đã có người đàng hoàng) ít bệnh tật, mà lại không có trách nhiệm. Đối với Tích, phải nghĩ ngợi, nói dối, đương đầu với bà xã Tuyết và hai nhóc tì Bi, Cốm ở nhà là đủ nhức đầu rồi. Tích là người đàn ông có trí thức nhưng không có ý thức được bổn phận và trách nhiệm của người chồng, người cha.

Tuyết theo chồng quá sớm, chưa bỏ được cuộc vui nào cả, và không biết đủ để giữ chân Tích. Nàng bỏ đại học sau khi mang bầu bé Bi và ốm nghén. Sau Bi, rồi Cốm. Dù có người giúp việc, nhưng Tuyết rất mệt mỏi. Nàng bận bịu với hai đứa con và chăm sóc nhà cửa. Tích rộng lượng với nhiều người đàn bà làm tiêu hao tài sản của chàng, nhưng lại khắt khe với Tuyết, lúc nào cũng vén khéo chu đáo với gia đình, và không tiêu xài phí phạm.

Tích ăn bằng mắt chẳng phải bằng miệng: thịt rang bỏ hơi nhiều nước màu, chàng không đụng đủa; canh cá bỏ nghệ vàng, chàng không thích. Tích yêu vợ bằng miệng (xin đừng hiểu lầm) nhưng chẳng phải bằng mắt hoặc hành động. Tích sẵn lòng gọi vợ con là cục mật, kể lể công đức của chàng lo lắng cho vợ con, và sự nhớ nhung của chàng khi phải đi xa. Chàng không để ý là Tuyết và hai con gầy ốm ra sao. Tích lấy cớ là ăn không ngon để đi ra ngoài ăn dặm. Khi cần, Tích sẵn sàng gây gổ để thoát ra khỏi gia đình, đi hú hí với đào ở những chỗ danh lam, thắng cảnh. Tích sinh ra không phải là người đàn ông để vui chơi ở nhà. Tích sinh ra để in dấu lại những nơi chàng đi qua; trong nhiều trái tim - đớn đau, nguyền rủa hoặc khinh miệt, tội nghiệp chàng -; và trên cơ thể của nhiều người đàn bà - dại dột nếu yêu chàng thật sự hoặc có chủ mưu và bất cần - muốn bập vào Tích để kiếm chút lợi nhuận.

*

Tuyết biết là Tích không mê say nàng, ngay từ khi chàng rước nàng về dinh. Khi đang bồ bịch, gặp nhau ít quá, đứa nào cũng hồ hởi và thật dễ thương khi đến với nhau. Sau này, Tuyết cũng cảm thấy có chút gì lợn cợn khi Tích đồng ý lấy nàng. Nàng tự bào chữa là hai đứa hãy còn ngại ngùng với nhau. Nàng tự hào là nàng xinh xắn, nết na, sẽ làm cho Tích mê mệt. Tuyết không hiểu và không chấp nhận được là chàng hoàng tử Tích không phải là người bình thường, và nàng không phải là cái vung, úp cái nồi méo xẹo. Ngay sau khi ăn ở với nhau, Tuyết không đủ khôn ngoan để tránh có con. Tuyết không chấm dứt được với Tích. Nàng sợ gia đình, bố mẹ Tuyết thất vọng, và con mình bơ vơ. Tuyết không nghề ngỗng gì nên cứ phải bám lấy Tích. (Thuốc ngừa thai và luật bình đẵng việc làm cho phụ nữ, giải phóng người đàn bà).

Nàng biết là Tích ngoại tình nhưng nàng không thể lên tiếng khi không làm được gì cả. Nàng đã từng ngồi trong xe, đậu ngoài cửa của tòa nhà chờ Tích “tàn cuộc vui” với Maria, cô thư ký mới. Thám tử tư báo cáo cho Tuyết biết là văn phòng phải đóng cửa sớm vì có ca cấp cứu, mổ khẩn cấp theo như bảng treo trước cửa. Nàng đã bỏ đi trước khi hai người đó đi ra với quần áo tả tơi vì phải CPR chung với nhau nhiều quá (thương người như thể thương thân). Tích lần khân không muốn mua điện thoại di động, không có đồ sạc pin trong xe để khỏi phải bốc điện thoại và lộ ra chàng ở đâu. Càng bê bối, tiếng thơm đồn xa, thì phòng chữa răng càng đông khách. Người ta muốn tới hả họng, không cần nói, thử xem nha sĩ Tích khoan lỗ, trám lỗ - khéo thế nào. Tim của Tuyết từ từ chai đá. Nàng bịt mắt, tai và miệng.

Sầu đong càng lắc càng đầy (4)… Tuyết đã trải qua nhiều trạng thái khác nhau để đạt được đã đến được trạng thái thứ tư của Kbler-Ross - nàng đã vượt qua sự chối bỏ, giận dữ, trả giá với thượng đế - nàng buồn chán, chấp nhận rằng Tích, người nàng đã yêu thương và là bố của 2 con, tệ như vậy đó.

Tuyết chấp nhận là nàng thất bại ra sao rồi, chấp nhận thế nào thì nàng chưa biết.

- Hai con ra khỏi nhà rồi, vào đại học. Mẹ nhớ hai con quá. Ít nhất là bố Tích cũng cho mẹ được hai con xinh xắn, thông minh và ngoan ngoãn. - Tuyết hay nghĩ như vậy để mà vui sống.

Đứng lên

Hai đứa con nàng, thằng Bi, con Cốm, từ trường đại học về thăm mẹ trong kỳ nghĩ lễ Giáng Sinh. (Tuy con lớn rồi nhưng mẹ vẫn thích gọi hai con bằng tên vui ở nhà như vậy đó). Bố đi vắng là một điều tự nhiên. Hai con sẽ ngạc nhiên lắm nếu bố ở nhà. Dạo này cơ thể và tinh thần Tuyết yếu ghê. Nàng bị bệnh trầm cảm, cơ thể suy nhược; phải uống thuốc an thần và đi gặp cố vấn tâm lý. Hai con nàng sẽ có gia đình trong một vài năm nữa. Chúng sẽ có gia đình và trách nhiệm của chúng. Tuyết không muốn phụ thuộc vào con về tinh thần (như nàng đã từng làm ) và thể xác để sống sót, nhưng chưa biết phải làm sao. Tích là người chồng đứng bên cạnh Tuyết trong những cơn khó khăn mà lẽ ra... Tuyết sẽ không gặp, nếu Tuyết không lấy anh.

- Cảnh khổ ở đời không gì bằng già, ốm, biệt ly và mất lòng trông cậy. (5)



Tuyết thu dọn phòng của con trai nàng, đem đồ đi giặt. Một tờ giấy nhỏ từ trong “fortune cookie” rơi ra:

Gieo hành vi, bạn sẽ gặt thói quen.
Gieo thóí quen, bạn sẽ gặt tính cách.
Gieo tính cách, bạn sẽ gặt số phận.
Không lẽ đây là thông điệp của thượng đế hay sao?

Lạy Chúa từ bi, Phật tổ nhiệm mầu cứu độ cho chúng sanh. Nàng không thể để cho Tích tiếp tục những hành vi xúc phạm, thói quen coi thường, tính cách sở khanh, tiếp tục đày đọa số phận “kiến trong miệng chảo” của nàng. Lý trí mách bảo là nàng phải chỉnh tu lại - từ nhan sắc đến kiến thức và tinh thần. Trái tim cho nàng biết là phải rời xa Tích. Điều mà lúc nào Tuyết cũng cám ơn Tích, là nàng chưa bao giờ phải lo nghĩ về tiền bạc. Nếu Tích và Tuyết có chia tay nhau, nàng vẫn có thể sống nhăn, tha hồ đi kiếm tình yêu sau khi Tích chia đôi tài sản cho nàng. Đã chịu đựng được Tích chẳng coi nàng ra gì, đóng vai hiền thê mấy chục năm nay, thì có ai mà nàng không chịu đựng nổi - trừ phi là gã đó “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” hoặc là ma cô thôi.

Tuyết bắt đầu sống lại quãng đời con gái, như ngày chưa lấy Tích. Nàng đi xâm môi, lông mày, chích botox. Đàn ông thích phụ nữ đẹp, giả tạo cũng được, miễn sao họ không thấy đồ giả và người đó không phải là vợ họ. Nàng để tóc thề nâu, bóng dài ngang vai thay vì mớ tóc uốn đen đậm, quăn tít, xù xù như mấy bà xẩm. Nàng tập để váy quay tròn, như Scarlet OHara trong phim “Cuốn Theo Chiều Gió”, chớp mắt ngước lên với hàng lông mi dài như trong những phim Hàn. Nàng biết cười với con mắt liếc ngang và thản nhiên nhìn mấy chàng Mỹ trẻ tuổi, cỡ thằng Bi điêu đứng. Mỹ không biết nhìn tuổi của Á Đông và dựờng như thích người mắt hí, mũi tẹt - đặc trưng những nét Á Đông.

Tuyết ghi danh đi học lại để làm y tá. Nàng muốn được vào trường học chung với hai con lắm nhưng chúng phản kháng dữ dội. Dù rất là thương mẹ, hai con muốn có cuộc sống riêng tư. Kiến thức mở ra cho Tuyết một chân trời mới - có bạn bè, giáo viên, cùng chung một số ý tưởng và sở thích. Bệnh nhân cần Tuyết. Tuyết vui vẻ và khá đẹp so với mấy bà già y tá lạnh lùng ở đây. Tuyết học rất giỏi so với mấy nhóc tì trong lớp nàng. Tuyết nhớ nhiều vì nàng tự suy nghĩ nhiều lắm. Dù gì, tuổi tác cũng cho nàng sự chín chắn.

Tuyết kín đáo xem “forum” của “Penthouse”, và “Playboy”. Nàng không ngờ là “nghề chơi cũng lắm công phu” như thế. Nàng mê say với những phim người lớn và có “tính cách giáo dục” như “Lady Chatterley”, “Emmanuelle”, “Wife Mistress”…. Đây là những kiến thức mà nàng không thể học được trong những trường phổ thông và cổ truyền… Lẽ ra, trong trường đời, và trường tình, Tích phải vui vẻ học và thực nghiệm với vợ.



Tuyết cũng không quên cho Tích uống một chút thuốc kích dục Viagra mỗi khi chàng ở nhà với nàng. Tuyết chẳng cần Tích nữa nhưng cố tình đầy đọa chàng chơi.



Tích bắt đầu chú ý đế sự thay đổi của vợ mình. Tuyết trẻ ra rất nhiều trong phong cách mới của nàng: thời trang, tự tin, vui vẻ. Nàng hỏi hợp lý, chăm chú lắng nghe, trả lời thông minh và ngừng khi không còn gì nói nữa. Nàng hành động rất bí ẩn. Mỗi ngày nàng lên chương trình vui chơi không cần mời Tích; nhưng chàng lại muốn theo, hăm hở tự giới thiệu là chồng Tuyết. Đầu chàng muốn nổ tung, tim chàng đập mạnh khi nghe Tuyết nói điện thoại nũng nịu với ai đó trong những câu đại loại như:

- Oh, sweetie. Let me think about it. I would love to … but…

- Oh, anh (Con? Em? Cháu yêu quí…). Cho em suy nghĩ nhé (Không biết nàng phải đồng ý về chuyện gì). Em thích lắm nhưng … (Thích ai và thích cái gì đây?)

Tuyết không nói gì sai cả. Tuyết đang nói chuyện với bạn cùng lứa hay bạn cùng lớp? Tích không bắt bẻ được nàng. Nhà cửa vẫn vén khéo, ngăn nắp. Cơm nấu ngon, trình bày đẹp – chàng có thể nói một cách văn hoa là “nem công, chả phượng”. Tuyết cũng sắp sửa ra trường rồi, điểm cao, đã xin được việc làm tốt. Không biết Tuyết có bỏ bùa hoặc thuốc lú cho Tích không? Sao nàng làm gì và nói gì, chàng cũng thấy đúng cả.

Không biết trong bao nhiêu lâu, hai ông bà già Tích Tuyết 45, 50 tuổi, đã chơi trò cút bắt “Theo tình, tình tránh. Tránh tình, tình theo”. Đàn bà mau quên. Đẻ đau nhưng vẫn đẻ nữa vì con dễ thương. Đàn bà “nông nổi”. Chồng lầm lỗi, nhưng còn “xài được” thì vẫn yêu được. Tuyết cảm thấy rung động thật sự khi Tích kéo Tuyết vào lòng và bảo:

- Tuyết ơi, anh không thể sống thiếu em. (Nguyên văn của tác giả)

Trước đây, Tích không thể nói điều này với Tuyết, vì chàng không muốn mất lời với người không đáng để nói. Giờ thì chàng biết, mình không nói điều này với người đáng nói thì sẽ mất người đó.

Kết Tạm

Ba người phải ngừng câu chuyện lại vì nhà ăn đóng cửa sớm trong ngày lễ Tạ Ơn. Thương phải đón chuyến xe bus cuối cùng lúc 6 giờ. Ông bà Trần Tích Tuyết kể chuyện lý thú - lúc thì đắng cay, lúc thì dí dỏm. Thương chăm chú nghe, miệng chữ A, mắt chữ O, ngạc nhiên vô cùng. Thương không ngờ là hai ông bà cụ này đã trải qua nhiều thăng trầm trong tình yêu như vậy, chỉ mới cùng yêu nhau thật sự trong 20 năm về sau thôi. Khi con cái ra khỏi nhà hết, ông bà mới có được một tình yêu mới toàn vẹn, từ một tình yêu cũ đổ nát.

Không biết ông bà Trần Tích Tuyết còn được bao lâu nữa?

Điều cốt yếu là biết sử dụng đời sống, chứ không phải là sống lâu.

Bùi Hồng Thúy Anh

Ý kiến bạn đọc
27/12/202115:04:52
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">can ubuy cialis on streets</a> cialis tablets
29/11/202105:22:33
Khách
cialis pills <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis price</a>
02/02/201723:16:50
Khách
Thích nhất câu :điều cốt yếu là biết sữ dụng đời sống, chứ không phải sống lâu
12/08/201606:32:04
Khách
Congratulations, Thuy An!!! Keep up the good work and never give up on anything .....
16/01/201600:03:28
Khách
Xin co tiep tuc bai viet.
26/12/201514:25:47
Khách
nguyễn văn
pretty good for first story. keep going.
24/12/201518:03:43
Khách
Hình chị trong họa phẩm rất đẹp và chắc ngoài đời cũng vậy thôi. Lối chị viết lay động tâm lý người đọc. Đây là một món quà Giáng Sinh ra mắt người đọc. Mong chị viết thêm nữa.
24/12/201515:53:33
Khách
Bài viết hay lắm! Xin cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,050,576
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Ông là một y sĩ thuộc hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại. Tốt nghiệp Y Khoa Huế năm 1973, thời chiến tranh,
Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ có sức viết mạnh mẽ
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam,
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990. Sau đây là bài ông mới viết.
Lê Phạm Lê đã được tổ chức United Poets Laureate Inter-national trao tặng “Peace Poetry Golden Medallion” tại Hội nghị Thi ca Quốc tế lần thứ 23, Osaka, Japan, March 25-29, 2014.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina
Hoàng Nga là tên thật. Tác giả cho biết Bà sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ năm 1993-2008 rồi sang Mỹ. Đang sống tại thành phố Sioux Falls từ tháng 07 năm 2012 với gia đình con gái,
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người.
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000,
Nhạc sĩ Cung Tiến