Hôm nay,  

Săn Heo Rừng ở Phi Châu

04/11/201500:00:00(Xem: 23054)

Tác giả: Chú Chín Cali
Bài số 3663-18--30153vb4110415

Tác giả tên thật Nguyễn Văn Ni, 70 tuổi, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh trưởng ở Bến Tre. Tại Việt Nam, trước 1975, giảng viên Đại học Nông Lâm Súc Cần Thơ; Đi lính Khóa 6/70 Thủ Đức. Du học Mỹ năm 1973. Công việc tại Hoa Kỳ: Kỹ Sư, làm việc trong và ngoài xứ Mỹ. Hiện đã về hưu, đang sinh sống ở Garden Grove, California. Bài viết đầu tiên của ông, tuy khung cảnh là Senegal, Phi Châu, nhưng vẫn là chuyện người gốc Việt tại Mỹ.

* * *

blank
Heo rừng Senegal có bộ vó gồ ghề hơn heo rừng Đông Nam Á. (Hình từ Internet)

Có một thời gian tôi làm việc cho Cơ Quan Phát Triễn Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) nhiệm sở ở Senegal. Thú vui của tôi thời ấy là đi săn heo rừng. Heo rừng ở đây nhiều lắm. Đa số dân xứ Senegal theo Hồi giáo, không ăn thịt heo nên không màng đến chuyện giết heo rừng. Chúng mặc tình sinh sản.

Ban ngày heo rừng trốn rất kỹ, khó mà tìm thấy chúng, nhưng về chiều chúng bắt đầu xuất hiện từng đàn đi tìm ăn, thường là những đầm nước, những cánh đồng, hoặc mò mẫm đến tận các xóm làng, ở các rẫy hoa màu do dân trồng. Con sông Senegal, ranh giới giữa Senegal và Mali, mùa mưa nước dâng cao đến ngập bờ, nhưng đến mùa khô nước rút cạn đến tận đáy sông, để lộ những bãi cát dài, nhiều nơi có thể lái xe hơi qua sông. Dọc hai bên triền sông là hai dải đất phì nhiêu, xanh tươi với đủ thứ hoa màu như bắp, đậu phộng, sorghum, millets, và các loại rau đậu. Đây cũng là nơi lý tưởng của heo rừng thăm viếng.

Để canh giữ heo rừng, nông dân ngủ ngoài rẫy qua đêm. Nhiều người có súng, đây là loại súng tự chế, bắn bằng đạn chày (shot gun shells), tuy không chính xác nhưng chết người. Người theo Hồi giáo rất ghét trộm cắp, nên những tai nạn chết người vì bắn nhầm ăn trộm bắp ban đêm, ngỡ là heo rừng phá rẩy, xảy ra như cơm bữa, nhưng không thấy ai thưa kiện.

Tôi có 2 khẩu súng săn, một khẩu shotgun để săn chim, và một rifle, nồng.223 dùng để săn heo rừng. Đạn.223 là loại đạn dùng cho súng M16, tuy nhỏ, nhưng bắn không bị giật, chính xác, và công phá rất mạnh.

Lúc còn là tay mơ, tôi xách súng đi lang thang cả ngày trong rừng, trên núi tìm săn heo, nhưng không bao giờ gặp chúng. “Không thầy đố mầy làm nên”, tôi nhờ hỏi thăm mấy thanh niên trong làng nên được họ chỉ cách săn heo: hoặc ta đi tìm chúng, hoặc để chúng đến tìm ta. Tôi đã thử cả hai phương pháp và cả hai đều có hiệu quả tốt.

Biết chính xác nơi heo rừng ở không phải là chuyện dể, phải nhờ đến sự hướng dẫn của dân địa phương, thường là các nông dân giữ rẩy. Phải dùng xe chạy 4 bánh, lái xe loằng ngoằng trong núi thật xa, rồi phải đi bộ hằng cây số mới đến những địa điểm hẻo lánh nầy. Heo rừng rất thính tai và nhạy mũi. Phải đi thật nhẹ và ngược gió để heo không hay biết.

*

blank
Heo tơ.

Lần đầu tiên tôi được hướng dẫn tìm đến tận nơi heo đang trú, gần làng Senoudebou trên dòng sông Falémé, một cái hang lớn nằm trên đồi, giữa những tảng đá cuội to lớn. Chỉ có một lối mòn duy nhất dẫn đến hang. Tôi mang súng sau lưng, hai tay bám vào đá để lần mò trèo lên đồi.

Nắng Phi Châu nóng như lò lửa, thỉnh thoảng tôi ngừng leo để thở dốc và gạt mồ hôi làm nhòa cả kính..

Khi đến gần hang, khoảng 6-7m, tôi ló đầu lên khỏi tảng đá, nhìn thấy rất rỏ miệng hang. Tối thui. Tôi tà tà gở súng đang đeo trên lưng xuống, lách cách nạp đạn, lên cò, để chuẩn bị hành sự.

Vì đang dán mắt vào cây súng tôi quên hẳn cái hang. Tiếng động tôi tạo ra đã đánh thức đàn heo. Chúng vọt ra khỏi miệng hang, phóng thẳng về tôi, vì đó là con đường duy nhất để thoát thân.

Tôi vừa kịp hụp đầu núp dưới tảng đá, thì ngay trên đầu tôi một bầy heo rừng lần lượt phóng qua từng con một, rào rào như những mũi tên bay, rồi chúng nối đuôi nhau chạy thẳng xuống đồi, đuôi chỉ thẳng lên trời.

Tôi ngồi thụp xuống mà thở, hú vía. Tí nữa là bầy heo đã hất tôi văng xuống đồi.!!!

Học được bài học nầy, các lần sau tôi biết cách đến rất gần nơi heo cư trú mà chúng không hay biết. Chọn vị trí an toàn, tư thế sẵn sàng chiến đấu, tôi ném 2 viên đá vào hang, một viên để đánh thức chúng đang ngủ, một viên để kích động chúng bỏ chạy, và tôi biết là tôi chỉ có vài giây để thử tài thiện xạ. Đùng…Đùng…Đùng…

Có khi tôi bắn được 2 con một ngày. Heo to có con nặng cả tạ, cần 2 người mới vất nổi lên xe. Nhà tôi thịt heo đầy ấp tủ lạnh và frizer. Tôi trở thành nhà phân phối thịt heo rừng cho các bạn bè “Toubab” (Tên gọi người da trắng). Lần lần không ai thèm lấy thịt nữa. Sau đó, khi săn được heo tôi chỉ lấy 2 cái đùi sau và 2 cái filet. Cái đầu heo được treo lên cao để không bị các thú rừng tha mất. Một ngày nào đó có dịp trở lại cạy lấy 2 cái răng nanh.


*

Lần khác tôi đi săn ở một đầm lầy gần Bakel, sát dòng sông Senegal. Đầm rộng vài mẩu tây, ngập nước trong mùa mưa nhưng gần như khô trong mùa nắng. Heo rừng về đây đào xới tan nát tìm các loại củ mọc hoang trong mùa nước ngập.

Tôi quen thuộc địa thế ở vùng đất nầy như bàn tay, vì nó nằm trong phạm vi hoạt động của dự án mà tôi là chuyên viên.

Trời vừa tắt nắng là tôi đã có mặt tại một địa điểm đã chọn lựa, đó là cái hố cạn mà người dân đào để lấy nước trong mùa khô. Tôi nằm ở tư thế đợi chờ, súng đã lên đạn sẵn sàng.

Từng đàn chim xà xuống mấy vũng nước, uống vội vàng rồi bay đi. Vài con jackal đứng lấp ló ngoài bìa rừng, rồi biến mất. Trời dần dần sụp tối, không gian trở nên im lặng lạ lùng, ngoài tiếng muỗi vo ve. Tôi sốt ruột vì trời sắp tối. Khi trời tối, tôi chỉ có một vài phút để chạy vội ra xe, trước khi bị muỗi Phi Châu xơi tái. Muỗi ở các đầm nước thì ghê lắm. Trong mùa mưa chúng bay như vảy trấu, tiếng kêu vo vo nghe rỏ từ xa vài trăm thước.

Rồi từ trong bìa rừng xuất hiện con heo lẽ, với dáng điệu hùng vĩ. Những con heo đi lẽ thường là những con heo đực to. Nó đứng yên, vểnh tai nghe ngóng rồi từ từ tiến ra khỏi những bụi cỏ khô, che khuất nửa thân phía dưới. Nó đi cheo chéo về phía bờ nước, không chút nghi ngờ sự hiện diện của tôi. Tôi nghe tim mình đập mạnh, nhắm nốt ruồi đúng vào vị trí tái tim, sau bả vai, ngón tay lần nhẹ vào cò súng. Tôi chưa bắn vội vì khoảng cách vẫn còn quá xa. Con mồi tiến thêm một khoảng nữa rồi dừng lại, ngẩng đầu lên nghe ngóng như nghi ngờ điều gì, đó là lúc tôi bóp cò.

“Đùng”. Sự yên lặng của buổi hoàng hôn bị vở toang.

Con mồi chưa kịp quay đầu bỏ chạy đã quị xuống và lật ngang. Tôi thở phào và tự nhủ. “Sorry and Goodbye”.

Không cần vội vã, vì biết chắc là con mồi đã bị bắn vào tử huyệt, tôi vác súng tà tà đến gần, chống súng đứng nhìn con vật đáng thương đang nằm trên vũng máu, bốn chân còn đang co giật.

*

blank
blank
Đệ tử xẻ thịt.

Một lần nữa và đây cũng là lần cuối cùng tôi đi săn heo rừng. Tôi núp trong cái hóc đá, súng để trên bụng, lơ đãng nhìn trời mây trong khi đợi thú rừng đến uống nước trong ao. Lần nầy tôi mang 2 khẩu súng, khẩu rifle.223 và khẩu shotgun vì tôi hy vọng có cơ hội săn được gà sao thường đến uống nước ở đây.

Tôi không ngờ là có một chú heo rừng cũng đang lang thang trên cùng ngọn đồi, đi về hướng tôi đang núp.

Vì tôi đang nằm yên nên chú không thấy và không nghe tiếng động, và có lẻ tôi nằm dưới gió nên chú cũng không đánh hơi ra tôi. Chú tà tà bước lên cái tảng đá trước mặt tôi, cách xa không quá 3m. Nó chợt nhìn thấy tôi, cùng lúc tôi chợt nhìn thấy nó. Bốn mắt nhìn nhau. Tuy đi săn đã lâu nhưng chưa bao giờ tôi đối diện với heo rừng trong khoảng cách quá gần như vậy. Con heo giật nẩy mình quay người cắm đầu mà chạy. Còn tôi thì nổi da gà, chụp vội khẩu sung, bắn bừa vào con thú đang chạy trối chết. Thường thường, bắn bừa như vậy không bao giờ trúng đích, vì heo rừng chạy rất nhanh. Tôi vừa phóng theo vừa bắn thêm mấy phát trước khi con heo biến mất sau lùm cây.

Tôi biết con thú đã bị thương vì vết máu nhỏ dài trên đường. Nương theo vết máu, không xa lắm, tôi tìm thấy con heo ráng lết mà đi. Ruột đổ lòng thòng, hai chân sau bị gãy, lưỡi nó le dài, trườn từng bước một bằng 2 chân trước Nhìn nó, tôi hiểu mình đã chụp nhầm khẩu shotgun để bắn, con heo lại bị bắn quá gần, chỉ cách chừng 3 mét. Sự công phá quá mạnh của 20 viên bi làm con mồi tan nát nhưng nó không chết ngay. Nếu tôi bắn với khẩu rifle, con thú chết gục ngay tại chỗ và nó không phải chịu đau đớn như vậy.

Máu tươi lênh láng trên đường, con heo rừng quay lại nhìn tôi, cặp mắt trắng dã đầy hận thù. Tôi như chết đứng nhìn nó sững sờ.

“Trời ơi! Tôi vui chơi trên sự đau khổ như thế nầy sao?”

Tôi cứ đứng đấy mà nhìn con heo, trong lòng xót xa, thấy cay cay trong mắt. Rồi con heo kiệt sức, nằm sụp bên đường. Hận thù nầy chắc nó sẽ mang theo đến tận tuyền đài, không chừng còn sang cả kiếp sau.

Hối hận tràn ngập lòng tôi.

Tôi lấy hết can đảm, nhắm mắt, quay mặt đi, xiết cò để kết liễu đời con thú bất hạnh.

Tiếng nổ vang rền và dư âm của nó còn vang vội mãi trong tim tôi.

Từ hôm ấy tôi không bao giờ đi săn nữa. Chẳng những thế, mỗi lần phải đụng chuyện với mấy những tay đi săn, hình ảnh con heo rừng bất hạnh ngày nào lập tức bật lên trong đầu tôi, với cái nhìn hận thù.

Garden Grove 9/7/2015

Chú Chín Cali

Ý kiến bạn đọc
25/08/202401:59:57
Khách
Check out <a href="https://bikini-blogsftg681470.blogzag.com">free porn journal</a> to see these babes getting totally included in cum in addition to loving every minute associated with it! They can't get enough of that sticky stuff around them.
06/07/201620:15:40
Khách
Chú viết thành thật. Thợ săn ít ai nghĩ là loài thú có cảm giác như nguời. Cũng sợ đau sợ chết, cũng mong được ăn no hạnh phúc. Đến khi họ hiểu thì mới có lòng thương xót. Thật ra, cho dù không có kiếp sau đầu thai hay bị trừng phạt quả báo, thì con nguời cũng nên thương yêu các sinh vật khác. Chúng có tuổi thọ ngắn ngủi, đời sống trong trong thiên nhiên rất gian nan để sinh tồn. Nếu như phải săn để có thức ăn cho gia đình như thời xưa thì đó là bắt buộc để mà sống. Nhưng săn để tiêu khiển mà không cần ăn thì tàn nhẫn quá. Máu đổ thịt rơi cho một phút vui của mình? Rồi con của nó không có ba mẹ nuôi thì chúng sẽ chết vì đói. Bài chú Chín đánh động lòng từ nhân vốn có của con nguời, người là sinh vật may mắn mà trời cho tuổi thọ có thể lên đến trăm năm. Hãy bảo vệ các sinh mệnh khác thay vì tiêu diệt chúng. Vụ cá chết Formosa là một sự kiện cho ta thấy lòng hiếu sát thay vì hiếu sinh của con người vô tâm ích kỷ. Sống chết mặc bây, tiền ta bỏ túi.
08/11/201520:36:05
Khách
Bài hồi ký của Chú Chín Cali khá rùng rợn và hấp dẫn lôi cuốn người xem cho đến hết. Bây giờ chú đã già rồi, khi hồi tưởng lại thời trai trẻ sôi nổi khi đi công tác và có thú vui săn bắn ở rừng Phi Châu để giải trí, chú đã diễn tả tình tiết rất chân thật , những trãi nghiệm khó quên trong đời ..Nhưng tác giả đã sớm nhận ra được điều ác ,hối hận việc mình đã làm ,nhận thức được luân hồi nghiệp báo nên đã quyết tâm từ bỏ đi săn là điều đáng khen, dù không vi phạm pháp luật của nước sở tại thời điểm đó, nhưng phạm vào ngủ giới cấm của nhà Phật, không phải ai cũng dễ dàng sớm nhận ra điều này đâu !
Kim Sơn
07/11/201505:50:17
Khách
Độc bài cũa Chú Chín chắc đêm nay mất ngủ.Chú viết quá sống động, Chuyện thật phải không chú Chín?
Bài cũa chú đọc nghe ghê nhưng phía sau ẩn chứa một mục tiêu giáo dục thâm thúy, tiếc thay có mấy đọc giả không hiểu thấu giá trị nầy nên chưởi bới trù ẻo đủ thứ. Đọc giả có nhiều trình độ khác nhau. Chú chớ bận tâm, Đừng chán nản, Chú viết thêm nhiều nữa nhe Chú Chín Cali
07/11/201504:55:42
Khách
Đọc bai xong vẫn còn rung.Chú Chín Cali viết đọc ớn qua! Cháu ghét lắm bọn đi săn (xin lổi có chú ) nhưng chú được tha vì chú đã bỏ đi săn mà còn cho bọn đi săn một bài học. Con người ai chẳng phạm lổi lầm, nhưng biết hối lổi mình mới quý. Bọn đi săn nhớ cặp mắt hận thù của con heo rừng sợ tới già. Cám ơn chú chín cali
07/11/201503:48:46
Khách
Nói với sư ông : Phật không giúp ai, cũng không có quyền tha tội vì Phật là con người .Chỉ có Thiên Chúa tạo dựng ra con người và vũ trụ này mới có quyền ban ơn hay tha tội.
Lấy cái chết của loài vật làm thú tiêu khiển thì quả là dã tâm quá. Hãy học người Mỹ yêu thương loài vật.
07/11/201501:30:34
Khách
Tôi cũng cựu SVSQ khóa 6/70 đại đội 31, trước 75 trong vùng hành quân ngòai vùng 1 CT, vùng đồi núi miệt Bagstone, Mái Nhà, Đèo Sơn Na...dọc theo lộ 547, lính tôi săn heo rừng dể hơn nhiều, không cần nằm rình, không cần bắn vẫn có thịt heo rừng ăn, hoặc chồn. Cứ canh nơi hố rác dưới chân đồi của căn cứ, ban đêm các con thú nhất là heo vào ủi sục xạo tìm thức ăn, các lính nhà ta rút chốt lựu đạn bỏ vào cái lon đồ hộp ration C đã ăn, để trong hố rác cho các chú heo ủi một hồi là nghe nổ rầm, sáng ra lượm con heo về thịt dể dàng. Tuy nhiên có ăn heo rừng nhiều mới thấy không ngon bằng heo nuôi, thịt nó lạt lẻo ,hoặc trúng con heo đực lớn quá thì hôi nọc ghê lắm, heo nhà phải thiến từ lúc nhỏ mới không hôi .
07/11/201501:28:42
Khách
Đây là bài viết thật. Chỉ có chuyện thật tác giả mới có thể diễn tả câu chuyên một cách sống động như vây, như xem một video. Ngoài hình thức, câu chuyên có một chiều sâu, một giá trị tâm linh , một bài học quí giá.
Bài quá hay
Chua chín đáng Phuc.
Thank you
07/11/201500:52:37
Khách
Tác giẩ đã dùng ngòi bút, viết nên một câu chuyện làm xúc động lòng người. Đọc giả đã cãm nhân được sự tàn ác ghê tởm khi của người đi săn con thú vô tôi. Bao nhiêu người nhờ bai viết nầy mà hồi tâm bỏ cái thú chơi i ghê tởm? Sao không khen tác giả đã ngộ tâm bồ tác cứu người, cứu thú vật mà lại chủi ới om sòm như vây? Về văn chương sao không khen tác giă đã viết quá hay, đã dùng ngòi bút làm rúng động được người?
Xin cám ơn Chú Chín Cali.
Tôi xin hứa từ tù cái thú đi bắn thỏ, giống Chú từ bỏ cái thú đi bắn heo rừng.
Duy Huynh
06/11/201519:21:14
Khách
Chi? con` khoang? 12 gio` nua~ , noi toi o? MN dan chung se~ đuoc san nai hop phap' trong khoang? thoi` tu` 11/7-11-22-2015 ( phai? mua giay' phep' )
Ngay` xua san ban' đe? nuoi song' con nguoi` , ngay` nay la` mot mon the? thao tren the' gioi' va` o? US
Co' loai cho'soi' o? MN sanh san? qua' nhanh , co' van' đe` cho can bang` sinh thai' va` nguy hiem? cho loai` nguoi` đa~ đuoc. chinh' quyen` so? tai cho phep' san ban' khong han che' so' con .
That vay ,san ban' la` so? thich' ca' nhan , khong ai phu? nhan đieu` nay`,va` cai' gi` cung~ co' cai' gia' cua? no' ( lac đan. ,ban' lam` , va` nhu tac' gia? ve` tam linh đa~ that hoi' tiec' ... )
Tac' gia~ đa~ chia se~ mot kinh nghiem đau thuong đen' qui'đoc gia? .
Co' the? co' đoc gia? đang tinh' choi mon the? thao nay` , đoc đuoc bai` viet va` tu` bo? y' đinh chang?
Bai` viet' co' nheu` điem? loi cho qui' đoc gia? ... , co' sao lai phan? no. chui? rua? tac' gia? .tham te.
Xin ton trong quyen` tu do cua? tac' gia? Mong lam thay !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,049,810
Hoàng Nga là tên thật. Tác giả cho biết Bà sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ năm 1993-2008 rồi sang Mỹ. Đang sống tại thành phố Sioux Falls từ tháng 07 năm 2012 với gia đình con gái,
Tác giả là một bác sĩ Nha Khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007, ông đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Xuất Sắc 2010, với hồi ký “My Life,”
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu,
Họp mặt phát giải thưởng và sách Viết Về Nước Mỹ 2015 đã diễn ra trân trọng mà thân tình tại nhà hàng Moon Light, Westminster City, Nam California, vào chiều Chủ Nhật, 16 tháng 8 năm 2015,
Tác giả định cư tại Mỹ từ 1994, vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo dạy trẻ tại Marrysville Calif.
Tác giả cư trú tại Davis, CA, từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Huyền Thoại. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người.
Tác giả sinh nm 1968, hiện là cư dân Orange County và là giáo chức tại một trường trung học ở Los Angeles. Bài Viết về Nước Mỹ đầu tiên của cô, “Người Lao Công,”
Trong buổi lễ trao giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ 16, được tổ chức tại Moon Light Banquet, Westminster vào chiều Chủ Nhật 16 tháng Tám, với khoảng 400 quan khách tham dự, nhật báo Việt Báo đã công bố và trao tặng các giải sau đây.
Nhạc sĩ Cung Tiến