Hôm nay,  

Sàigòn Tháng Tư Gạt Gẫm Hồi Cuối

08/05/201500:00:00(Xem: 12165)

Tác giả: Đoàn Thị
Bài số 3502-16-29902vb4040115

Bài viết là chuyện về Sàigòn từ tháng Tư 1975. Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Tuy sống tại Pháp, bài viết của bà thường là những đề tài và khung cảnh đời sống Việt tại Mỹ. Bài 2 kỳ khởi đăng từ Thứ Ba, 31-3-2015. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ Online đã phổ biến kỳ 1, nhưng vì lỗi kỹ thuật, chưa lên tiếp kỳ 2, dù báo giấy đã có in đầy đủ. Trân trọng cáo lỗi cùng bạn đọc, bạn viết và xin bổ túc phần cuối.

* * *

Hôm sau vào sở, rượu đã bốc hơi, xếp hỏi tôi,

- Hôm qua rượu ngon thật, chú có quá chén nhưng có quá lời không nhỉ

Tôi ỡm ờ,

- Chú có nhắc đến chiến trận Điện Biên.

Xếp chồm tới,

- Chú phát biểu làm sao?

Đến phiên tôi chơi khăm xếp đây, tôi từ tốn,

- Chú nói phe ta toàn thắng đuổi Tây chạy thí mạng.

Xếp nhăn nhó,

- Chết chửa, thế cháu dịch y chang lời chú.

Tôi im lặng một chút cho xếp phát rét, rồi câu rê,

- Lúc đó cháu chưa say nên nói năng cẩn thận.

Xếp quýnh quáng,

- Cụ thể cháu dịch làm sao?

Tôi khoái trí vừa cho xếp lên ruột để xếp hiểu hôm qua xếp làm tôi xoắn ruột như thế nào, tôi chậm rãi,

- Dạ cháu cố ý dịch sai lời chú, cháu nói, chuyện thắng thua chỉ là dĩ vãng, bây giờ Ta với Tây là bạn.

Xếp đập tay xuống bàn làm tôi hết hồn,

- Hay lắm, cháu nhanh trí đấy, được đào tạo dưới chế độ XHCN nên có khác.

Tôi không trả lời, chỉ muốn kêu trời cho hả giận, giận phận mình phải sống với họ, giận xếp ham uống đến mất khôn phát ngôn bừa bãi, làm tôi phải sử dụng đến chiêu trò lếu láo của họ.

Bốn năm sau, công trình ở ngoại ô Sàigòn hoàn tất, tôi ra tỉnh giáp ranh giới Sàigòn làm việc trong phòng kỹ thuật của một công trình khác, cũng do Pháp viện trợ.

Tại đây tôi có một đồng minh “tàn dư Mỹ Ngụy”, Thành, kỹ sư trẻ tốt nghiệp Phú Thọ, nhân sự còn lại toàn kỹ sư kỹ sải có bằng của Liên Xô, Đông Đức, chuyên ngành Xây Dựng (Công chánh) Cơ Khí, Điện…

Phòng có cô cán cộng và tôi là nữ giới, cô tốt nghiệp ĐH Kiến Trúc ngoài Bắc, ngành cấp thoát nước, chưa thấy ĐH Kiến Trúc nào trên thế giới có ngành nghề lạ như rứa, ĐHCS chắc chắn phải khác người.

Sàigòn bị đổi tên đã mười năm, cán cộng ngoài Bắc tìm mọi cách để được chuyển công tác vào Nam, có người thầm mơ, giá Miền Nam giải phóng Miền Bắc, vì thế cảnh vợ chồng làm cùng “cơ quan” là chuyện thường.

Phòng kỹ thuật chỗ tôi cũng không ngoại lệ, chồng KS, vợ làm căn tin, hành chánh, tài vụ (tài chính), thủ kho, cư xá của nhân viên nhà máy hồi xưa, nay được chia cho gia đình cán bộ ngoài kia nhập cư vào đây ở.

Họ trồng rau trên bãi đất rộng sau nhà, dùng điện, nước công cộng làm đá (nước đá), kem bán cho công nhân nhà máy, nấu cám lợn, “tranh thủ tất tần tật” của công để cải thiện kinh tế gia đình.

Trong đám cán cộng có anh Phú kỹ sư già, gần năm mươi vẫn “chửa vợ”, kỹ sư bậc 4, tột đỉnh kỹ sư, thanh liêm, “dị ứng” đoàn đảng, có biệt danh “kỹ sư chữa” hết bậc, dù là chửa vợ hay chữa máy.

Tủ lạnh, máy may, quạt máy, bếp điện, xe Honda… vào tay anh là “dứt bệnh”, anh chữa không lấy tiền, chữa vì mê chữa máy, chỉ thế thôi.

Tủ lạnh nhà anh công suất “siêu sao”, đá cục, đá tảng anh không bán, anh lấy nước đá làm nước chanh đường cho anh em đi công trường về uống, hoặc biếu hàng xóm có tiệc, hay giỗ chạp.

Chữa máy ngon lành, chửa vợ anh cũng được tiếng “lì lợm”, thiên hạ gả bán mỏi miệng anh vẫn làm lơ, chị cán bên tài vụ dúi cô em văn công ngoài Bắc vào tay anh để cô nhập hộ khẩu vào Miền Nam.

Cô xinh gái, tuổi đôi mươi, thế mà anh theo đúng chính sách “ba khoan” thời chiến, khoan yêu, khoan cưới, khoan đẻ, dù chiến tranh đã chấm dứt mười năm rồi.

Anh bảo, nhất gái văn công “giao lưu thoải mái”, rày đây mai đó, biết đâu là nhà, bạ vào chỉ khổ tấm thân già phải hốt ổ của người khác, có cho không anh cũng không nhận.

Anh là dân Hà Nội chính tông, có anh Khoa đồng hương, kỹ sư điện tốt nghiệp Liên Xô, anh Khoa cao to điển trai, nói năng nhỏ nhẹ, vợ anh Khoa, chị Thắm cao chưa tới một mét tư, già nhăn nhúm, tối mặt với chức thủ kho và đám lợn phải vỗ béo.

Vụ anh Phú từ chối cô Nụ văn công bắt mồi để anh Khoa than thở, hớp ngụm trà lấy trớn anh cười cười,

- Số bác đỏ như thế mà chê, chả bù tôi ngày trước ngu ngơ vâng lời tuyệt đối Đảng, bị đồng chí bí thư cưới cho cô bộ đội đảng viên xuất sắc, bây giờ hối tiếc cũng muộn mất rồi.

Tôi trêu anh Khoa,

- Vợ anh đảm đang chu đáo, “cơm, cám, đá…” thứ nào cũng xuát sắc, “mơ không thấy nổi” đấy.

Anh lắc đầu ngao ngán, anh Phú khoái trí pha trò,

- Nói thật với các vị, con gái rắc rối bỏ xừ, ở vậy cho yên thân.

Anh Phú từng tâm sự với tôi, ông cụ của anh làm việc với Tây, bị kẹt lại năm 54, cộng sản đã tru di gia đình anh, anh em nhà anh thề “không chơi” với đoàn, đảng, họ vùi đầu học và sống với nghề mà họ yêu thích, em gái của anh là bác sĩ.

Vì chưa biết Hà Nội nên có lần tôi hỏi anh về ba mươi sáu phố phường ngoài ấy, anh chua chát nói,

- Hà Nội của đảng chỉ độc nhất một “phường gạt gẫm”, mấy phường còn lại chỉ toàn “phường ăn hại”.

Tôi mến anh Phú, anh là người tự trọng, đàng hoàng, khác hẳn với đám cán cộng làm gì cũng “tranh thủ, có ý đồ”, bất chấp đạo đức.

Ông xếp công trình ở đây có bằng Đảng Viên tu nghiệp bên Đức đương nhiên phải nắm chức bí thư, quyền hành nằm trong tay quan, ít ngờ nghệch hơn quan cán cũ gốc bộ đội ở rừng.

Nhờ cái bằng “lừa dối” nặng ký bên Đức, nên quan tung chiêu khá lịch lãm, cũng đói ăn nhưng xếp chả thèm ăn hôi mà “chủ động” mời tây đi ăn nhà hàng mới bảnh.

Cứ khách Hữu Nghị (Palace thời VNCH) hoặc Caravelle ở sàigòn trên tầng thượng xếp mời Tây dùng bữa, rượu bia, bơ, phó mác, thịt nguội, thịt bò, thịt cừu… theo sát thực đơn “bơ sữa Tây” mà gọi.

Trong đám cán cộng có gã KS tốt nghiệp bên Liên Xô ngoài ba mươi, từng tu nghiệp bên Tây vài tháng, tiếng Pháp vừa đầy cái lá mít, đầy tham vọng, mỗi lần đi tiệc hắn “tranh thủ” kéo ghế ngồi cạnh Tây bốc phét.

Tôi chả phiền, nhắm rượu nghe hắn líu lo với Tây, lấy le với đồng chí đồng rận, ra điều ta nói tiếng tây như gío, may mà gió thổi bay mất lời hắn nói, chứ chữ nghĩa của hắn động lại chắc Tây dựng tóc gáy.

Hám Tây thì cứ hám, nhưng khi Tây bàn về công việc, nói về điều khoản trong hợp đồng, kỹ thuật…, hắn khều tôi và rút êm.

Xếp cán của công trình này khoái Cognac, chỉ uống loại này, tửu lượng cao, đầu óc minh mẫn nói đâu ra đó, nên lúc làm việc tôi không vất vả đảo chữ, đổi nghĩa, líu lưỡi như trong tiệc quốc khánh Tây năm nào.

Có lần quan tổng ngoài Hà Nội vào dự tiệc, thấy KS Liên Xô kè kè Tây, tưởng hắn là thông dịch viên, quan trịnh trọng mở lời bằng một “đích cua” sáo rỗng nặc mùi khẩu hiệu làm hắn điêu đứng.

Quan dứt lời, hắn đỏ mặt tía tai nhìn tôi trân trân, tôi phớt lờ đứng lên qua bàn bên cạnh lấy xô nước đá, giọng hắn ngắt quảng, do dự.

Tôi không nhịn được cười, mặc cho hắn làm bừa, ông Tây nóng ran lỗ tai, sợ để hắn líu lo sẽ sinh chuyện nên ông kéo tôi về chỗ ngồi cạnh ông, lúc này quan Hà Nội bật ngửa, nhìn tôi trân trân,

- Thế “đồng chí” mới là “phiên dịch” chính thức à?

Tôi gật đầu thay cho tiếng cười sắp bật ra khỏi miệng, nhưng bỗng giật mình, chết chửa mình có thề thốt vào đảng hồi nào mà quan gọi mình là “đồng rận”, đoàn viên TNCS mình còn sợ xanh mặt nói gì tới đảng.

Quan cộng làm tôi nhớ đến anh Phú, anh chả gọi ai là đồng chí, cũng không xưng “cậu, tớ”, cứ tôi với anh hoặc em mà nói chuyện, dân Hà thành thứ thiệt có khác.

Từ ngày Sàigòn bị đổi tên, cứ tưởng không thể đội trời chung với họ, thế mà tôi đã cảm mến những người bên kia chiến tuyến, tuy sống với CS chừng đó năm tháng họ vẫn giữ được nhân cách của một người tử tế.

Bỗng tôi hết giận xếp cán cũ nói năng xiêu vẹo trong tiệc quốc khánh Tây ngày trước, mà thương hại con người chất phác bị đảng gạt gẫm đưa ra chiến trường nướng tuổi thanh xuân, để ngày trở về mang bệnh sốt rét rừng, cuối đời vớt vát vài ly bia rượu.

Sau này tôi được tin xếp cũ bị đá về vườn, nhường chiếc ghế trưởng ban cho con ông cháu cha ngoài Bắc vào Nam vơ vét của cải của dân Mỹ Ngụy.

Cuối thập niên tám mươi tôi dứt áo ra đi, dừng chân ở Pháp, lễ Quốc Khánh hàng năm, nhớ đến ly Champagne ngày xưa cười ra nước mắt, Champagne bây giờ mình tự khui, tự rót chứ chả phải nài nỉ xin xỏ ai.

Mười bốn năm sống với CS buồn nhiều hơn vui, vì chuyện vui của tôi đôi khi đọng lại ít nhiều xót xa cho những người không chọn chế độ CS, họ sinh lầm địa phương, mang danh CS mà lòng không cam.

Bốn mươi năm sau ngày tận cùng của nước VNCH, những trò gạt gẫm vẫn còn tiếp diễn, ngoạn mục, trơ tráo bẩn thỉu hơn gấp trăm ngàn lần những ngày đầu cán cộng ở rừng tràn vào Sàigòn.

Dạo đó cán ngố còn trá hình “làm đầy tớ nhân dân”, vợ cán đi chợ giấu con gà dưới bó rau muống, một chiếc Honda đèo cả gia đình, vàng cây chôn dưới gốc cây.

Việt cộng thời nay ghê gớm hơn, đảng viên cao cấp hành xử như du đảng, họ thanh toán nhau bằng trò ngụy tranh tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, nhiễm độc phóng xạ…, đối thủ chắc chắn sẽ im lặng ngàn thu.

Như trong một bài viết gần đây của một tác giả, đảng viên phải “sống điêu, sống gian, sống vờ, sống giả”, những kẻ bị “chết lòng tử tế”.

Đáng buồn hơn trò gạt gẫm của việt cộng đã lây nhiễm không ít dân Sàigòn cũ, tàn dư Mỹ ngụy ngày nào giờ cũng thay lòng đổi dạ, thích ứng tối đa, hội nhập hết mình XHCN nên “lòng tử tế” bị bào mòn gần hết.

Họ học thói lừa đảo trấn lột người nhà sống ở ngoại quốc bằng những chiêu trò tệ chưa từng thấy, huynh đệ một lần nữa tương tàn không vì tiền đồ tổ quốc mà vì “tiền đô”.

Nếu bốn mươi năm về trước Sàigòn bị gạt một cú mất mạng, mất tên, thì bây giờ cái thành phố mang tên “Bác” của Việt Cộng lại đang gạt gẫm đồng bào Sài gòn cũ. Phi trường Tân Sơn Nhất có quan thuế (hải quan) trấn tiền “hồi hương”, về đến nhà anh em trấn tiền “huynh đệ”, gặp bằng hữu bị trấn tiệc “hội ngộ”.

Dân tị nạn biến thành “con bò Hòa Lan” dù mình không ở xứ hoa Tulipe, chỉ là con bò béo ngậy để họ vắt sữa, đã là việt kiều thì phải “chi”, mặc cho việt kiều bên trời Tây góp nhặt từng xu, làm cùng lúc hai ba việc.

Đau hơn là vài bác tỵ nạn “ăn cơm Úc, Mỹ, Châu Âu” lại hăm hở “hạ quyết tâm” hành hương về phố xưa cúc cung vái lạy cộng sản để mưu cầu gì đó.

Họ quên mất thuở ngồi tù cải tạo, lúc xuống tàu đi tìm Tự Do suýt mất mạng, thề không chung sống với cộng sản, xin nhập tịch nước tạm dung từ bỏ cộng sản, vậy mà ngày nay “Sàigòn gạt gẫm” lại là bến mơ.

Bài “Vĩnh biệt Sàigòn” của bác Nam Lộc làm tôi thổn thức,

“Sàigòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời,
Sàigòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời”

Cô gái Sàigòn trinh trắng ngày trước giờ còn đâu, Sàigòn sau 40 năm bị ma761t tên, nay chỉ còn là cái bóng của hồn Việt năm xưa, những ngày Sàigòn chưa bị đổi tên, chưa biến thành đứa gạt gẫm kẻ tha hương.

Avril 15

Đoàn Thị

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,075,871
Bài viết lá một đoạn ghi ngắn nhân mùa Lễ Tạ Ơn 2015. Tác giả, 82 tuổi, là người viết thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975 tại Việt Nam, ông là một luật gia, nhà hoạt động văn hóa xã hội.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975: Dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO. Bà kể, “Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính Hoa Kỳ.
Bài viết mới của Lệ Hoa Wilson là chuyện của mùa lễ, gồm 2 ngày Cựu Chiến Binh và Lễ Tạ Ơn, cùng trong Tháng 11. Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả được ký bút hiệu và tên thật. Thời VNCH, ông là một nhà giáo. Từ 1972-1975, là giáo chức biệt phái về nguyên quán,
“Dân số cho” tại nước Mỹ là 78 triệu con. “Công nghiệp” phục vụ chó năm 2015 là 60,6 tỷ mỹ kim. Nhiều chuyện khác thường. Mời đọc bài mới của Kông Li.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Viết Về Nước Mỹ 2014, với 14 bài, trong đó có bài “Chú Lính Mỹ,” Phùng Annie Kim đã nhận giải danh dự.
Lễ Tạ Ơn đầu tiên của gia đình tôi trên đất Mỹ tại Thành Phố Westminster, Nam California, cách đây mười chín năm. Lúc đó chúng tôi mới đến Mỹ được vài tháng.
Tác giả là cư dân Orange County và là giáo chức tại một trường trung học ở Los Angeles. Với bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, “Người Lao Công,” chuyện một nữ sinh viên có bố là lao công trong trường đại học,
Nhạc sĩ Anh Bằng, tên thật Trần An Bường, sinh năm 1926 tại Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa, từ trần ngày 12 tháng 11, 2015 (90–91 tuổi) tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến