Hôm nay,  

Chuyện Nhỏ

13/01/201500:00:00(Xem: 12380)

Tác giả: Nguyễn
Bài số 4437-14-29837vb301315

Tác giả tên thật Nguyễn văn Mẫn, Sư phạm Qui Nhơn khoá 13, vượt biển năm 1978, hiện định cư ở Úc. Gia đình: vợ, 2 con. Công việc: technician bên viễn thông. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của ông. gồm nhiều câu chuyện nho được kể lại một cách linh hoạt. Mong tác giả tiếp tục

* * *

*Anh Hùng

Vô phòng ăn, nhìn thì Á châu bảng tên T. Lang chỉ gật đầu chào, không biết dân gì? K.D. Lang ca sĩ Canadian cùng họ?

- Anh làm ở đây? Tiếng Việt.

- Thấy tên, đang nghĩ em người gì? Làm bộ phận nào?

- Dạ, bên cáp quang, bận không anh?

- Cũng lu bù, qua đây ngồi, vừa ăn vừa nói chuyện. Em vô làm lâu chưa? Ra đây làm xa không?

- Hơn 10 năm, em ở X nhà gần trường trung học XYZ, sáng đi khoảng nửa tiếng.

- Chắc lúc trước học ở đó?

- Dạ, hết lớp 12, học nghề, làm bên ngoài gần 6 năm, sau xin vô đây.

- Vậy là trước em học ở XYZ? Nó gật đầu.

- Em biết vụ học sinh VN đánh lộn, phạt VN mà không phạt thằng Tây, bị cho kỳ thị, rùm ben cả trường không?

Đưa ngón cái, chỉ vào ngực mình, mặt tự tin cười nói:

- Thằng VN bị phạt là em đó.

- Í trời, thiệt hả? Gật đầu.

- Kể lại đầu dây mối nhợ đi.

Thằng bị đánh không phải Tây, Ả Rập. Lúc ăn trưa nó xả rác, em biểu về xứ mầy mà cưỡi lạc đà, vô sa mạc tha hồ xả. Nó xô em. Chơi luôn, em bụp nó. Thầy giáo dẫn vô lớp, cho em hai roi vô tay (lúc đó chưa cấm đánh vô tay). Đau thấu trời xanh, tay đỏ rần, cho hai đứa ra sân. Em hỏi sao không đánh thằng Ả Rập?

- Tao là thầy muốn phạt ai phạt. - Thằng chả vua kỳ thị Á Châu, ai cũng ghét.

Em chạy về nhà mét ba, ông già dẫn em lên trường. Chả thấy cha con em tới, bỏ chạy lên văn phòng. Ba em rượt theo, thầy cô ra ngoài hết, đám đông bu đầy cửa.

- ĐM sao mầy oánh con tao? Ông vừa chửi tiếng V. vừacung tay dọa đánh - Mặt thằng chả cắt không còn giọt máu. Bà hiệu trưởng vô, nói mọi người ngồi, em làm thông dịch. Em bị đánh, đưa tay bả coi. Bả hỏi đúng không? Chả im lặng, kêu thằng Ả Rập, bắt kể lại, chả phải xin lỗi em, bả xin lỗi ba em, ba về. Hôm sau không thấy chả đến trường, stress leave, xin nghỉ làm.

- Có bị rắc rối gì không?

- Dạ không, từ đó bọn Việt Nam trong trường coi em như anh hùng.

*Con chó của ông Mario

Hàng xóm, người Ý, về xứ 6 tuần, nhờ cho chó ăn, đưa ba em mấy lon thịt, tiền, mua đồ ăn, ông già lấy tiền mua bia nhậu, cho nó ăn đồ ăn dư trong nhà.

Đồ chó, ở VN tao đập củ sả vô đầu, không ăn đói ráng chịu.Cuối cùng cũng ăn.

Lúc ông Mario về trả chó lại. Ổng quay sang hỏi Luis sao không chịu ăn?

-Không biết! Cũng như ông, lâu lâu đổi món, tui cho nó ăn đồ Việt Nam

- Tao phải làm sao đây?

Ba em đem chai nước mắm, nói xịt một tí vô là ok, nó thành chó VN rồi.

Ổng than quá trời, tụi em cười ra nước mắt. Hai ông tiếng Anh ba xí, ba tú, chiều rảnh là nhậu, nói cười ỏm tỏi...

* Anh Campuchia

- Xirie Lim hỏi thăm anh.

- Anh gặp nó?

- Tui làm bên ngoài, gặp, quên tên tui song không bao giờ quên anh.

- Dữ vậy cha !

- Vì anh kêu ảnh là Pon Pot, làm ảnh ngũ không được.

- Anh nghĩ coi, gia đình ai củng bị giết chỉ còn lại mẹ và tôi, anh đưa bàn tay mất ngón út và chỉ vào bụng còn những vết thẹo do Pon Pot gây ra, vậy mà M. Lê kêu tôi là Pon Pot, Xirie nói.


- Chắc vô tình chọc thôi. Tôi đỡ.

- Chuyện này tôi còn nhớ.

- Tôi tìm ông nảy giờ! M. Lê nói.

- Có gì không? Tui ở trên lầu có chút việc.

- ĐM. Thằng Pon Pot, hỏi nó 1 câu, chỉ cần trả lời yes hay no mà nó moral tôi gần 20 phút, anh vừa nói vừa chỉ Xỉrie. Dù gì anh cũng lớn tuổi và từng là sĩ quan, bị lên mặt dạy đời nên dễ giận.

- Lần tới chờ tôi, hay lên loa gọi.

- Ai mà biết, nó cà chớn vậy.

*Chưa lành

Nhóm trẻ mồ côi tị nạn Campuchia, đến từ biên giới Thái.

Các em phần đông 12, 13 tuổi, đen đủi, ốm yếu. Chiều cơm nước xong, em nào củng dấu bánh mì, đem nhét dưới nệm, mới yên tâm ngủ. Chuyên viên tâm lý phải mất nhiều tháng giúp các em vượt qua.

VN củng không khá.

Tôi gặp anh bộ đội, hôm học lớp thể dục dưỡng sinh, nghe nói mỗi lần giông tố, mưa bão, anh mặc áo mưa, đeo ba lô, tay cầm gậy, chạy ra sau nhà chỉ lên trời la hét. Mảnh bom đạn còn trong người. (P.T.S.D.) hội chứng gì đó, chả hiểu !

Anh không chịu chữa trị vì theo anh, bác sỉ Việt là BS quân y ngụy, anh sợ. Vợ con, nhân viên xã hội, năn nỉ khuyên nhủ, nhiều lần anh mới xiêu lòng.

*Mẫu số chung

Vợ đang chữa trị chứng trầm cảm sau khi sanh (P.N.D.) kêu chồng vô, chỉ cách giúp vợ. Nhìn vợ chồng như đôi đũa lệch, vợ trắng trẻo cao ráo, chồng ngược lại, Anh đến tay cầm khúc cây.

- Ở nhà bả đánh em bằng khúc cây nầy đó cô.

- Thiệt vậy? Cô vợ nhảy dựng lên.

- Thằng lùn nói em đẻ như gà, đụng đầu giường là có em bé.

Chuyện này nghe lạ.

- Anh bây giờ chịu khó, sau này có con đứa Bác sĩ, luật sư, nha sỉ... Ngồi nhà đếm tiền.

- Chạy gạo, dạy dỗ cực muốn chết, ông nói dễ như ăn bánh.

- Nghe tụi nhỏ học khá lắm.

- Con gái tui thì khỏi lo, nhẹ như lông hồng, còn mấy thằng, theo dõ, chỉ vẽ từng ly từng tí, mà cũng không khá, nặng như chì.

- Chắc có genes của má?

- ĐM, ông lúc nào cũng nói kiểu đó, mình tui dạy thí mẹ, bả có làm gì đâu !

Biết lỗi tôi im ru....

- Bao giờ anh đi Thăm bà già? - anh còn Mẹ già bên Pháp, số là ba anh xưa đi lính cho Tây. Sau 75 gia đình được qua bên ấy, anh kẹt lại vì ở tù, vượt biên qua đây.

- Tháng 7, bên Tây trời ấm.

- Anh sướng thiệt, con đông, một đầu lương, lâu lâu đi Tây chơi.

- Dễ mà, nói bả đẻ thêm vài đứa nữa, rồi đi chơi như tui.

- Làm rồi mà không kết quả!

- Thôi đi cha.

- Thì tui làm như anh nói, về nhà đụng đầu giường, mà có chửa đẻ gì đâu !

*Chơi cha

Sau này con anh đều thành công, con út đang học Y. đứa nhãn khoa (optometrist), kế toán, thầy giáo...thằng làm cảnh sát dù có bằng kỷ sư, cả nhà phản đối, nó dọn ra...

Đang trên H'way, thấy xe cảnh sát chớp đèn, tấp vô lề, có chuyện rồi, quây kiếng xuống, chuẩn bị bằng lái!

- Ba hả ba? Khỏe không ba? Hahaaa

- ĐM kêu tao vô, có chuyện gì không mầy?

- Lâu quá không gặp ba con nhớ.

- Tao không cần mầy thương mầy nhớ. Về nhà gặp tao, chết mẹ mầy. Giờ tao đi được chưa?

Tới mức nầy mà nó vẫn còn chơi tui. Anh kể.

- Bà ơi, ra tui nhờ tí, coi dùm đèn sau xe có cái nào hư không?

- Không, đèn nào cũng sáng, sao anh hỏi !

- ĐM thằng cảnh sát trời đánh con bà đó.

Chắc má nó phone chửi, cuối tuần không thấy mò về kiếm ăn.

Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
20/01/201523:29:01
Khách
Chửi thề dữ quá, đừng có bắt chước cái xấu trên phim nước ngoài.
13/01/201516:22:46
Khách
Các câu chuyện ngắn có ý tưởng hay, nhưng cách hành văn gảy vụn, thiếu mạch lạc, nhiều câu không có chủ từ. Ngoài ra, đây là tiết mục "Viết Về Nước Mỹ", không biết bài này có liên quan gì không?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,052,184
Bài viết lá một đoạn ghi ngắn nhân mùa Lễ Tạ Ơn 2015. Tác giả, 82 tuổi, là người viết thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975 tại Việt Nam, ông là một luật gia, nhà hoạt động văn hóa xã hội.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975: Dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO. Bà kể, “Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính Hoa Kỳ.
Bài viết mới của Lệ Hoa Wilson là chuyện của mùa lễ, gồm 2 ngày Cựu Chiến Binh và Lễ Tạ Ơn, cùng trong Tháng 11. Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả được ký bút hiệu và tên thật. Thời VNCH, ông là một nhà giáo. Từ 1972-1975, là giáo chức biệt phái về nguyên quán,
“Dân số cho” tại nước Mỹ là 78 triệu con. “Công nghiệp” phục vụ chó năm 2015 là 60,6 tỷ mỹ kim. Nhiều chuyện khác thường. Mời đọc bài mới của Kông Li.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Viết Về Nước Mỹ 2014, với 14 bài, trong đó có bài “Chú Lính Mỹ,” Phùng Annie Kim đã nhận giải danh dự.
Lễ Tạ Ơn đầu tiên của gia đình tôi trên đất Mỹ tại Thành Phố Westminster, Nam California, cách đây mười chín năm. Lúc đó chúng tôi mới đến Mỹ được vài tháng.
Tác giả là cư dân Orange County và là giáo chức tại một trường trung học ở Los Angeles. Với bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, “Người Lao Công,” chuyện một nữ sinh viên có bố là lao công trong trường đại học,
Nhạc sĩ Anh Bằng, tên thật Trần An Bường, sinh năm 1926 tại Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa, từ trần ngày 12 tháng 11, 2015 (90–91 tuổi) tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ.
Nhạc sĩ Cung Tiến