Hôm nay,  

Thú Uống Cà Phê và tôi

03/07/201300:00:00(Xem: 192396)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1959 tại Sài Gòn, đã viết một số bài trên báo chí Saigon trước 1975. Định cư tại Canada vào năm 1984 và sang Mỹ vào năm 1994, hiện làm việc trong lãnh vực điện toán.

Tôi bắt đầu uống cà phê từ sau năm lớp 11. Những năm sau 75, gia đình miền Nam nào cũng có những tin buồn: bố mẹ bà con anh em bị đi tù cải tạo (10 ngày thành mười năm!), thi đại học rớt vì không có lý lịch tốt, gia đình bị đánh tư sản mại bản vv. và vv..

Thời ấy, những chàng học sinh trung học dù không nói ra nhưng đứa nào cũng bất mãn và có những nỗi buồn về thân phận và gia đình.... Chúng tôi bắt đầu tập tành hút thuốc và uống cà phê. Vì không có nhiều tiền, nên chúng tôi chỉ uống ở những quán cóc. Quán thường là vài chiếc bàn ở Vỉa Hè và dăm chiếc ghế bày lèo tèo ở bên đường. Cà phê thì không biết làm bằng gì mà uống đắng nghét lúc đầu hơi khó chiu lâu dần rồi cũng quen. Ngồi trong quán cà phê chúng tôi bàn đủ thứ chuyện trên trời dưới đất từ chuyện vượt biên tới chính trị, triết học, tóan học. Nói chung là toàn những chuyện đội đá vá trời..... Mà sau này tôi thấy trong một bài nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng diễn tả rất đúng tâm trạng của chúng tôi lúc đó: “Mộng với tay cao hơn trời....”

Có nhiều quán sau này bắt đầu để nhạc của những nhạc sĩ Pháp Anh Mỹ lừng danh như Lobo, Sylvie Vartan.... Nhạc sĩ Việt Nam như Phạm Duy, Ngô thụy Miên, Nhật Trường, Phạm đình Chương.... Những bài nhạc này đã len lỏi vào tâm hồn chúng tôi và tao cho chúng tôi những khoảnh khắc thơ mộng để khỏi phải nghe những bài nhac đỏ ca ngợi một chủ nghĩa mà không một ai ở miền Nam cảm thấy ưa thích và hát được.

Thỉnh thoảng có được tiền nhiều hơn chúng toi mới vô ngồi ở những quán có để nhạc "không lời" hay nhạc nhẹ để nghe Paul Mariat với những bài nhạc hòa tấu lừng danh như Love is Blue, La vie en Rose, Speak Softly Love, Serenade.

Rồi phong trào vượt biên ờ Sài Gòn dâng cao. Bạn bè tôi từ từ thưa thớt dần, kẻ ra nước ngoài đứa phải đi thanh niên xung phong, bộ đội. Ly cà phê nhiều khi đắng thêm khi nghe tin buồn của những đứa bạn bị bắt bớ hay chết khi vượt biển.

Rồi tôi cũng qua được nước ngoài. Ở Canda là nơi tôi tới định cư, mùa đông chỉ thấy tuyết trắng xóa. Tôi vừa đi làm vừa đi học và lại lê la đi uống cà phê với những đứa bạn mới sang tỵ nạn. Thưở ban đầu vì ít tiền, không có xe và vì đứa nào cũng phải lo dành giụm gửi quà về gia đình nên chúng tôi chỉ uống ở những quán Donut gần nhà trước khi đi làm (hút bụi, rửa chén ở down town).

Khi những đứa bạn đầu tiên có xe, chúng tôi kéo nhau đi cà phê bằng một chuyến xe. Bây giờ ngồi nghĩ lại thấy VN hồi thời đầu tị nạn thương nhau và đùm bọc nhau nhiều lắm. Ở chỗ tôi ở ít người Việt nên gặp ai là người Việt là tay bắt mặt mừng. Chúng tôi cũng cùng nhau làm báo ở Community College và tổ chức những buổi văn nghệ với ca sĩ thường là ở bên Cali đe ủng hộ chương trình cứu nguy người Vượt Biển và những hoạt động cộng đồng khác. Những ly cà phê sữa VN đã giúp đám học sinh lưu lạc thức trắng đêm vật lộn với những bài thi cuối khóa, những bài viết ngoại ngữ khó khăn sau những giờ làm việc mệt mỏi ở những tiệm ăn nhà hàng.

Rồi tôi qua Mỹ, định cư ở vùng Cali nắng ấm. Mất một thời gian rồi tôi cũng lò mò xuống thủ đô tỵ nạn của người Việt Cali. Tôi cũng tìm được một số quán cà phê mà tôi ưng ý. Ở quán Factory, tôi đã gặp anh nhac sĩ Trầm tử Thiêng, với những bài ca tràn đầy tình yêu quốc gia, dân tộc, nhạc sĩ Lê Uyên Phương và nhiều những nghệ sĩ khác... Tôi yêu thich Cali với khí hậu tuyệt vời, những quán cà phê với những cung cách riêng của nó. Bên ly cà phê sữa nóng, tôi ngồi nghe nhiềugiọng hát ngọt ngào với những bài hát yêu thích.

Tách cà phê cũng đã thay đổi nhiều. Những năm 80, bạn uống ly cà phê "với cái nồi ngồi trên cái ly" hay ly cà phê phin và có thể đếm từng giọt cà phê chảy xuống rồi mới pha đường vào ly cà phê của mình. Sau này để tiết kiệm thời gian cho cả chủ và khách, cà phê được pha sẵn với đường và sữa. Thời gian uống cà phê cũng ngắn đi nhiều so với VN, vì công việc và bận bịu với gia đình ngày cuối tuần.

Dạo này công việc bận rộn, nên tôi hay uống ở những quán cà phê Starbuck gần nhà, sở để viết những bài khảo luận. Bạn sẽ cảm thấy được những sự khác biệt nhiều trong những quán ca phê Mỹ và Việt Nam ở Cali. Từ cung cách phục vụ cho tới vị cà phê. Mỗi style có những đặc điểm riêng.

Câu chuyện bên ly cà phê cũng thay đổi nhiều từ chuyện bầu cử năm 2012, chuyện nhạc sĩ Việt Khang và tự do và công bằng cho Việt Nam cho tới tình hình kinh tế, thất nghiệp ở Mỹ. Đó là những đề tài nóng hổi bên những ly cà phê cũng nóng hổi và tràn đầy tình cảm khi nhắc tới những người đã ra đi và đã cống hiến nhiều cho quốc gia va cộng đồng (nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, nhạc sĩ Nguyễn đức Quang, nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân và rất nhiều người.....).

Nếu bạn ở xa ghé Cali nhớ đừng quên ghé thăm những quán cà phê danh bất hư truyền như Factory, Mái tây Hiên (tên cũ là Mái Hiên Tây), hoặc những quán cà phê thường có giới ca nhạc tài tử lui tới như Gipsy, với những tay guitarist như James, Thăng, Khoa, Thắng và những giọng hát ngọt ngào Diễm, Linh, Hoàng.... hoặc cà phê ca nhạc Lạc Cầm, với các nhạc sĩ Sỹ Dự, Hoàng công Luận, các ca sĩ như Bích Vân, Đinh trung Chính...

Xin ngừng chuyện cà phê và nhắc bạn, có về thăm Little Saigon xin uống dùm tôi một ly, bạn nhé.

Nguyễn Mạnh Cường

Ý kiến bạn đọc
08/07/201320:46:23
Khách
Bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 92,397,146
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010-2011. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện ngắn của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của Tịnh Tâm là một truyện tình già dễ thương.
Chủ Nhật, 12 tháng Tám 2012, vào lúc 12:00PM, Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 6 sẽ khai diễn tại sân vận động trường Bolsa Grande, Garden Grove. Xin mời đọc bài viết về những nỗ lực “tiền đại hội” của Philato, và hưởng ứng lời kêu gọi đến với đại hội. Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. 
Lê Thị, 35 tuổi, cư dân Chicago, là tác giả có tên trong danh sách chung kết giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười hai. Với 5 bài viết đã phổ biến, hầu hết về đề tài đồng tính, Lê Thị cũng là một trong những tác giả dẫn đầu về số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ sáu.
Nguyễn Văn là tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Trong năm, ông góp 3 bài viết: “Chuyện Của Bill,” “Tôi Không Là Ai Cả” và bài thứ ba, “Ngày Tháng Buồn Hiu.”
Nguyễn Văn là tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Trong năm, ông góp 3 bài viết: “Chuyện Của Bill,” “Tôi Không Là Ai Cả” và bài thứ ba, “Ngày Tháng Buồn Hiu.” Cả ba bài đều cho thấy cách viết tinh tế và sống động.
Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Mộng Giác, tuổi Canh Thìn 1940, vừa tạ thế đúng vào năm Nhâm Thìn. Tang lễ đã được cử hành cuối tuần qua. Trong số tác giả nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2011, có người em gái của nhà văn Nguyễn Mộng Giác la Bà Sương Nguyễn.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Cô hiện là cư dân San Jose và luôn gắn bó với sinh hoạt giải thưởng Việt Báo. Bài mới sau đây kể về một họp mặt vui vẻ giữa các thân hữu Viết Về Nước Mỹ tại San Jose nhân dịp Lễ Độc Lập năm nay
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân Sacramento, California. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ mùa Mothers Day 2011, ông với bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới của ông.