Hôm nay,  

Chuyện Một “H.O.” Trên Đất Mỹ

30/06/201300:00:00(Xem: 223407)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân miền Bắc Cali, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1940 tại Thanh Hóa, trước 1975 là Thiếu tá quân lực VNCH, Thư viện trưởng Thư Viện thuộc Tổng Cục Quân Huấn, Bộ Tổng Tham Mưu. Cựu tù chính trị. định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. từ 1992, chủ nhân KLM Driving School tại miền Bắc Cali. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm bài mới.

Đã gần 40 năm, năm 1975, các thế lực đen tối quốc tế đã cấu kết với nhau chia chác phần hơn thua trên bàn cờ thế giới và sau cùng miền Nam Việt Nam bị bỏ rơi.

Nhờ sự vận động từ nhiều phía, chính phủ và Quốc hội Mỹ chấp nhận chương trình tái định cư con lai và "HO", sau 13 năm tù đày, từ 1992, chúng tôi đã có dịp định cư ở tiểu bang California, miền Tây Hoa Kỳ.

Nước Mỹ đúng là xứ xở của tốc độ: lái xe nhanh trên 120 cây số giờ, nói nhanh, suy nghĩ nhanh, làm việc nhanh, ôi thôi, cái gì cũng nhanh. Khi mới đến San Francisco, ngay buổi đầu tiên, khi người nhà lên đón chúng tôi về San Jose, xe chạy ban đêm trên freeway 101 nhanh như gió khiến chúng tôi choáng váng và thầm nghĩ làm sao mình có thể lái nhanh như vậy được.

Lúc mới sang chúng tôi không có đủ tiền mướn thầy dạy lái. Đành phải tự xoay trở mà tập lái xe. Một ông bạn "HO" cũng mới có bằng lái vài tuần đồng ý ngồi cạnh cho 4 tiếng, gọi là cho hợp lệ vì nếu tập một mình mà police chộp được là bị phạt. May thay, sau hai lần thi, tôi đậu được cái bằng đầu tiên sau 4 giờ tự học.

Có bằng lái xe rồi là phải lo kiếm việc làm để nuôi thân và nuôi gia đình. Đọc báo Mercury News, thấy có một công ty Mỹ đang cần người delivery, tôi hăng hái đến văn phòng công ty Mỹ để gặp cô thư ký ngỏ ý xin lãnh cái job deli ấy. Cô thư ký rất dễ thương, vui vẻ nhận lời và đưa tờ application form cho tôi điền. Thấy cái bằng lái của tôi mới có hơn một tuần, cô mỉm cười khuyến khích rồi bảo tôi hôm sau trở lại để theo một tài xế Mỹ đi “học việc.”

Tôi lên xe ông ấy, xe chạy tuốt lên Fremont rồi lòng vòng xuống San Jose, lên Milpitas, rồi lại lên Sunnivale. Trong vòng một ngày ông ấy phải giao hàng đến 16 nơi khác nhau, cái khó nữa là phải giao mỗi nơi đúng giờ qui định với một lộ trình phức tạp. Sau ba ngày tập việc, cô thư ký bảo tôi ngày mai anh phải lái xe anh một mình đi giao hàng đúng những nơi đã thực tập. Mới chân ướt chân ráo đến Mỹ có ba tuần lễ, ngay cả việc lái xe, tuy có bằng nhưng vẫn còn lờ quờ, tôi tự biết mình không thể nhớ nổi lộ trình, nhất là phải đúng giờ ấn định. Vậy là đành phải cám ơn và nói với cô thư ký là xe tôi cũ quá rồi không thể đi xa như thế được.

Thời điểm 92, kinh tế nước Mỹ đang thời suy thoái nặng, rất khó kiếm việc làm. Nhu cầu cuộc sống như ăn ở, xe cộ, bảo hiểm, thuê nhà không có là không xong. Vậy thì làm sao giải quyết vấn đề nan giải đây? Cũng may, lúc ấy có vài người quen nhờ dạy họ lái xe. Dù đã có bằng nhưng tay lái còn non nớt thì làm sao dạy người khác được? Nhưng thôi cứ thử dạy xem sao, xem ra việc dạy cũng không khó lắm, nhưng vì chưa phải chuyên nghiệp nên việc dạy mò mẫm không đúng phương pháp. Rồi một hôm, có một bà sồn sồn, đang lái trên đường thẳng, bổng nhiên bà ta bẻ quặt tay lái khiến xe suýt tông vào garage nhà kế bên đường, cả thầy lẫn trò đều tái mặt. Hỏi bà ta tại sao làm vậy, bà ta trả lời không biết tại sao! Xem ra nghề này khá nguy hiểm. Bà chị cả 90 tuổi khuyên tôi nên tìm việc khác nhưng tìm đâu ra việc.

Sau cùng, nghe theo ý kiến của vài người bạn, mùa hè năm 92 tôi lái một chiếc xe van to tướng chở cả gia đình qua Baton Rouge thuộc tiểu bang Louisiana để kiếm việc làm. Lúc ấy tôi mới có bằng được 3 tháng, lại chưa lái xe van bao giờ, chặng đường xuyên bang quá dài, tới gần 4000 cây số, qua Arizona, qua Texas, chao ơi, cả hai nơi này trời nóng như đổ lửa, khi bước ra khỏi xe máy lạnh là có như cả đàn kiến cắn mình. Rồi trong suốt bốn ngày đêm, có khi chúng tôi phải ngủ đêm trên đồi vắng cạnh freeway 10 vì không đủ tiền vào khách sạn.

Sau cùng rồi xe cũng tới Baton Rouge và rất may không bị tai nạn dọc đường, chỉ có một lần bị police chặn lại khi băng qua tiểu bang Arizona vì chạy quá nhanh, 85mph, tôi trình bày là chúng tôi mới tới Mỹ có vài tháng nên chưa vững các luật lệ, thế là chỉ bị warning chứ không bị ăn ticket. Tại Baton Rouge, cộng đồng người Việt có một hội thiện nguyện chuyên tìm kiếm việc làm cho người mới tới. Tôi được giới thiệu đến một trạm rửa xe hơi của người Mỹ, tại đây lại gặp một ông bạn bác sĩ Việt Nam đã làm job này được 6 năm với số lương rất khiêm tốn là 4.5 Mỹ kim/giờ. Tôi nhận lời và làm thử ba ngày, mỗi ngày phải đứng lên ngồi xuống trên 200 lần. Tối về, thân xác rã rời, mệt mỏi, và sau cùng phải chào thua. Tôi thầm nghĩ ông bạn bác sĩ kia quả có sức chịu đựng cao hơi tôi.

Thời tiết Louisiana rất khó chịu, lại không phải là nơi kiếm sống dễ dàng, thế là phải trở về Cali thôi. Tại San Jose, một bạn cũ giới thiệu cho cái job bán xăng ở Sanmateo, cách San Jose 30 phút lái xe, tôi đành phải nhận lời với đồng lương 4.5 Mỹ kim/giờ. Lương quá thấp nhưng công việc tương đối nhẹ nhàng và ở đó tôi làm việc được ba tháng.

Trong thời gian làm việc ở trạm xăng, tôi có dịp gặp gỡ vài người Mỹ làm constructor đã lâu năm, họ cho biết là muốn làm như họ phải có licence, phải được training để chuyên nghiệp hóa và xe phải có hệ thống an toàn, công việc ấy có thu nhập cao hơn ở trạm xăng gấp vài lần. Tôi quyết định nghỉ làm ở trạm xăng và đi học contructor ở trường Allstars của Mỹ để lấy licence.

Tuy việc học có phần khó khăn với một người di dân mới đến Mỹ như tôi, nhưng rồi sau cùng, với nhiều cố gắng tôi đã có licence và bắt đầu đi dạy vào đầu năm 93 tại San Jose. Bây giờ thì yên tâm với công việc mới vì đã được chuyên nghiệp hóa, lại có xe an toàn, tuy nhiên vẫn còn trở ngại về ngôn ngữ, giữa thầy và trò có khi còn chưa hiểu nhau hết, thì ra là cách phát âm của mình chưa chuẩn lắm khi phải dạy mấy trò nói tiếng Mỹ. Ấy là chưa kể mấy trò đến từ Ấn Độ, Phi Châu, họ phát âm rất khó nghe, thế là phải đi học bổ túc ở Đại học Evergreen College để giải quyết trở ngại về ngôn ngữ, thế là ban đêm làm học trò, ban ngày làm thầy, nhưng nếu chỉ đi dạy với tính cách cá nhân thì cũng không khó lắm. Vậy tại sao không mở một cái trường, tôi cân nhắc và quyết định mở trường sau hai năm đặt chân đến nước Mỹ.

Ở San Jose thời ấy có 17 trường dạy lái xe thuộc nhiều nước trên tổng số một triệu dân và người Việt Nam chỉ có 10%, cư dân ở thành phố này là đa ngôn ngữ, trong đó có năm ngôn ngữ được coi là có nhiều người dùng nhất là: Anh, Ấn, Hoa, Mễ và Việt Nam. Muốn thu hút được nhiều cư dân của thành phố, tôi tìm cách thực hiện việc dạy bằng năm ngôn ngữ kể trên. Việc này không khó lắm, tôi tuyển mộ thầy cô từ các nước thuộc các ngôn ngữ nêu trên, kế đó là phải có một chủ trương hợp lý: phải dạy tốt, có lương tâm nghề nghiệp, học phí phải nhẹ hơn các trường khác, với những gia đình nghèo đều được giảm học phí và giúp đỡ về nhiều mặt trong khả năng trường có thể làm được.

Sau ba tháng mở trường, tôi được tiểu bang Cali cấp licence để dạy các thầy cô làm constructor. Sau hai năm mở trường, trường tôi đã đào tạo được 34 thầy cô gồm nhiều sắc dân khác nhau, những người này họ ủng hộ policy của tôi nêu ở trên, một số ở lại làm việc với tôi, một số đi xa mở trường hoặc đi dạy.

Thời gian đầu, chúng tôi phải đầu tư khá nhiều vào việc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông Mỹ Việt, rồi chẳng bao lâu sau, số học trò càng ngày càng đông, tôi phải làm việc trên 300 giờ một tháng, không có nghỉ cuối tuần. Nhờ ơn trên phù hộ, tôi vẫn khỏe mạnh và làm việc không mệt mõi. Trong suốt mười năm làm việc liên tục mà tính ra số ngày phải nghỉ bệnh không quá 30 ngày. Có người hỏi tôi, tại sao làm nhiều quá vậy, tôi cười và trả lời họ là phải làm bù cho 13 năm trong tù không làm ra đồng xu nào.

Mặc dù tuổi lúc này đã trên 60, trong thời gian dạy học trò, tôi không quên giúp nhiều người có công ăn việc làm, giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình họ khi được hỏi ý kiến, nhiều gia đình nhờ vậy mà yên ấm hơn.

Dần dà, trường mở rộng phạm vi hoạt động ra nhiều tỉnh suốt từ San Jose lên đến Sacramento, cả gần chục thành phố đều có bố trí thầy cô để dạy ở các thành phố ấy, nhờ vậy các thầy cô không phải đi xa nên học phí rất nhẹ nhàng. Policy chúng tôi áp dụng được nhiều người ủng hộ, họ cho đó là cách làm ăn đúng đắn và có tính cách giúp người hơn là moi tiền người ta, với những gia đình nghèo đều được giảm học phí, thế là chẳng bao lâu, cứ người này giới thiệu người kia. Học trò đến từ nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật, Đại Hàn, Phillipines, Thái Lan, Mã Lai, Ấn Độ, nhiều nước từ Châu Phi, Châu Âu, có các nước như Anh, Áo, Đức, Thụy Sĩ, Ái Nhĩ Lan, Pháp... Tôi hiểu là tuy tập quán và ngôn ngữ có khác nhau, nhưng đều có chung một điểm: muốn được dạy tốt, kỹ lưỡng và đồng tiền họ bỏ ra phải xứng đáng với những gì họ nhận được, đó là điều rất công bằng thôi.

Mười năm sau ngày mở trường, ngoài những lời khen dạy tốt và cảm ơn vì họ đã được mức an toàn khá cao, có những gia đình năm người học mà mười năm sau không có ai bị tai nạn hoặc ticket. Tôi còn may mắn mua được 4 căn nhà trị giá gần 3 triệu Mỹ kim và một tiệm Video ở San Jose. Là một người "HO" tay trắng đến Mỹ, mà sau mười năm làm việc hết ga ở độ tuổi trên 60, được vậy kể ra không đến nỗi tệ lắm.

Nước Mỹ đúng là nơi có nhiều cơ hội tốt cho những ai có thiện chí và có khả năng đáp ứng được nhu cầu xã hội đang cần. Tôi hiểu việc học lái xe tại nước Mỹ là một nhu cầu lớn. Hàng năm, với số di dân từ các nước đổ vào Mỹ, thêm đám con nít lớn lên, 16 tuổi là cần có bằng lái, về nhu cầu huấn luyện này, người học không quan tâm đến tuổi tác của người dạy, miễn sao dạy tốt là ok.

Trong nhiều năm làm việc, được tiếp xúc với rất nhiều người thuộc nhiều nước, tôi cảm thấy vui vì có cơ hội hiểu biết thêm những phong tục, tập quán của nhiều nước mà trước đây mình chỉ biết qua sách vở.

Với trên một trăm ngàn gia đình "HO" trên khắp nước Mỹ, khó khăn để hội nhập khá nhiều, nhưng thành công cũng không phải là ít, nhất là các thế hệ "HO" con, cháu. Nhiều người đã ý thức được thân phận mất quê hương của mình nên quyết tâm học hành và làm việc không mệt mỏi, không cần nghỉ weekend như người bản xứ.

Trong năm 2011, thu nhập hàng năm của cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ lên tới 31 tỷ Mỹ kim, và số tiền dành dụm gởi về thân nhân ở Việt Nam lên đến trên 5 tỷ Mỹ kim. Đây là một trong những bằng chứng cụ thể nói lên phần nào những thành tựu đáng nể của người Việt trên đất Mỹ. Trên nhiều lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, khoa học, xã hội... đã có nhiều ngôi sao sáng Việt Nam xuất hiện trên bầu trời nước Mỹ.

Hệ thống KLM Driving School tại Bắc Cali fornia do chúng tôi thành lập hiện nay vẫn tiếp tục hoạt động. Trụ sở chính tại địa chỉ 3046 Oakbridge Dr., San Jose, CA 95121. Liên lạc Email: Kimpham3046@yahoo.com /Tel: (408) 234-6177.

Xin gửi theo bài viết nhỏ này lòng tri ân với nước Mỹ bao dung và kính chúc quí vị những điều tốt đẹp nhất.

Phạm Kim

Ý kiến bạn đọc
16/07/201419:43:28
Khách
NÓI HAY (DÙ NÓI LÁO) ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI NGHE, NÓI ĐÚNG CHẲNG AI NGHE
09/07/201307:14:49
Khách
Năm 92, tác giả 52 tuổi, lúc đó chị cả 90 tuổi, chị em cách nhau 38 năm kể cũng hiếm có.
05/07/201302:05:01
Khách
Chac tac Gia muon noi la íntructor? Di lam vat va de Tao dung Duoc su nghiep nhu tac Gia Pham Kim la mot dieu dang kham phuc, tai Sao Ong Pham lai Viet loi phe binh co ve Cham biem qua vay? La nguoi Viet voi nhau, nen Vui mung khi nguoi Minh Duoc thanh cong thi hay hon theo Thien y cua toi.
04/07/201321:36:09
Khách
Instructor là người dạy lái xe hơi không phải là Constructor (người xây cất nhá cửa). Rất khâm phục ý chí cầu tiến và ngưỡng mộ sự thành công tốt đẹp của tác giả. Chúng ta nên noi gương này mà ráng làm sao cố gắng dể có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
02/07/201319:11:37
Khách
Thành thật cảm phục!
01/07/201321:56:46
Khách
Contructor mà đi dạy lái xe là sao? Không hiểu!
10 năm đi làm tậu được 4 căn nhà bac triệu cùng một tiệm video mà không cần bằng cấp gì thì con cháu HO nên noi gương này, tốn công sức đi học bao nhiêu năm rồi ra trường đi cày trã nợ tiền hoc uổng công lắm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 92,394,696
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện đi coi nhà để mua tại Dallas.
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi Minh Thành từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm.". Bài gần nhất là: “Nội soi ruột già.” Bài mới được ghi là “Thuật lại lời kể của người anh họ tôi.”
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai là tác giả nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Hình bên là quang cảnh “Ngày Summer Picnic” ở bệnh viện tác giả đang làm việc. Bài viết kể về những suy nghĩ, trò truyện từ sinh hoạt vui vẻ này.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới của ông là một hồi ức thời vượt biển.
Bài viết sau đây của Phương Dung kể chuyện Viết Về Nước Mỹ 2011, đã phổ biến trên báo in, nhưng vì sơ xuất kỹ thuật, bị “thất tung” trên Việt Báo Online. Sắp tới họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12, xin mời cùng đọc lại.
Tác giả đến Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ, từng cộng tác với một số tạp chí và các trang Việt ngữ trên mạng internet. Viết Về Nước Mỹ 2012, bà đã góp hai bài viết “Tiệm Tạp Hoá” và "Người Đàn Bà Ấy Là Mẹ Tôi." Sau đây là bài viết mới nhất.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện của nhiều câu chuyện vui buồn trong nghề thông dịch.
Tác giả cho biết trước năm 75, khi còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990, hiện là cư dân Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ. Bài viết mới của cô là một chuyện tình.
Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài viết "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.