Hôm nay,  

Ba Chuyến Đi Của Mẹ

15/05/201300:00:00(Xem: 189917)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân West Covina, Calfornia, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết ngắn, thiếu chi tiết, nhưng thể hiện cách nhìn toàn diện về cuộc đời của một bà mẹ Việt thời chinh chiến, chia lìa. Mong tác giả sẽ có dịp góp thêm những bài viết mới với nhiều chi tiết hơn.

Mẹ rời đất Bắc, bỏ lại nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ lại tất cả. Gia tài Mẹ mang theo là bốn đứa con thơ, thêm bốn cái nồi méo mó, chồng chất bồ hóng.

Vào miền Nam, vì quá lo sợ, quá thương người chồng ngoài chiến tuyến, Mẹ suy kiệt. Hơn tám năm trời liệt giường liệt chiếu, đã cướp đi từng sợi tóc của Mẹ, còn cái đầu trọc lóc. Và rồi, cái định mệnh khắc nghiệt vốn dành sẵn cho người lính chiến, Bố đã ra đi. Mất tích, hai chữ ngắn gọn trên tờ giấy khai tử. Không tìm được xác. Còn nỗi đau nào hơn.

Trỗi dậy thôi, không còn con đường nào khác cho Mẹ. Bản thân, thêm bốn đứa con còn nhỏ, ai lo đây?

Mẹ lao vào cuộc chiến mới, vũ trang của Mẹ là câu kinh nguyện, là chuổi hạt mân côi, là sự yếu đau, là bệnh mù chữ.

Lòng Chúa xót thương đã cho bà thành công trên thương trường. Tậu được nhà cao cửa rộng, mua xe gắn máy cho con.

Nhưng rồi cái định mệnh oái oăm của đất nước lại một lần nữa cuốn trôi đời bà vào một chuyến đi nữa. Bà theo con đi Mỹ. Ba đứa đi theo, một đứa ở lại vì mới lập gia đình.

Đến Mỹ, năm mươi hai tuổi đời, không một xu dính túi, Mẹ lo, không phải lo cho bản thân, mà lo cho đứa con trai cả và vợ nó còn kẹt lại Việt Nam. Bà trồng rau bán, bán thêm bánh dầy đậu. Khả năng Mẹ chỉ có thế, nhưng sao cũng đủ lo cho con, lại còn thêm quà cho bốn đứa em của Mẹ còn ở Việt Nam, ba em ruột, một em chồng.

Ôi tấm lòng người Mẹ, tấm lòng người chị cả.

Và chuyến đi cuối cùng của Mẹ, cái định mệnh của con người trần thế, cái gia tài của tổ tông loài người Adam va Eva để lại: sự chết

Mẹ cũng tự lo cho mình, không phiền hà đến con cái. Đất chôn, hòm, chi phí tang lễ, số tiền dư còn lại chia đều cho các con, cả dâu, cả rể và các cháu ở trong nước, ngoài nước, mỗi người 900 đô la Mỹ chẵn.

Tám mươi tuổi đời, thời gian khá dài cho một đời người, Mẹ đã lo gì cho bản thân mình?

Hầu như không một chút gì cho đời sống, ngoài nấm mộ sâu.

Con ngồi đây, trong khu vườn vắng lạnh vào buổi sáng tháng Ba mùa chay Thánh, cũng là ngày Mẹ vĩnh viễn rời xa. Con xin dâng lên Chúa lời kinh nguyện thay cho Mẹ hiền."Chúa thương yêu những người kính sợ Người, Người đã biến đổi những phận hèn tôi tớ được trở nên cao ca."

Tháng Ba cũng là tháng bắt đầu mùa xuân, con kính dâng lên Mẹ bài thơ con làm bên miếng đất trong vườn Mẹ đã trồng rau. Nón lá, nụ cười, đâu còn nữa.

Mẹ ở đâu, Xuân đã về rồi đó
Gạo nếp mềm trong chõ thiếu người trông
Chiếc ghế xưa bên bàn thờ trơ trọi
Chờ đợi ai trống vắng cõi hư không

Mẹ ở đâu, Xuân đã về rồi đó
Vườn thiếu hoa, nay thiếu cả bóng người
Cả nụ cười nghiêng che vành nón lá
Chim lạc bầy, ủ rũ, bóng chiều rơi
(Trích bài thơ Mùa Xuân Nhớ Mẹ)

Trịnh Hùng Quyết

Ý kiến bạn đọc
16/05/201314:29:28
Khách
Dân xứ khác như đạo Hồi, đạo Phật, Ấn không bị tội tổ tông ông ơi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,253,676
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. 
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi." Vào những ngày cuối năm, tác giả đã có dịp trở lại khu phát thực phẩm trợ cấp tại một nhà thờ, thấy rau quả tươi, thực phẩm phong phú,các thiện nguyện viên tiếp đãi ân cần.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết "Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn 62 tuổi.
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Tác giả sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu 2000, đã nhận giải Chung Kết 2008 với bài “Chuyện Của Cây Vông”. Thụy Nhã (hình bên) hiện làm việc trong một bệnh viện tại Nam Cali. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ, hiện đã phát hành khắp nơi.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài gần đây nhất của Tịnh Tâm là “Cu Đất”, kể chuyện đi dự đám cưới cô bạn tên Nhã, tình cờ nhận ra chú rể tên Jonathan chính là đứa em nuôi ngày xưa tên Cu Đất, biệt tích từ nhiều năm, sau một chuyến vượt biển. Sau đây là hồi hai câu chuyện.
Tác giả nguyên là một sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội. Sau tháng Tư 1975, ông là người tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải danh dự 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, nhân ngày tưởng niệm Hoàng Sa, 19 tháng Giêng, 2013.
Nhạc sĩ Cung Tiến