Hôm nay,  

Từ Mẫu Xứ Người

22/01/201300:00:00(Xem: 167855)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Houston, Texas, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong bà sẽ tiếp tục góp thêm những bài viết mới và bổ túc dùm địa chỉ liên lạc.

Tháng 3, năm 1993, gia đình tôi gồm hai vợ chồng và 4 đứa con sang định cư ở Mỹ theo diện HO. Đây cũng là lúc tôi vừa đặt chân vào ngưỡng cửa ngũ thập, cái tuổi tri thiên mệnh, cái tuổi làng nhàng, lỡ cỡ đó khiến người ta phải phấn đấu nhiều để hòa nhập vào cái xứ sở tự do, văn minh, giàu có vào bậc nhất hoàn vũ. Nếu bảo rằng già thì chưa đúng hẳn, vì còn lâu mới hưởng SSI, mà cho là trẻ, thì trẻ với ai đây, khi mà nơi vầng trán đã lờ mờ xuất hiện nhiều rãnh cày thời gian, nơi đuôi mắt vằn vện những vết chân chim, và hình như có bàn tay vô hình đã đem rắc những bụi muối tuyết vào chân tóc để tô điểm cho cuộc đời thêm mặn mà, theo luật bất thành văn của tạo hóa: Sinh, Lão, Bệnh Tử.

Sau ba năm ở Mỹ, tôi mới khám phá ra là có ba anh chàng mang họ Cao đã ngấm ngầm theo đuổi quậy phá tôi. Rồi từ khi người bạn đời của tôi vĩnh viễn ra đi, lợi dụng tâm tư tôi đến hồi tụt dốc, thì cả ba tên tha hồ quậy pha. Ba tên họ Cao này là cao mỡ, cao máu, cao đường đã huênh hoang xưng la ”Sillent killer” chuyên rình rập tấn công người lớn tuổi làm cho sức khỏe suy yếu

Gia đình tôi thuộc loại “Low income” chính phủ cấp cho thẻ vàng ”Goad card” để dược khám bệnh và nhận thuốc miễn phí… Bác sĩ thẻ vàng đa số là người Việt. Theo kinh nghiệm, một số bạn bè khuyên tôi nên chọn bác sĩ ngoại quốc. Nghe thì cũng muốn, nhưng ngặt nỗi cái vốn liếng tếng Anh của tôi bao năm ở trung học thì hầu như vất vào sọt rác! Tiếp xúc với bác sĩ Mỹ”, nghe đã không thủng thì làm sao mà nói. Nên muốn mà đành chịu.

Hơn chục năm trước, do một tai nạn xe cộ, tôi bị đau nhức cánh tay do ảnh hưởng của cột sống. Hôm ấy tôi lái xe chở con dâu từ Việt nam mới qua. Hai mẹ con say sưa trò chuyện, Khi lùi xe, tôi sơ ý đạp bên chân gaz. Oh my Goad, một tiếng ầm, xe lao vút và tông mạnh vào đít xe nhà đối diện. Cũng may lúc đó trên đường không có chiếc xe nào chạy ngang qua, hoặc nếu parking nhà họ trống thì hậu quả thê thảm đến chừng nào!

Sau tai nạn, tôi cảm thấy trong người bình thường, nhưng 2 tháng sau, tôi bắt đầu thấy đau ê ẩm nơi gáy, lan dần đến hai bả vai, lần xuống hai cánh tay, đôi lúc khó khăn lắm mới nhấc nổi cái lược chải tóc, cầm đôi đũa, hoặc cài khuy áo.

Đến lượt khám bệnh, tôi kê khai với bác sĩ gia đình. Ông không thèm nhìn vẻ ”xuống sắc”của tôi, kê toa Telenol. Thấy không thuyên giảm, tôi trở lại xin được tái khám. Lần sau cùng, ông gay gắt ”Cô già rồi, mà còn bị tiểu đường, thì bị đau nhức là phải rồi, đã vậy lại còn thêm chứng mục xương nữa (tôi vừa có kết quả đo xương, chứng loãng xương, hầu hết phụ nữ lớn tuổi, đều mắc phải). Thật là vô lý, một người bị mục xương thì làm sao mà đi đứng bình thường. Có lẽ, ông ta cho là tôi chỉ giả bộ, mà giả bộ để làm gì cơ chứ. Quá tủi thân tôi òa khóc nức nở.

Cơn đau nhức hành hạ tôi kéo dài đến mấy tháng. Tôi có đi bác sĩ ngoài, họ cho thuốc giảm đau rồi XRAY nhưng rồi tình trạng “vũ như cẩn.“ Cuối cùng, tôi tìm đến một nữ bác sĩ Ấn Độ vào dịp vị Bác sĩ gia đính nghỉ phép. Tôi phải Walk in, từ sáng sớm khi bệnh viện vừa mở cửa. Phòng mạch chật cứng bệnh nhân. Đến trưa, cô y tá người Mễ, bảo tôi ngày mai trở lại, vì nếu tôi ngồi chờ cho đến cuối giờ cũng không đến lượt tôi vì số bệnh nhân còn tồn đọng ngày hôm trước. Tôi trả lời, vì đau quá, không thể chịu nổi, có thể tôi sẽ chết tối nay. Nói xong, tôi lại tủi thân vừa khóc lóc vừa rên rỉ

May mắn, tôi được gặp bác sĩ sau giờ lunch. Bác sĩ chào hỏi vui vẻ và lắng nghe chăm chúi lời khai bệnh của tôi, rồi bà ấn tay nơi gáy tôi, rồi bảo tôi cử động cánh tay theo các chiều. Không hiểu do động lực nào mà khả năng nghe và nói của tôi lúc đó quả là influent, tôi tự thán phục. Cuối cùng bà cho tôi thuốc và dặn chỉ uống khi thấy đau. Bà có tiêm vai mỗi bên một mũi, tôi chẵng biết là thứ gì. Đã được voi còn đòi tiên, tôi xin cho đi scan AMI không ngờ được bà chấp thuận.

Phải đợi đến 4 tuần, tôi mới có hẹn ở bệnh viện Bentaub Downtown. Bác sì và nhân viên thật là tử tế. Kết quả là tôi bị hở đốt cột sống số 4 và 5. Tôi hiểu, chỉ có vậy mới khiến tôi đau đớn suốt gần nửa năm trời. Kể từ đó, tôi không cần uống thuốc giảm đau mà cơ thể cũng không bị nhức mỏi khi trái nắng trở trời

Tôi cám ơn trời Phật, và nghĩ rằng kiếp trước ăn ở hiền lành, nên gặp thầy, gặp thuốc Sau này, tôi cũng nghe nhiều người phàn nàn về ông bác sĩ thẻ vàng. Tôi nghĩ dù sao cũng đững vơ đũa cả nắm. Khi đến tuổi hưởng medicaid, giã từ bệnh viện thẻ vàng, tôi cũng gặp vài bác sĩ gốc Việt cũng khá dễ thương.

Mãi cho tới sau này, trong những lần đi emergency ở các bệnh viện lớn, toàn bác sĩ Mỹ, tôi mới thấy tất cả sự vui vẻ, tận tụy của bác sĩ ngoại quốc, đúng nghĩa của câu danh ngôn “Lương y như từ mẫu”

Tôi cũng có dịp nằm qua đêm ở các bệnh viện lớn. Suốt đêm, họ chạy ra chạy vào, săn sóc bệnh nhân vui vẻ, nhiệt tình. Tôi có người bạn kể lại sau ca phẫu thuật, hơn tuần lễ mà không đi cầu được, bác sĩ cho thuốc uống, thuốc bôi trơn, vẫn vô hiệu, sau cùng cô y tá da màu, dùng nhiều khăn trải lên giường, chèn chung quanh hậu môn Cô ta nhẹ nhàng đưa tay vào hậu môn của bệnh nhân để khều phân …Vừa rút ngón tay thì phân vọt mạnh bắn tung tóe vào mặt cô ta. Vậy mà cô không lấy làm khó chịu, trái lại còn tỏ vẻ vui, mừng đã giúp cho bệnh nhân.

Một lần khác, khi con gái tôi chuyển bụng sanh con đầu lòng ở bệnh viện Methodist Dân gian có kinh nghiệm “Đẻ con so đau dọc đàng, dọc xá” Suốt đêm, Bác sĩ và y tá túc trực, khám thai, động viên, dạy cách rặn để đưa em bé ra ngoài. Lần khám sau cùng, khi cơn đau dồn dập, tôi hỏi y tá ”how much open?”.Cô ta vui vẻ giơ lên cả 10 ngón tay rồi lập tức tiến hành cho ca sanh. Giờ phút thiêng liêng và hồi hộp. Khi nghe tiếng oa oa, tôi rất đổi vui mừng vì lần dầu tiên lên chức bà ngoại. Mừng quá, tôi ôm và nhấc bỗng cô y tá; cả hai mừng vui đến chảy nước mắt. Thật tôi không biết dùng lời gì để cảm tạ tấm lòng sốt sắng nhiệt tình của cô ta. Tôi có ý định sẽ gửi phong bì cho cô ta nhưng con gái tôi nói xứ Mỹ không có chế độ phong bì như Việt nam mình, chỉ cần thấy vẻ mừng vui của tôi, như là một phần thưởng quý giá

Không hiểu chính phủ Mỹ đào tạo nhân viên y tế thế nào mà bệnh nhân hễ bất cứ lúc nào cần, thì họ sẵn sàng vui vẻphục vụ.

Tôi còn nhớ khi chân ướt chân ráo qua đây, nhiều lần được khám bệnh nơi các building cao tầng, hễ gặp ai có cái label lủng lẳng ở trước ngực, là tôi chìa tờ giấy và không ngần ngại ”Please help me.” Vậy là bất kỳ nam hay nữ, già hay trẻ sẵn sàng đưa tôi đến tận phòng khám, tuy rằng lúc nào họ cũng vô cùng tất bật.

Thấy người, lại chạnh nghĩ đến ta, lòng tôi quặn thắt khi nhìn về quê hương tôi bên kia bờ đại dương; Ôi ”Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”!

Tôi có cô bạn đưa mẹ vào khám bệnh ở bệnh viện Chợ Rẫy, nhân viên cho biết đã hết phòng, phải nằm ngoài hành lang, chờ không biết đến bao giờ mới gặp được bác sĩ. Thật may, bạn tôi gặp được người quen, chỉ dẫn ”thủ tục đầu tiên” mới có phòng nằm và gặp bác sĩ khám ngay. Khi cần thay tấm drag, muốn đổi bộ quần áo, hoặc cần bất cứ thứ gì cũng lại phong bì. Từ ngày Bác đưa con cháu Bác vào miền nam, chế độ phong bì phát xuất và mau chóng sinh sôi ở bất cứ ngành nghề nào. Bạn tôi cũng thật may, nếu không có phong bì thì mẹ chị ta khó tránh khỏi lưỡi hái của tử thần vì chứng sưng ruột thừa đến giai đoạn nguy kịch

Cuối thập niên 80 trước khi rời quê hương qua Mỹ, tôi từ Đồng Nai về Phan rang thăm thầy tôi ốm nặng đang nằm bệnh viện Lúc đó, tôi kiếm cái ăn đổ mồ hôi sôi con mắt còn chưa đủ thì lấy đâu ra mà phong với bì. Thầy tôi nằm chung giường trong một phòng chật chội. Dưới sàn, ngoài hành lang la liệt người bệnh, người nuôi bệnh với túi xách, chén bát lỉnh kỉnh xô bồ! Cả ngày, bác sĩ và y tá chỉ lai vãng đến phòng bệnh nhân một hoặc hai lần là cùng. Khi có điều cần hỏi thì trả lời tắc trách, lơ la. Phòng vệ sinh thì ôi thôi khỏi nói, phân và nước tiểu nổi lềnh bềnh như thể muốn tràn ra ngoài cửa. Tôi đã nhiều lần kiễng chân để vét từng ca nước từ cái hồ lớn để rửa bô. Cuối cùng thì thầy tôi cũng ra đi, chẵng rõ là do bệnh gì vì trình độ y khoa của bác sĩ Cộng sản quá cao siêu, lại chưa biết cách xử dụng máy móc tối tân của chính quyền cũ Về thuốc men thì rất khan hiếm, chẵng biết nó chạy đi đâu. Cần thuốc tốt thì chợ đen chợ đỏ, xuyên tâm liên là thứ thông dụng hầu như để trị bá bệnh. Thật tội nghiệp cho đất nước bé nhỏ và nghèo nàn của tôi

Trong khi đó thì tại nước Mỹ, miền đất đã dang tay đón nhận cưu mang tôi, đã qua 2 thập niên, tôi được hít thở không khí tự do thật sự. Tôi không phải bận tâm vì bát cơm, manh áo và nhất là khi đau bệnh dù nặng hay nhẹ thì đã có những bàn tay từ mẫu sẵn sàng chữa trị.

Cho nên với tôi, nước Việt Nam, quê hương ruột thịt của tôi phải gọi là tình. Nước Mỹ, quê hương thứ hai của tôi, phải gọi là nghĩa.

Tình và Nghĩa là tình cảm thiêng liêng, tương đồng, thiết yếu như cá với nước, khó mà so sánh, phân tích hoặc đong đo cân đếm.

Tôi nguyện sống là một công dân lương thiện, dạy dỗ con cháu theo đúng đạo làm người. Ứớc mong các thế hệ kế tiếp sẽ thành những công dân hữu dụng của nước Mỹ nhân từ, có cơ hội giúp đời, để đền đáp trong muôn một đặc ân mà nước Mỹ đã ưu ái dành cho cộng đồng tị nạn chúng tôi

Đàm Nguyễn Chí Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 92,500,293
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện đi coi nhà để mua tại Dallas.
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi Minh Thành từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm.". Bài gần nhất là: “Nội soi ruột già.” Bài mới được ghi là “Thuật lại lời kể của người anh họ tôi.”
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai là tác giả nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Hình bên là quang cảnh “Ngày Summer Picnic” ở bệnh viện tác giả đang làm việc. Bài viết kể về những suy nghĩ, trò truyện từ sinh hoạt vui vẻ này.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới của ông là một hồi ức thời vượt biển.
Bài viết sau đây của Phương Dung kể chuyện Viết Về Nước Mỹ 2011, đã phổ biến trên báo in, nhưng vì sơ xuất kỹ thuật, bị “thất tung” trên Việt Báo Online. Sắp tới họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12, xin mời cùng đọc lại.
Tác giả đến Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ, từng cộng tác với một số tạp chí và các trang Việt ngữ trên mạng internet. Viết Về Nước Mỹ 2012, bà đã góp hai bài viết “Tiệm Tạp Hoá” và "Người Đàn Bà Ấy Là Mẹ Tôi." Sau đây là bài viết mới nhất.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện của nhiều câu chuyện vui buồn trong nghề thông dịch.
Tác giả cho biết trước năm 75, khi còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990, hiện là cư dân Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ. Bài viết mới của cô là một chuyện tình.
Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài viết "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.