Hôm nay,  

Nuôi Chó Phú Quốc tại Mỹ?

18/11/201200:00:00(Xem: 251836)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tên thật Nhữ Đình Toán, cư dân Santa Ana, cựu sĩ quan CSQG/VNCH (Khóa 1 BTV-Học Viện CSQG), tù cải tạo gần 7 năm, định cư tại Hoa Kỳ từ 1991 theo diện HO-5. Hiện làm việc cho một hãng sản xuất phụ tùng máy bay Mỹ ở Fullerton (CA), có bài đăng trên một số báo tại quận Cam. Ông dự viết về nước Mỹ từ 2005 với tuỳ bút “Để Nhớ Về Saigon.” Sau đây là bài viết mới nhất.

Người Việt thường nuôi chó để giữ nhà hơn là để làm kiểng. Đó là cái tâm lý chung đã có từ khi còn ở trong nước. Ra hải ngoại cái thói quen ấy dường như vẫn còn ngoại trừ một số người trẻ ảnh hưởng lối sống của người Mỹ sống phóng khoáng hơn nên cũng thích nuôi chó mèo như những con thú cưng trong nhà. Nhưng dù có cưng mấy con thú đến đâu, ít có người Việt nào cưng chó mèo đến nỗi ôm ấp nó vào lòng, hôn hít nó, thậm chí còn cho nó ngủ chung giường, đắp chung chăn như mấy ông bà chủ Mỹ. Những trường hợp như vậy hình như rất hiếm trong cư dân Việt.

Chó trong gia đình người Việt nuôi thường được cho một căn nhà nhỏ ở ngoài sân để ăn ngủ đã là ưu ái lắm rồi. Đừng mơ tưởng được vào nhà lên giường nằm ngủ với cô hay bà chủ. Còn lâu. Ở những khu nhà người Việt, chó còn hay được thả rông gây phiền toái không ít cho hàng xóm và những khách vãng lai.

Tôi thường hay đi bộ trong khu mobile home tôi ở như một cách tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Đi bộ ở trong khu mobile home có cái lợi là vắng người qua lại và ít xe cộ nên không khí tương đối trong lành. Tuy nhiên, đôi khi cũng bất tiện nếu gặp phải những “bãi mìn chó” làm ô nhiễm lối đi, những lúc ấy nếu tôi không tinh mắt để ý thì suýt nữa đã đạp trúng. Trong khi đi bộ như vậy thỉnh thoảng tôi cũng gặp mấy ông bà Mỹ hay Mễ dắt chó đi dạo. Khi đi như vậy, những ông bà này thường cầm theo một ít bao nylon để thu nhặt những chất phế thải từ những con vật này. Cho nên không biết những bãi mìn tôi gặp là của các chú chó chạy rông hay của chó các ông bà Mỹ đi dạo thải ra nhưng vì khuất mắt không ai thấy nên những ông bà chủ cứ làm ngơ vô tư như người Hà Nội.

Vì có chó thả rông – mặc dù bị cấm – nên mỗi lần đi bộ qua những nhà có nuôi chó hay thả ra ngoài tôi rất ngại. Tôi chỉ sợ nó táp cho một cái thì phiền lắm. Mặc dù lo sợ và rất cẩn thận vậy mà vẫn có lần tôi bị chó cắn. Một hôm vừa đi tới một căn nhà kia thì bất thình lình một con chó từ chỗ đậu xe của nhà đó chạy xổ ra sủa “gâu gâu” mấy tiếng rồi nhảy táp ngay vào ống chân tôi thật là nhanh khiến tôi né không kịp. Nhưng cũng may hôm đó tôi mặc quần jean nên nó chỉ mới cắn vào quần của tôi nên chưa phạm tới da thịt. Thật là hú vía. Ngay khi ấy, ông chủ nhà là một người Việt vội chạy ra đuổi con chó vô xích lại và xin lỗi tôi rối rít. Ông nói con chó của ông bị tuột dây xích, rồi hỏi tôi có bị sao không. Tôi vén ống quần lên xem chỗ chó cắn may mắn tôi không bị thương gì ngoài việc cái ống quần hơi bị rách. Vì không bị thương nên tôi cũng không gây khó dễ gì cho ông. Đến lúc đó tôi mới để ý đến con chó đã bị xích lại ở một cái cột gần đó. Nó là một con chó không cao lắm, chỉ cao khoảng hơn nửa mét, có bộ lông vừa nâu vừa đen, và đặc biệt trên lưng nó có một hàng lông mọc xoáy vào giữa ngược lên trên trông rất lạ mắt như một cái bàn chải. Con chó thật là dữ, mặc dù sau đó đã bị xích vào một cái cột gần đó nhưng nó vẫn cứ nhìn tôi sủa mãi khiến ông chủ nhà phải nạt nó mới chịu im.

Sau lần bị tai nạn chó cắn đó, tôi và ông Tư, chủ nhân của con chó, đã trở thành đôi bạn láng giềng. Thỉnh thoảng ông mời tôi qua nhà ông uống trà hoặc uống bia nói chuyện gẫu. Sau này, khi đã quen thân ông Tư, con chó của ông đã thân thiện với tôi, không còn sủa mỗi khi tôi đến. Ông Tư, khoảng ngoài năm mươi tuổi, vốn là dân sống trên đảo Phú Quốc, vượt biên đến Mỹ từ thập niên 1980. Ông cho biết con chó của ông nuôi là giống chó Rhodesian Ridgeback có xuất xứ từ miền nam Phi Châu. Giống chó này có hình dáng rất giống với chó Phú Quốc là nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Chính vì vậy ông đã nuôi con chó này như để nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của ông.

Cũng nhờ quen với ông Tư, tôi mới được biết thêm về chó Phú Quốc. Đó là một giống chó cũng tinh khôn và độc đáo không kém gì giống chó mà ông Tư đang nuôi. Ông Tư nói, thật tiếc là hình như người Việt ít ai biết đến chó Phú Quốc. Không biết có phải tại bụt nhà không thiêng? Hay tại vì người Việt có thói quen hay sính hàng ngoại, cái gì của nội địa cũng cho là hàng lô-can thường bị chê bai, cho là kém phẩm chất, bất đắc dĩ mới sử dụng? Sự nhận xét này của ông Tư cũng đúng một phần nào, tuy không hẳn là hoàn toàn đúng. Vì ngay cả trong lãnh vực nuôi chó, nếu không phải chỉ nuôi để giữ nhà hoặc để làm cảnh (kiểng) hay như một thú vui thì người Việt cũng thường tìm nuôi những loại chó ngoại như chó Tây, chó Mỹ, chó Đức hay chó Nhật chứ ít khi nuôi chó Ta, ngoại trừ những người dân thường hay dân quê. Thật là đáng tiếc trong khi Việt Nam cũng có giống chó quý Phú Quốc rất tinh khôn mà ít người chú ý và biết đến.

Khi được hỏi thêm về chó Phú Quốc, ông Tư đã cho tôi biết thêm khá nhiều chi tiết. Chó Phú Quốc là một giống chó xuất xứ từ đảo Phú Quốc, một hòn đảo lớn nhất của nước ta nằm ở phía tây nam Việt Nam, trong vịnh Thái Lan. Từ trước đến nay, người ta chỉ biết đến Phú Quốc qua món hàng nước mắm Phú Quốc nổi tiếng mà ít để ý đến những đặc điểm khác trong đó có giống chó quý này. Ngoài ra, Phú Quốc hiện nay là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, cách tỉnh lỵ Rạch Giá khoảng 120 km, và cách Hà Tiên chỉ khoảng 40 km. Phú Quốc có diện tích khoảng 600 cây số vuông, tương đương với đảo quốc Singapore, hiện đang được phát triển để trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn. Ngoài hòn đảo chính, Phú Quốc còn có trên 25 đảo nhỏ nằm rải rác chung quanh.

Ông Tư cũng cho biết, nguồn gốc của giống chó Phú Quốc hiện nay vẫn còn đang gây tranh cãi. Người Thái có giống chó Thai Ridgeback, hay còn được gọi là TRD, hay Mah Thai hay Mah Thai Lang Ahn. Giống chó Thái này về hình dáng rất giống chó Phú Quốc nên người Thái cho rằng nó có nguồn gốc từ giống chó của họ. Người Thái cho rằng, chó Phú Quốc bắt nguồn từ chó của họ vì đảo Phú Quốc rất gần Thái Lan, là nơi các ngư phủ Thái đã từng ghé lại trên đường đi ra khơi đánh cá. Trong khi lưu lại nơi này, họ đã để lại những con chó Thái như một cách trao đổi hàng hóa với người dân trên đảo, rồi với thời gian những con chó Thái này đã sản sinh ra giống chó Phú Quốc ngày nay.


Trong khi đó, nước ta trước kia khi còn là thuộc địa của Pháp thì người Pháp lại cho rằng chó Phú Quốc có nguồn gốc từ giống chó Rhodesian Ridgeback xuất xứ từ Phi Châu khi các thương nhân Pháp ghé hòn đảo này đã dùng giống chó này để buôn bán trao đổi hàng hóa với người dân địa phương. Theo một tài liệu của người Pháp, tác giả David Livingstone trong một cuốn sách in năm 1857 cho rằng, thuở xưa những thương thuyền của người Bồ Đào Nha, Hòa Lan trên đường đi buôn bán ở vùng Đông Nam Á đã ghé vào Phú Quốc dùng chó Rhodesian Ridgeback để tặng hay để trao đổi buôn bán với người bản xứ.

Như vậy chó Phú Quốc đã xuất hiện tại đảo Phú Quốc đã khá lâu đời nhưng chưa biết rõ từ khi nào. Tuy nhiên, nguồn gốc chính xác của nó từ đâu đến thì nay vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Riêng người dân địa phương trên đảo Phú Quốc như ông Tư thì vẫn tin rằng giống chó Phú Quốc là giống chó của riêng họ; chúng phát sinh tại đảo, và có thể đã lai tạp với loại chó hoang và giống chó di cư đến từ miền Đông Thái Lan.

Giáo sư Nguyễn Văn Biện của Đại Học Cần Thơ cũng có cùng quan điểm với người dân trên đảo Phú Quốc. Để khẳng định chó Phú Quốc là giống chó của ta, ông đã bỏ công nghiên cứu trên 600 loại chó Phú Quốc để đi đến kết luận đây là giống chó bản địa tức có xuất xứ ngay tại Phú Quốc. Chúng vốn có nguồn gốc từ chó hoang và đã nhanh chóng thích ứng với các điều kiện sống bên cạnh con người. Nếu so sánh hai giống chó Phú Quốc và Thái Ridgeback về mặt thể hình thì chúng cũng có một chút khác biệt. Giống chó Thái Ridgeback trông cao lớn hơn, nó có trọng lượng trung bình khoảng 21 kg và cao khoảng 55 cm; trong khi chó Phú Quốc nhỏ con hơn, chỉ nặng trung bình khoảng 15 kg, cao 48 cm. Riêng giống chó Rhodesian Ridgeback của Phi Châu lại còn to lớn hơn nữa. Giống chó sau này giống như con chó nhà ông Tư trung bình cao khoảng 60 đến 70 cm, nặng khoảng từ 30 đến 40 kg. Cũng theo GS Nguyễn Văn Biện, vào thời điểm cách nay ba, bốn trăm năm, các ngư phủ Thái khó có thể vượt 400, 500 cây số để tới đánh bắt cá hay buôn bán ở vùng biển Phú Quốc được.

Ông Tư cũng giải thích cho tôi biết, so sánh chó Phú Quốc với giống chó Thái Ridgeback và Rhodesian Ridgeback người ta thấy chúng cùng có những đặc điểm được cho là quý hiếm như sau. Đó là chúng đều có hàng lông trên sống lưng của nó mọc ngược chiều so với phần lông trên mình nó và xoáy vào giữa (ridge) thành một hàng thẳng dọc theo sống lưng rất lạ và đẹp như một cái bờm. Trên thế giới hình như chỉ có ba giống chó này có bộ lông đặc biệt như vậy. Chính cái đặc tính lông xoáy trên lưng (ridgeback) là đặc điểm quan trọng để nhận diện và đánh giá giống chó này. Nhưng chó Phú Quốc mà không có lông xoáy thì dù tinh khôn đến mấy vẫn bị cho là chó thường, không phải là chó Phú Quốc thuần chủng.

Các lông xoáy trên lưng chó Phú Quốc chính là đặc điểm làm cho nó được yêu chuộng, nhưng hình dạng của nó cũng rất đa dạng. Lông xoáy này thường đối xứng nhau theo đường sống lưng tạo thành nhiều hình dạng khác nhau. Nó có thể là hình kim, hình lông chim, hình mũi tên, hình đàn violin, hình lá, hình (chai) bowling, hình yên ngựa, v.v... Ngoài xoáy trên lưng, đôi khi có con còn có xoáy nơi cổ và sau mông.

Về màu sắc, chó Phú Quốc cũng có nhiều màu sắc khác nhau, có thể chia ra làm 5 nhóm:

(1) Nhóm chó đen: đa số có màu đen tuyền, một số có thể có ức hoặc chân màu vàng, hoặc cả ức và chân đều vàng hay nâu;

(2) Nhóm chó nâu: màu sắc đậm nhạt giữa màu nâu và màu vàng sậm;

(3) Nhóm chó vàng: cũng thay đổi từ vàng đậm đến vàng nhạt;

(4) Nhóm chó vện: có tỷ lệ rất thấp, nhóm này có màu lông khá đặc biệt, thường là màu nâu có chen những vệt ngang màu đen;

(5) Nhóm chó xám: có tỷ lệ ít nhất, và cũng là nhóm có màu khó xác định nhất vì đây là màu biến đổi từ màu nhạt của màu đen đến hơi ngả sang màu nâu hay màu màu vàng.

Ngoài năm nhóm chính trên, chó Phú Quốc còn có một nhóm đặc biệt nữa là nhóm chó trắng tuyền hay chó lang trắng cũng chiếm một tỷ lệ khá cao nhưng người dân Phú Quốc cho rằng chúng là giống chó lai chứ không hẳn là chó Phú Quốc.

Tôi cũng không ngờ, nhờ vụ bị chó cắn mà tôi khám phá ra giống chó Phú Quốc hiếm quý của Việt Nam. Hèn gì ông Tư cất công đi kiếm mua cho được một con chó giống như chó Phú Quốc. Cũng nhờ ông Tư tôi còn được biết thêm, ngoài đặc điểm về bộ lông và màu sắc, chó Phú Quốc cũng rất tinh khôn.

Một đặc tính của chó Phú Quốc mà người dân trên đảo rất thích là nó rất trung thành với chủ và giữ nhà rất tốt. Nó có thể tự kiếm ăn bằng cách đào đất tìm những con mồi nhỏ. Nó có đôi tai nhọn vểnh lên và rất thính. Đuôi của nó cũng vậy, chĩa lên như lưỡi kiếm của dân bộ lạc. Nếu cần phải sủa, chó Phú Quốc sủa cũng hăng lắm, mỗi khi có người hay vật gì lạ xuất hiện là nó sẽ sủa ầm ĩ như để báo động cho chủ. Ngoài ra nó cũng rất hung dữ, sẵn sàng tấn công đối phương dù đối phương to lớn hơn (hèn chi tôi bị chó ông Tư táp). Vì vậy nó thường được chủ cho đi theo vào rừng để đi săn vì nó có thể bắt được những con thú lớn như nai, heo rừng, rắn độc mang về cho chủ. Nó còn biết bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ chân của nó có màng như chân vịt và bộ lông mượt sát rất ngắn nên khi ướt nó chỉ cần lắc mình vài cái nước sẽ bắn đi do đó sẽ chóng khô.

Nhờ những đặc tính như trên, theo ông Tư, ngày nay chó Phú Quốc cũng đã được nhiều người biết đến như là một giống chó tinh khôn hiếm quý. Đối với những người từ phương xa, chó Phú Quốc cũng là một món quà rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, có thể do khí hậu và thủy thổ không thích hợp nên giống chó này chưa được phát triển và nhân giống lên nhiều ở nơi khác ngoài lãnh thổ đảo Phú Quốc. Giải thích như vậy coi bộ cũng không đúng lắm vì trong khi đó, hai giống chó cùng loại với chó Phú Quốc là chó Thái và chó Phi châu thì đã chu du đi nhiều nơi trên thế giới.

Kể chuyện chó Phú Quốc, ông Tư có vẻ rất hãnh diện xem chó Phú Quốc như là một “đặc sản” của vùng đất quê ông. Trước đây người dân Phú Quốc không bao giờ mua bán chó Phú Quốc mà chỉ dùng nó làm quà tặng cho những người bạn thân quý, nhưng ngày nay việc mua bán chó Phú Quốc đã trở thành quen thuộc trên đảo.

Biết đâu, loại chó đặc biệt này khi được đưa sang Mỹ, được nuôi dạy đúng cách, sẽ thành loại chó cưng hàng đầu.

chặn kịp thời thì giống chó Phú Quốc hiếm quý kia có thể sẽ có ngày dần mai một đi thì thật là đáng tiếc!

TOÀN NHƯ

Ý kiến bạn đọc
18/02/202000:02:02
Khách
Xin chao,toi moi tau duoc mot con cho Phu Quoc 2 thang nay da duoc 4 thang mau van ven giong duc,toi da dem chich ngua duoc 4 lan ,va vi bac si thu y noi toi dem chich ngua co de nghi voi toi nen dem cho di xet nghiem DNA de tim giong dich thuc,vay xin cho y kien,thanh that cam on ( noi toi o vi BS thu y noi chi co con cho cua toi doc nhat tai thanh pho nay,chua co mot nguoi my nao co,nen vi BS dac biet quan tam toi con cho cua toi )
10/09/201701:38:18
Khách
Tôi có một chó PQ 10 tuổi, phải để lại VN không đem qua Mỹ được vì không biết làm sao đem. Nhưng chắc để vậy tốt hơn vì nó đang được nuôi rất tử tế. Nó rất nhớ tôi và trung thành. Mỗi lần tôi về nó đi theo không rời. Ai nói chuyện lớn tiếng với tôi là nó đứng dậy theo dõi. Nếu người nào cầm đồ gì của tôi đi là nó gầm gừ đòi cắn; cho đến khi thấy tôi đưa thì nó thôi. Nó có tính dữ nên đem đi Mỹ chắc có ngày mang họa. Ở đây nó cắn người thì phiền lắm. Xoáy hình mũi tên, lưỡi có đốm, dáng thẳng rất đẹp. Một người mua bán chó đem 1 xe SH; là xe rất đắt tiền để đổi mà tôi không chịu. Lúc trước, tôi đi du lịch nó nhịn đói đến khi tôi về nó mới ăn. Sau này tôi đi nhiều và lâu nên nó chỉ buồn thôi. Tôi yêu quý nó, nó là con vật vô cùng trung thành với tôi, tôi giận đánh nó hay la nó chỉ im lặng cúi đầu. Nó đã 10 tuổi nghĩ đến ngày nó mất mà xa tôi tôi buồn đứt ruột.
24/11/201216:05:30
Khách
Người miền nào không biết chứ người Nam cưng chó lắm à. Biết sao không?.
Mấy con cún thấy mình về là nó nhảy nhót mừng vui, nó cute lắm.
Có giàu đâu mà nuôi chó giữ nhà, nuôi nó cho vui nhà vui cửa.
Bộ không thấy chúng đáng yêu sao?.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,267,178
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần biên tập, chủ biên các báo Ca Dao, tuần báo Trẻ, Thời Báo... Phan cũng từng góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và đã nhận giải danh dự Viết Về NướcMỹ. Bài mới của Phan là chuyện đi coi nhà để mua tại Dallas.
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi Minh Thành từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm.". Bài gần nhất là: “Nội soi ruột già.” Bài mới được ghi là “Thuật lại lời kể của người anh họ tôi.”
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Với bài “Đoá Hồng Bạch” tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai là tác giả nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Hình bên là quang cảnh “Ngày Summer Picnic” ở bệnh viện tác giả đang làm việc. Bài viết kể về những suy nghĩ, trò truyện từ sinh hoạt vui vẻ này.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới của ông là một hồi ức thời vượt biển.
Bài viết sau đây của Phương Dung kể chuyện Viết Về Nước Mỹ 2011, đã phổ biến trên báo in, nhưng vì sơ xuất kỹ thuật, bị “thất tung” trên Việt Báo Online. Sắp tới họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12, xin mời cùng đọc lại.
Tác giả đến Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ, từng cộng tác với một số tạp chí và các trang Việt ngữ trên mạng internet. Viết Về Nước Mỹ 2012, bà đã góp hai bài viết “Tiệm Tạp Hoá” và "Người Đàn Bà Ấy Là Mẹ Tôi." Sau đây là bài viết mới nhất.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện của nhiều câu chuyện vui buồn trong nghề thông dịch.
Tác giả cho biết trước năm 75, khi còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990, hiện là cư dân Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ. Bài viết mới của cô là một chuyện tình.
Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài viết "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến