Hôm nay,  

Ngày Giỗ Của Cô

16/11/201200:00:00(Xem: 274171)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài mới của tác giả kể về một cô giáo cũ.

Tôi nhớ khi còn nhỏ học lớp hai hay lớp ba, đọc trên sách tập đọc rằng: khi đi thuyền gồm có cha, thầy, và vua, nếu thuyền bị đắm, phải cứu vua trước, xong sẽ cứu thầy, rồi mới đến cứu cha. Ô hay, thầy còn đứng trên cả cha nữa? Dĩ nhiên tôi không đồng ý. Phải cứu cha trước chứ, rồi mới đến cứu thầy. Còn vua là ai ?

Đời người ai cũng chỉ có một cha, nhưng lại được nhiều thầy cô dạy dỗ, và mỗi thầy cô, theo tôi, đều phải được kính trọng, và biết ơn như nhau. Thế nhưng, tình cảm của học trò đối với từng thầy cô thì có khác. Những năm trung học, chúng tôi có một giáo sư dạy toán, cô tên là Nguyễn Thị Tuyết Anh. Tôi có thể nói rằng, bất cứ một học sinh nào trong trường đã học qua với cô dù chỉ một lớp mà thôi, ngoài lòng kính trọng với cô như bao thầy cô khác, còn có một tình cảm lạ kỳ đặc biệt dành cho cô, cả nam sinh lẫn nữ sinh. Cô đẹp, nhưng trong trường có lẽ có cô khác đẹp hơn. Cô hiền, nhưng không dễ chút nào, lạng quạng là ăn zero như chơi. Cô dạy hay, nhưng cũng có những thầy cô khác dạy cũng rất hay, rất thu hút học sinh… Vậy cái gì đã làm cho chúng tôi kính mến cô vô ngần, dù đã ra khỏi trường mấy chục năm rồi vẫn không phai lạt? Thật khó giải thích. Tôi hỏi nhiều bạn của tôi tại sao thương mến cô Tuyết Anh như vậy? Họ đều nhún vai, không ai biết tại sao.

Theo tôi đó là cái bản sắc của cô. Cái tinh anh tiềm ẩn trong cô dù vô hình vô ảnh nhưng đã chinh phục được tất cả những học sinh của cô, kể cả những tên cứng đầu cứng cổ nhứt trường.

Cuối năm 1977, sau khi tốt nghiệp trung học chia tay mỗi người mỗi ngả chuẩn bị cho cuộc sống chông gai sắp tới, tôi và một vài người bạn khác định đưòng vượt biên nên đã sớm đi từ giả một số thầy cô cũ, trong đó có cô Tuyết Anh.

Hôm đến thăm cô và cho biết ý định, cô ôm vai tôi và nói “Chúc em may mắn. Nhớ thư về cho cô sau khi đã đến bên ấy” Tôi ra về lòng cứ thấy bùi ngùi, nghĩ rằng biết đâu đây không phải là từ giã mà có thể vĩnh biệt! Tôi phải ra đi. Không còn một chọn lựa nào khác. Và khi đã đem mạng sống đánh cuộc với số mệnh trên biển cả mênh mông, ai mà biết được chữ ngờ.

Tôi may mắn đến được bến bờ tự do, nhưng mải lo phấn đấu cho cuộc sống, cho tương lai, nên đã quên lời cô dặn và không thư từ gì cho cô cả. Mãi đến gần mười năm sau nữa, gặp lại một bạn học cũ từ VN mới sang theo diện đoàn tụ gia đình có địa chỉ của cô, nên hai đứa tôi và một người bạn nữa cùng nhau viết chung một lá thư về thăm cô Tuyết Anh.

Chúng tôi đã rất cảm động khi cô viết trả lời và cho biết thêm tin tức một số bạn cùng khóa của chúng tôi đang ở VN. Trong thư cô viết rất điềm đạm, không thấy có gì là triệu chứng của bệnh hoạn cả.

Ba đứa học trò viết lá thứ hai về cho cô hay tình hình một số học trò cũ của cô hiện nay ở hải ngoại. Bặt đi khoảng vài tháng sau tôi nhận được một lá thư từ VN gởi sang mà tên người gởi là Ngô Thanh H. chưa bao giờ quen biết. Té ra là cô con gái của cô báo cho biết cô Tuyết Anh đã bệnh và mất đột ngột mấy tháng trước. Lá thư thứ hai mà ba đứa tôi gởi đã không tới kịp. Tuy nhiên, cô con gái đã đọc và trả lời dùm mẹ. Trong thư có cả tấm hình nhỏ của cô nữa. Lá thư của cô con gái gởi báo tin đó bạn bè chung khóa chúng tôi ở hải ngoại chuyền cho nhau đọc và cuối cùng không rõ ai đang giữ .Nhưng nhớ rõ rằng, thư kể xe tang của cô Tuyết Anh đã được đưa đi ngang trường cô đang dạy, để cô một lần nữa có thể nhìn lại mái trường mà cô dạy dổ biết bao nhiêu thế hệ học sinh, và cũng là dịp cho toàn thể học sinh trường tiễn đưa cô lần cuối.

Sau này có dịp tình cờ quen cô bạn cũng là học sinh chung trường sau tôi 5 khóa, và cũng từng học toán với cô Tuyết Anh. Người này kể thêm rằng ngày tiễn đưa cô Tuyết Anh đến nơi an nghỉ cuối cùng, chính cô ta đã tham dự, và hầu như tất cả những học trò cũ dù đã ra khỏi trường từ lâu cũng thông báo cho nhau và cùng về tiễn đưa cô lần cuối. Khi xe tang đi ngang cổng trường thì tất cả học sinh cũ cũng như mới không ai cầm được tiếng khóc.

Gần mười năm sau, tôi có dịp về VN lần đầu, tìm đến nhà cô năm xưa. Tôi muốn thắp một nén nhang cho cô và nhân tiện để ý xem thầy hay các em có cần một sự giúp đõ nào đó không.Nhưng vật đổi sao dời quá nhiều, tôi kiếm mãi vẫn không tìm được nhà. Loay hoay một hồi cuối đành chịu thua.

Đây là nội dung thơ cô Tuyết Anh gởi hồi âm cho ba đứa tôi năm 1990

SàiGòn, 5/6/1990
Các em Thái, Duy, Phương

15 năm qua, cô đã gặp bao nhiêu là chuyện lạ lùng và bất ngờ xảy ra ở đây và đối với bản thân cô, trong đó lẫn lộn có chuyện vui, buồn, oán, thương… Bây giờ đây cô đã bình tĩnh lắm. Tuy vậy, cái thơ của các em lại làm cho cô vô cùng xúc động và cảm thấy mình hạnh phúc lắm. Cả cuộc đời dạy học, cô thấy mình chưa làm được điều gì tốt nhưng không tuyệt nhiên chưa có làm điều gì xấu mà lại được các em đối đãi trân trọng như vậy. Rõ ràng là mình chưa tốt bằng học trò của mình.

Ngay ở tại thành phố này cũng vậy, cô vẫn được các em học sinh cũ thỉnh thoảng đến chơi. Lúc còn ở đây Duy cũng đã an ủi cô nhiều. Thái và Phương có nhớ 2 bạn Tuấn 10 B2 không? Trung Tuấn và Minh Tuấn bây giờ là đồng nghiệp của cô đấy. Lâu lắm rồi cô có gặp Đình Thắng. Đình Cường, Mạnh Cường trước khi xuất cảnh cũng có đến từ biệt cô. Các bạn gái cùng khoá với các em cũng thường đến chơi với cô, mỗi lần như vậy thì kỷ niệm của năm học lúc “giải phóng” đó đầy sôi động và tràn ngập tâm hồn mọi người và làm tâm hồn cô trẻ lại, do đó mà cô vẫn nhớ được từng em một của 10B1 và 10B2

Bây giờ thì Thái và Phương làm gì? Có được vui vẻ không? Duy còn tiếp tục học hay đã đi làm rồi? Có dịp nào rảnh rổi cho cô biết tin tức với. Ở xứ người mà các em còn được gặp lại nhau thì thật là hay quá.

Đọc mấy dòng thơ của Thái, cô thấy tình cảm của em đẹp lắm và cô đoán là cuộc sống của em cũng khá hạnh phúc, cô mừng. Phương có sống cùng với gia đỉnh không? Cô mong em cũng được bằng lòng với hoàn cảnh của mình. Duy thì cô biết được nhiều hơn, được sang đấy với cả gia đình nên yên tâm lo cho tương lai, nhưng để sống thanh thản, Duy ạ, đôi khi mình cũng nên bằng lòng với cái mình hiện có, đừng cao vọng lắm.

Bây giờ cô đã tóc bạc trắng, có vẻ già trước tuổi, nhưng các em yên tâm cô không có gì đau khổ, chỉ có hơi cực một chút và làm việc nhiều (phải dạy thêm ngoài giờ). Các em con của cô, chúng đều ngoan, đứa lớn nhất cũng đi dạy học, 3 đứa kia còn đi học. Đồng thời với cô bây giờ các thầy cô đã tứ tán hết. Cô còn gặp cô Yến dạy Địa lý và cô Mỹ dạy Anh văn ở Marie Curie, cả hai người đều khỏe.. (À . còn thầy Điều và thầy Hòa nữa chứ, 2 ông vẫn còn bay bướm như xưa)

Cô chúc các em vui, khoẻ. Cám ơn các em đã nhớ đến cô.
Cô Tuyết Anh

Cô mất năm 1990. Mới 45 tuổi mà tóc cô đã bạc trắng. Làm sao không bạc khi cô một mình phải lo cho chồng là sĩ quan VNCH đang đi cải tạo tận một nơi xa xôi nào đó. Bốn đưá con còn nhỏ tuổi đi học. Cô còn đường nào khác hơn là phải ráng sức dạy học thêm để trang trải cho cuộc sồng. Sau này có bạn cho tôi biết cô bị tai biến mạch máu não và không cứu kịp. Thỉnh thoảng tôi vẫn tiếc nuối là trong thời gian đó, tôi vốn có thể giúp đõ cho cô phần nào. Sống chết là số phần. Có ai cãi được đâu. Nhưng ít ra chắc tôi cũng có thể giúp cô đõ phải chật vật quá như vậy.

Không biết ngày giỗ của cô, thôi thì lấy ngày 20 tháng 11 là ngày nhớ ơn thầy cô để thắp một nén hương cho cô Tuyết Anh kính mến.

ThaiNC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,261,277
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010-2011. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện ngắn của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của Tịnh Tâm là một truyện tình già dễ thương.
Chủ Nhật, 12 tháng Tám 2012, vào lúc 12:00PM, Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 6 sẽ khai diễn tại sân vận động trường Bolsa Grande, Garden Grove. Xin mời đọc bài viết về những nỗ lực “tiền đại hội” của Philato, và hưởng ứng lời kêu gọi đến với đại hội. Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. 
Lê Thị, 35 tuổi, cư dân Chicago, là tác giả có tên trong danh sách chung kết giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười hai. Với 5 bài viết đã phổ biến, hầu hết về đề tài đồng tính, Lê Thị cũng là một trong những tác giả dẫn đầu về số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ sáu.
Nguyễn Văn là tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Trong năm, ông góp 3 bài viết: “Chuyện Của Bill,” “Tôi Không Là Ai Cả” và bài thứ ba, “Ngày Tháng Buồn Hiu.”
Nguyễn Văn là tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Trong năm, ông góp 3 bài viết: “Chuyện Của Bill,” “Tôi Không Là Ai Cả” và bài thứ ba, “Ngày Tháng Buồn Hiu.” Cả ba bài đều cho thấy cách viết tinh tế và sống động.
Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Mộng Giác, tuổi Canh Thìn 1940, vừa tạ thế đúng vào năm Nhâm Thìn. Tang lễ đã được cử hành cuối tuần qua. Trong số tác giả nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2011, có người em gái của nhà văn Nguyễn Mộng Giác la Bà Sương Nguyễn.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Cô hiện là cư dân San Jose và luôn gắn bó với sinh hoạt giải thưởng Việt Báo. Bài mới sau đây kể về một họp mặt vui vẻ giữa các thân hữu Viết Về Nước Mỹ tại San Jose nhân dịp Lễ Độc Lập năm nay
Tác giả vào danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân Sacramento, California. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ mùa Mothers Day 2011, ông với bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến