Hôm nay,  

Con Gái Cà Phê

02/09/201200:00:00(Xem: 246673)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị và có tên trong danh sách chung kết giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIÌ, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

Sau đây là bài viết mới nhất.

Tôi vốn không hảo lắm với tiểu thuyết của bà Quỳnh Dao. Có đọc một hai cuốn, nhưng không nhớ được là truyện gì. Lần đầu tiên tôi có ấn tượng với cái tên Quỳnh Dao là vì bộ phim Mùa Thu Lá Bay do Chân Trân và Đặng Quang Vinh thủ diễn thời trước 1975.

Hình như lúc đó tôi học khoảng lớp7 hay lớp 8 gì đó, được mấy bà chị dẫn đi coi phim này. Về nhà tôi buồn quá, kiếm một góc ngôì thuơng xót nhân vật Hàn Ni trong phim. Thấy tôi thẫn thờ vì câu chuyện, các chị an ủi: dù sao thì Hàn Ni cũng đã chết, nhưng còn Tiểu Mi khỏe mạnh ngon lành thay thế là kết cuộc có hậu, vui vẻ rồi tại sao lại buồn? Ấy, cả mấy chị cũng không hiểu. Tôi buồn là buồn ở chỗ có hậu đó đó. Phải chi mà sau khi Hàn Ni chết rồi, Đặng quang Vinh cứ đau khổ nhớ nhung Hàn Ni đến suốt đời thì tôi đâu có…tiếc thương dùm như vầy? Đằng nầy anh ta mới gặp cô Tiểu Mi là đã xáp lá cà nhào dzô, quên mất cô Hàn Ni yếu ớt bệnh hoạn. Tôi có cảm tưởng là Tiểu Mi đã chiếm đoạt Đặng quang Vinh của Hàn Ni một cách tàn nhẫn. Ôi bà Quỳnh Giao thiệt là bất công nên để cho Hàn Ni bị phụ tình. Thương qúa Hàn Ni ơi!

Từ Hàn Ni tôi đâm ra mê tài tử Chân Trân luôn. Không biết là tôi mê Chân Trân hay là cảm Hàn Ni, nhưng chắc chắn không phải là Tiểu Mi đâu nhe. Và kể từ dạo ấy, hể phim nào có Chân Trân đóng là cũng nhịn ăn nhịn uống để kiếm một cái vé đi coi cho được.

Tài tử Chân Trân bây giờ nghe nói đã sang Mỹ ở đâu đây gần Hollywood, đâu có xa xôi gì. Tiếc rằng mối tình năm xưa đã chôn vào dĩ vãng. Riêng bà Quỳnh Dao vì vẫn còn duyên còn nợ dài dài với tôi nên bà lại cho ra đời một nhân vật lừng danh khác: Hoàn Châu Cát Cát.

Khác với lần trước, lần này người xem và mê như điếu đổ lại là… bà xã. Lúc bộ phim Hoàn Châu Cát Cát đang thịnh hành trong cộng đồng người Việt thì vợ tôi đang ở nhà chuẩn bị cho ra đời bé Tường Vân. Rảnh rỗi không biết làm gì, nàng ra tiệm Video khiêng về một giỏ Hoàn Châu Cát Cát để nhâm nhi qua ngày giờ. Vợ xem thì mình cũng xem. Nhưng thú thật, coi thì có coi, thích thì có thích, nhưng tôi vẫn chung tình với mối tình đầu Hàn Ni thôi, còn cô Hoàn Châu nhí nhảnh này thì để dành cho vợ.

Biết trước là con gái sắp ra đời nên vợ tôi mặc sức mà sắm sửa “nữ trang” cho con, đặc biệt là lược và nơ kẹp tóc. Chỉ có điều ngộ nghĩnh là con gái không hiểu ý má nên sinh ra với mái tóc rất khiêm nhường, lơ thơ có vài sợi… dù má đã hăm hở sắm một lô kẹp tóc thật đẹp sẳn sàng làm duyên cho con. Phải đợi tới mấy tháng sau, tới cái ngày mà vợ tôi gom đủ tóc để có thể gắn được cái nơ con bướm màu tím lên đầu của con và bồng ra khoe với ba… ôi thiệt là cảm động làm sao. Nàng sung sướng, say sưa nhìn con như thể mấy tháng nay nó là con …gì, bây giờ mới thành con gái!


Nơ trên đầu thì gắn được rồi, ngặt vì tóc con còn ít qúa nên nơ cứ bị tuột lên tuột xuống làm nàng cứ phải đi kiếm đi tìm, than than thở thở: cái nơ mới đó mà…rớt đâu nữa rồi!

Cám cảnh sinh tình, tôi bèn làm mấy câu:

Tường Vân Cát Cát mất cái nơ!
Mua từ WAL-MART dệt bằng tơ
Ai mà lụm được cho xin lại
Cát Cát đền ơn một…cục bơ

Vợ tôi đang ẵm nựng con bỗng nhiên cũng cao hứng phụ họa, rằng:

Tường Vân con gái cục cưng cưng
Ba ba má má nựng nừng nưng
Hai bên nội ngoại cưng…như trứng
Ru con má hát tứng từng tưng

Tôi không chịu. Ủa, đàn thì mới ra tứng từng tưng, chứ hát gì mà …tứng từng tưng
Nàng vẫn ẳm con đong đưa tiếp tục hát ru “Ầu ơi…má hát cho con má nghe, mắc mớ gì đến ba mà ba thắc mắc…ầu ơi… tứng từng là tửng từng tưng…”
OK!

Con gái càng lớn càng gắn bó với ba. Con gái rượu đó. Nhưng tôi không uống rượu nên nó thành con gái cà phê.

Từ năm lên 4 hay 5 tuổi gì đó, con đã có duyên với cà phê rồi.

Một lần vợ đi vắng, tôi mang con theo tới quán cà phê để nó ngồi bên cạnh và quay qua mãi mê nói chuyện với một người bạn trong quán. Đang say sưa với câu chuyện, bỗng nghe vài âm thanh lạ phía sau. Tôi quay lại và bắt quả tang con gái ôm ly cà phê sữa đá của ba say sưa hút hết cà phê trong ly hồi nào không biết, đến khi chỉ còn lại cục nước đá nên tạo nên âm thanh “ rột rột…” May mà cà phê cũng đã nhạt chỉ còn sữa ngọt nên con gái tôi sau đó vẫn tỉnh bơ như mới uống nước cam vậy. Tôi thì vừa hoảng hồn vừa…tức cười.

Mỗi sáng tôi đều chở con đi học trước khi đến sở làm. Và chỉ trừ những khi đi hơi muộn phải vội vã đến trường, còn ngoài ra cha con tôi thường dừng lại quán Cà phê StarBucks gần nhà. Một ly cà phê cho ba và một ly Chocolate cho con gái.

Hai cha con ghé tiệm đều đặn và bao giờ cũng chỉ mua như vậy thôi, nên mỗi lần chúng tôi ghé qua, không cần phải order mà mấy cô hàng cà phê dễ thương của quán đã biết và làm sẵn hai ly cho hai cha con.

Gần đây, sau khi đã thưởng thức xong ly chocolate của mình, con gái bắt đầu “xâm lăng” ly cà phê của ba. Ban đầu chỉ xin nhắp nhắp thử cho biết, rồi càng ngày mức xâm lăng càng tăng tốc…

Một hôm, tôi ra cửa định tới STARBUCKS mua cà phê, con gái lật đật đòi đi theo. Nó nheo mắt long trọng nói bữa nay muốn mua hẳn một ly cà phê. Loại cà phê decaf thôi, nhưng là một ly của nó. Không muốn uống ké của ba nữa. Tôi hỏi má có cho con uống cà phê không. Ai ngờ vợ tôi đứng gần đó nghe và lườm cả hai cha con “Thôi đừng có giả bộ nữa. Má biết ba tập cho nó uống cà phê cả tháng nay, bây giờ nó quen rồi lại bày đặt hỏi.”

Thiệt là oan uổng. Đó là nó đòi mà, nào phải tôi tập cho nó đâu?
...
Sáng nay tôi lại chở con đi học.
Ngày khai trường đầu năm.
Ghé lại tiệm cà phê STARBUCKS đầu ngỏ.
Ba một ly, con một ly.
San Jose chưa vào thu nhưng buổi sáng sớm đã bắt đầu se se lạnh.
Hương cà phê thơm ngát đầy xe.
Tôi hớp một ngụm, “khààà” một phát.
Con gái ngồi bên cạnh cũng nhắp một miếng và bắt chước “ phààà” một hơi.
Ôi Cà phê! Cà phê!
Con gái cà phê của ba.

ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
04/09/201206:35:29
Khách
Hay quá !
14/09/201204:13:48
Khách
Cám ơn các bạn Nam Lê, tuân trân, và thule đã chia sẽ .
29/09/201221:50:44
Khách
Bài viết duyên dáng đáng yêu quá ,không biết nhờ văn tài của tác giả hay là nhờ Cà phê Cát Cát?

Ai cũng thương yêu con cái,nhất là mấy cái loại "rượu" hay "cá phê" như thế này nhưng với tác giả;tôi không chờ đợi để đọc "Con gái Rượu" thứ thiệt đâu nha ông.

Cám ơn đã chia xẻ không khí gia đình hạnh phúc.
04/09/201206:33:24
Khách
Hình ảnh một gia đình hạnh phúc
người cha thật dễ mến
người mẹ thật dễ thương
tôi khoái con bé cà phê lắm!
Cám ơn người cha .
02/09/201214:55:17
Khách
Xin cám ơn tác giả!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 93,254,429
Tác giả là một cựu sĩ quan CSQG/VNCH, tù “cải tạo” gần 7 năm, định cư tại Nam California từ năm 1991 theo diện HO5. Cựu nhân viên Material Specialist (công ty ALCOA) đã nghỉ hưu năm 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả sinh năm 1950, tốt nghiệp đại học 1972, công chức VNCH. Từ 1975, tù cải tạo 33 tháng. Sau đó lăn lộn kiếm sống tại quê rẫy vùng Bà Rịa Vũng Tàu, sang Mỹ theo diện IR5 (con bảo lãnh cha mẹ) vào cuối năm 2008,
Tác giả định cư tại Miami Township-Dayton, Ohio, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm với bài “Còn Mãi Những Mùa Đông”. Bài sau đây được tác giả ghi nguyên văn: “Viết cho Father's Day năm nay, con có cha như nhà có nóc!”
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Ông là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu.
Tác giả định cư tại Mỹ từ 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Song Lam là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O. 38 năm sau 30 Tháng Tư 1975. Sau đây là bài mới của Song Lam, nhân Ngày Fathers Day sắp tới.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân San Dimas, CA. Trước tháng Tư 1975, tại Sài gòn, cô từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết thứ ba của Tôn-Nữ Thu-Dung. Mong cô tiếp tục viết.
Tác giả tên Trương Như Thảo sinh năm 1971, tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế trong nước, sang Mỹ theo diện bảo lãnh đầu năm 2012, hiện là cư dân của thành phố Garden Grove,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012 với bài "Cô Em Cùng Dòng Khác Họ," kể về người con gái vị thuyền trưởng Đại Hàn từng cứu mạng các thuyền nhân Việt trên Biển Đông và là khách danh dự tại Little Saigon.
Tác giả hiện là cư dân Garden Grove, CA, cho biết ông là một sĩ quan Trừ bị Chủ lực quân VNCH. Sau 30/4/75 thọ nạn tù “cải tạo” 6 năm.
Nhạc sĩ Cung Tiến