Hôm nay,  

Coronary- Tình Đã Xót Xa

06/01/200400:00:00(Xem: 172580)
Người viết: HÀ KIM
Bài tham dự: 436-974-V7271203

Hà Kim cư trú tại San Jose, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ có nội dung nhẹ nhàng mà đằm thắm, duyên dáng. Với bài viết mới này, bà ngỏ ýø mong người đọc khắp nơi lưu tâm hơn tới căn bệnh cao huyết áp và tim. Và ghi thêm “muốn nói lên lòng biết ơn hệ thống cấp cứu thần tốc và nền y khoa tiên tiến nhất thế giới đã cứu sống bao sinh mạng cư ngụ trên đất Mỹ”.
*
Suốt đêm, ông không ngủ được, cơn tức ngực cứ đến liên tục. Ông khó thở, cổ họng như mắc nghẻn. Ông ngồi thẳng, dựa lưng vào thành giường, cố gắng hít thở thật sâu. Cơn đau dịu xuống, lát sau lại tái phát. Ông nhủ thầm "không sao, rồi sẽ hết như mấy tháng qua". Ông đã giấu bà những lúc đau khắc thường này. Ông sợ bà lo âu cũng có. Có lẽ, điều ông ngại hơn, bà sẽ hối thúc ông lấy hẹn đi check cái body còn cường tráng của ông. Chán lắm. Bà cằn nhằn hoài "đàn ông sao lười biếng gặp bác sĩ, chẳng như tui, hằng năm check, không thiếu...món nào."
Buổi sáng sớm, đi làm trước, bà vẩy tay chào tạm biệt. Ông đùa vui: "see you chiều nay". Bao giờ ông cũng có câu nói nửa Mỹ nửa Việt như vậy. Rồi ông cũng thức dậy, cảm thấy khoẻ bình thường. Lên xe, chọn một dĩa nhạc vui, ông thật lạc quan yêu đời. Khi nền kinh tế Mỹ suy thoái tận đáy vực mà ông còn được cái job để đi cày. Thiệt là may mắn!
Lần này, sự khoẻ khoắn không lâu. Buổi cơm trưa thình lình phải chấm dứt. Cơn nghẹn cổ ập đến, ông ôm ngực gắng thở sâu. Suýt nữa làm ông quyết định sai lầm "lái xe về nhà ngay" . Bạn bè khuyên và dìu ông nằm nghĩ tạm trên bàn ở góc phòng giải lao. Tình trạng càng lúc càng tồi tệ hơn. Những đợt ngộp thở gần nhau hơn, lồng ngực đau thắt, mồ hôi ướt đẫm người. Dù không nhìn thấy nhưng ông cũng có thể hình dung gương mặt mình -xanh như tàu lá- . Hồi còn ở quê nhà, vài lần ông đã chứng kiến cảnh người "trúng gió độc" ngất xỉu và...đi luôn. Hốt hoảng, ông đưa tay sờ lên mặt, không còn cảm giác. Ông gắng la to, kêu cứu. Những người bạn đồng nghiệp chạy vội đến, vây quanh. Kẻ bóp tay chân, người làm vài động tác hô hấp trên ngực. Tiếng hòi hụ của xe cứu thương đang tiến vào. Rất nhanh chóng, chưa tròn 5 phút gọi đường phone 911 khẩn cấp, những bước chân vội vã của bác sĩ, y tá cấp cứu đã đến bên. Ông chưa ngất xỉu, còn nghe tiếng hỏi "ông có thường xuyên khó thở như vầy không". Ống nghe đặt khám nơi vùng ngực. Ông được ngậm liền hai viên thuớc màu hồng. Và chốc sau còn đuợc phun một luồng thuốc dưới lưỡi. Ông dễ thở hơn. Hai y tá đạt ông lên băng ca, cài dây an toàn và chuyển đi. Trên xe cứu thương, ông được chuyền nước biển, ngậm thêm 2 viên thuốc và phun thêm 1 lần thuốc dưới lưỡi nữa. Ông khoẻ dần, và còn tĩnh táo nghe được lời nhắn của người y tá vào điện thoại ở nhà ông "tên họ ông và hiện ông đang trên dường di chuyển về phòng cấp cứu bệnh viện..." Bất chợt, ông quên hẳn bệnh trạng của mình. Ông lo lắng, không biết con gái ông có về nhà kịp nghe lời nhắn, thay ông đi đón bà tan làm về hay không.
Cũng vào giờ này, bà vừa tan ca. Bà nhởn nhơ ngồi ăn quà vặt và thong thả ngồi đọc báo. Thình lình, người bạn đồng nghiệp chạy vội đến, báo tin: "chị ơi, có phone gọi chị, nhình như ông xã chị phải cấp cứu ở bệnh viện."

Bà hốt hoảng, đứng bật dậy, chân chạy nhanh về văn phòng. Dòng suy nghĩ của bà: "đáng lẽ ông đang trên freeway đến đón bà, vậy là tai nạn đã xảy ra. Trên đường cao tốc, vậy là ông tiêu sinh mạng rồi!" Bà choáng váng mặt mày, tay run rạy cầm phone. Tiếng con gái vang lên, trấn an bà "Ba mệt từ nơi làm đuợc đưa vào bệnh viện. Mẹ chờ chốc lát, con đưa Mẹ vào thăm Ba.". Từ parking ở bệnh viện, hai mẹ con chạy vội vào dãy phòng cấp cứu. Phòng thiết kế rất dã chiến-chỉ là những tấm màn ngăn, rèm được kéo nửa, rất tiện cho người nhà nhận diện bệnh nhân. Mắt bà mờ lệ khi nhìn thấy ông nằm dài trên giường, dây nhợ lung tung, nào dây chuyền nước biển, nào dây nối vào điện tâm đồ...Vẻ mặt mệt mỏi, ông cũng gượng cười "hai mẹ con đừng lo lắng quá. Tôi đã khoẻ. Bác sĩ gia đình và bác sĩ chuyên khoa tim mạch cũng đã đến khám cho tôi rồi." Tuy nhiên, viên bác sĩ bệnh viện bưuớc vào thông báo "nhịp đập của tim có vấn đề, ông phải nằn lại đây để bác sĩ theo dõi suốt đêm nay." Lát sau, ông được chuyển vào phòng chăm sóc, theo dõi đặc biệt. Bà gọi thức ăn tối cho ông. Bà lo lắng không yên, bắt ông cử động tay chân, đưa tay lên cao, co chân rồi dũi thẳng. Qua cơn mệt ngất, ông đã tươi tỉnh, giễu cợt "đừng lo bà ơi. Toàn body của tui nơi nào cũng work..ngon lành hết!" Dù ông hối thúc hai mẹ con nên về sớm nghỉ ngơi nhưng mãi đến 12 giờ khuya bà mới ra về.
*
Sáng sớm, bác sĩ chuyên khoa đã vào thăm và thông báo:
-Có thể ông đã bị Coranary-có nghĩa là chứng tắc nghẽn động mạch vành do máu bị đông cục, làm tổn thương tim. Cần làm một cái test để chẩn đoán chính xác. Nếu đúng bệnh thì sẽ làm phẩu thuật thông tim luôn.
Ông nằm lặng người sầu muộn. Ở một bài báo đâu đó đã đọc, ông nhớ lại có 3% tử vong trong các ca thông tim. Ông rên thầm: "Đừng nha, tui chưa quá già. Tui còn yêu đời lắm! Qua Mỹ mấy năm, tui chỉ tối mặt tối mày đi cày, chưa hưởng thụ gì hết mà!"
Ông cũng chợt hối tiếc đã cãi lời bà. Từ ngày ông bị cao huyết áp, thường xuyên nhìn mâm cơm chỉ có rau đậu, tàu hủ, ông luôn giận dỗi "Cai thuốc lá, bỏ rượu, ăn uống đạm bạc như vầy còn gì vui thú trên cõi đời này hở bà"" Còn nữa, dù ăn hạn chế, ông vẫn lên cân, con gái mua tặng bố cái máy tập chạy bộ. Ông tập khoảng 1 tuần rồi quên luôn. Giờ có ân hận cũng muộn mất rồi. Dù sao, ông cũng phải phone về nhà.


Bà được tin chẳng lành, dặn lòng "phải bình tỉnh, sắp đặt việc nhà!." Nhìn quanh nhà vắng vẻ, bà cảm thấy hiu quạnh quá!. Bà vội truyền lệnh đến hai con-"Trưa mai, có thể ba phải phẩu thuật thông tim, Mẹ sẽ xin nghĩ phép 1 tuần. Mẹ muốn cả nhà có mặt đầy đủ bên Ba. Tiền bạc từ từ kiếm cũng được. Dù bận rộn đi cày cực nhọc, ta phải biết dành thì giờ chăm sóc người thân, nhất là trong những giây phút trọng đại và hiểm nguy như thế này."
Ông thật cảm động đón vợ con đến thăm. Mỗi người đi làm giờ giấc khác nhau, hiếm khi gia đình được sum họp đầy đủ như sáng nay. Đứa con gái lên tiếng: "Nền y khoa ở Mỹ tiên tiến nhất trên thế giới, Mẹ đừng lo thái quá, Ba hãy an tâm điều trị bệnh." Thằng con trai mộc mạc hơn nhắn gởi: "Ở đây thuốc men rất tốt, ăn uống đầy đủ, Ba sẽ chóng hồi phục. Đừng sợ nha, Ba!"

Cả ba mẹ con đưa ông vào tận phòng tiền giải phẩu, ông giơ tay vẫy chào tạm biệt. Trước đó, ông đã đuợc cô y tá phát cho xấp tài liệu, giải thích khá tường tận tiến trình của ca phẩu thuật, có kèm hình ảnh rõ rang nữa. Nhờ đó ông có thể mơ màng biết được những bước làm việc của bác sĩ và 3 y tá. Ngực ông được gắn máy thu hình truyền lên 3 màn ảnh lớn xung quanh. Ông không thể nhìn thấy trên màn ảnh nhưng một cái nhói đau dưới bụng, ông cũng biết được động mạch vừa bị cắt. Thuốc cản quang và dụng cụ dò tìm nơi bị tắt nghẻn đang chạy nhanh về tim. Ông không bị chụp thuốc mê nên vẫn tỉnh táo nhận ra như có 1 luồng máu nóng chảy về trái tim đang đập thoi thóp của mình.
Ông nhắm mắt và thầm cầu nguyện. Những giây phút này, vợ con ông được đưa ra ngoài xa, cuối dãy hành lang hẹp. Phòng chờ đợi rộng lớn, được trang trí trang nhã. Vượt ngoài khung kính là vườn hoa với muôn màu sắc rực rỡ. Cảnh trí thật ấm cúng nhằn tạo cho người chờ đợi bình tâm và thoải mái. Thế nhưng bà đứng ngồi không yên, bồn chồn lo lắng. Hai con đưa bà vào gian hang kế bên chọn tặng phẩm cho ông. Một giờ chờ dđợi như dài đăng đẵng cũng trôi qua. Ba mẹ con được thong báo, trở lại phòng giải phẩu. Viên bác sĩ đẩy cửa bước nhanh ra ngoài, nói gọn nhẹ: -"Thành công tốt đẹp, ông nhà cần ăn uống kiên cử, tránh lên cân, và uống thuốc 1 thời gian." Đoạn ông xoè ra 2 bức ảnh, giải thích những điểm ghi sẵn "3 nơi này đã bị nghẹt, thông xong."
Bà chân thành nói lời cảm ơn bác sĩ. Vài phút sau, ông được đẩy ra ngoài. Ánh mắt bơ phờ mệt mỏi của ông chợt rớm lệ cảm động khi con gái trao lẵng hoa tươi thắm với lời chúc "sớm bình phục". Bà choàng vào cổ tay ông vòng chuỗi hạt. Ông thì thầm: "Tui chưa muốn tu đâu bà ơi." Bà bóp nhẹ tay ông "Ái chà! chuỗi hạt không phải màu nâu sư cụ mà màu đỏ chiến thắng đấy!. Nợ trần, ông chưa thoát đuợc mà!
Xuất viện, về nhà, ông phải uống 5 loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Aspirin tránh đông máu, thuốc giúp tan mỡ, thuốc hạ huyết áp, thuốc dưỡng tim. Sau một tháng ông phải lấy hẹn để tái khám. Ông không ngần ngại nêu lên nổi băn khoăn của mình "Có khả năng thong tim lần nữa không". Và làm sao phục hồi lại sinh lực đàn ông như xưa"." Bác sĩ đã cười thoải mái và giải thích cặn kẽ: "Những ngưòi có bệnh tiểu đường và những người có động mạch hẹp thì sẽ có nguye cơ bị nghẽn và thong tim nữa. Còn ông không bị tiểu đường, mạch to nên không đáng ngại. Đàn ông trên 40 tuổi đã bắt đầu có triệu chứng lão suy." Mỗi 3 tháng định kỳ ông cần check lại trái tim không ngủ yên của mình. Ngoài ra, ông cần tuân thủ chế độ ăn uống một cách triệt để. Ăn nhạt, hạnh chế tối đa thịt, chỉ dùng tàu hủ, các loại đậu, rau quả và trái cây. Buổi cơm chiều, ông thêm 1 ly nhỏ rượu nho để giúp nhịp tim tốt, và chống tắc nghẻn mạch vành. Mỗi sáng, ông mang đôi giày bata mới, đi bộ 1 vòng khu phố gần 1 tiếng đồng hồ. Hít thở khí trời trong lành, tâm hồn thơ thới, ông xuýt xoa "Ở Mỹ, không chạy đua với thời gian, được đi bộ thong thả, quả là một điều hạnh phúc."
Bảy tuần dưỡng bệnh qua nhanh. Mọi người vui mừng, chào đón ông trở lại làm việc. Đến giờ cơm trưa, bọn trẻ thầm thì hỏi: "Tụi con thấy bố làm việc hãng vẫn còn ngon lành. Vậy..việc nhà bố làm còn phong độ không"." Như đánh thốc vào nỗi đau âm thầm và có lẻ sử dụng tiếng Anh để diẽn tả nổi lòng hơn, ông guợng cười trả lời "Hồi bố còn trẻ thì one time one day, sau khi uống thuốc hạ huyết áp thì once a wêk. Bây giờ thì once a month, later chac bố không dám nghĩ đến, chừng đó...chết chắc sướng hơn các con ạ!"
Các bạn ông đợi đổ bệnh rồi mới cùng chia xẽ..nỗii mất mát, phỏng có ích gì! Tiện thể ông khuyến cáo: "Đốt thuốc liền tay, mỗi cuối tuần say xỉn luôn. Ăn trưa cứ cầm cái McDonald để body lên cân tới tới. Đó là nguyên nhân chính gây cao huyết áp, rồi nghẹt tim, rồi đột quỵ."
Ông mang bộ mặt ảm đạm về đến nhà. Bà lo lắng thăm hỏi: "Liệu còn làm việc nổi khômg, hay ông xin hưu non đi". Giọng buồn thiu, ông đáp: "Tui cũng còn đủ sức cày ruộng xa. Thế mà cày ruộng gần lại yếu xìu rồi bà ơi!" Bà bật cười, ôm vai ông an ủi: "Ôi chao, mấy mươi năm vui sướng chưa đủ sao mà ông còn hối tiếc. Trời cho bao nhiêu hưởng bấy nhiêu ông ạ! Nếu không đuợc cấp cứu và thông tim kịp thời chắc bây giờ mồ ông xanh cỏ rồi!"
Nay ông mới thấm thía lời ông bà xưa dạy con cái: chọn vợ gả chồng nên "xứng đôi vừa lứa". Bà thiệt "vừa lứa" với ông, giờ này, mà bà còn trẻ trung thì ông khốn khổ. Ông cũng nhớ lại lời một danh ngôn nào đó: "đằng sau sự thành công của đàn ông là hình bóng của người đàn bà"; nay ông sửa lại: "đàng sau sự an lạc của cụ ông là bóng dáng của cụ bà"
Dù lòng đã dịu xuống, nỗi đau ông cũng than thầm "Coranary, ôi! Coronary! Tình đã xót xa."
San Jose, Nov 2003
HÀ KIM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 46,742,543
Ông Năm Thơ không chắc chắn ông đã nể sợ thằng Cu Trắng tức thằng Michael, con trai ông, bắt đầu từ lúc nào, có lẽ khi nó lên 7 tuổi, vào đúng cái ngày ông cho hai mẹ con bà Mỹ đen Christina quá giang xe hơi đến sở welfare, nhân dịp ông chở bà Thơ và nó đi điều chỉnh giấy tờ nhận phiếu thực phẩm.
Từ ngày qua Mỹ trong những lúc nhàn rỗi, tôi thường mở TV đài Mỹ để tập nghe, tập hiểu được tiếng Mỹ. Tôi thích những show vui cười của họ nhất là cái show "Kids say kids said' gì đó của ông tài tử da đen Bill Cosby. Tuy hiểu lõm bõm thôi song tôi cũng cảm thấy vui vui trước những câu nói ngộ nghĩnh của trẻ con Mỹ.
Cứ mỗi lần nghe người nào đó nói họ mới đi du lịch Hawaii về với vẻ mặt vênh váo là tôi đã thấy ghét, nhất là khi họ biết là tôi chưa từng đi tới Hawaii lần nào thì thường lấy giọng thương hại mà khuyên bảo nọ kia. Rằng thì là sống ở xứ Mỹ mà không đi tắm biển ở bãi Waikiki thì "Ngố" lắm.
Vân mở mắt, nhìn quanh. Buổi sáng yên tĩnh làm sao. Căn phòng của Vân vẫn còn chìm một phần trong bóng tối. Vân liếc nhìn cái đồng hồ báo thức ở trên bàn gần đó, mới hơn 6 giờ sáng.
Trong khi nhiều quý ông từ Mỹ về Việt Nam tìm người tình trăm năm, có anh Trương Chi ở tại quê nhà may mắn cưới được một nàng Việt Kiều Mỹ trẻ đẹp.
Trong dịp Lễ Tạ Ơn vừa qua, tôi được mời tới tham dự một đêm họp mặt các bạn cũ quen thuộc. Đây là một truyền thống được tổ chức hàng năm cứ vào dịp Lễ Tạ Ơn của các gia đình Việt Nam cư ngụ tại vùng Princeton New Jersey. Để cho việc tổ chức đỡ tốn kém, tiết kiệm thời giờ và đỡ vất vả trong việc bếp núc, tham dự viên mỗi gia đình tự động đem một món ăn hoặc bánh ngọt hoặc trái cây tùy tiện.
Năm mới đã và đang về , trên đất Mỹ trời đêm thật lạnh. Hắn vẫn lái xe quanh quẩn trên đường, mặc cho một giờ đêm lững thững trôi qua. Đường phố xe cộ vẫn qua lại khá đông, những ánh đèn đường sáng vừa đủ như len lỏi dõi nhìn khắp nơi. Xa xa là những căn nhà được trang hoàng bằng những dàn đèn trang trí Noel, lấp lóe đủ màu sắc như những ánh sao đêm tỏa sáng từng lúc.
Sáng ngày 26/11/04 tôi dậy sớm hơn mọi ngày để kịp đến điểm hẹn trước 8 giờ. Con gái cũng đã dậy lo caphê cho bố và xếp quần áo ấm vào vali, một bộ đồ mặc đi đường vì ngoài trời rất lạnh, lại có gió lớn, nên phải mặc như người vùng Esquimo".... Đúng 7 giờ 30 con gái đưa bố đến nhà cô Ngoan bạn đồng nghiệp, nơi tập trung các bạn để lên đường. Anh Chương ra đón, vợ lo dọn điểm tâm cho các bạn.
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến