Hôm nay,  

Hình Bóng Cuộc Đời

19/12/200600:00:00(Xem: 233304)

HÌNH BÓNG CUỘC ĐỜI

Người viết: XUÂN MAI

Bài số 1156-1765-476-vb2181206

Tác giả Xuân Mai cùng gia đình định cư tại Pháp. Lần đầu dự viết về nước Mỹ, bà gửi ba bài viết ngắn, vừa kể chuyện vừa chia sẻ những quan niệm về cách sống hạnh phúc. Sau đây là bài thứ nhất trong loạt bài của bà.

*

Sức khỏe là một phần tối ư quan trọng trong đời sống con người. Chúng ta ai cũng hiểu biết, nhưng bạn không thể hình dung sức khỏe đã ảnh hưởng trên con người đến mức độ nào!

Cách đây hơn một tháng tình cờ tôi gặp lại một người khách hàng, một cô gái Pháp trẻ, trên dưới 25 tuổi, sau một thời gian bặt tin cô đã lâu. Gương mặt và vóc dáng của cô tôi nhớ rất rỏ, vì cô là một thiếu nữ rất đẹp, nét đẹp mảnh khảnh, trong sáng và quyến rủ, trên môi lúc nào cũng tươi cười. Tuy cùng là phụ nữ, nhưng tôi rất thích ngắm kín đáo những cô gái trẻ đẹp, có nét đẹp tự nhiên. Vì tuổi trẻ và sắc đẹp mang đến cho tâm hồn chúng ta cả một mùa xuân rực rở, phải không bạn"

 Chúng ta một khi yêu thiên nhiên, âm nhạc hay những gì thuộc về nghệ thuật..., chúng ta chắc sẽ xao động khi thấy cái đẹp của tạo hóa, tỏa ra từ tâm hồn hoặc thể chất.

Vừa gặp lại cô thiếu nữ trẻ tuổi này, tôi sửng sốt nhưng ráng giữ bình tĩnh và dằn lòng để tiếp chuyện cô. Trong lúc đó như ai thầm bảo tôi: tình người không có biên giới,  không phân biệt nguồn gốc dân tộc.

Còn đâu mái tóc vàng óng ánh, phủ kín bờ vai!

Còn đâu đôi mắt trong xanh với nụ cười xinh xắn!

Cuồng phong của cơn bão Katrina ác nghiệt đang thổi qua đời cô! Tim tôi như ngừng đập khi nghe cô bùi ngùi kể cô đang đối diện với cơn bệnh nan y.

Lặng người trong giây lát, tôi khuyên cô nên sống với tâm bình thản và đừng bi quan. Rồi tôi kể cho cô nghe câu chuyện người bạn tôi bị cancer cách đây 15 năm nhưng hiện tại vẫn khỏe mạnh, dù bị bịnh nan y nhưng cô vẫn sống một cách lạc quan.

Không ngờ câu nói ấy của tôi trong một khoảnh khắc, giúp bông hoa kia  trở nên khởi sắc, mang nhiều niềm tin vào cuộc sống.

Cô tươi cười và hỏi tôi về đạo Phật. Cô cho biết cô bắt đầu tìm hiểu đạo Phật khi biết mình bị bịnh. Cô rất vui vẻ, say mê khi kể về cuộc đời Đức Phật. Tôi vui lây dù rằng tôi không trả lời được hết các câu hỏi về Phật Giáo của cô. Trong bụng tôi nghĩ thầm, chắc về nhà tối nay hỏi lại Ông Xã giải đáp về triết lý cao siêu của đạo Phật, liệu «nhà » tôi có trả lời được không!  

Trên  đường lái xe về nhà hôm đó, lòng tôi vẫn buồn man mác. Tôi không lái xe thẳng về nhà, mà thả xe chạy dọc theo bờ hồ, cách không xa nhà tôi lắm. Nhìn nước hồ phẳng lặng, buổi chiều hoàng hôn xuống thật đẹp, tâm hồn tôi xúc động. Tôi ước gì lúc này được nghe tiếng đàn piano của  Richard Clayderman, những bài như « Les derniers jours d'Anastasia Kemsky » hoặc « River of no return »... để quên đi nổi buồn của một người khách trẻ.

Vừa về tới nhà, thấy nét mặt không vui của tôi, ông xã tôi và hai con bèn hỏi, tôi liền kể về câu chuyện đã qua. Ông xã tôi không lạ gì bản tính nhiều cảm xúc của tôi, bèn nói:

" Về nhà em nên quên hết chuyện buồn của khách hàng. Cuộc đời sinh ly tử biệt ai tránh đuợc."

Câu nói là một lời khuyên, chợt nghĩ tới hạnh phúc vợ chồng, còn thời gian thì chúng ta phải biết  tận hưởng những gì mình đang có trong giây phút hiện tại.

Tuần sau hai vợ chồng chúng tôi có dịp lại đi nhảy đầm và ca nhạc sống, trong club những cặp vợ chồng Việt Nam tuổi hồi xuân. Đây là một môn giải trí mà cả hai chúng tôi đều thích.

Khiêu vũ giúp chúng ta giữ được sự vui tươi,  trẻ trung trong tâm hồn, lẫn hình thức, nhất là phụ nữ, không quên chăm sóc bề ngoài của  mình.

 Tựa đầu vào vai ông xã, tôi nói:

"Em và anh tuần sau đi chơi nhảy đầm rồi. Em thích mãi mãi là vợ và cũng là người tình bên anh cho đến cuối đời".

Lời nói ngọt ngào, tình tứ đó làm ông xã tôi cảm động,  âu yếm bảo tôi:

"Lúc nào trong tim anh chỉ có một mình em thôi. Anh thương em từ buổi đầu tiên gặp gỡ".

Càng lớn tuổi, chúng tôi thường hay biểu tượng sự thương yêu bằng những lời nói hay lặp lại, những lời an ủi và chia xẻ, để cùng nhau chung vui trong cuộc sống.

Một con người mà trái tim biết yêu thật sự, phải biết sống, yêu thương và làm hết sức mình cho cuộc sống hiện tại. Thực tế cuộc sống  trước mắt nếu bạn muốn trốn tránh, để tìm quên lãng và sống về những kỷ niệm ở quá khứ, chính là bạn muốn quên đi trách nhiệm, không hẳn bạn đã yêu quá khứ"

Một tâm hồn yêu thương, biểu hiện ngay trong cuộc sống hiện tại, lúc nào cũng có một cách sống tích cực hòa hợp cho mình và những người mình thương yêu.

Những kỷ niệm tuổi xanh là những dòng sông đẹp, cho ta thêm phần cảm hứng trong cuộc sống muôn vẻ, như những học sinh ở các trường học ở hải ngoại, ngoài học chữ, còn học vẽ, học đàn, học thể thao,...  Đầu óc biết sáng tạo, nhìn thấy nhiều bầu trời chung quanh ta mang mỗi vẽ và một màu sắc riêng.

Nét đẹp của tâm hồn, đựợc ví như tình quê hương bao la sâu sắc của những bậc cha mẹ, nhất là ở quê nhà, từng giọt mồ hôi và sức lao động của họ đổ xuống, chỉ để mong con mình mau lớn và thành người.

Thế hệ con cháu của chúng ta nếu  là những cánh én nhiều nghị lực, đầu óc tự chủ, tâm hồn có một tương lai, mục đích định hướng, thì xã hội sẽ chắc chắn gặt hái được một niềm tin vững mạnh.

Trong cuộc sống ở hải ngoại: kiến thức, nghề nghiệp và việc làm là một phần quan trọng trong đời sống con người, giúp ta hiểu được "Độc lập, Tự chủ, và Tự do " một cách chính xác.

Một xã hội càng văn minh, ít bất công hơn xã hội VN hiện giờ, vai trò người phụ nữ càng được phát huy bởi những cá tính, lập trường và ý chí tự lập của họ. Họ sẽ có một chỗ đứng trong xã hội, và ngay trong chính gia đình riêng của mình. Họ càng không thể là một cánh hoa chùm gởi, mà vận mệnh tùy thuộc vào sự xếp đặt và lèo lái bởi  những người khác.

Trong tình người chúng ta đang học kinh nghiệm để biết đến Chân Thiện Mỹ. Trên đường đời, học hỏi đến Chân Thiện Mỹ, tôi và các bạn sẽ phải đấu tranh rất nhiều, nhưng mỗi cố gắng nho nhỏ sẽ mang  đến nguồn vui hạnh phúc cho bạn, cũng như tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,490,072
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Cường đang đọc lại cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm.   Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc
Thế là chúng tôi đã định cư ở Mỹ hơn 16 năm rồi. Nhìn đứa con trai lớn đang ngồi trước máy điện toán chuẩn bị luận án tiến sĩ, nhìn vợ tôi và hai đứa con nhỏ của chúng tôi đang xem truyền hình và tán chuyện vui vẻ, tôi bùi ngùi nhớ đến những người bạn không may đã chết trong trại cải tạo hay đang cùng gia đình
Bài viết về nước Mỹ hôm nay do một tác giả từ trong nước: Bác sĩ Lê Đình Phương, sinh năm 1964 tại Huế, hiện là Bác sĩ khoa Nội thương, tại bệnh viện Pháp Việt   Sài gòn. Trong điện thư đầu tiên gửi Việt Báo, bác sĩ Phương gọi giải thưởng Viết Về Nước Mỹ   là “một cơ hội tuyệt vời để những người Việt trong nước
Kim đồng hồ chỉ hơn 12 giờ đêm mà khu vực sòng bài casino vẫn tấp nập người ra kẻ vô không ngớt. Bộ mặt sinh hoạt đỏ đen về khuya lại càng rộn ràng hơn. Người ta đến đây để đi tìm may rủi, hay nói theo kiểu người dân lao động là để giải quyết buồn chán mệt nhọc của những ngày làm lụng vất vả.
Bao nhiêu đạo sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ và thi sĩ đã ca ngợi tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam . Trước và sau biến cố 1975, từ Bắc vào Nam , họ đều tỏ lòng quý trọng những bà mẹ Việt Nam . Nào là mẹ hiền, mẹ đảm đang, mẹ chung tình..v..v... Tùy theo không gian và thời gian, việc tôn kính người mẹ Việt Nam
Phải ba tuần lễ sau khi dọn đến nhà mới chúng tôi mới có giường ngủ và bàn ghế, tủ kệ. Thật đúng câu mà tôi vẫn thường nghe người ta nói, "một lần dọn nhà bằng ba đám cháy". Cái gì các con tôi cũng muốn bỏ, muốn cho, vì "những thứ đó không thích hợp với căn nhà"! Tôi để mặc cho hai con chọn lựa đồ đạc theo ý chúng
Hơn 20 năm trước, trong cuộc chạy trốn từ Bắc vô Nam, người dân có nhiều thì giờ để quyết định; có sự trợ giúp của các tôn giáo, các tổ chức chính trị và các phương tiện chuyên chở của ngoại quốc. Giờ đây, cuộc di tản tuy quyết liệt nhưng âm thầm, bưng bít. Cha Hạnh nắm bắt được tình hình đen tối của miền Nam
Tháng Tư 1975, khi con cái lôi cha mẹ di tản, ông mới 45 tuổi, lòng còn lưu luyến cô bồ trẻ. Tháng Tư 2006, thành ông cụ goá 76 tuổi, cụ được con cái thu xếp cho về Việt Nam xem mặt vợ, một cô còn trẻ hơn cô bồ năm xưa. Đó là Chuyện Tháng Tư của Nguyễn Hữu Thời, một tác giả quen thuộc của Viết Về Nước Mỹ
Nhạc sĩ Cung Tiến