Hôm nay,  

Con Heo Đất

18/11/200600:00:00(Xem: 128215)

CON HEO ĐẤT

Người viết: Kim N. C.

Bài số 1128-1737-450-vb5161106

*

 Kim N.C, tác giả đã nhận giải  danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005, cư dân Anaheim, từng góp nhiều bài viết đặc biệt như "Vui buồn nghề nails" I và II, Người đẹp Hà Thành, Nước Mỹ đủ thứ chuyện, Đặc sản Hoa Kỳ, Những mối tình xanh đỏ, Đi câu cá... Sau đây là bài viết mớinhất của bà dành cho mùa lễ Tạ Ơn.

*

Chị Hoài cũng hơi ngạc nhiên vì cho tới bữa nay,chỉ còn hai tuần nữa là tới lễ tạ ơn, mà thằng con út ít của chị, cuBi, không hễ nhắc nhở gì tới món gà tây đút lò mà nó thường yêu cãu phải có mỗi năm. Thiệt tình mà nói 20 năm sống trên đất Mỹ là chị sát sanh đủ 20 con gà Tây .cho dù là gà mua làm sẵn, chị không phải cắt tiết vặt lông., chị vẫn nghĩ mình phạm giới, cho  nên khi đưa con gà vào oven chị hay lẫm bẩm... này hóa kiếp cho mày đi qua kiếp khác....

 Bữa tiệc lễ tạ ơn của ngưới Mỹ chỉ có con gà tây là chính kèm theo mấy món khoai lang đỏ luộc, ít rau cải, thêm cục ham nướng mật... thế là xong. Nó khác hẳn bữa tiệc lễ tạ ơn của người Việt sống ở Cali.

 Điển hình là ở nhà chị, con gà tây nằm kênh mặt trên bàn vỉ nó đô con nhất trong đám, chung quanh rải rác mấy cọng rau cải sơong làm cảnh. con gà mà chị còng lưng bê từ chợ về , đánh vật với nó, ướp với gia vị  Việtnam cho thấm tháp cảđêm, nhồi vào bụng bao nhiêu là hạt sen Tĩnh tâm,  nào miến nào nấm. . gà thì tây mà ruột thì ta cho đượm mãu hợp chủng qiốc. Thằng cuBi  thích lằm, nó vần thường bảo chị là ngày lễ tạ ơn cón được gọi là ngày Turkey Day, không có gà tây thì không còn ý nghĩa gì nữa.

    Thế mới ra cớ sự, năm nào cũng phải nướng gá tây, mà nào có ai ăn đâu, giỏi lắm thì mỗi người đến dự tiệc xắn một miếng nho nhỏ cho đúng điệu ta đây. . mỹ. kìều  ăn uống đúng điệu, rồi thì mạnh ai người nấy nhào qua khay bánh nậm báh bèo bánh bột lọc, tỉnh hoài hương nổi dậy aò ào, cả đám tấn công lũ bánh huế, còn con gà thì bị xẻo nham nhở mổi nơi một chút nhìn mắc cười muốn chết

Đến khi tiệc tàn thì số phận con gà  tây được đóng góp ý kiến nhiều nhất, náo lá cất đi làm sandwich, nào là xe ra mà chà bông, còn bộ xương thì nấu cháo ngon hết biết. . nhưng nếu quá mệt mỏi ví tiệc tùng khách khứa thí cách hay nhất là cho vào . . thùng rác. Quả là một sự phí [hạm có tính toán, bên nhà có nhiều người không có của để ăn.

 Năm nay thằng con chị không nhắc đến món gà tây nữa mà chị thầý hổm rày nó trầm ngâm khác thường. Nó vốn yêu thú vật nên xin mẹ được nuôi một con thỏ sau vườn, một con chó tai dài đuôi ngắn loại coocker spaniel. trong phòng nuôi con heo đất mập ú như nó hồi còn nhỏ. nó nuôi con heo bằng mấy món tiền lì xì dịp tết VN, bằng tiển mẹ thưởng khi học giỏi, khi dọn dẹp phònh sạch sẽ. Mấy mùa hè trước cu cậu được mẹ dẫn về VN thăm ngoại,  được đi chơi chỗ này chỗ nọ, đi thăm các trẻ ở nhà mồ côi, khi trở về mỹ nó thay đổi hắn , không thích vòi mua quân áo kiểu này hiệu nọ

Hôm qua, trong bữa cơm chiều, nó mở lời:

-Mẹ à, con nghĩ ra điểu này, năm nay mẹ đừng nướng con gà tây nữa, mẹ nấu cực quá, mà chẳng ai ăn, mẹ để tiển đó cho con.

Chị Hoài ngạc nhiên:

- Con cần tiền để làm gì"

- Con có ý kiến này, con moi tiền trong em heo đất của con được 70 dollars, mẹ cho con thêm cho đủ 100, con muốn tặng cho các em nhỏ mù lòa ỡ trungtâm Bừng sáng mà năm rồi Ngoại dẫn con đến đó cho quà, mẹ nghĩ sao"

Chị mờ to mắt nhìn thằng con bé bỏng ngãy nào của mình. Ủa chớ nó lớn hồi nào mình hổng hay, thằng con nhỏng nhẻo mít ưót nhât nhà vì út ít. mà giờ này. . . Chị mỉm cười  khoan khoái:

-Trời ơi, con hay quá, con giỏi hơn cà mẹ nữa. Thế mà bấy lâu nay mình không nghĩ ra, thay vì ăn uống linh đình phí [hạm. Được rồi mẹ sẽ cho con thêm tiền, nhưng mà 100 thì không đủ llàm chuyện lờn cho cả trăm em , để mẹ nhờ cô Thu nấu một bữa dinner cho các em.

   CuBI rời phòng ăn,  đi vao phòng ngủ ôm con heo đất thủ thỉ:

-Anh sẽ ráng học giỏi mai mốt đi làm có tiền, nuôi em mập hơn, mình sẽ có nhiều tiền hơn để cho đi nhiều hơn.

Rồi nó quay qua vuốt đầu con chó nhỏ: phải không Button"

CuBi ngồi vao bàn, email cho cô Thu của nó.

Anaheim, Nov. 11. 2006

Kính thăm cô chú. Cô chú có khoẻ không, mẹ con sai con viêt thư này nhờ cô chú một chuyện. Cô chú gíup con nấu dùm con một bữa cơm cho các em ở ttbs mà có lần Ngoại dần con tới thăm các em bị khiếm thị đó. Mẹ con nói sẽ đi gửi tiền ngay để cô đi chợ. Con cám ơn cô chú nhiều lắm. cubi.

Hôm sau ngủ dậy, cubi đọc được thư trả lời của cô Thu từ bên nhà.

Saigon , ngày 12 tháng 11 năm 2006

cuBi rất nhớ của cô. Xong ngay chuyện nhỏ, Cô sẽ nấu cho mỗi em một hộp cơm tâm sườn nưóng mà con  hay thích ăn, cô sẽ làm thêm cho mỗi em một hộp kem flan nữa cho đúng điệu. Mẹ con có nói chuyện với cô  đêm qua bằng điện thoại, mẹ con muồn cô nấu ăn và đem đến cho các em đúng ngày lễ tạ ơn bên Mỹ. Yên chí đi cô sẽ làm đúng ý con, con ngoan qua , lại còn viết thư bằng  tiếng Việt mà không chen một chữ tiếng  Tây nào cả. Chúc con học giỏi.  cô Thu

   CuBi đi học về đọc thư cô Thu lòng khoan khoái, và còn vui hơn nữa khi đọc được cái nốt nhắn nho nhỏ của mẹ  để trên bàn học:

Con trai, sống trên đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không. để gió cuốn đi.  I love you.

Thằng bé leo lên giường , nụ cười đi theo vào giấc ngủ, năm nay cuBi vừa tròn 15 tuổi. ...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,486,203
Huyền Thoại là bút hiệu khác của Thịnh Hương, một tác giả cư trú và làm việc tại San Jose, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài viết mới lần này của bà là truyện về phản ứng của một cô dâu với ông bố đã bỏ bê vợ con. “Ông ngoại không thương con,” Thảo khóc ngất. Cô úp mặt vào nệm ghế, vai cô rung
Khu shopping Senter có quán HO tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Nhất là buổi sáng có nhiều khách uống cà phê phải kéo ghế ra hàng ba ngồi. Thường ở đây quy tụ các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, họ quây quần ở đây để uống ly cà phê “bạc xỉu” -bạch tiểu, có nghĩa nhiều
Đáng lý ra thì nó đã được gọi bằng một cái tên Việt-Nam cho khỏi “Mỹ hoá”! Nhưng là vì hai đứa anh lớn của nó “bàn ra tán vô”trước khi con bé được sinh ra. Đại-khái là dùng tên Mỹ để sau đi học cho dễ gọi, chứ như hai đứa anh lúc qua Mỹ đã sáu bảy tuổi, đi đến trường bằng tên Việt bình thường, mấy tháng đầu nhiều khi
Tác giả Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán ở Pháp, cô sang Mỹ, vừa làm vừa học thêm về Management Information System. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ gặp gỡ trên chuyến bay đi Việt Nam .
Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng
Năm 2000, sau gần 25 năm cày bừa chăm chỉ trên đất Mỹ, hai vợ chồng già đã làm một chuyến qui cố hương đáng giá, đi từ bắc vô nam. Sau chuyến đi này, tôi vẫn thường ra rả bên tai chồng rằng: nì, Ôn ơi, kể từ nay mỗi năm tụi mình chỉ nên kéo cày 11 tháng, còn một tháng thì kiếm chỗ đi chơi, kẻo già rồi cố quá có ngày
Tác giả cho biết ông sinh năm 1934 tại Cần Thơ, hiện là cư dân Austin , Texas . Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Những Người Tuổi Sửu”, kể chiuyện “đi cầy tại Mỹ” cho thấy tấm lòng của các bậc cha anh với thế hệ con em. Bài mới lần này là câu chuyện về một bà mẹ thuyền nhân phấn đấu với hoàn cảnh, một mình
Sáng sớm xe chạy, trưa đoàn dừng chân ở thị trấn Solvang ăn trưa, tiếp tục hành trình đến lâu đài Hearst, toà lâu đài trơ vơ trên núi, 2 đứa mua vé, mỗi vé $20 dollars vào xem, chờ xe ở trạm, Phụng bỏ 25cents vô kính viễn vọng để xem lâu đài trên núi, mùa đông, toà lâu đài chìm trong sương mù dày đặc, xe đón
Nhạc sĩ Cung Tiến