Hôm nay,  

Theo Chồng Về Mỹ: Nhớ Quê

23/06/200600:00:00(Xem: 125339)

Người viết: HUỲNH THỊ KIM THOA

Bài số 1040-1649-362-vb623606

*

Theo bài viết, tác giả chỉ vừa “theo chồng về Mỹ” chưa đầy hai tháng và hiện là cư dân Jefferson, tiểu bang Oregan. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ghi lại những điều tác giả gọi là “ngỡ ngàng, ngờ nghệch” của buổi đầu tại Mỹ, trước một reestroom, trong một khu chợ, chuyện học Anh văn... Mỗi trường hợp lại nhắc chuyện quê nhà và  “càng nhắc càng đau, càng viết càng nhớ”. Tựa đề  “Nhớ Quê” của bài viết thể hiện tinh thần ấy. Ước mong Huỳnh Thị Kim Thoa sẽ còn tiếp tục viết.

*

Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ.  Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. 

Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan.  Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng lớn hơn, trật tự hơn, sạch sẽ hơn và yên lặng hơn.  Người dân Jefferson vui vẻ, hiền lành, họ thường chào hỏi tôi trước, mặc dù tôi lạ hoắc, tôi nghĩ chắc họ cũng không cần biết tôi là ai.  Tính thân thiện này người Việt nam tôi chưa học được, bởi vì còn mắc cỡ lắm, còn e dè và luôn dấu diếm tình cảm trong lòng.  Tôi luôn nghe bên tai tôi "May I help you, thank you, sorry, have a good day…" Kèm theo những nụ cười tự nhiên rất đẹp.  Cho tới bây giờ tôi chỉ mới quen dần được với "thank you", "sorry", còn "have a good day" thì tôi cũng cố gắng chúc lại họ, nhưng vẫn còn lúng phúng nói lí nhí ở trong miệng một cách vụng về. 

Tuy nhiên tôi học theo họ cũng không chậm chạp lắm đâu, bây giờ mà leo lên xe hơi ngồi quên gài "seat belt" là tôi cảm thấy như thiếu, như vắng một cái gì trên người vậy.  Gia đình tôi nghe tin tôi đi được xe hơi thì mừng hết vía, bởi lúc còn ơ quê nhà, hễ phải đi xe hơi, xe đò, xe bus nghe tạp nhạp mùi dầu nhớt là tôi ói tới mật xanh.  Chị Ba tôi nghe tôi kể mọi chuyện từ khi mới qua cho tới bây giờ, chị nói "thói quen trở thành ý thức!" Tôi trả lời lại chị tôi: "Nhưng đó là những thói quen tốt, còn những thói quen xấu thì sao"" 

Cuộc sống ở Việt Nam và ở Mỹ hoàn toàn không giống nhau.  Ngay chuyện đi học Anh văn cũng đã thấy khác nhau lắm rồi.  Tôi viết thư về nhà chỉ mấy đứa nhỏ cách học Anh văn theo phương pháp ở đây.  Học tại lớp, thảo luận, viết văn, đọc báo…về nhà coi truyền hình chương trình nước ngoài để tập nghe.  Nên bỏ kiểu học thụ động mang sách vở về nhà làm bài, học bài và chuẩn bị bài trước, không hay. 

Lúc chuẩn bị qua đây, tôi đã  ráng theo học mấy khóa Anh văn của trường ngoại ngữ tại Việt Nam rồi.  Tôi còn dám thi vô trường "Leecam" ở Sài Gòn, đến chừng hẹn tới văn phòng để làm hồ sơ nhập học, tiền học phí đóng tới 450 dollars, thì tôi đầu hàng chịu thua, bỏ luôn không bơi theo nổi nữa. Vậy mà qua tới đây, chỉ có chồng tôi nói tôi hiểu, mọi người nói chuyện tôi cứ đứng đực mặt ra, ấp a ấp úng rặn ra từng lời, y như con nít đang học ráp vần.  May mắn là có chồng tôi tiếp cứu, không thôi chắc là tôi nhứt định phải nói đại bằng tiếng Việt, ai hiểu thì hiểu, không hiểu… ráng chịu, chứ tôi làm sao bây giờ. 

Nội cái chuyện học hành  tại Mỹ, chỉ nghĩ tới thôi là tôi cũng đã muốn ngất ngây, nhiều lúc tôi ước ao mình được trở về với tuổi 15, để được đi học, học trung học, học cao đẳng, Đại Học, Cao Học ở đây, như mấy cháu du học sinh hiện giờ.  Thèm lắm.  Đâu phải chỉ riêng mình tôi thèm khát, mà ở Việt Nam hiện nay, mấy đứa nhỏ học giỏi mà nghèo cũng đang xúm nhau thèm thuồng được đi nước ngoài để học, thèm chảy nước miếng, mà có được đâu!

Con Chút Ni, cháu gái tôi, nó gởi thư cho tôi viết rằng "Tối hôm qua con nằm chiêm bao thấy được qua Mỹ học trường Linn-Benton Community College’ của Dì".  Tôi đọc mà nghe nghẹn ngào, trong cổ họng đắng nghét như đang ăn khổ qua với muối. 

Tôi khuyên nó hãy cố gắng học hành, biết đâu rồi sẽ có ngày "thăng hoa".  Tôi kể cho nó nghe siêu thị ở Mỹ, rộng lớn mênh mông, đi mỏi chân cũng chưa coi được hết đồ.  Hôm rồi tôi đi mua cái áo ấm sát nách, giống như cái áo Má tôi đan cho tôi hồi nhỏ. Tới cửa siêu thị, tôi đứng loay hoay ngó quanh ngó quanh ngó quẩn, chồng tôi hỏi tôi kiếm cái gì, tôi nói tôi muốn gởi cái xách tay ở quầy giữ giỏ, chồng tôi lắc đầu:  "ở đây không bắt khách hàng gởi giỏ, gởi nón như ở Việt Nam đâu!"  Ngoại trừ tôi mang theo cái ba lô thiệt bự là không được.  Tuy nhiên, xách cái giỏ của mình đi theo, trong lòng tôi thấy áy náy vô cùng, tôi có cảm tưởng như có ai đó đang theo sau lưng tôi dòm dòm, liếc liếc… làm tôi bứt rức, khó chịu lắm.  Tôi tự ngẫm nghĩ: "À, vậy là ở Việt Nam cũng có "thói quen trở thành ý thức" đó chứ, có thua kém gì xứ người đâu! Tôi mắc đi toilet, ở đây người ta không gọi toilet mà gọi là "restroom" tôi kêu chồng tôi cho tôi 1 dollar, chồng tôi ngạc nhiên hỏi tôi đi vệ sinh cầm tiền theo làm gì" Tôi trả lời tỉnh bơ: "Để trả tiền đi tiểu và mua giấy vệ sinh".  Chồng tôi nói "đi vệ sinh không phải nộp tiền đâu". Tại chồng tôi quên, có lần ổng đã phải đi ngược trở ra để xin tôi 1,000 đồng Việt nam đóng cho người gác cửa mới được vào đi "Toilet"

Vừa bước vào mấy phút tôi đã tông cửa chạy ra, mặt mày hớt hơ hớt hãi nắm chặt tay chồng tôi chỉ về phía "rest room" mà nói rằng trong đó có…ma. Tôi kể chưa kịp bấm nước thì ai đó đã dội nước dùm tôi ào ào.  Tôi không mở nước mà vòi nước rửa tay cũng tự nhiên mà chảy… Nghe tới đây thì chồng tôi chợt hiểu, ôm tôi vào lòng mà cười ra nước mắt, rồi giải thích rằng đó là "Restroom Automatic"!!"" Tôi vẫn còn ngờ ngợi chưa chịu tin, thì hôm thứ 5 tôi thấy trường tôi học cũng có Restroom Automatic.

Mỗi lần viết thư kể cho gia đình và bạn bè nghe một điều hay, hai điều lạ, thì tôi nghĩ mọi người ở Việt nam và cả những người mới lần đầu tiên đi xuất ngoại qua Mỹ, chắc cũng nhiều ngỡ ngàng, ngờ nghệch như tôi bây giờ. Càng nghĩ lại càng thấy thương quê hương tôi, thương người dân tôi một cách lạ kỳ.  Việtnam còn cũ kỹ lắm, còn đơn sơ lắm, càng nhắc càng đau, càng viết càng nhớ. 

Trong lòng tôi vẫn mong sao Việt nam đừng còn người nào nghèo, đừng còn người nào khổ, người nào cũng được sống tự do và hạnh phúc.  Và sẽ còn biết bao nhiêu điều mới lạ để tôi được học tập, được tiếp cận, được chia sẻ ở đó, ở đây, với nhiều ước mơ cho tôi, cho đất nước tôi, có một cuộc sống văn minh, hiện đại mà tôi biết Việt nam còn nhiều năm nữa mới có thể có được…/.

Huỳnh thị Kim Thoa

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,491,291
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ   tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt
Vì nhà tôi khá xa trường, tôi luôn cố gắng căn giờ để dù có kẹt xe cũng tới trường sớm ít nhất nửa giờ. Tôi muốn tránh cho mình tình trạng phải phóng xe vội vã trong nỗi hồi hộp lo âu sợ trễ; hoặc hớt hải tới trường vừa sát giờ dạy; hoặc tệ hơn, tới sau khi chuông vào lớp đã reo! Kinh nghiệm cho tôi biết, chính trong ít phút
Vận nước nổi trôi, tôi đến Hoa kỳ vào tháng chín năm 1975.   Ngồi trên xe từ phi trường về nhà trọ, tôi thấy ngay cái không khí ở đây khác với không khí tại những nơi tôi đã đi qua.   Nó có phần tươi mát hơn, khoáng đạt hơn.   Không phải là một người trong ngành y khoa, tôi không biết cái gì đã kích thích ngũ quan
Tôi chầm chậm đậu xe vào cái chỗ quen thuộc của tôi mỗi sáng chủ nhật, đó là một mảng lề thoai thoải giữa chừng con dốc, được thêu vá bởi màu sắc hoa Vàng Anh và cỏ dại. Bên kia là một cái park rộng thênh thang với những nhánh thông xanh nếu nhìn một lần sẽ không rõ là thiên nhiên hay là tranh vẽ,
Anh đã từng ghé lại Câu Lạc Bộ, Anh nói chuyện với anh em với tất cả hào khí của người lính! Anh khẳng định: Sống là chiến đấu, là chấp nhận thử thách! Đôi khi đời không yêu ta, ta cũng phải há mồm cắn vào nó, ghì chặt nó, như xích của tank cạp lấy mặt đường, bùn lầy
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương Xưa”, kể chuyện gặp gỡ
Tôi cởi tung quân phục, xếp gọn gàng lại, đặt trên đầu giường. Tôi nhìn đôi lon trung úy lần cuối. Nhìn chiến hạm lần cuối. Nhìn những bậc thang lên đài chỉ huy, như đưa tôi lên đài danh vọng thuở nào. Nhìn những bậc thang dẫn xuống hầm tàu, dẫn xuống lòng nước - như chôn vùi tuổi tên, chôn vùi cả một cuộc đời
Đào Như là bút hiệu của   Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã được trao tặng giải Viết Về Nước Mỹ 2005,   "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính.” Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Nhạc sĩ Cung Tiến