Hôm nay,  

Ai Là Anh Em Tôi?

04/12/200600:00:00(Xem: 159966)

Ai Là Anh Em Tôi"

Người viết: Nguyễn Hưng

Bài số 1143-1752-464-vb8031206

 

Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài đến bằng điện thư. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm sau cơn thiên tai Katrina tàn phá New Orleans, bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện viết về những cư dân gốc Việt trong một xóm đạo ở vùng bị đất thiên tai. Sau đây là bài viết thứ 5 của ông, viết tại Atlanta. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc .

*

Có một người đi từ thành Jerusalem tới thành Jericho... 
( Lc. 10, 26-37)

Ông buồn lắm! Sang tới đất nước này, lòng ông càng trĩu nặng. Ông đã tính không đi. Người ta bảo, sang bên đây buồn,  nhất là những người già như ông. Nhưng đám con ông nó nghĩ khác: ' Bố cứ đi! Sang bên ấy người ta sống đưỡc mình sống đc'  Vả lại, có ở nhà, chưa chắc chúng con có lo được cho bố không. Bố  bỏ chúng con ra đi, chúng con cũng buồn, nhưng  ..  cái  'Nhưng' ngập ngừng ấy ông hiểu. Ông có rứt áo ra đi thì con cháu ông mới có miếng ăn. Khổ thì ông không sợ, đời ông đã quen vất vả, trong tù còn khổ hơn nhiều, nhưng nghĩ lại thương những đứa con. Lòng ông quay quắt khi nhìn chúng lao đao, vất vả. Ông muốn làm một điều gì cho con cháu. Giá ông còn trẻ !  Ừ! Giá ông còn trẻ !

  Biết mình gìa yếu, sang đây ông chẳng quản nề việc gì. Người ta kiếm cho ông chân quét dọn trong công ty,. Tạ ơn Chúa!  Được cái những người làm việc quanh ông hầu hết là người quen biết, trong xứ đạo cả. Điều này cũng làm ông đôi chút an lòng. Đã bao giờ ông đi làm cho Mỹ đâu! Với lại, ông chỉ sợ người ta nói mình không hiểu thì ai người ta mướn. Tất cả mọi sự là do Chúa sắp đặt. Lòng ông càng tin tưởng. Giờ thì ông chuyên tâm làm việc để lo cho con cháu  . Thư chúng nó gởi sang; Từ ngày có tiền ông tích góp gơi về, những đứa cháu cuả ông đã được đi học, đàn con ông đỡ vất vả phần nào. Ông cầu xin Chúa cho ông sức khỏe. Ừ ! Xin Chúa cho ông sức khỏe, hồi này ông cảm thấy yếu lắm.

Phần vì tuổi gìa, phần vì  mặc cảm, ông ít giao thiệp. Nhiều người rủ ông đi đây đó  hay gia nhập đoàn thể, ông thường từ chối. Còn lòng dạ nào mà đi đâu khi con cháu ông còn đói khổ ở quê nhà. Một đồng tiền cóp nhặt là cả tấm lòng muốn gởi về. Không ! Ông không còn trẻ, không còn thời gian cho bản thân, mục đích ông sang đất nước này là cưú con cháu ông thoát khỏi cái đói nghèo.

 Vào làm việc trong hãng,  ông cần mẫn như một con ong. Biết mình yếu sức, lại sợ mất việc nên ông càng chăm chỉ. Trong khi tay làm việc, lòng ông luôn cầu xin Chúa giúp đỡ; Chính lòng tin đó đã nâng đỡ ông rất nhiều. Ông tin rằng Chúa đã nghe lời ông cầu, đã ban cho ông cơ hội này nên ông phải nắm bắt lấy. Vả lại, Cha xứ vẫn giảng rằng, khi đi làm phải làm xứng với đồng tiền mình lãnh. Đó là luật công bằng. Nhiều người biết chuyện cho là ông thật thà, nhưng cũng có người ác ý lại nghĩ là ông ma le, muốn lấy điểm! Lời qua tiếng lại đôi khi ông cũng có nghe, nhưng mặc! Biết chia xẻ cùng ai. Cũng có đôi lần muốn vơi tâm sự, ông lân la góp chuyện trong giờ ' break-time' nhưng ông không thể hòa nhập được. Họ toàn khoe khoang nhà to, xe đẹp, quen ông này, cha kia. Để tỏ ra lão luyện, họ dạy nhau cách ăn gian giờ, cách mánh khóe trốn việc, họ chê bôi nói xấu nhau: ngu không biết ăn cắp, không biết giả vờ v.v.. Một thân một mình, ông chả quan tâm gía nhà lên hay xuống. Không biết lái xe nên ông cũng chẳng biết xe cộ tốt xấu làm sao. Dược đồng nào lo cho con cháu cả. Vài năm nữa chết nằm xuống đấy, mua nhà, mua xe ai hưởng " Có người dậy khôn ông khai bệnh để ăn tiền chính phủ, nhưng ông cảm thấy không ngay thẳng. Họ chê ông dốt, nhưng thôi kệ! Thà ông dốt trước mặt Chúa. '' Được lời lãi cả thế gian, chết mất linh hồn nào được ích gi"''. Dưới mắt mọi người ông thuộc loại lẩm cẩm, ra vào như một bóng ma chả ai quan tâm. Bởi thế, trong giờ nghỉ,  ông thường tách riêng một mình, lẩm nhẩm đọc kinh.

 Hôm nay ông mệt quá. Cơn bệnh vẫn còn váng vất. Ông đã phải nằm liệt ba ngày rồi, chưa khỏi, nhưng ông không dám nghỉ thêm sợ mất việc. Tất cả con cháu đều trông vào ông. Không! Ông phải đi làm. Mồ hôi lấm tấm trên trán, ướt thấm lạnh lưng. Miệng ông đắng ngắt. Dựa lưng vào tường, quên luôn gà-men cháo mang theo. Như một luồng điện, ông giật mình: ''Giesu Maria'' Ông quên mất. Người xếp dặn,  phải đồ mấy thùng rác trước giờ ăn trưa hôm nay vì có khách tới thăm công ty. Ông loạng choạng đứng dậy, đầu óc quay cuồng, choáng váng. Thùng rác có vẻ nặng hơn mọi ngày. Dùng hết sức ông lôi nó lên. Lạy Chúa tôi! Nặng quá! Hai ba lần gắng sức, nhưng vẫn không nổi. Ông vừa tính nhờ người giúp một tay, chợt nghe.

- Kệ bà ông ấy! Giờ nghỉ mà.'

- Mẹ! Lão ấy lấy điểm''

- Ngu thấy mẹ! Tội đ.. gì.'

Những tiếng nói chê bai văng vẳng bên tai, lòng ông tê tái. Ông không muốn nghe nữa. Vừa mệt vừa buồn, ông đã tính bỏ cuộc nhưng còn con ông, cháu ông. Hình ảnh những đứa con gân guốc, dãi dầu mưa gió, những gương mặt rạng rỡ cháu ông có miếng cơm vào bụng hiện ra trong mắt ông. Lạy Chúa xin giúp con! Ông lại ghì sức nâng lên. Bỗng thùng rác nhẹ tênh tuột khỏi vai. Một tiếng nói nhẹ nhàng sau lưng:

-   ''Bác Hai để con giúp''

Chàng thanh niên giúp ông đổ xong mấy thùng rác còn dặn thêm :

- ''Lần sau bác nói con nghen! Đừng làm một mình bịnh chết''

Đưa tay vuốt mồ hôi trên trán, cãm động quá, vừa cầu nguyện, Chúa đã nghe lời. Ông nói:

- ''Chú tốt quá! Mình là người có đạo, Chúa dạy.. ''

- ''Dạ!! Nhưng... cháu là người ngoại, bác à!..

Ông thẫn thờ bước đi, vẳng bên tai, tiếng Phúc Âm hôm nào '' Có một người đi từ thành Jerusalem tới thành Jericho...''.

Vậy ai là anh em ngươi"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 47,992,876
Chiều nay, Đính vừa mở computer thì nhận được điện thư của Thăng, người em họ cho biết tin vắn tắt "Chú Tư bị ung thư gan thời kỳ thứ ba chắc khó qua khỏi, anh làm ơn nhắn cho chị Hoàng và anh Hân biết dùm em, số điện thoại của chú ấy là. ." Đính tự nhiên thấy một niềm bồi hồi lo âu xâm chiếm lấy tâm hồn anh vốn đang
Cali đi dễ khó về Trai đi có vợ, gái về có con Khi phổ biến hai câu thơ trên, chắc người ta chỉ có ý rằng (") Cali là đất tốt để dừng chân, sinh sống, lập nghiệp. Không nơi nào trên đất Mỹ có khí hậu dễ chịu như ở Cali, rất thích hợp cho người lớn tuổi. Hơn thế nữa, Cali còn có những khu thương mại được mệnh danh là Saigon Nhỏ
Đang lang thang "ngắm tủ kính" trong khu Phước Lộc Thọ như một người "Di Tản Buồn", Linh giật bắn người khi bị một người vỗ mạnh vào vai. Linh quay lại nhìn với khuôn mặt đằng đằng sát khí thì nhìn thấy ngay một khuôn mặt nham nhở vừa cười vừa nói: - Chị Linh! Nhớ em hông" Hoàng nè! Hoàng hồi xưa ở bên Baton Rouge
Xin thưa với bạn có hai cái "sai" ở tựa đề. Thứ nhất, Ông Mandino không phải là một thương nhân mà là tác giả của quyển sách có tựa đề trên. Thứ hai, "lắm của" ở trong quyển sách self-help này (ta thường gọi là loại sách tu thân), "The Greatest Salesman in the World", không chỉ có nghĩa là của cải
Từ đêm đưa thuyền rời quê đã hơn 30 năm, nay dù muốn hay không, tôi vẫn phải về thăm lại, cha mất mới đây, mẹ còn khỏe, cả hai đều đã gần 100 tuổi. Trên cùng chuyến bay sang VN, may tôi lại gặp ông bà Nguyễn Quang Liên, một ông bạn cũ từ xưa ở Saigon, Tôi được biết thêm chuyện và kể lại: Quen lâu năm, biết ông là
Nàng nghe có tiếng cửa mở, nhưng không để ý. Nàng nhìn đồng hồ đeo tay thấy năm rưỡi thì biết ngay là lão đã về. Nàng vừa cười vừa nói chuyện điện thoại, rồi nhìn lão hất hàm ra dấu cho lão biết có thức ăn trên bếp. Lại món gà kho, ngán quá. Lão đi vào phòng ngủ thay đồ, nghe loáng thoáng tiếng nàng trên điện thoại: "...vậy à"
Ngày còn nhỏ, tôi trông thật gầy gò, ốm yếu, tính tình lại nhút nhát lắm. Mẹ tôi sanh tôi thiếu tháng, chẳng biết sao mà hồi đó tôi lại sống được cũng lạ! Lớn lên một chút, chừng năm sáu tuổi, tôi đã biết thế nào là ăn đòn, vì bố tôi rất dữ đòn đối với con cái, một phần vì thích hàng xóm thấy mình dữ với vợ con, còn phần nữa thì tôi
Mẹ tôi năm nay 86, bắt đầu trở bệnh lãng trí nặng. Khi thì cụ thống trách đôi tay đôi chân vụng về, lẩy bẩy, vô dụng của mình. Khi thì cụ lộ vẻ hoảng hốt hoặc tự dằn vặt về những đổ vỡ, hư hại do sự "hoá đần độn" của mình gây ra. Khi thì cụ uất ức vật vã kêu khóc vì nhận ra giai đoạn tang thương cuối đời đã thực sự đến với mình rồi.
Tôi hỏi người bán vé: Từ đây đi Washington DC giá bao nhiêu và xe chạy mất mấy giờ và nếu tôi là người có tuổi thì bớt được bao nhiêu" Ngửng lên nhìn tôi, ông ta vừa bấm máy bán vé vừa trả lời: Ông được bớt còn 145.37 xu, còn nếu ông mua trước 7 ngày thì giá vé trong khoảng từ 80 đến 119 dollars tùy theo xa gần.
Lúc 12giờ đêm Lão Cát lai ra đi, một cái chết lặng lẽ cũng như cuộc sống vốn thầm lặng của Lão ! Bệnh viện F.V có lẽ là nơi Lão đến đó lần cuối trong chặng đường đời nhiều nổi truân chuyên, bộ óc bình dị đầy lòng nhân ái ấy đã thôi không còn thao thức trong quãng đời già nua ... Tôi viết câu chuyện này, tham dự cuộc thi