Hôm nay,  

Tôi Học Địa Ốc

25/08/200600:00:00(Xem: 217829)

Bài số 1083-1692-405-vb6250806

 

Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA.

*

Cách đây khoảng ba năm, chú em út của tôi, từ lâu hậm hực học lầm nghề thành kỹ sư điện, thay vì đi học "Business" (quản trị kinh doanh) để làm ăn giao dịch bằng miệng lưỡi cho đỡ mệt, bèn nhất quyết đổi nghề.  Thế là chú ta xin nghỉ việc ở Siemens sau gần 14 năm trời cặm cụi làm kỹ sư bảo trì (field engineer) cho cái hãng đó.  Tôi vốn bản chất ngay thật, chỉ thích "tay làm hàm nhai", nên không mấy tán đồng về quyết định đó của chú em.  Nhưng mà ý chú đã quyết, thì tôi cũng phải "gật gù" cho xong. 

Thế rồi, chú em tôi "chiêu dụ" được một thằng bạn thân từ hồi trung học, đang phụ trách công việc làm thủ tục vay mượn tiền mua nhà (loan processor/underwriter) cho một văn phòng địa ốc khác, để về làm "partner" của mình trong cái nghề mới này.  Có "partner" rồi, bây giờ phải có giấy phép (license)  mới mở văn phòng địa ốc được.  Chú em tôi lại phải nằm nhà  nghiên cứu" bài vở về địa ốc hết gần hai tháng trời mới đậu xong cái giấy phép hành nghề địa ốc của tiểu bang Cali (CA Real Estate Broker).  Chưa xong, có giấy phép hành nghề rồi, bây giờ phải đi tìm thuê một chỗ để mở văn phòng.  Sau cả tháng ráo riết tìm kiếm, chú em mới thuê được một căn nhà nhỏ ở mặt đường "Seventeen" gần trường Đại học Cộng đồng Santa Ana. 

Thật ra đó là một trong hai căn "duplex" một phòng, chủ nhà chỉ dành cho thuê để làm văn phòng, và căn kia đã cho người Mễ thuê làm văn phòng khai thuế từ lâu. Chủ nhà đòi 700 đồng tiền nhà một tháng, điện nước trả riêng. Đang cần chỗ để làm văn phòng quá, giá lại phải chăng, nên chú em tôi ký liền hợp đồng ba năm với chủ. Thế rồi tới phần sơn sửa, thay thảm mới, đi dây điện, trang hoàng đèn đóm, gắn máy lạnh, computer, máy in máy fax... để biến cái căn nhà ở xập xệ đó thành cái văn phòng địa ốc.  Trừ thay thảm thì phải kêu người, còn tất cả những việc khác thì anh em bè bạn mỗi người một tay phụ vào.  Lại mất gần một tháng nữa mới tạm xong cái văn phòng, sau đó tới màn đi mua đấu giá đồ cũ về xài từ bàn ghế, máy móc, dụng cụ văn phòng...vì chú em tôi chẳng có vốn liếng gì hết sau mười mấy năm hành nghề kỹ sư điện!

Cuối cùng là phần đặt tên cho cái văn phòng địa ốc, và phần này rất quan trọng với chú em tôi.  Sau khi "tham khảo" ráo riết với các thầy "phong thủy" nghiệp dư, chú em tôi liền đặt tên cái văn phòng địa ốc là "Evergreen Mortgage" (Xanh dờn địa ốc).

Sáu tháng đầu chẳng có khách hàng gì hết, chú em tôi vẫn phải đến văn phòng mỗi ngày để ... đọc sách chờ khách, và dĩ nhiên là cũng phải trả "bills" đều đặn mỗi tháng, thật là méo mặt!

Một hôm, nghe tin bà Mỹ già láng giềng cô độc của mình vừa qua đời trong nhà dưỡng lão, bà xã tôi bèn nảy ra ý định mua lại căn nhà của bà ta cho gia đình người em ở Việt Nam sắp qua.  Tôi bèn "cầu cứu" chú em nhờ lo hộ việc thương lượng giá cả và làm giấy tờ mua bán. Chú em tôi kẹt quá đành cậy nhờ cô bạn cũ Tammy, đang làm "escrow officer" ở Apex Escrow trên "Bolsa"  đến thương thuyết với con gái bà láng giềng Mỹ.  Thế là xong ngay, bà xã tôi mua được căn nhà đó cho em mình lẹ làng, giá cả lại nhẹ nhàng, vì cô "escrow" đó "mát tay" lắm!

Tiện đó Apex Escrow lo luôn giấy tờ nhà đất cho tôi, thật tiện lợi, mà phí tổn lại phải chăng.

Cũng nhờ mối giao dịch đó, mà quan hệ giữa giữa "Evergreen Mortgage" và "Apex Escrow" trở nên chặt chẽ.  Bên này giới thiệu khách hàng của mình qua bên kia vay "loan" (nợ hay tài trợ từ nhà băng), bên kia thì chỉ qua bên này làm "escrow" (thủ tục giấy tờ sang tên nhà).  Chẳng bao lâu sau chú em tôi trở nên rất bận rộn vì khách hàng quen lui tới hà rầm.  Thấy làm ăn được, chú em tôi nảy ra ý định sẽ mở thêm một văn phòng địa ốc nữa để kiếm thêm khách hàng.  Thế là chú ta nhất mực thuyết phục tôi đi học địa ốc, tính rằng sẽ dùng bằng địa ốc của tôi đứng tên cho một cái văn phòng nữa ở Bắc Cali! (San Jose thì phải).   Khổ cho tôi thấy chú em làm ăn khấm khá, lại bị cho ăn "bánh vẽ" nên thấy cũng có lý, bèn về thuyết phục bà xã cho học địa ốc, nói bóng gío rằng, sẽ có thêm hai ngàn mỗi tháng như là cho "thuê bằng" vậy.  Nghe tiền vô, bà xã tôi êm ru bà rù để tôi muốn làm gì làm!

Thế rồi ngày thì đi làm túi bụi, đêm về lại chong đèn tới khuya vật lộn với cuốn sách địa ốc dầy cui của thầy T trên "Bolsa".  Nhờ cái bằng đại học, tôi chỉ cần học...tám lớp, khỏi cần kinh ngiệm làm "Realtor" (người dẫn đi coi nhà) gì hết.  Biết mình chỉ "ăn ngay nói thiệt" tính lại vụng về, chỉ biết một nghề một là đi bắt quân trộm cắp, lưu manh thì quen, nên tôi cũng cố gắng "nhồi sọ" bài vở dữ lắm. 

Lần đầu lên LA thi "Real Estate Broker" (để làm chủ văn phòng địa ốc), sau năm giờ thi, ra khỏi lớp tôi "quờ quạng" hết biết đường về nhà.  Thế là mất tiêu năm chục tiền lệ phí đi thi! 

Lần thứ hai lên LA, ra khỏi phòng thi tôi bị "tẩu hỏa nhập ma" tới độ xém cán một ông Mỹ đen "homeless" băng qua đường ẩu!

Lần thứ ba lên LA, vợ tôi phải lâm râm khấn vái... mà rồi tôi cũng vẫn mất thêm năm chục nữa! Các cụ có nói, "Nhất quá tam", mà tôi đã "quá tam" rồi, đành bẽn lẽn an ủi vợ con rằng các cụ Mỹ có câu, "Seven years bad luck" mà, thôi thì tôi sẽ dành ra bẩy năm để thi cho đậu cái bằng này vậy!

Các cụ Mỹ thế mà hay, lần thứ tư tôi lên LA, trốn không nhìn mặt vợ trước khi đi, vì xấu hổ với câu thơ của cụ Nguyễn công Trứ, "Đi không chẳng lẽ lại về không...", mà tối hôm trước lại nhác thấy đứa con gái út đang lâm râm khấn vái trước bàn thờ... Phen này, chắc hẳn lại phải như cụ Tú Xương, "Mai không tên tớ tớ đi luôn..."  Thế rồi, nhờ Trời, nhờ các cụ Ta và Mỹ, nhờ vợ con lâm râm "khấn vái", tôi bỗng thành "Broker" cái rụp! Sao tôi nghĩ tôi phục tôi quá chừng chừng...

Thoắt đó mà đã mấy năm rồi, chú em tôi làm ăn khấm khá và đã dọn vô một văn phòng mới rất khang trang ở Fountain Valley.  Ở đây bàn ghế dụng cụ văn phòng mới tinh, khách khứa nườm nượp, công việc không xuể, chú chẳng còn thì giờ đầu óc đâu mà nghĩ đến việc mở thêm một văn phòng địa ốc nữa.  Nhưng nhớ lại câu chuyên năm xưa "xúi bẩy" ông anh "cù lần" vô nghề địa ốc, chú ta cứ vài tháng lại ký cho tôi một cái "check" trả cho "chị và cháu" mỗi tháng hai ngàn như là đang mướn tôi "quét dọn văn phòng" mỗi tuần.  Tôi thì áy náy chuyện tiền bạc này lắm, nhưng bà xã tôi thì... không nỡ phụ lòng chú em tốt bụng của tôi. 

Thôi thì vợ nói sao nghe vậy cho xong.  Sợ vợ mới nên cửa nhà mà, các cụ ta thường nói thế...

QUÂN NGUYỄN

 


 

Ý kiến bạn đọc
27/05/202000:40:49
Khách
Em dang muon di hoc dia oc de co cai bang mo van phong , ma nghe anh thi 4 lan moi dau , khi dau roi cung khg lam gi voi cai bang do ca nen dang qua nan , khg biet phai sao day?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,476,986
Dù chiều nay, hai mẹ con mình đã nói chuyện thật nhiều qua phôn, nhưng mẹ vẫn muốn nói thật nhiều thêm nữa.  Nếu mỗi buổi tối con không phải học bài và mẹ cũng không có những công việc cần thiết phải làm thì chắc mẹ cứ ôm ghì 
Hơn 30 năm sống trong xã hội mới, cộng đồng Việt Nam đã hội nhập và khá thành công trên nhiều lãnh vực, nhưng có những việc vẫn không khá hơn.  Thí dụ như xả rác và ồn ào nơi công cộng
Nhiều người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và người Mễ, thấy họ khác chúng ta và nhất là thấy không phải là ông Mỹ đen thì trong thâm tâm rất lấy làm kính trọng. Dăm ba tháng, một vài năm sau thì tình hình đổi khác. Tự nhiên ta thấy họ lùn, mập, da không được trắng, đi xe xấu, ở nhà tồi
Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh. Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng. Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng
Chúng tôi đã nhận được giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ của chị tôi gửi về rất sớm, từ năm 1979 với lời nhắn trên bức điện tín kèm theo rất ư là hấp dẫn: "Ra Hà Nội làm Passport đi Mỹ. Chúc may mắn." Lời nhắn ấy mãi đến mười hai năm sau mới thành sự thật. Chúng tôi được phái đoàn Mỹ gọi vào Saigon phỏng vấn vào dịp trước lễ Giáng Sinh năm 1989
Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75. Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được
Việt kiều có nhiều người rất dễ thương; họ hiểu cao biết rộng và có khi cũng rất giàu nhưng rất khiêm tốn, rất đáng trọng. Bên cạnh đó cũng có nhiều người kiêu ngạo đến đáng sợ dù bên ấy chỉ làm "cu li" hoặc lãnh tiền trợ cấp của chính phủ chứ không phải tiền do mình đóng thuế hay làm ra. Nhưng nói thế cũng không công bằng
Viết Về Nước Mỹ đã có nhiều bài đặc biệt về nghề Nails tại Mỹ, phần lớn do chính người trong nghề. Lần này chuyện Nails được kể do một người ngoài nghề: Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp
Sau khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam, từ năm 1975 đến 1982 mọi gia đình dân miền Nam Việt Nam đều sống cảnh bần cùng đói khổ. Trong chiến dịch "Đánh tư sản mại bản" một cụm từ của Cộng Sản đầy sắt máu: nhiều người bị cướp hết của cải, tức tưởi phải tự vận. Cộng Sản đẩy dân từ "Tư sản" hoá thành "Vô sản", mọi người dân
Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe. Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng
Nhạc sĩ Cung Tiến