Hôm nay,  

Một Mảnh Đời Tị Nạn

10/04/200600:00:00(Xem: 131417)

Người viết: Phong Lan <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bài số 982-1591-304-vb2100406

*

Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã được trao tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của bà là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

*

Ngồi đối diện với tôi là chị Ngọc, một phụ nữ đã 60 nhưng vẫn còn khá đẹp mặn mà, người mà tôi quen biết đã 25 năm nay, từ những ngày đầu mới được định cư, trong một chung cư dành cho người tị nạn độc thân.

Thuở ấy, tôi mới 17 tuổi, còn chị thì đã 35. Chúng tôi gặp nhau trên đất khách quê người, cùng hoàn cảnh tứ cố vô thân nên thương mến nhau như chị em ruột thịt. Tôi thì độc thân thật sự, nhưng chị Ngọc của tôi thì độc thân sau chuyến vuợt biển kinh hoàng, chồng, em gái, và 3 đứa con đều chết trên biển cả khi phải đập tàu bơi vào bờ biển Thái Lan.

Giờ đây, sau 25 năm bươn chải, đi cày cật lực đề mưu sinh và lo cho gia đình, chị Ngọc sắp bước vào tuổi về hưu. Chúng tôi đã gặp lại nhau, ngồi uống với nhau những ly trà ấm lòng, và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xưa, cái thời mới chân ướt chân ráo đến nước người, không rành tiếng Mỹ.

Ôi, cái thủa ban đầu khó quên ấy...

Mấy tháng đầu tiên, chúng tôi được trợ cấp và đi học Anh văn cấp tốc. Lúc đó, tôi như một đứa em út trong một đại gia đình tị nạn Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namở chung cư, ai sai gì cũng vui vẻ làm, ai nấu món gì cũng để ý xem để học nấu ăn.

Ăn hoài bánh mì cũng ngán, chúng tôi hùn tiền lại với nhau để nấu ăn chung những món ăn Việt Nam với nước mắm quốc hồn quốc túy của mình. Có khi làm cơm tấm bì mà không có thính, chị Ngọc rang gạo rồi bắt tôi lấy cái chai cán cơm rang để làm thính.

Có khi ăn mì gói hoài ớn quá, chị Ngọc chỉ tôi chế biến mì gói, có giá, có hành, có xá xíu cho ngon. Hay là luộc mì xong, rồi đem làm mì xào cũng hấp dẫn lắm.

Thỉnh thoảng có mấy anh Việt Nam qua sớm hơn chúng tôi khoảng vài tháng cũng đến chung cư để cùng ăn uống hàn huyên và hướng dẫn cho chúng tôi biết ở bên ngoài đi làm, kiếm việc làm cho Mỹ ra sao.

Lúc ấy rất ít người Việt tị nạn, kiếm được người đồng hương để nói chuyện thật là hiếm quí. Chị Ngọc mất hết gia đình trong chuyến vượt biển kinh hoàng, chị lập bàn thờ cho người chồng là kỹ sư hàng hải cũng là tài công chính của tàu, cho đứa em gái vắn số và cho 3 đứa con nhỏ tội nghiệp của chị. Chị Ngọc như điên dại những ngày đầu mới đến Mỹ. Chúng tôi an ủi chị và tìm lời khuyên giải để xoa dịu nỗi đau của chị, chỉ biết cầu xin cho chị sớm được nguôi ngoai nỗi buồn và xăn tay áo bước ra đi làm, lập lại cuộc đời mới sau khi rời khỏi chung cư tị nạn này.

Sau mấy tháng, chúng tôi phải ra ngoài tự lập cánh sinh. Chị Ngọc tìm được việc làm giúp việc nhà trong một gia đình. Thương cho tôi ở một mình nấu ăn bất tiện, buổi trưa, chị Ngọc gọi tôi đến nhà chủ của chị để chị nấu ăn cho tôi ăn trưa, rồi buổi chiều đi làm luôn. Có một lần bà chủ của chị Ngọc đi làm bị bệnh về nhà buổi trưa bất tử, chị Ngọc giật mình hối tôi mở cửa sau đi cho nhanh, kẻo chủ thấy thì chị có thể bị la rầy. Tôi cũng bất ngờ nên dọt lẹ, sợ chị Ngọc bị thất nghiệp thì mệt lắm. Sau này mỗi lần nhắc lại chuyện này, hai chị em tôi đều cười ngặt nghẽo, hú hồn!

Sau một năm, chị Ngọc vẫn còn nhớ nhung người chồng đã mất, nhớ mấy đứa con bị chết oan uổng. Chị ao ước có một đứa con để hủ hì sớm hôm. Nhưng thân phận tị nạn nghèo, việc làm khó kiếm, người đồng hương ít thấy, làm sao tìm được người tâm đầu ý hợp vói mình bây giờ.

Ở Việt Nam, chị là một cô giáo dạy tiểu học. Gia đình khá giả, tuổi thơ của chị rất sung sướng, đầy đủ. Hai mươi tuổi, chị lập gia đình với anh Toàn, một kỹ sư hàng hải, thương vợ thương con, lo cho gia đình hạnh phúc. Đùng một cái, bây giờ chị mất hết. Chị thèm có một đứa con bằng bất cứ giá nào. Ở xứ người cô đơn lạnh lẽo quá, bạn bè đứa nào cũng lo đi kiếm việc làm cu li để kiếm sống qua ngày, gặp nhau chỉ là 2 ngày cuối tuần ngắn ngủi, làm sao giải quyết nhu cầu tình cảm, muốn được làm vợ, làm mẹ của một thiếu phụ đang nửa chừng xuân.

Trong đám bạn tị nạn, có anh Hùng, cũng mới sang Mỹ được 1 năm. Anh mới học xong trung học ở Việt Nam, đi lính, có vợ và 5 đứa con ở Việt Nam. Anh vượt biển một mình và không có hy vọng gặp lại vợ con trong một thời gian dài. Việc bảo lãnh gia đình lúc đó rất khó hy vọng và xa vời lắm. Anh đem lòng thương mến chị Ngọc và quyết tâm theo đuổi chị. Chị Ngọc tâm sự với tôi và hỏi tôi thấy anh Hùng có hợp với chị không"

Lúc ấy tôi phản đối và nói “Chị Ngọc ơi, chị có điên không" Mai mốt vợ con anh Hùng qua Mỹ, rồi chị làm sao"”.

Chị Ngọc trả lời: ”Thì chị sẽ trả anh ấy về lại với vợ con của ảnh, chị chỉ muốn có một đứa con“.

Tôi đầu hàng với cái lý luận ngây thơ ấy của chị Ngọc. Lòng tha thiết muốn được làm mẹ lần nữa của chị đã làm chị không còn sáng suốt khi quyết định buớc thêm bước nữa, không cần tìm hiểu lâu dài anh Hùng, không cần biết đến thiên hạ sẽ nghĩ gì về mình.

Sự cô đơn trống trải, nỗi buồn trên xứ người, sao mà nó có thể làm cho người ta “đành liều nhắm mắt đưa chân, thử xem con tạo xoay vần đến đâu”.

Vài tháng sau đó, tôi được chị Ngọc gọi điện thoại mời đám cưới của chị với anh Hùng. Tôi giận chị, lấy cớ bận công việc không đến dự. Sau đám cưới, tội nghiệp chị Ngọc biết tôi giận nên gọi điện thoại phân trần: ”Em ơi, chị phải làm đám cưới vì chị lỡ có bầu 2 tháng rồi!” Tôi chỉ còn biết nói chúc mừng chị đã được toại nguyện và mong chị giũ gìn sức khỏe để em bé ra đời đưọc mẹ tròn con vuông.

Sáu năm sau, tôi gặp lại chị Ngọc. Bé Alan bây giờ đã đi học lớp một rồi. Nhưng hình như chị Ngọc và anh Hùng đã ly thân. Hai người nói chuyện không hợp nhau và sống xa nhau.

Chị Ngọc vừa đi làm vừa chăm sóc bé Alan một mình. Khổ nổi tiếng Mỹ chị không rành nên nói chuyện với con thật là khó khăn. Bé Alan càng lớn càng trở nên ít nói và trầm lặng. Chị đã có một đứa con như lòng mong muốn, nhưng cái trách nhiệm vừa làm mẹ, vừa làm cha ở xứ người với ngôn ngữ bất đồng, chị Ngọc không biết làm sao để dạy con và uốn nắn nó theo ý mình. Thôi thì tới đâu hay tới đó.

Bốn năm sau, tôi được tin anh Hùng đã mất thình lình sau một cơn đau tim bất chợt trong lúc lái xe. May là trước khi mất, anh đã bảo lãnh được 5 đứa con trai của anh từ Việt Namsang Mỹ. Mẹ ruột của chúng đã mất ở Việt Nam.

Sau khi anh mất, một việc tranh chấp giữa 5 đứa con của anh, và con chị Ngọc đã xảy ra mặc dầu anh Hùng mất đi chẳng để lại tài sản gì đáng giá.

Bốn năm sau nữa, tôi gặp lại chị Ngọc. Trông chị tươi tắn, trẻ trung hơn. Chị nói tiếng Mỹ “ba rọi” cũng khá hơn. Bề nào cũng ở Mỹ được 14 năm rồi chứ ít sao. Chị may mắn được vào làm ở một công ty dược phẩm. Việc làm cũng khá vững, ít sợ bị thất nghiệp bất tử. Có một lần chị gây gỗ với một bà xếp trong công ty vì bị ức hiếp, tức giận vì không đủ tiếng Mỹ để trả lời và biện hộ cho chính mình, chị về nhà cạo đầu rồi cáo bệnh bị căng thẳng trong công việc và ở nhà 2 tháng. Chị quyết định phải học nói tiếng Mỹ cho rành bằng cách kiếm cho mình một người yêu người Mỹ đàng hoàng.

Khi gặp lại chị, chị giới thiệu cho tôi biết người bạn trai người Mỹ đang chung sống với chị, đang cùng với chị chăm sóc và nuôi nấng bé Alan. Thấy tôi tròn xoe mắt nhìn chị, chị cười nói với tôi: ”Bé Alan cần một người cha dạy dỗ nó với tiếng Mỹ, chị nói tiếng Mỹ không rành nên không dạy nó được “.

Tôi im lặng dù không đồng tình với chị. Tại sao chị không cố gắng nói tiếng Việt Namvới bé Alan, để nó không quên tiếng mẹ đẻ. Có phải thật sự bé Alan cần một người cha, một người đỡ đầu biết nói tiếng Mỹ với bé để có thể lớn lên trưởng thành ở xứ Mỹ này" Có phải bé Alan không cần biết đến nguồn gốc Việt Namcủa mình. Và có phải sự cô đơn của một người góa phụ đang xuân, cần một chỗ dựa tình cảm, nên chị đã chấp nhận một cuộc sống chung, góp gạo thổi cơm chung, chia tiến nhà tiền phòng với một người đàn ông khác xa mình về phong tục, văn hóa và ngôn ngữ.

Có thể ông Mỹ đã tìm được ở chị Ngọc sự đằm thắm, đảm đang của người phụ nữ Việt Nammà ông không tìm được ở người vợ cũ người bản xứ. Ông Mỹ tỏ ra rất lịch sự và xã giao rất khéo với tôi, một người bạn của người yêu mình ở xa tới thăm. Trong lòng tôi cũng mừng cho chị từ nay có được người yêu chị, hủ hỉ sớm hôm.

Nhưng nỗi mừng vui của tôi không kéo dài được bao lâu. Vài tháng sau, một ngày thứ bảy, gọi điện thoại qua thăm chị Ngọc, tôi nghe chị khóc với tôi trên phone: ”Chị bị ông Peter đánh sưng mắt, chị phải đi nhà thương lấy giấy chứng thuơng“. Tôi tức giận hỏi: ”Tại sao chị lại bị đánh, tại sao chị lại để cho ổng đánh chị. Em tưởng tụi Mỹ không bao giờ đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa mà“. Chị nói trong nước mắt: ”Nó nói chị để nhà cửa bê bối quá, không chịu dọn dẹp, hút bụi mỗi tuần. Nấu ăn chị phải nấu vừa món Mỹ cho nó, vừa món Việt cho chị, nên bếp núc hôi hám, nó không thích. Nó phải chu cấp cho vợ trước nên tiền bạc không còn dồi dào như trước. Chị đi chợ mua thịt bò không được thượng hạng về làm bít tết, nó nói chị hà tiện quá đáng, nó không thèm ăn. Nói qua nói lại một hồi là to tiếng, gây lộn.”

Tôi nghe xong, buồn cho chị gặp phải những cú sốc văn hóa khác biệt mà trước đây có lẽ chị không tiên liệu trước được. Tôi khuyên chị nên dọn nhà ra ở riêng để tránh gây gổ, có thể đưa đến xô xát không hay sau này. Chị nghe lời tôi, hai mẹ con dọn nhà ra riêng, sống yên ổn một thời gian.

Vài tháng sau, tôi gọi qua thăm chị vào dịp cuối tuần, tôi lại nghe tiếng của Peter bắt phone. Tôi ngạc nhiên hỏi chị “Ủa sao có Peter ở nhà chị”, chị Ngọc phân trần: ”Ừ, thì ổng tới ở cuối tuần thôi“.

À thì ra, bây giờ 2 người lại trở thành tình nhân “long week-end” mà thôi, nhà ai nấy ở, tiền ai nấy xài, xe ai nấy đi.

Cuộc sống xứ người cô đơn và buồn bã quá, người ta sẵn sàng chấp nhận bỏ qua những bất đồng dị biệt để cuối tuần đến với nhau, tâm sự với nhau, thương yêu nhau, thỏa mãn nhu cầu tình cảm với nhau, rồi sáng thứ hai, mạnh ai nấy đi làm, ở riêng, xa nhau 5 ngày và hẹn gặp nhau vào cuối tuần tới. Có khi ở riêng, không có gì ràng buộc về pháp lý, không bị đụng chạm vì những bất đồng văn hóa, ngôn ngữ và cách sống lại hay hơn cho chị Ngọc của tôi.

Tôi còn biết nói gì , khi đó là sự chọn lựa của chị.

Đến khi Alan 18 tuổi, nó lại muốn dọn nhà ra riêng ở với bạn bè, bỏ học đi làm cho các nhà hàng để kiếm tiền. Nó không thích ở với mẹ nữa. Vậy thì cái lý do lấy ông Mỹ Peter để dạy dỗ bé Alan học hành nên người không còn đứng vững nữa rồi. Chị không giữ chân Alan được, nó không chịu ở lại nhà học hành cho đến nơi đến chốn. Chị bây giờ không còn gì hết, con cái không nghe lời chị, chồng con chỉ là tạm bợ ngày cuối tuần, chị sống buồn nản cho qua ngày tháng, chờ ngày về hưu.

*

Bây giờ, sau 25 năm, hai chị em ngồi bên nhau, cùng bồi hồi nhớ đến cái thời xa xưa và muốn cùng nhau ôn lại những kinh nghiệm sống đau thương mà chị đã trải qua, và ước gì được làm lại từ đầu...

Tôi hỏi chị: ”Nếu được làm lại từ đầu, chị có quyết định lấy anh Hùng để có một đứa con bằng bất cứ giá nào không"“ Chị lắc đầu.

Chị đã đánh bạc cho cuộc đời mình bằng những quyết định nông nổi, không suy nghĩ kỹ.

Tôi hỏi thêm một câu:

”Thời ấy, chị từng khuyên em muốn học một ngôn ngữ nước ngoài thì cứ kiếm đại một người yêu người bản xứ, rồi ở chung với nhau một thời gian là nói giỏi ngay. Bây giờ chị còn giữ lời khuyên ấy không"”

Chị nhìn tôi, lắc đầu.

Chị Ngọc ơi, nhiều lúc em muốn nổi giận với chị, muốn nói “Sao chị ngố quá “, nhưng em không nói được nên lời. Chị hiền quá, nhân hậu quá, nhưng sao cuộc đời chị lắm nỗi gian truân. Trải qua 3 đời chồng rồi, chị vẫn không tìm ra cho mình một tình yêu đích thực. Tại trời hay tại chính mình không chịu dò dòng sông trước khi xuống đò.

Bây giờ gần bước vào tuổi vàng về hưu, tôi mong chị sẽ tìm đuợc niêm vui trong những ngày nghỉ đi thăm các viện dưỡng lão, chăm sóc, an ủi những người già, lấy niềm vui của người khác làm niềm vui của mình, như chị vẫn thường tâm sự với tôi.

PHONG LAN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,486,447
Dù không nói ra thành lời nhưng tận đáy lòng mỗi ngày trước khi vào giấc ngủ, đưa tay tắt đèn, vẫn thầm tạ ơn nhà Bác Học Edison đã đem lại ánh sáng thay thế mặt trời, thay thế đèn dầu
Sau hơn năm năm sống khá êm đềm trong căn apartment hai phòng bệ rạc trên đường Maple, thuộc thành phố Orange, nơi hai đứa con nhỏ của tôi được sinh ra, vợ chồng tôi đi đến quyết định
Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, hiện làm state parole officer ở Santa Ana
Thế mới ra cớ sự, năm nào cũng phải nướng gá tây, mà nào có ai ăn đâu, giỏi lắm thì mỗi người đến dự tiệc xắn một miếng nho nhỏ cho đúng điệu ta đây. . mỹ. kìều ăn uống đúng điệu
Tác giả tên thật Phạm Ngọc Hiệp, 55 tuổi, cựu SVSQ khóa 3 Đại Học CTCT Đà Lạt. Đến Mỹ năm 1996, diện HO. Hiện cư ngụ tại Philadelphia, PA. Nghề nghiệp : Công nhân. Đã góp bài viết
Mùa Lễ Tạ Ơn năm nay lại sắp đến. Tôi muốn nhân cơ hội này viết một bài để bày tỏ lòng tri ân sâu xa của tôi đối với Chính Phủ và Nhân dân Hoa Kỳ nói chung và đặc biệt đối với hai vị Bác sĩ
Tác giả sinh 1943 tại Cần Thơ, hiện là một bác sĩ thú y tại Canada. Sau ba lần vượt biên, hai lần ở tù cộng sản, ông định cư tại Montreal, tốt nghiệp Doctor of Veterinary Medecine từ 1985
Karen N. Nguyen , sinh năm 1962, trưởng nữ trong một gia đình H.O., hiện là dược sĩ, làm việc và cư trú tại Virginia.
Tôi từng nghe nói về &#39;American Dream&#39; của rất nhiều Việt kiều Mỹ, nhất là giới trẻ. Họ là những người Việt Nam theo cha mẹ sang Mỹ hồi còn bé, hoặc được sinh ra trên đất Mỹ, hấp thụ
Tác giả cho biết bà vượt biên và định cư tại Mỹ từ 1982, hiện là cư dân Virginia và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Loạt viết về nước Mỹ đầu tiên của Nguyên Phương gồm ba bài
Nhạc sĩ Cung Tiến