Hôm nay,  

Cô Ô.

30/03/200600:00:00(Xem: 274074)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài viết mới của ông kể về một cô giáo người da đỏ.

*

Cô Ô. là tên gọi tắt của cái tên khó đọc và khó nhớ Omaghishi. Cô là người Da Đỏ chính gốc sinh trưởng ở tiểu ban <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Arizona. Cô chọn nghề dạy học ở tiểu bang Washingtontại trường dạy cho trẻ em Da Đỏ tên là Wa He Lut có hơn mười năm. Năm nay cô phải ở tuổi năm mươi. Cô có vóc người vạm vỡ, khoẻ mạnh. Ngoài yếu tố do huyết thống người Da Đỏ ra cô rất ham chuộng thể thao nên thể lực của cô hơn người. Cô là huấn luyện viên bóng rổ cho các trò gái và mỗi lần có thi đấu thể thao cô đều tham dự.

Tôi biết cô hồi mới vào làm ở trường khi cô dạy lớp bốn với hơn mười lăm học trò. Đám học trò này vừa lười vừa hỗn. Chỉ có người có thể lực và sức khỏe như cô mới "trị" chúng nổi. Lối dạy của cô không giống như các thầy cô khác. Cô dùng kỷ luật và biện pháp mạnh để đôn đốc học trò trong việc học trong khi các thầy cô khác dùng cách mềm mỏng hơn. Thực tế theo tôi nhận xét thì đối với học trò Da Đỏ, phương cách giáo dục mềm dẻo không đem lại kết qủa. Có rất nhiều lý do, trong số đó chắc phải là do bản tính bẩm sinh của họ thích sống và học ở môi trường thiên nhiên hơn. Hầu hết người da Đỏ không coi việc học ở trường là quan trọng. Cha mẹ chúng lại lơ là trong việc giáo dục văn hóa cho con mình.

Ở lớp sáu có một đứa học trò trai tên Jean rất chây lười và lơ đễnh trong việc học chữ. Trái lại ở giờ thủ công nghệ cổ truyền thì trò này lại đem hết tâm trí và thì giờ ra gọt đẽo mặt nạ hay vót gọt cung tên. Có những trò gái học hành chểnh mảng nhưng lại hăng say trong giờ tập những điệu vũ cổ truyền của bộ tộc mình. Cô Ô. thấy rõ và biết hết những đặc điểm đó.

Cô thường tỏ ra lo ngại cho tương lai các em khi ra đời và phải cạnh tranh với thiên hạ không phải là sắc dân của mình. Vì lý do đó cô rất cứng rắn trong việc dạy dỗ đám học trò có chung dòng máu với mình.

Điều cô lo ngại rất đúng. Tỷ lệ bỏ học của học sinh da Đỏ rất cao trong khi tỷ lệ tốt nghiệp lại rất thấp so với học sinh da Trắng và da Vàng. Chính vì vậy cô rất gắt gao trong việc giáo dục học trò của mình.

Cô không nề hà dạy cho hết bài chớ không dạy cho hết giờ. Lớp của cô luôn luôn ra về trễ vì cô lo chu đáo việc học cho từng đứa trước khi chúng bước lên xe bus về nhà.

Ở lớp mẫu giáo năm nay, khi chuông tan học reo, cô giao tận tay bài chúng đã làm và bài đem về nhà. Cô mặc áo cho chúng, bỏ bài vở vào túi đeo lưng rồi đóng lại cẩn thận sợ chúng chạy nhảy làm rơi rớt ra ngoài. Khi ra tới cửa trường, cô ôm từng đứa, nếu là đứa ngoan thì cô khen, còn đứa nghịch ngợm thì cô khuyên nhủ nó và bắt nó hứa sẽ nghe lời khi đến lớp ngày mai.

Lớp của cô tổ chức rất có quy củ và thưởng phạt nghiêm minh. Đứa nào ngoan, biết vâng lời sẽ được thưởng. Đứa nào nghịch ngợm, lười sẽ bị mất điểm và bị phạt ở lại làm cho hết bài trong giờ chơi. Trong giờ thể dục, cô dạy cho các bé vận động đủ các cơ bắp trong cơ thể kết hợp với các trò chơi để chúng được khoẻ mạnh. Tôi nhận thấy các bé thật là may mắn được ở lớp cô vì chúng được huấn luyện thật chu đáo từ thể lực đến học lực.

Trong giờ học, cô ôn các chữ cũ, giới thiệu thêm các chữ mới cho các bé đúng theo tinh thần "Ôn cố tri tân." Sau đó cô tập cho chúng đặt câu đúng chữ đó.

Trong giờ tập viết, cô dạy các bé viết và đòi hỏi chúng phải viết "ngay hàng thẳng lỗi" chứ không chấp nhận chữ viết cong quẹt, ngoằn ngèo dù đó là những đứa bé mới hơn năm tuổi. Cô tập chúng viết và biết đánh vần tên mình.

Trong giờ toán cô dạy chúng biết đếm số và nhận ra các khối mẫu có số lượng lặp đi lặp lại tương tự nhau. Dạy cho chúng biết đếm số trên mặt đồng hồ treo tường. Nhận ra giá trị của các đồng tiền xu.

Trong giờ tập đọc, tuy không có khiếu về ca hát nhưng bù vào đó cô dùng băng cassettes và CDs để dạy các bé tập học vần mẫu tự. Cô cũng dùng cách này dạy các em các bài hát vui nho nhỏ có lồng bài học.

So với lớp của các thầy cô khác trong trường, cô Ô hoàn thành xuất sắc hai việc, vừa giữ gìn trật tự và dạy các em học. Không ai có thể làm được việc này nếu không đem hết tâm trí và tinh thần trách nhiệm của mình ra.

Mới tuần rồi, cô bị cảm nặng nhưng vẫn rán đi dạy. Đến khoảng một giờ trưa thì cô kiệt lực. Trong giờ ngủ trưa của các bé, cô phải nằm dài ra sàn vì quá mệt. Trong giờ học cô không để một lúc nào lãng phí. Cô luôn luôn soạn bài đầy đủ và dồi dào cho các em học tập. Nếu em nào nghỉ, hôm sau phải vào làm bài bù cho hôm trước. Nhiều lúc cô giữ lại những em làm bài chậm trong giờ ra chơi để giúp chúng làm hết bài cho kịp các bạn đồng lớp.

Trong tất cả những buổi lễ lộc lớn của nhà trường, cô là người dẫn đầu cho ban vũ truyền thống của các bộ tộc. Cô tham gia đầy đủ các hoạt động bảo tồn văn hóa và lúc nào cũng là một tấm gương cho đám trẻ noi theo. Chính cô là người đã giới thiệu “Lời Thề Tâm Huyết của Người Da Đỏ” để cả trường đọc lớn mỗi sáng trước khi lớp học bắt đầu. Lời Thề Tâm Huyết đó như sau:

“Tôi

Tôi rất là đặt biệt

Tôi độc đáo

Tôi là đáng kể

Tôi được mọi người yêu mến

Tôi tin rằng tôi có thể đạt được mọi điều tôi đặt hết tâm trí vào

Tôi tin vào tôi và đồng bào của tôi

Tôi tin vào văn hóa và tiếng nói của chúng tôi

Tôi tin vào đất nước và lối sống của chúng tôi

Tôi tin vào lời dạy của các bậc tiền bối

Tôi tin rằng có một hướng đi cho đời mình

Tôi tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện

Tôi tin tưởng vào Đấng Thượng Đế Tối Cao

Tôi xin hứa sẽ thực hành lời tâm nguyện này.”

Tôi nghĩ rằng cô Ô. là người đã giữ đúng được lời thề tâm huyết đó để đem hết tài năng và tâm trí của mình phục vụ cho lớp trẻ Da Đỏ với tất cả tình thương cho thân phận đáng buồn của dân tộc mình và nhiệt tâm muốn tạo một tương lai sáng lạng cho thế hệ tương lai. Chính do tình thương lớn lao và nhiệt tâm phi thường đó của cô đã làm cô trở thành một cô giáo mẫu mực. Cô quên đi thân mình để thế hệ sau không bị mai một và thiệt thòi.

Bất cứ dân tộc nào, vào thời nào, cũng có những nhà giáo dục tận tâm như cô Ô. Chính những con người đáng kính này sẽ đào cho cộng đồng mình và xã hội bên ngoài những viên gạch làm vững chắc thêm nền văn hóa và truyền thống cố hữu. Xin ngã mũ chào kính phục các vị trong số đó phải kể đến cô Ô.

TRƯƠNG TẤN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,483,381
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa
Bản Quốc ca Việt Nam được mở đầu cho cuốn băng nhạc, những bản hùng ca thời chiến, mà tôi đã nghe đi nghe lại hơn mười lăm năm nay. Tôi thường tìm đến băng nhạc này mỗi khi lòng xôn xao nhớ về quê hương và những ngày xưa yêu dấu. &nbsp; Trong lời ca điệu nhạc đầy hùng khí như vẫn còn vang dội những bước chân hiên ngang
Đã mấy lần tôi bỏ chúng ra khỏi túi hành trang chuẩn bị lên đường thì bà cụ lại lén chờ lúc tôi không có mặt bỏ chúng vào, &nbsp; -hôm ấy là ngày 15 tháng 6 năm 1975, ngày chót theo lệnh trình diện lên đường đi tu huyền- tôi xách cái túi lên thì lại thấy đôi dép râu và bộ bà-ba đen đã nằm lại trong đó từ lúc nào. Bực quá tôi lấy chúng
Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo! &nbsp; Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi. Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết. &nbsp; Viết không hay, nhưng phải viết vì
Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandria bang Virginia . Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt. Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới
Chiều nay trên đường từ sở về nhà, con đã chứng kiến một tai nạn giao thông khá nghiêm trọng. Ba xe cứu thương đến vây quanh làm lưu thông bị tắc nghẽn. Khi đi ngang qua hiện trường, con đã nhìn thấy các nhân viên cứu thương đang cố gắng cưa những mảnh sắt móp méo để lấy người bị thương đang kẹt trong xe
Tác giả là một nhân viên ngân hàng, cư trú và làm việc tại Seattle , tiểu bang Washington . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, “Con Đi Trường Học...” là thư của một bà mẹ độc thân viết cho con gái đi thực tập tại một nước châu Phi, đã được phổ biến ngày 13-1-2006 với bút hiệu Hồng Ngọc-Vương. Bài viết thứ hai
Mẹ ơi! Biết bao giờ con mới được gọi lại tiếng "Mẹ" ngọt-ngào đầy yêu-thương này! Ngày Mẹ còn sống, gọi tiếng Mẹ đã thấy ấm lòng, thấy chứa-chan tình-cảm. Bây giờ Mẹ không còn nữa, tiếng Mẹ làm con xót-xa tận cõi-lòng, chẳng bao giờ con còn có dịp ngồi bên Mẹ, nắm lấy tay Mẹ rồi nói
Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình &nbsp; an toàn. &nbsp; Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ
Bởi vì Việt Kiều chẳng mấy ai quan tâm đến những điều ấy, có người không chịu ở nhà mà ra ở khách sạn &nbsp; cho thoải mái và chẳng muốn làm phiền đến ai. Họ muốn thăm ai thì tự nhiên đến nhà, ăn uống thì đơn giản không cầu kỳ, chẳng cần cao lương mỹ vị gì hết, có rất nhiều người xà vào quán hàng trong nhà lồng
Nhạc sĩ Cung Tiến