Hôm nay,  

Người Đàn Ông Cuối Cùng Của Tôi

28/02/200600:00:00(Xem: 251628)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 949-1549-273-vb2022706

Tác giả đã được tặng giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
*

Đêm, đêm mưa, mưa nặng hạt và gió giật liên hồi luôn làm trái tim tôi thổn thức. Phải, những đêm mưa như có cái gì uẩn ức, giận hờn, không giải toả được trong tâm lòng tôi.
Tôi vẫn tự xem mình là một người phụ nữ thất bại, thất bại vì một thời gian quá dài, tôi đã tin tôi không bao giờ tìm nổi trong cuộc đời một người đàn ông như mình mong muốn. Tôi thà cô đơn, còn trôi nổi, chứ qua lại với bao nhiêu người mà trong lòng không có một cảm giác, tôi làm không được.
Thủy vẫn mắng tôi một câu vô cùng quen thuộc "mày cứ bộ tịch đàng hoàng quá, chừng nào mới có chồng..."
Nét mặt tôi vẫn không thay đổi, tôi hiểu mình muốn gì mà: "mày bảo tao phải làm sao, mày bảo tao mời cái ông bán hàng hồi nãy đi uống nước, mày bảo thế kỷ thứ 21, con gái lên tiếng trước đâu có gì là sai, đúng, đâu có sai, nhưng mày quên là ông ấy bán hàng, phải niềm nở thế, cứ gì tao""
Thủy vẫn như chưa thua: "con cù lần ơi, bán cho tao chả đâu có cười như bán cho mày, mày cứ vậy, tao hy vọng chôn mày làm bà cô sống, chả đứa nào theo sau quan tài mày đâu."
Tôi cười buồn. Ở đời, kỳ thiệt, cứ cười với ai là thích người đó, bạn tôi dễ chịu thiệt. Một ngày, tôi cười với biết bao nhiêu là người, nếu mà tôi thích hết, có lẽ tôi không chứa nổi tất cả họ trong cái nhà nhỏ hai phòng ngủ hai garages của tôi.
Tâm tính khác nhau, tôi với Thuỷ vẫn thân thật thân như chả còn đứa con gái nào trên hành tinh này. Tính nhút nhát của tôi làm nổi bật tính mạnh dạn của Thuỷ, ngược lại, cái mạnh của Thuỷ làm tôi còn thấy có cái gì đó để vịn trong cuộc đời khi niềm tin về tất cả trong tôi đang lung lay, chưa tìm thấy chỗ vịn như tôi muốn...
Cuộc đời ơi ...

*
Cuộc picnic diễn ra chủ nhật tuần này không có tên tôi ban đầu, chị Nga, người tổ chức không muốn mời tôi.
Thủy năn nỉ chị lắm, chị mới cho Thuỷ mang tôi theo. Chị bảo với Thuỷ: "Trâm nó làm sao đó, nó cứ buồn buồn, anh Hưng nhà chị thì thấy con gái buồn chịu không nổi, rồi có thể hai người nói chuyện, cảm thông, lại ra chuyện" ... Thuỷ trấn an chị Nga: "trời, con Trâm tu đó chị, nó thích nói chuyện thật, nhưng không phải ai nó cũng nói đâu, em dẫn nó đi theo nha."
Chị Nga có cái nhìn đúng lắm, anh chị là hai người bạn chung lớp Anh văn với tôi. Tôi thích nói chuyện với anh Hưng hơn với chị, chị hay nói về mode và thời trang, tôi là con gái gia đình nghèo, làm sao tôi hiểu được những điều đó. Một tuần ba buổi tối đến lớp, có khi đã có hai ngày tôi mặc cùng một áo sơ mi, chắc chắn ai cũng nhận ra. Tôi thấy anh Hưng hay quan tâm tới mọi người, ai cần gì anh cũng giúp, anh luôn có những thứ người khác cần và anh tế nhị lắm. Một lần quần tôi bị xút nút, anh tìm đâu ra cái kim băng, bảo chị Nga đưa cho tôi, chị Nga đưa thẳng mà không cần hỏi tại sao phải đưa. Tôi tin vào lòng tốt của anh Hưng, tin lắm, nhưng chỉ tin thôi, còn một đứa con gái tuyệt vọng như tôi thì không có một chút cơ sở nào cho tôi xây hy vọng nào thêm từ lòng tốt đó. Tôi cũng biết, chị Nga rất hiểu tính chồng mình, nhưng chị có bảo vệ hạnh phúc chị đang có cũng là điều đương nhiên.
Còn với tôi, vì tuyệt vọng, cuộc vui nào tôi cũng mong có mặt xem có thể đẩy mình lên chút nào không từ những tiếng cười trong những cuộc vui bất ngờ tôi có ...
Rồi cuộc picnic trôi qua, tôi vẫn hoàn tuyệt vọng, tôi không đi tìm tình yêu, tôi đi tìm nụ cười, nhưng không có tình yêu, nụ cười dường như không có sinh khí, những nụ cười buồn không biết còn theo tôi tới bao giờ đây.

*
Tôi gặp anh trong một đám cưới. Vừa nhìn anh tôi đã thấy mình bị thu hút. Anh không bảnh trai, nhưng anh có một cái dáng đàn ông hay đến lạ, không dõi theo các phụ nữ đẹp, ôn tồn, mực thước, ngồi chung bàn với anh, tôi cứ đưa mắt tìm gì, anh đưa cho tôi thứ đó. Tuy nhiên tất cả anh chỉ làm vừa đủ để tôi hiểu anh làm vì lịch sự hơn là vì có tình ý gì đến tôi.
Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi bỏ qua những nụ cười đã gặp, những vồn vã của cánh đàn ông với mình, tôi bị cuốn theo cái lịch lãm và điềm đạm của anh.
Ước gì anh là của tôi ... là của tôi với đầy đủ nghĩa một người đàn ông như tôi mong ước.
Tôi đã muốn tiệc cưới đó kéo dài mãi, tôi nán lại lúc mọi người chung vui nhịp nhàng bên nhau trong các điệu nhảy, tôi ngồi đó bất động, mong cho phút giây tôi có một người đàn ông tôi muốn như thế này không bao giờ mất đi. Tôi thu hết năng lực trong mình, cố hình dung ra cảm giác này rõ hơn, mong rằng những ngày sắp tới, có buồn mà nhớ lại, tôi cũng không mất đi chút xúc cảm nào hết hôm nay ...
Tôi sung sướng như thấy mình vừa chạm vào cảm giác của tình yêu ... thật kỳ diệu.
Yêu gì nổi, đến giờ ra về, ngay cả tên anh tôi cũng không biết ...
Tôi cứ gọi là tình yêu vì cảm giác từ ngày đó còn mãi trong tôi đến lạ.
*

Tiếng thắng xe trước cửa hiệu sách làm tôi giật mình, anh bước xuống, phía bên ghế ngồi tài xế một người phụ nữ ra dáng lớn hơn anh gần chục tuổi, nói lớn : "Một tiếng nữa nha.” Tôi nhìn anh như nhận ra người quen, tôi mừng quá. Anh vẫn thản nhiên bước vào hiệu sách như chẳng nhìn thấy tôi. Tôi bước vào lại tiệm sách, cảm giác ngày nào vẫn còn đây .... Anh làm tôi thấy nhỏ bé, chỉ có tôi nhớ anh, anh chẳng biết tôi là ai, dù rất lịch sự với tôi ngày đó.


Tôi rảo theo anh trong hiệu sách, anh ngừng rất lâu trước quầy tôn giáo và lấy lên những cuốn có hình của vị Dalai Latma mà tôi từng đi gặp và nghe ông nói chuyện. Anh đứng xem rất lâu, rất lâu. Tôi từ bỏ ý định theo anh quay đi và bước ra cửa. Tôi đứng tần ngần trước cửa một lúc, đợi cho những giọt mưa nặng hạt dừng hẳn, cũng như chờ cho mọi cảm giác trong tôi lắng đọng, tôi sẽ bước ra ngoài, đi thẳng, lái xe về nhà và cầu mong không bao giờ tôi gặp lại anh nữa.
Một tiếng vọng sau lưng: "Cô hay đến đây lắm hả""
Trời! Là anh, anh hỏi tôi ... "Vâng, tôi hay đến đây lắm, chỗ sách hồi nãy anh đứng là chỗ tôi yêu thích nhất, tôi đã từng đi nghe ông ta nói chuyện, chỉ đến đó và nhìn lên sân khấu, lòng tôi đã thanh thản hẳn anh ạ dù buổi nói chuyện vẫn chưa bắt đầu."
Chắc anh đã hiểu tôi thèm được nói chuyện lắm hay sao qua câu trả lời rất dài đó cúa tôi, anh mời tôi tới quán nước ngay trong tiệm.
Chúng tôi đã có một buổi nói chuyện thật vui, thật lâu, cái bà thả anh lúc nãy không thấy trở lại sau một tiếng, tôi hỏi anh .. và thật bất ngờ được biết .. .. được biết một điều đã xé lòng tôi ra trăm mảnh - Anh đang là bồ nhí của bà ta.
Khinh hay trọng, tôi trách cho cái số phận của mình, tôi muốn biến mất khỏi mặt đất này khi nhận ra câu nói vừa nghe từ cửa miệng của anh, tôi biết mình không chấp nhận, mà kỳ, ai đã là gì của ai, ai đã có tình ý với ai đâu.
Chúng tôi chia tay, từ ngày ấy tôi thề không còn muốn gặp anh nữa.

*
Được nửa năm, tôi nhớ cái quán sách của mình lắm, lòng tự trọng không cho phép tôi gặp anh nhưng làm sao tôi quên được cái quán sách tôi hay lui tới từ trước khi tôi biết anh, thật bất công cho tôi. Niềm vui duy nhất, vĩnh cữu trong cuộc đời tôi là từ quán sách đó. Nơi tôi trao đổi với những tư tưởng làm tôi vui, làm tôi lớn và làm tôi thấy mình trọn vẹn trong cuộc sống.
Tôi quyết định thay đồ và tới hiệu sách lòng vẫn mong mỏi một cơ may nào đó cho tôi gặp lại anh. Từ những buổi đầu không gặp khi đi cách ngày, tôi yên tâm, tới nhiều hơn, tôi ghé hiệu sách mỗi ngày. Rồi một ngày, anh đứng ngay trước cổng, như chờ và mỉm cười. Tôi lịch sự: "Chào anh" rồi đi thẳng.
Anh bước vội theo: "Tôi đã thấy cô trở lại, hôm nay mạnh dạn bước trước ra đây chờ cô, tôi ngồi trong quán kia ai vào mà tôi chẳng thấy" ...
Tôi nhìn anh như thách thức, anh hiểu ý: "Cái xe hay đón tôi đã không còn đón tôi từ ba tháng nay."
Tôi gật đầu đi theo anh, chúng tôi thân nhau hơn từ ngày đó, rồi thành người yêu, thành vợ chồng, tình yêu đến nhẹ nhàng, chân thành như chờ đợi từ bao nhiêu ngày. Tôi ngập trong hạnh phúc, biết hạnh phúc không dễ dàng như mình tưởng, tôi rất thận trọng.
Sống với anh, anh đúng như những gì tôi nghĩ, gọn gàng, ngăn nắp chu đáo tất cả mọi việc, anh làm tôi nhớ tới lời nguyện của tôi trước kia mà sung sướng biết bao nhiêu khi tôi đang tin điều tôi mong ước đã và đang là hiện thực. Cho tới một tối, một tối tôi chờ anh và nhất định nói cho anh nghe niềm vui này của mình mà lẽ ra tôi đã nói từ lâu.
Đêm đó, một đêm mưa nặng hạt, nặng hạt như những đêm mưa làm tôi thổn thức, một tiếng phone gọi báo anh đang cấp cứu trong nhà thương làm tôi té ngửa. Anh của tôi, anh làm sao thế, tôi gọi anh, ôm chầm lấy anh trong cánh tay, lúc anh tỉnh dậy, anh không còn biết tôi là ai ... anh bị đột quỵ, liệt nửa người, không chết , nhưng không hoàn toàn sống mạnh khoẻ như trước, anh không nói được nữa, anh như không còn biết tôi là ai. Tôi sống mà cũng như chết khi nhìn anh trong cảnh này.

*
Năm năm qua, tôi đã và đang sống với anh như thế, một người chết thể xác, một người chết tinh thần, an ủi nhau, kề cận nhau, tôi thấy đủ rồi. Những lần có bạn bè tới thăm, sau khi họ về, tôi đút cơm anh không ăn, anh như chỉ muốn tôi với anh hay tinh thần anh bị quấy rầy mà anh không còn thấy ăn ngon. Tôi từ bỏ luôn các mối quan hệ dù chỉ là bạn bè.
Có những đêm trăng sáng, bản chất con thú vẫn còn trong tôi hay bản chất một con người mộng mơ vẫn còn mơ mộng, tôi để anh và tôi nằm không quần áo dưới ánh trăng, tự cho mình cái diễm phúc tưởng tượng vẫn được anh âu yếm và ân cần như ngày nào. Những lần như vậy, những sáng hôm sau tôi khóc, tôi khóc nhiều lắm vì ân hận, tôi nghĩ anh biết anh vô dụng khi nằm bên tôi, chắc anh có khi lâm vào cái buồn và bỏ tôi đi nhanh hơn trong cuộc đời. Điều đó cũng làm tôi hiểu ra một điều người phụ nữ trong tôi vẫn còn mạnh lắm, thèm khát và ao ước, thèm khát, vâng, tôi đâu có chối.

*
Tiếng cửa mở ra, tôi đưa Tân đi thẳng vào giường, bảo anh phải nhanh lên. Tôi để Tân hành động, Tân cũng tế nhị, mặc tôi muốn làm gì thì tùy, chỉ nâng niu nhẹ mặt tôi như thì thầm, chẳng ai dám làm gì trước, tôi đưa tay cởi khuy áo Tân như vẫn làm với anh, tôi chờ tay Tân đặt nhẹ lên ngực tôi như anh vẫn làm với tôi, tôi chờ, tất cả là tôi chờ, chờ cái hạnh phúc ngày nào tôi đợi tại một cái đêm mưa tôi như chẳng chịu nhận ra là tôi vĩnh viễn sẽ không còn cái hạnh phúc nào như thế này nữa. Trong vòng tay Tân, nước mắt tôi rơi, tôi đẩy Tân lên, miệng mếu máo: "Anh Tân, Trâm xin lỗi anh, Trâm nhớ chồng Trâm quá, Trâm tưởng nhờ anh sẽ qua được cảm giác đó nhưng cảm ơn anh đã cho Trâm hiểu là không phải."
"Anh Tân, người đàn ông cuối cùng của Trâm ngoài kia, Trâm xin lỗi anh, Trâm không có ý định dùng anh thay thế cho người đàn ông đó."
Tân nhìn tôi thông cảm ... quay đi, "Anh hiểu Trâm à."
Tôi buồn nhìn Tân bước ra rồi đóng cửa lại.
Người đàn ông duy nhất tôi ao ước tìm được, vâng, sẽ là người đầu tiên và là người đàn ông cuối cùng của tôi.
Dù trong hoàn cảnh nào, tôi vẫn yêu anh với trọn trái tim đang đập trong lồng ngực.
Vành Khuyên


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,482,879
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Cường đang đọc lại cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm.   Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc
Thế là chúng tôi đã định cư ở Mỹ hơn 16 năm rồi. Nhìn đứa con trai lớn đang ngồi trước máy điện toán chuẩn bị luận án tiến sĩ, nhìn vợ tôi và hai đứa con nhỏ của chúng tôi đang xem truyền hình và tán chuyện vui vẻ, tôi bùi ngùi nhớ đến những người bạn không may đã chết trong trại cải tạo hay đang cùng gia đình
Bài viết về nước Mỹ hôm nay do một tác giả từ trong nước: Bác sĩ Lê Đình Phương, sinh năm 1964 tại Huế, hiện là Bác sĩ khoa Nội thương, tại bệnh viện Pháp Việt   Sài gòn. Trong điện thư đầu tiên gửi Việt Báo, bác sĩ Phương gọi giải thưởng Viết Về Nước Mỹ   là “một cơ hội tuyệt vời để những người Việt trong nước
Kim đồng hồ chỉ hơn 12 giờ đêm mà khu vực sòng bài casino vẫn tấp nập người ra kẻ vô không ngớt. Bộ mặt sinh hoạt đỏ đen về khuya lại càng rộn ràng hơn. Người ta đến đây để đi tìm may rủi, hay nói theo kiểu người dân lao động là để giải quyết buồn chán mệt nhọc của những ngày làm lụng vất vả.
Bao nhiêu đạo sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ và thi sĩ đã ca ngợi tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam . Trước và sau biến cố 1975, từ Bắc vào Nam , họ đều tỏ lòng quý trọng những bà mẹ Việt Nam . Nào là mẹ hiền, mẹ đảm đang, mẹ chung tình..v..v... Tùy theo không gian và thời gian, việc tôn kính người mẹ Việt Nam
Phải ba tuần lễ sau khi dọn đến nhà mới chúng tôi mới có giường ngủ và bàn ghế, tủ kệ. Thật đúng câu mà tôi vẫn thường nghe người ta nói, "một lần dọn nhà bằng ba đám cháy". Cái gì các con tôi cũng muốn bỏ, muốn cho, vì "những thứ đó không thích hợp với căn nhà"! Tôi để mặc cho hai con chọn lựa đồ đạc theo ý chúng
Hơn 20 năm trước, trong cuộc chạy trốn từ Bắc vô Nam, người dân có nhiều thì giờ để quyết định; có sự trợ giúp của các tôn giáo, các tổ chức chính trị và các phương tiện chuyên chở của ngoại quốc. Giờ đây, cuộc di tản tuy quyết liệt nhưng âm thầm, bưng bít. Cha Hạnh nắm bắt được tình hình đen tối của miền Nam
Nhạc sĩ Cung Tiến