Hôm nay,  

Còn Đâu Câu Nói Yêu Em!

22/01/200600:00:00(Xem: 100627)
Người viết: cánh chuồn chuồn

Bài số 917-1517-241-vb8012206

*

Bài thứ hai là ý kiến ngắn của tác giả về ngôn ngữ Mỹ Việt, qua cách dùng tiếng Yêu.

Theo đà lạm phát ngân sách quốc gia, và thâm thủng mậu dịch, hiện nay nước Mỹ còn bị đe dọa bởi một sự lạm phát trầm trọng về ngôn ngữ - sự lạm dụng của chữ ‘love’, dịch nôm na ra tiếng Việt là ‘yêu’.

Với sự tôn thờ chủ nghĩa cá nhân cao độ, con người ở đây càng ngày càng cuộn tròn lại trong cái vỏ ngục tù vị kỷ. Tình yêu thường đựơc giới hạn trong phạm vi nhỏ bé của gia đình: tình nhân, vợ chồng, con cái, ... Tình thương đối với gia đình, có thể vì hoàn cảnh sống, có thể nói là đã bị đơn giản hoá rất nhiều - con cái ở Mỹ có khuynh hướng thoát ly gia đình để sống tự lập lúc còn trẻ tuổi. Còn tình yêu dân tộc, đất nước, tổ quốc thì chỉ là những khái niệm mơ hồ trong ý thức hệ này.

Chẳng biết đã có ai suy nghĩ và phân tích thử về sự ‘đơn giản hóa’ của khái niệm ‘tình yêu’ trong xã hội vật chất này chưa" Chẳng biết sự kiện này có phải chăng là kết quả của sự nghèo nàn của Anh Ngữ trên phương diện tình cảm" Trong tiếng Mỹ, chữ ‘love’ được xử dụng một cách khá bừa bãi. Đụng đâu là ‘love’ đó. Ta có thể tìm thấy những thí dụ cụ thể trong sự sinh họat hằng ngày như: I love my country, I love my car, I love pizza, I love rock’n roll, the dog loves the bone, I love you, I love my dog, ... Với cái lối nói như vậy, chữ ‘love’ mất dần đi tính cách thiêng liêng của nó; vốn dùng để diễn tả tình cảm quý giá của con người. Đặt tình yêu quê hương đất nước ngang với tình yêu dành cho miếng bánh hoặc tình yêu của con chó dành cho miếng ăn của nó phải chăng là khôi hài.

Trong tiếng Việt, sự yêu thích của con người ta cũng có tôn ti trật tự đàng hoàng. Nhắc đến quê hương thì ta nói tới ‘yêu’ đất nước tôi, nghĩ đến xe cộ thì ta nói tới ‘thích’ chiếc Mercedes, đói bụng mà có người dẫn đi tiệm thì tôi ‘khoái’ ăn pizza, vặn radio thì tôi chỉ ‘mê’ có nhạc rock ... Nếu tôi có nuôi chó thì con chó của tôi không có tư cách nào để xài tới chữ ‘yêu’, có ngon lắm thì tôi cho là nó ‘chịu’ khúc xương.

Chữ yêu trong tiếng Việt được dùng để diển tả tình cảm thiêng liêng giữa con người và con người và xa hơn nữa thì với đồng bào, tổ quốc. Chẳng bù với lời nói xổ sàng và đơn giản của Anh ngữ. Cứ theo đà phát triển của xã hội Hoa Kỳ như hiện nay thì chẳng mấy chốc chẳng ‘còn đâu câu nói yêu em’.

Càng nghĩ sao lòng mình càng thấy yêu chữ ‘yêu’ của tiếng Việt. Ngọt ngào và thắm thía thay câu hát: ‘Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời. Mẹ hiền ru những câu xa vời ...’

Cánh Chuồn Chuồn


Ý kiến bạn đọc
11/04/202404:40:57
Khách
glass prescription lenses <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> blue pill
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 47,984,763
Sáng sớm xe chạy, trưa đoàn dừng chân ở thị trấn Solvang ăn trưa, tiếp tục hành trình đến lâu đài Hearst, toà lâu đài trơ vơ trên núi, 2 đứa mua vé, mỗi vé $20 dollars vào xem, chờ xe ở trạm, Phụng bỏ 25cents vô kính viễn vọng để xem lâu đài trên núi, mùa đông, toà lâu đài chìm trong sương mù dày đặc, xe đón
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) &amp; Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Bài viết về nước Mỹ
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) &amp; Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Sau đây là bài đầu tiên
Tác giả Nguyễn Viết Tân, cư dân Costa Mesa, đã được tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001 với bài viết “Bên Bờ Freway.” Từ nhiều năm qua, ông là người viết được bạn đọc Việt Báo đặc biệt trân trọng. Bài viết mới của ông kể chuyện đi săn trên đất Mỹ. Mấy hôm nay tôi thường nằm dài ra ghế coi Basketball game
Tác giả là cư dân Greenville, SC, đã góp một số bài viết về nước Mỹ, trong đó có loạt bài “Hành Trình về phương Đông” kể chuyện dọn nhà đường bộ từ Nam Cali. Sau đây là bài viết mới của ông. Sao cháu nhanh thế, mới thấy nàng trong ngày đầu tiên là sau khi tan sở, về đến nhà là gọi điện thoại lại làm quen liền,
Một người Mỹ thuộc Hội Thiện Nguyện USCC đứng chờ trong phòng đợi phi trường tiểu bang Virginia . Ông có nhiệm vụ tiếp đón một gia đình Việt Nam đến Hoa kỳ tỵ nạn theo diện Cựu Tù nhân Chính trị tái định cư. Trên tay ông cầm sẵn tấm bảng bằng cạt-tông có ghi hàng chữ: "Chào Mừng Gia Đình Ông Hồ Tấn Toàn
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của một tác giả cư dân Virginia . Công việc của ông là phục vụ cộng đồng trong lãnh vực tư vấn. Bài viết đầu tiên của ông, “Buổi Chiều Rất Ngắn” là chuyện về mối tình đồng tính thầm lặng mà bi thảm giữa một người lớn tuổi với một kỹ sư trẻ. Tiếp theo, “Bình Hoa Tan Vỡ” là truyện ngoại tình
Nhà báo, đồng thời là nhà hoạt động cộng đồng Chu Tất Tiến, một tác giả rất quen của bạn đọc Viết Về Nước Mỹ vừa góp thêm bài mới, về đôi điều cần biết trong đời sống tại Hoa Kỳ. Đây là những cảnh báo rất thực tế và hữu ích, mong sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm được viết để chia sẻ. Trong đời sống thường ngày ở Mỹ
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo