Hôm nay,  

Khi Người Việt Bảo Trợ Người Mình

06/01/200600:00:00(Xem: 126588)

Người viết:TỐNG CHÍ LINH

Bài số 915-1515-239-vb6010606

*

Tác giả là một cư dân hưu trí tại Minnesota, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, trong đó có những bài “Đàn Ông Bế Con”, “Đàn Ông Đi Chợ” rất được bạn đọc ái mộ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Có nhiều phiên họp đặc biệt loại “bỏ túi” bàn thảo sôi nổi nhưng rồi cũng quyết định xong việc bảo trợ một gia đình vượt biển đến định cư tại vùng băng giá khắc nghiệt Minnesota. Đó là câu chuyện của thập niên 80, thuộc nhóm người Việt đầy lòng vị tha.

Cơ quan thiện nguyện United States Catholic Conference (USCC) làm trung gian báo tin còn hai tuần nữa thì gia đình VN tới. Anh Toán, người tình nguyện giúp nơi ăn chốn ở lúc này đóng vai trò chủ chốt kêu gọi mỗi người tiếp tay vào công tác cần thiết: như đi khám bệnh, khám răng, chích ngừa, công văn giấy tờ, chương trình Anh ngữ, chợ búa thực phẩm, shopping quần áo, làm quen với lối mua sắm siêu thị, tập lái xe, lo phương tiện chuyên chở đi lễ ngày Chúa nhật v.v., rồi anh cảm thấy một niềm vui dâng tràn khi ai ai cũng hứa giúp anh.

Tôi biết anh Toán từ ngày ấy.

Một đêm vào mùa hạ anh Toán trở về nhà sau khi ca nhì tan sở. Cha linh hướng và quan khách đang có mặt tại nhà chờ anh về để giới thiệu và “làm lễ bàn giao” cặp vợ chồng còn trẻ, tuổi chừng trên 30 và ba người con hai gái một trai, trong lứa tuổi ngây thơ nghịch ngợm. Họ đứng dậy cúi đầu chào, mấy đứa con vòng tay thưa bác rất Việt Nam, ai nhìn kỹ họ, thì cũng dễ nhận ra trên nét mặt mỗi người có vẻ đầy những âu lo và ám ảnh chết chóc lúc vượt biên, hơn nữa nắng mưa đã làm thân xác họ đen gầy: từ tóc tai đến da thịt còn phảng phất mùi nuớc biển của ngày tháng sống trên đảo Galang.

Anh Toán đến bắt tay từng người chào hỏi, đón nhận thành viên mới vào gia đình. Đó là gia đình anh chị Lãng.

Sau vài tuần lễ sống chung thì nhu cầu đời sống của người mới tới càng đòi hỏi nhiều nhân sự giúp đỡ, thế nhưng phần lớn những người tình nguyện hứa đóng góp công sức lúc đầu không mấy ai quan tâm, khi có công tác cần họ đều nêu lý do bận việc; Thỉnh thoảng tôi và một vài người bạn có mặt vào cuối tuần để thăm hỏi và yểm trợ tinh thần anh Toán. Còn cha linh hướng thường kêu tên Chúa mỗi lần nói chuyện với gia đình anh:

-Vì Chúa anh tiếp tục cố gắng giúp họ nhé!

-Dạ vâng.

Cứ như thế ngày nào vị Linh mục cũng khích lệ để Toán không nản lòng.

Anh Toán ngoài công việc hãng xưởng bây giờ còn có thêm công việc mới, nếu không vì công ích, vì tinh thần trách nhiệm, thì anh chẳng kiêm luôn công tác của người khác như họ đã hứa lúc đầu. Anh nhớ lại tiếng vỗ tay của mọi người dành cho anh trong những phiên họp trước, giờ nầy anh mới cảm nhận được rằng: “Tiếng vỗ tay đã “tiễn” con ruồi vào hũ mật…”

Mẹ anh Toán nhiều lần thấy con mình trở thành chuyên viên bao đồng, thì không cầm lòng nên chẳng ngại ngùng thở vắn thở dài: “Khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai” cũng là đều tất nhiên.

Phía sau nhà anh Toán có nhiều cây to bóng mát, là nơi nghỉ ngơi lý tưởng cho con người lao tâm lao lực, hoặc ngồi chuyện trò ôn lại tri kỹ cố hương bên cạnh một công viên nhân tạo hình tam giác, đây là công trình sáng tạo anh thực hiện để gia đình vui chơi lúc thảnh thơi nhàn hạ, được gọi là “công viên tam quốc” mang một ý nghĩa qúa khứ-hiện tại-tương lai, ai nhìn qua cũng có một chút suy nghĩ về lý tưởng cần có của người tị nạn. Mỗi góc cạnh của công viên được vẽ một lá cờ của: Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và Tòa Thánh Vatican là tam kỳ của bất cứ ai khao khát tự do công bình và dân chủ. Công viên được trồng nhiều thứ hoa đủ màu, tô diểm thêm màu thạch trắng trải nền.trông rất đẹp.

Một buổi sáng đẹp trời, chị Lãng và hai bé gái tên Tân 6 tuổi và Liên 4 tuổi ra vườn ngắm cảnh coi hoa. Ba mẹ con chị Lãng bị lôi cuốn bởi cảnh gió mát trời thanh, cảnh trí vườn tược đầy hoa thơm ngát, mà lại được hưởng bầu không khí trong lành thì chị nghĩ ngay đến thói quen của những ngày sống trên đảo Galang. Chị Lãng vào nhà đem ra ba chiếc lawn-chair, một loại ghế xếp dùng đi picnic, để ba mẹ con ngồi. Mẹ con chi Lãng ngồi khắng khít bên nhau trông có vẻ mẫu tử chi tình lắm, chị bắt đầu làm công việc vẫn thường làm bên trại, là mẹ bắt chấy cho con. Mắt chị chú ý nhìn kỹ từng sợi tóc, mỗi lần bắt được con chấy nào thì mắt chi sáng lên y như rằng chị vồ được một vật quí, cứ thế chị vạch tóc tìm “địch” ẩn núp trên đầu hai đứa con chị.

Phía sau sân nhà bên kia là nhà hàng xóm, một bà đầm đem quần áo ra phơi, có lẽ nhìn trộm chị từ hồi nào mà chị không biết. Mụ đầm để tâm tò mò, lợi dụng cái hàng rào ranh giới có nhiều cây lá xum xuê xen kẽ những bông hoa lài, và để nhìn rõ hơn. Bà đầm lấy tay vạch lá vô tình gây tiếng đông thì chị Lãng mới biết có kẻ đang nhìn mình. Bị nhìn trộm bất ngờ, chị Lãng sượng sùng đưa tay chào xã giao:

-Hi

Người hàng xóm gật đầu rồi vội bước vào nhà bà ở phía bên kia thì bên này cũng là lúc mẹ con chị Lãng đã làm xong việc bắt chấy rận cho nhau. Chi Lãng bước vào nhà thì mẹ anh Toán đang sửa soạn bữa cơm trưa. Đầu óc chị đang suy nghĩ về người hàng xóm vui vẻ chào lại chị lúc nãy, lần đầu tiên bước chân tới nước Mỹ chưa một lần tiếp xúc với dân địa phương nên chị rất ngại ngùng. Ở trong trại tị nạn Galang chị nghe người ta đồn rằng một số người Mỹ hay ghen tị và kỳ thị người mình nhưng bây giờ chị cảm thấy ngược lại, chi Lãng muốn tìm hiểu thêm nên hỏi mẹ Toán.

-Bà ơi, người Mỹ ở đây tốt quá phải không"

-Từ khi gia đình dọn về đây sống rất yên ổn, chung quanh hàng xóm rất tốt, toàn là Mỹ trắng, nhà ai người ấy ở. Người ta hay nói mua nhà là mua hàng xóm láng giềng đó chị ạ.

Bà cụ vừa trả lời thì nhặt gần xong bó rau muống. Chị Lãng cảm thấy vui vẻ an tâm.

Mọi người ngồi trước màn ảnh nhỏ TV coi chương trình The Lucy show sau khi cơm nước xong, ba đứa nhỏ lăn đùng ra ngủ lúc nào mà không ai biết, chỉ còn lại hai người lớn say sưa ngồi xem và cười nói những pha hài hước đang trình chiếu trên màn ảnh, mặc dầu không hiểu ông tây bà đầm đang nói gì.

Gần hai giờ chiều mà chưa thấy ai về: Toán đi làm, vợ đi shopping với bạn từ sáng sớm, mấy con của Toán đi học và anh Lãng đi với bè bạn từ ngày hôm qua. Ngoài ngõ có hai người khách đang đi vào nhà, trên tay họ xách một cặp da, người kia xách một thùng dụng cụ. Chi Lãng thấy họ vội la lên mừng rỡ:

-Kìa bà, người ta đến cho quà !!!

Mẹ Toán ra mở cửa chào hi chào ba lia lịa đón khách vào. Hai người đàn bà Mỹ trắng lúc đầu đang tươi cười thì bỗng họ trở mặt lạnh lùng; một bà lấy giấy tờ ra ghi chép gì đó sau khi hỏi người nhà vài diều mà không ai biết tiếng Anh, còn bà kia thì mở thùng lấy ra một lọ “keo xịt tóc”. Mẹ Toán và chị Lãng nhìn thật kỹ từng cử chỉ để xem họ làm gì mà trong lòng vẫn cảm thấy xôn xao vui mừng. Nhưng cả hai đều thất vọng khi hai bà Mỹ ra hiệu cho người nhà biết là họ muốn mọi người ra ngoài sân thì mới vở lẽ có chuyện gì quan trọng, bà cụ và chị Lãng vừa đi, vừa nói, có chung ý nghĩ như nhau:

-Nếu hai người họ đến phát quà thì cần gì phải ra ngoài nhà phải không"

Khi tề tựu đầy đủ, mỗi người trong nhà được phát một bao che miệng và được hướng dẫn cách xử dụng, rồi hai bà Mỹ đeo găng tay cầm bình xịt, không nói một lời và cứ thế xịt thuốc cho ba đứa nhỏ và hai người lớn thật lẹ và gọn gàng, trông họ có vẻ chuyên nghiệp lạ lùng. Chỉ vài phút là xong rồi họ vội vàng ra đi, họ không quên để lại tấm card với tên và số điện thoại, kèm theo mấy chữ rất lịch sự: “Please call me: 439-xxxx.”

Tấm thiệp có tên là Jannifer Fox, nhân viên y tế của Washington county. Quận hạt Washington cách nhà Toán chừng 10 phút lái xe.

Từ lúc khách về thì bộ mặt băng giá của người nhà lạnh thêm; chị Lãng càng ngửi mùi thuốc diệt chấy rận thì càng tăng thêm sự giận giữ và hoài nghi về mẹ Toán chủ mưu việc mách báo, chị thẳng thừng chu miệng đặt vấn đề với mẹ Toán:

-Có chuyện gì không phải không hay thì bà cứ nói cho con nghe, tại sao bà lại đi gọi người Mỹ tới đây để làm nhục như vậy!.

-Ô hay, sao chị lại nói thế! tôi có biết tiếng anh tiếng a là gì mà đi mách, mà có biết tôi cũng chẳng làm đều đó.

-Lúc ở ngoài sân con nghe bà to nhỏ gì với người Mỹ, một lúc sau thì họ tới đây.

-Trời đất thánh thần chứng minh cho tôi giời ạ! Có ai đó gọi đến hỏi về Toán thì tôi chỉ nói: “hello, no home” rồi họ cúp máy.

Từ giờ phút này không khí gia đình bắt đầu nặng nề hơn giữa người lớn, chỉ có trẻ nhỏ bình thản vui chơi với nhau từ lúc mấy đứa con Toán đi học về. Anh chị Toán và anh Lãng cũng lần lượt về tới nhà thì nghe câu chuyện. Giờ hành chánh quận Washington còn 40 phút nữa thì tan sở, Toán vội gọi điện thoại cho bà Jennifer Fox để tìm hiểu câu chuyện đã qua. Sau khi điện đàm,hình như ai cũng muốn nghe câu chuyện xảy ra.

Bữa cơm tối nay có nhiều thức ăn ngon mà chẳng ai thấy đói, nhưng mọi người vẫn ngồi với nhau theo thông lệ, Toán cảm thấy nên thuật lại câu chuyện lúc chiều cho cả nhà nghe. Theo lời y tá: “Vào khoảng hơn hai giờ chiều, văn phòng y tế Washington nhận được một cú điện thoại báo có ba mẹ con người Á Đông ngồi với nhau có hành động vạch tóc vạch tai khác thường nên khả nghi về chấy rận, yêu cầu cho nhân viên y tế đến điều tra và có biện pháp thích ứng. Sở y tế nói rằng người Mỹ rất sợ dịch hạch và coi chấy rận là một kẻ thù ghê tởm cần phải tận diệt. Họ cũng cho biết chủ nhà phải chịu trách nhiệm và nên tìm dến pharmacy để mua thuốc trừ chấy rận, họ hẹn vài ngày nữa thì đến kiểm chứng việc trị liệu.”

Nói xong, ai nấy tìm chỗ yên lặng nghỉ ngơi, chỉ còn vợ chồng Lãng hỏi chuyện nhau:

-Ai gọi điện thoại cho y tá"

-Còn ai vào đó nữa! Bà vợ bực bội trả lời.

Bầu không khí gia đình đi vào yên lặng thì chuông điện thoại reo, bên kia đầu giây là vị Linh mục đang nói chuyện với Toán và anh Lãng cũng được điện đàm tiếp theo. Nhờ Linh Mục giải thích, bây giờ anh chị Lãng mới hiểu rõ câu chuyện nên tỏ ý hối tiếc muốn làm hòa với gia đình Toán, mà dù cho chị Lãng có giác ngộ thì sự việc cũng đã rồi. Người xưa thường nói nhàn cư vi bất thiện thật chí lý, chị Lãng nhớ lại những ngày sống trên đảo Galang rảnh rỗi, công việc thường nhật như ăn uống, tắm biển, tụm năm tụm ba, đàn ông thì bàn chuyện thế sự, đàn bà con nít vui đùa nói chuyện bâng quơ tình cảm. Một khi miệng đấu láo thì việc chấp lao phục dịch (lao động chân tay) cũng phải có nên có thêm nghề bắt chấy rận, vốn đã quen nên khi về đất liền, ăn không ngồi rỗi cảm thấy ngứa nghề. Nhớ lại lúc mới nhập cư gia đình anh Toán dặn dò đủ thứ: -đừng to tiếng nơi công cộng, chớ đi trên sân cỏ hàng xóm, không được tiểu tiện ngoài đường, đừng đánh đập trẻ con kẻo bị cho là man rợ v.v.- nhớ lại một lần thằng cu Tủm bẻ bông hoa ngoài vườn, chị la rầy và cầm roi đuổi nó chạy quanh thì xe cảnh sát tuần cảnh đi qua dừng lại nhìn chị, chị bỏ vào nhà, xe cảnh sát mới đi.Chuyện sửa phạt con nít bằng roi như thế bên Ta thì chấp nhận: thương con cho roi cho vọt, còn bên Tây thì phạm pháp: hành hạ con cái.

Toán tưởng tượng câu chuyện chấy rận được truyền nhanh vào cộng đồng địa phương và sở làm ảnh hưởng tiếng xấu cho gia đình nên Toán lấy mấy ngày vacation với mục đích tránh quấy rầy của đồng nghiệp và quan trọng hơn ban giám đốc hãng buộc anh phải tạm nghĩ việc để trừ chấy rận tránh gây hậu họa cho công nhân.

Ngày trở lại sở làm Toán đi đứng nói năng không được tự nhiên, ông cai mời Toán vào văn phòng hỏi chuyện. Nhìn bộ mặt lạnh lùng đáng ghét ông xếp gốc Ăng lê thì đã thấy hãm tài ngay, nhiều lần Toán muốn làm đơn thuyên chuyển qua deparment khác cũng vì bộ mặt khắc khổ này nhưng hắn không ký, viện lý chưa đủ thâm niên. Muốn tránh cũng không khỏi, hôm nay lại bị hắn gọi vào văn phòng cật vấn đang lúc chuyện chấy rận chưa yên bề, nhìn bộ mặt lầm lì trông lạnh người, ông ta mở miệng nói:

-Sau một thời gian làm việc, hãng nhận thấy anh làm việc siêng năng và tiến bộ nên đề nghị tăng lương 32 xu một giờ, bây giờ anh về chỗ làm việc.

Toán thank-you lia lịa bắt tay xếp, bước vội ra khỏi văn phòng, anh ngưỡng mặt lên trời tạ ơn trên cho anh tai qua nạn khỏi lại được thêm tiền bù đắp vào việc chi tiêu mua thuốc trừ chấy rận, một loại thuốc mà cơ quan bảo hiểm từ chối trả tiền cho bệnh nhân.

*

Gần 6 năm sau, tôi nhận được hồng thiệp anh chị Lãng báo tin đứa con đầu lòng đi lấy chồng. Thời gian đi rất mau, con bé mới ngày nào khóc nhè tinh nghịch mà nay đã khôn lớn. Anh chị Lãng dọn ra ở riêng nay cũng đã vài năm, hai vợ chồng kiếm được việc làm, mua nhà tậu xe, con cái thành đạt giống như bao nhiêu người Việt khác.

Tôi đến thăm gia đình Toán bất ngờ, thấy anh đang ngồi viết lách và uống café, trên bàn có nhiều giấy tờ ngổn ngang. Chúng tôi trao đổi câu chuyện với nhau thì được biết anh đang chuẩn bị hồ sơ bảo trợ hai gia đình bên vợ từ các trại tỵ nạn về đây nay mai.

Tôi hỏi ý kiến anh về quà cáp phải như thế nào cho hợp với việc cưới xin của gia đình anh chị Lãng có con gái đi lấy chồng, ít nữa là về mặt xã giao, tôi đề nghị mọi người đóng góp mua quà chung….

Anh Toán nhìn tôi bằng đôi mắt thông cảm, anh cố gắng giữ nét mặt thật bình tĩnh nhưng vài giọt nước mắt vô tình nhỏ lệ trên má anh mà anh không biết, anh định nói gì đó với tôi nhưng mím môi làm thinh. Tôi hiểu được tình huống không nên bàn tới nữa và anh cứ giữ yên lặng cho đến khi tôi mời anh hút một điếu thuốc Winston, bình thường thì anh không biết hút thuốc, mà hôm nay thấy anh hút thật sành điêu.

Khói thuốc của anh và của tôi cuộn tròn với nhau bay cao, tôi nhìn theo làn khói, và cảm thông với anh.

Tống Chí Linh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,479,880
Sáng sớm xe chạy, trưa đoàn dừng chân ở thị trấn Solvang ăn trưa, tiếp tục hành trình đến lâu đài Hearst, toà lâu đài trơ vơ trên núi, 2 đứa mua vé, mỗi vé $20 dollars vào xem, chờ xe ở trạm, Phụng bỏ 25cents vô kính viễn vọng để xem lâu đài trên núi, mùa đông, toà lâu đài chìm trong sương mù dày đặc, xe đón
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Bài viết về nước Mỹ
Tác giả Ai Cơ Hoàng Thịnh là một nhà giáo tại tiểu bang Victoria , Úc. Bà là người đã vận động đưa được tiếng Việt vào chính khoá và chương trình thi Tú Tài Úc, từ 1983 tới nay; Đã được Úc vinh danh Citizen of the Year 1994 (Thành phố Footscray) & Teacher of the Year 1997 (Tiểu bang Victoria). Sau đây là bài đầu tiên
Tác giả Nguyễn Viết Tân, cư dân Costa Mesa, đã được tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001 với bài viết “Bên Bờ Freway.” Từ nhiều năm qua, ông là người viết được bạn đọc Việt Báo đặc biệt trân trọng. Bài viết mới của ông kể chuyện đi săn trên đất Mỹ. Mấy hôm nay tôi thường nằm dài ra ghế coi Basketball game
Tác giả là cư dân Greenville, SC, đã góp một số bài viết về nước Mỹ, trong đó có loạt bài “Hành Trình về phương Đông” kể chuyện dọn nhà đường bộ từ Nam Cali. Sau đây là bài viết mới của ông. Sao cháu nhanh thế, mới thấy nàng trong ngày đầu tiên là sau khi tan sở, về đến nhà là gọi điện thoại lại làm quen liền,
Một người Mỹ thuộc Hội Thiện Nguyện USCC đứng chờ trong phòng đợi phi trường tiểu bang Virginia . Ông có nhiệm vụ tiếp đón một gia đình Việt Nam đến Hoa kỳ tỵ nạn theo diện Cựu Tù nhân Chính trị tái định cư. Trên tay ông cầm sẵn tấm bảng bằng cạt-tông có ghi hàng chữ: "Chào Mừng Gia Đình Ông Hồ Tấn Toàn
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của một tác giả cư dân Virginia . Công việc của ông là phục vụ cộng đồng trong lãnh vực tư vấn. Bài viết đầu tiên của ông, “Buổi Chiều Rất Ngắn” là chuyện về mối tình đồng tính thầm lặng mà bi thảm giữa một người lớn tuổi với một kỹ sư trẻ. Tiếp theo, “Bình Hoa Tan Vỡ” là truyện ngoại tình
Nhà báo, đồng thời là nhà hoạt động cộng đồng Chu Tất Tiến, một tác giả rất quen của bạn đọc Viết Về Nước Mỹ vừa góp thêm bài mới, về đôi điều cần biết trong đời sống tại Hoa Kỳ. Đây là những cảnh báo rất thực tế và hữu ích, mong sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm được viết để chia sẻ. Trong đời sống thường ngày ở Mỹ
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến