Hôm nay,  

Ngoài Âu Trong Á

03/01/200600:00:00(Xem: 114181)
Người viết: CMPN

Bài số 913-1513-237-vb4010406

*

Tác giả CMPN danh tính đầy đủ là Christine Mai Phương Nguyễn, cho biết bà và gia đình là cư dân Westminster và làm việc tại California. Lần đầu dự viết về nước Mỹ, CMPN gửi một loạt ba bài viết, đã được phổ biến. Sau đây là bài mới.

*

Hồi còn học chung với nhau, tôi rất thân với Mary, một cô bạn người Pháp. Mary kể cho tôi nghe gia đình cô là người di dân. Gia đình cô gồm có ông bà ngoại, cha mẹ, và hai em của cô. Chúng tôi là hai người bạn thường chia sẻ cho nhau nghe những câu chuyện về quê hương của mình. Mary rất thích nghe những câu chuyện nói về đặc tính của những người đàn bà Việt Nam là biết chung thủy, thương yêu chồng và lo lắng cho con cái.

Hòn Vọng Phu là tên của một nhạc phẩm ca tụng về một người thiếu phụ thuỷ chung, ôm con đứng chờ chồng về, và cuối cùng nàng đã biến thành tượng đá. Đó là câu chuyện trong một bản nhạc đã đề cao về những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Sau khi cô hiểu được ý nghĩa trong bản nhạc đó. Mary nói với tôi là cô rất kính trọng người phụ nữ có những nét đẹp cao quí trong tâm hồn.

Một phần vì quí cô, một phần tôi lại thấy cô hiểu được phong tục cũng như tập quán của những người Việt Nam. Tôi đã giới thiệu Mary cho một người bạn cùng làm trong sở với tôi. Đó là Trí, Trí qua đây chỉ có một mình, anh đã cố gắng học xong về ngành giáo dục và hiện đi dậy học. Trí là một người con rất có hiếu với cha mẹ. Anh vừa bảo lãnh cho cha mẹ qua Mỹ được vài năm.

Sau một thời gian để tìm hiểu nhau, Trí và Mary đã quyết định đi đến hôn nhân. Trí về thưa với cha mẹ, nhưng ông bà Tâm từ chối:

- Nó nói nó nghe, làm sao ba má hiểu được nó khi nói chuyện hả con"

- Thưa ba má, con sẽ cố gắng dậy cho Mary những câu nói thông thường hằng ngày để ba má hiểu.

- Nó nói líu lưỡi quen rồi, làm sao con dậy nó nói tiếng Việt được"

- Dạ, con sẽ dậy được, vì Mary rất là yêu người Việt Nam. Nàng cũng rất hiểu về văn hoá và phong tục của người Việt qua những người bạn gái Việt Nam học cùng trường.

Ông Tâm gằn giọng:

- Con bảo là con sẽ dậy nó nói tiếng Việt, đến khi nào nó mới biết nói" Ba nghĩ chắc là đến tết công gô, phải không con"

Trí nhìn mặt ba, thấy nét mặt ông vẫn trang nghiêm, mặc dù trong câu nói của ông làm anh hơi tức cười. Anh thưa lại:

-Thưa ba mẹ, con không nghĩ là Mary học lâu như vậy đâu. Vì bây giờ ở Mỹ này, các trường Việt Ngữ mở ra nhiều lắm.

Bà Tâm thương con, nên đỡ lời:

- Phải rồi ông ạ! Tôi thấy có một số gia đình ở đây, họ cũng lập gia đình với người ngoại quốc, gia đình họ sống rất hạnh phúc. Các cô gái lấy chồng người Việt, họ rất là kính trọng và thương chồng. Và những người chồng ngoại quốc cũng thế, các ông cũng rất là quí và thương vợ người Việt Nam.

- Thì cũng còn tuỳ, vì có người thế này, có người thế kia. Tôi đâu có nói gì đâu!

Không khí im lặng một hai phút, bà Tâm nhìn ông, rồi gợi ý:

- Thế con thấy cô Mary như thế nào, và sao con lại muốn cưới nó"

- Con đã tìm hiểu và thấy cô ấy rất là ngoan, mặc dù nhìn bên ngoài, cô ta là một ngườI Âu Châu, nhưng tâm hồn cô ta là một người thiếu nữ Á Đông, thưa ba mẹ.

Ông Tâm nhìn bà Tâm rồi hỏi:

- Thế bà nghĩ thế nào"

- Thì ông nghe đó, con nó nói như vậy thì tuỳ con, con đã lớn rồi, tam thập nhi lập. Ba mẹ chỉ là người góp ý mà thôi. Nếu con đã quyết định lấy cô Mary, về sau này hạnh phúc thì con hưởng, mà khổ thì con phảI chịu lấy. Đừng cáo nài cha mẹ!

Sau khi nói chuyện với cha mẹ, Trí suy nghĩ và cân nhắc cẩn thận. Anh vẫn tiếp tục tìm hiểu Mary cũng phải đến ba năm sau. Trong thời gian này, Mary đã cố gắng đi học tiếng Việt tại những Trung Tâm Việt Ngữ. Bên cạnh, Trí cũng rán để giúp nàng và tập trao đổi bằng tiếng Việt cho quen dần.

Nhờ chịu khó học, Mary đã biết nói và viết được tiếng Việt. Trí quyết định hai người làm lễ cưới. Trong đám cưới của hai anh chị, có đầy đủ bạn bè, họ hàng, cha mẹ của hai bên, và nhất là Mary còn đầy đủ cả ông bà ngoại của cô. Là bạn của cả cô dâu lẫn chú rể, kiêm luôn chức bà mai, gia đình tôi đã dự đám cưới đặc biệt này.

Ngày đám cưới, cả hai truyền thống và phong tục được hoà hợp với nhau. Sau lễ cưới ở nhà thờ xong, cả hai họ kéo về bên nhà trai để tiếp tục cử hành nghi lễ theo truyền thống của người Việt Nam là Bái lậy Ông Bà Tổ Tiên. Thật là đẹp đời, đẹp đạo cho gia đình.

Câu đầu tiên mà cô dâu người Mỹ gốc Pháp nói khi về nhà chồng là:

- Chúng con Trần Nguyễn Trung Trí và Trần Nguyễn Mary, xin kính chào Ông Bà, Cha Mẹ và tất cả mọi người đã thương chúng con trong ngày trọng đại hôm nay và cho phép con được làm dâu con trong gia đình…

Sau câu chào của con dâu mới, mọi người đều vỗ tay và cảm động đến rơi nước mắt…

*

Trí và Mary nay đã có 4 đứa con, họ đặt tên cho hai đứa con trai là: Trần Nguyễn Trung Thành, Trần Nguyễn Trung Tuấn. Và hai đứa con gái là: Trần Nguyễn MaryLan, và đứa con gái út là Trần Nguyễn MaryLinh.

Các cháu đều biết nói ba ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp.

Khi có thời giờ vào những ngày cuối tuần, vợ chồng Trí-Mary vẫn đưa các con qua bên nhà thăm ông bà nội. Hai cháu trai thì nói chuyện với ông nội, còn hai cháu gái thì thích thỏ thẻ với bà nội. Mary thích xuống bếp nấu cơm, và món ăn mà cô thích nhất là canh chua cá bông lau. Bà Tâm cứ tủm tỉm nhìn con dâu, rồi lại nhìn bốn đứa cháu.

Mary đã nấu cơm xong, 3 món ăn được bầy trên bàn là: canh chua, cá kho tiêu và một đĩa đậu phụ. Cả gia đình cùng ngồi vào bàn ăn, Mary nhắc các con mời ông bà nội xơi cơm. Ông bà Tâm ngồi nghe cả bốn đứa cháu lần lượt mời mà trong lòng sung sướng. Các cháu ăn cơm một cách ngon lành. Ông Tâm ăn được một chén cơm rồi ngồi xem các cháu .

Anh Trí nhìn bố rồi hỏi:

- Con mời ba dùng cơm thêm, sao ba ăn ít vậy"

Ông Tâm vui vẻ trả lời:

- Hôm nay vui quá, nhìn các con các cháu ăn là ba đủ no rồi. Ba luôn mong sao các con được mãi như thế này, thì dù cho ông Trời có gọi ba bất cứ lúc nào, ba cũng vẫn hài lòng lắm rồi!

Cả gia đình dùng cơm xong, vợ chồng Trí-Mary và bốn đứa con xin phép ông bà nội để đi về đi nghỉ, ngày mai còn đi làm, và bốn đứa phải đi học.

Hai bác Tâm kể với tôi về bữa cơm gia đình nói trên, và cho biết khi các con, các cháu về rồi, hai ông bà nói chuyện với nhau:

-Thật đúng là mình có phước, có được đứa con Ngoài Âu Trong Á.

CMPN

Christine Mai Phương Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,492,014
Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục
Anne Khánh-Vân, 33 tuổi, hiện đang sống tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Sau khi tốt nghiệp Kinh Tế Kế Toán và sống một thời gian ở Pháp, cô sang Mỹ và hiện đang vừa làm việc và vừa học thêm về Management Information System.   Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Làm Lành Vết Thương
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận Cam . Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Cường đang đọc lại cuốn sách "Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê mang từ Việt Nam qua Mỹ bỏ nằm ụ trên kệ sách mấy năm rồi mà không có thì giờ rảnh rỗi để nghiền ngẫm.   Hôm nay nhân ngày lễ, ông lấy được một tuần lễ Vacation đầu tiên sau bao năm lận đận với công việc
Thế là chúng tôi đã định cư ở Mỹ hơn 16 năm rồi. Nhìn đứa con trai lớn đang ngồi trước máy điện toán chuẩn bị luận án tiến sĩ, nhìn vợ tôi và hai đứa con nhỏ của chúng tôi đang xem truyền hình và tán chuyện vui vẻ, tôi bùi ngùi nhớ đến những người bạn không may đã chết trong trại cải tạo hay đang cùng gia đình
Bài viết về nước Mỹ hôm nay do một tác giả từ trong nước: Bác sĩ Lê Đình Phương, sinh năm 1964 tại Huế, hiện là Bác sĩ khoa Nội thương, tại bệnh viện Pháp Việt   Sài gòn. Trong điện thư đầu tiên gửi Việt Báo, bác sĩ Phương gọi giải thưởng Viết Về Nước Mỹ   là “một cơ hội tuyệt vời để những người Việt trong nước
Kim đồng hồ chỉ hơn 12 giờ đêm mà khu vực sòng bài casino vẫn tấp nập người ra kẻ vô không ngớt. Bộ mặt sinh hoạt đỏ đen về khuya lại càng rộn ràng hơn. Người ta đến đây để đi tìm may rủi, hay nói theo kiểu người dân lao động là để giải quyết buồn chán mệt nhọc của những ngày làm lụng vất vả.
Bao nhiêu đạo sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ và thi sĩ đã ca ngợi tấm lòng của những bà mẹ Việt Nam . Trước và sau biến cố 1975, từ Bắc vào Nam , họ đều tỏ lòng quý trọng những bà mẹ Việt Nam . Nào là mẹ hiền, mẹ đảm đang, mẹ chung tình..v..v... Tùy theo không gian và thời gian, việc tôn kính người mẹ Việt Nam
Phải ba tuần lễ sau khi dọn đến nhà mới chúng tôi mới có giường ngủ và bàn ghế, tủ kệ. Thật đúng câu mà tôi vẫn thường nghe người ta nói, "một lần dọn nhà bằng ba đám cháy". Cái gì các con tôi cũng muốn bỏ, muốn cho, vì "những thứ đó không thích hợp với căn nhà"! Tôi để mặc cho hai con chọn lựa đồ đạc theo ý chúng
Hơn 20 năm trước, trong cuộc chạy trốn từ Bắc vô Nam, người dân có nhiều thì giờ để quyết định; có sự trợ giúp của các tôn giáo, các tổ chức chính trị và các phương tiện chuyên chở của ngoại quốc. Giờ đây, cuộc di tản tuy quyết liệt nhưng âm thầm, bưng bít. Cha Hạnh nắm bắt được tình hình đen tối của miền Nam
Nhạc sĩ Cung Tiến