Hôm nay,  

Khúc Ruột Ngàn Dặm

27/12/200700:00:00(Xem: 256776)

Tác giả: Dương Thịnh

Bài số 2186-1978-753vb4261207

*

Tác giả tên thật Dương Công Thịnh, sinh năm 1945, một H.O. còn mang thương tích vì mìn nổ trong trại tù cộng sản. Ông hiện là cư dân Westminster, vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Sau đây là bài viết thứ năm  của ông, với nhiều nỗi cay đắng.

*

“Sao Ba Nói nhiều vậy! Con không muốn nghe. Con đã lớn rồi, con có quyền tự do cùa con, con ý thức được việc làm của mình mà. Con không thể nào sống nổi trong căn nhà này nữa!.”

Những lời nói tệ bạc của đứa con trai như xoáy vào tim óc ông Đan, Ông không ngờ những lời nói đó có thể phát ra từ cửa miệng của con ông, một đứa trẻ có tiếng là ngoan hiển được thầy yêu, bạn qúy, được lối xóm khen ngợi, đã làm Ông nở mày nở mặt, bây giờ lại đối xử với Ông tàn tệ như vậy. Nhìn đứa con tức giận, vùng vằng bước ra khỏi cửa, lòng ông đau thắt lại, tim đập mạnh, nứớc mắt trào ra. Ông đưa hai tay ôm lấy đầu gục xuống trên bàn. Từ trước đến giờ Ông chưa biết khóc là gì, ngay cả lúc xông pha trên trận mặc đối diện với quân địch, bao nhiêu lần bị thương tích đầy mình, thân thể đau dớn, cái chết cận kề, Ông cũng không hề nhỏ một gịo.t nước mắt. Nhưng bây giờ Ông lại khóc, khóc vì sự đối sử tệ bạc và sự bỏ nhà ra đi của đứa con mà Ông đã nâng niu trong mấy chục năm qua. Ông khóc vì đã không làm tròn lời trăn trối của vợ Ông trước lúc lìa đời.

Sau 6 năm trong tù cải tạo, Ông Đan được ra khỏi tù. Đây là niềm vui sướng nhất Ông hằng trông đợi trong bao năm qua. Nhưng những niềm vui hạnh phúc chưa được hưởng bao lâu thì vợ Ông qua đời, để lại cho Ông đứa con trai mới lên 2 tuổi. Vợ ông đã mất vì bệnh lao phổi vì thiếu thuốc men, ăn uống kham khổ và cuộc sống qúa lam lũ cực khổ trong suốt thời gian Ông còn trong tù. Sự ra đi của vợ, khiến Ông không còn thiết tha đến cuộc sống, nhưng vì con còn qúa nhỏ Ông phãi ráng sống để nuôi con. Rồi mọi sự cực khổ, khó khăn gì cũng theo thời gian trôi qua. May mắn Ông xin được chân trông coi thu mua nông sàn phẩm. Chủ nhân là người đã từng được Ông giúp đỡ trước năm 1975, không ngờ bây giờ anh ta còn nhớ và trả cho Ông cái ơn này. Nhờ được trông coi kho, nên Ông đã mang luôn thằng con đi theo. Hai cha con ăn ngủ tại chô hơn 7 năm trời, cho tới ngày ông được định cư ỏ mỹ theo diện HO.

Cái số may mắn hình như luôn luôn đến với Ông. Không biết có phải ông Trời vì thấy Ông trong cảnh gà trống nuôi con không mà đoái hoài đến thân phận của Ông. Sau một thời gian học anh ngừ và học nghề, Ông xin được một chân làm custodian trong trường học, ngay trường mà con Ông đang theo học, vừa làm vưà theo dõi việc học của con, thật là nhất cử lưỡng tiện. Nhưng điều Ông vui sướng nhất là hai cha con cùng ăn, cùng học, cùng làm, tới chiều sau giờ tan học cùng về. Nếu không có cái măy mắn này, Ông không biết làm sao giải quyết được vấn đề trông nom con cái sao cho ổn thỏa. Cuộc sống của hai cha con thật bình lặng, hạnh phúc. Được cái là con Ông rất ngoan hiền, chăm chỉ học hành, không đua đòi ăn chơi, và biết nghe lời Ông. Điều làm Ông Đan hãnh diện nhất là con Ông dù học lớp nào chăng nữa, môn học nào cũng mang về cho Ông điểm A, là học sinh xuất sắc của trường, được thầy yêu, bạn qúy. Có lẽ điều làm cho Ông vui nhất là ngày ra trường của con, ngày đánh dấu con đã lớn khôn trưởng thành. Nhìn con Ông cảm thấy nao nao, bồi hồi xúc động trong dạ không thể nào diễn tả được nỗi cảm xúc của mình. Đêm đó hai cha con tự thưởng cho mình một bữa tiệc thịnh soạn, trước tiên để cúng vợ, sau để ăn mừng con ra trường. Trong bữa ăn. Con Ông đã nói một câu làm cho Ông không ngăn được xúc động:-“Bố ạ! Con chỉ cầu mong sao bố sống trăm tuổi để con được hầu hạ.Sau này dù con có lập gia đình chăng nữa, Bố vần sống chung với con suốt đời.”

Rồi ngày tháng qua mau. Con Ông đã bước lên ngưỡng cửa đại học lấy được mảnh bằng dược sĩ, và kiếm được việc làm trong xưởng thuốc bào chế thuốc tây trên Los Angeles. Điều này làm cho Ông cảm thấy thật sung sướng, thỏa mãn, nở mày nở mặt với thiên hạ. Nhiều đêm Ông ngồi tâm sự trưóc vong linh vợ;-“Bà có cảm thấy hãnh diện về con của chúng mình không Bà" Nó không những hiền và ngoan, học giỏi, biết thảo kính với cha mẹ. Ước gì Bà còn sống để thấy sự thành công của con. Tôi không làm cho Bà phải thất vọng chứ"!”

Bây giờ ông Đan đã xin nghỉ hưu non. Ông ở nhà lo cơm nước, săn sóc cho con. Ông không bao giờ ăn cơm trước, luôn luôn chờ con về để cùng ngồi ăn, để cùng tâm sự những chuyện vui buồn trong ngày. Đây là giờ phút làm cho ông vui sướng nhất.Nhiều lúc thấy Ông qúa mệt mỏi. Con Ông có lần nói:

“Mẹ đã mất lâu rồi, con cũng đã lớn khôn, ba cũng đã gìa yếu . Sao ba không kiếm một người phụ giúp để an ủi, đùm bọc lẫn nhau trong lúc về chiều. Ba cũng nên có một nguồn hạnh phúc cho riêng mình, đâu có thể ở vậy mãi được.”

Ông cười cười nhìn con trìu mến.

-“Niềm hạnh phúc lớn lao nhất của ba hiện thời là con, con là nguồn an ủi lớn nhất không có gì so sánh được.”

*

Hơn 2 tháng nay ông Đan nhận thấy hình như con Ông có điều gì giấu diếm Ông. Trước kia con Ông thường ăn mặc xuề xòa khi đi làm. Có lần Ông phải khuyên con nên ăn mặc cho có vẻ…sang trọng một chút, dù gì thì mình cũng có một chút ít chức vị trong hãng, hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều người. Nhưng con Ông chỉ cười, chứng nào vẫn tật nấy. Bây giờ thì khác hẳn, quần áo đỏm dáng hơn, đầu tóc chải chuốt hơn. Nhất là dạo này hay đi về không đúng giờ giấc, có khi có đêm không về nhà, không như những lần trước kia về rất đúng giờ. Ăn cơm thì ăn lấy lệ, qua loa. Ông có hỏi tới chỉ than mệt không ăn được. Những cử chỉ thất thường này làm Ông lo lắng, mất ăn, mất ngủ trong nhiều tháng qua. Ông lo sợ ngày nào đó con Ông sẽ bỏ Ông ra đi.

Do đó tâm trạng Ông thường bị giao động mạnh, không được bình tĩnh. Ông đã bỏ thuốc từ lâu, giờ lại hút lại. Ông không biết bám víu vào đâu, nói chuyện với ai, chỉ biết hút thuốc để giải sầu. Có lần Ông gặp một người bạn gìà ở ngoài đường, thấy Ông liền quở trách:

-“Ông thật tệ, đám cưới con mà không mời. Bộ chê tôi nghèo hả"!”

Ông lấy làm hết sức ngạc nhiên, lúng túng, không hiểu đầu đuôi câu chuyện kỳ quặc này ra sao cả. Qua sự đối đáp, hỏi thăm qua lại. Ông mới được ông bạn già cho biết là: Con Ông hiện thời đang sống chung với một người con gái, căn nhà họ đang ở lại ngay sát bên nhà của em gái ông ta. Ông bạn thường xuyên tới nhà em gái chơi nên có gặp con ông nhiều lần. Biết được điều này Ông chới với nhu rớt xuống vực thẳm.

Để hiểu rõ câu chuyện thực hư. Đêm đó không thấy con về nhà, Ông liền lái xe đến căn nhà mà ông bạn gìà đã chỉ. Ông đậu xe ngay trước cửa nhà…rình và đợi, trong lòng Ông rất lấy làm lo sợ. Khoảng 8 giờ đêm, một chiếc xe Lexus cáu cạnh chạy tới đậu ngay trước xe Ông. Người trên xe bước xuống chính là con trai Ông, kế đến là người con gái. Họ nói cười với nhau ríu rít, mở cốp xe sau lấy đồ ăn mang vô nhà. Người Ông nóng lên, đổ mồ hôi trán. Ông dịnh bước ra, nhưng dằn lại được, Ông sợ con Ông mắt mặt.

Rồi việc gì xẩy đến đã đến.Con Ông đã bỏ Ông ra đi. Những ngày sau đó Ông sống như người trong mộng, nằm liệt giường, không còn thiết tha đến bất cứ công việc gì nữa. Nhìn ảnh vợ mà trong lòng đau đớn ê chề. Cuối cùng Ông cũng phải ngồi dậy, lái xe tới nhà con Ông trú ngụ để khuyên con trở về. Ra mở cửa là một ông già cũng trạc tuổi Ông, Nhà đi vắng hết, Ông tính quay về, nhưng lại thôi. Ông muốn tìm hiểu về người con gái kia. Ông gìà cho biết : Người con gái kia là một du học sinh, từ Việt Nam qua được hơn một năm nay. Thuê một căn phòng lớn trong nhà của ông. Không biết cô ta làm nghề gì, sáng đi tối về, ăn xài rất phung phí. Cô ta là người miền bắc, dân Hà Nội. Nghe nói cha của cô ta là một cán bộ cao cấp làm việc ở Sài Gòn.

Đã mấy ngày nay, Ông Đan đã gọi phôn cho con nhiều lần, nhưng không được trả lời, cuối cùng Ông nhận được giọng của một bà Mỹ thông báo là phôn đã  không còn hoạt động. Ông lại trở lại căn nhà mà con Ông ở với cô gái kia. Họ đã dọn đi. Thế là hết!

*

Kể từ ngày đó ông Đan sống một cuộc sống như người mất hồn, Ông thường lảm nhãm, suy nghĩ vẩn vơ. Ông nghĩ tới những ngày đi lo giấy tờ để nộp hồ sơ cho chương trình HO. Ông đã chịu biết bao điều sỉ nhục của những tên cán bộ, công an nói với Ông. Nào là: Các anh qua đó chỉ làm tay sai, ăn bám, bồi bàn. Con trai các anh thì đi làm đầy tớ. Vợ, và con gái thì đi làm đĩ điếm. Còn những người đi vượt biên thì cho là bè lũ phản động, liếm gót giầy đế quốc, ăn bơ sữa, canh cặn…

Nhưng bây giờ chính họ (VC) lại dùng những từ văn hoa, bay bướm, bóng bẩy như: Khúc ruột ngàn dặm, giọt máu quê hương, trở về đất mẹ... Để kêu gọi những tên từng bị gọi là ăn bám, đĩ điếm, liếm gót trở về xây dựng quê hương. Song song vào đó họ lại đưa ra đường lối chính trị mới, bằng chính sách ngoại giao tình cảm, dưới hình thức tuyên-văn-giáo, bằng cách cho những khúc ruột ngàn dặm trong nước kết nối với những khúc ruột ngàn dặm Hải Ngoại, như đưa con cháu ra nước ngoài du học, đưa ca nhạc sĩ ra ngoài dể giao lưu văn hóa. Nhưng mục đích chính vẫn là tìm đủ mọi cách từ: Năn nỉ, ỉ ôi, tiền bạc đến tình dục để được kết hôn ở lại, để mưu dồ cho những mục tiêu sau này.

Con trai Ông đã rơi vào bẫy. Ông biết rằng khi đã bị dính vào thì không thể nào thoát ra nổi, bởi những thân hình khêu gợi, những lời nói ngọt ngào, những chiều chuộng ân cần, những giây phút ái ân. Thứ nai tơ như con Ông, không thể nào tránh khỏi. Rồi mai đây, những khúc ruột trong nước sẽ lái những khúc ruột ngây thơ ngoài nước hiểu sai lạc về cuộc chiến đấu chính nghĩa Quốc Gia. Đó là điều Ông lo lắng, nếu đúng như ông nghĩ. Ông và các chiến hữu của Ông đã thua đau, thua đậm trong cuộc chiến này và mãi mãi không thể dành lại được

Trong những tháng ngày qua sức khỏe ông Đan yếu dần, người ông trở nên xanh sao, vàng vọt. Phần vì thương nhớ con, phần vì đau đớn trong lòng Ông ít ăn, ít ngủ. Ông cứ nghĩ ngợi miên man tìm đủ mọi cơ hội để lôi kéo con trở về, nhưng mọi cách đều vô hiệu qủa. Ông biết rằng con Ông còn rất thưong nhớ và luôn luôn nghĩ, lo lắng đến Ông, vẫn thường xuyên lén lút gửi cho Ông những bộ quần áo, những hộp thuốc bổ và mua cho Ông chiếc xe mới, âm thầm mang đến nhà trong những lúc Ông đi vắng. Nhìn những thứ này càng làm cho Ông đau đớn thêm.

Trong cuộc chiến vừa qua. Ông và các bạn Ông đã thất bại trong công cuộc bảo vệ đất nước, đã đánh mất Tổ Quốc, phải lưu vong nơi xứ người. Bây giờ Ông và các chiến hữu của Ông lại sắp mất đi những đưá con thân yêu bởi những khúc ruột ngàn dặm trong nước. Dù biết thế, nhưng vẫn không thể làm gì được!

Nhiều đêm, Ông Đan mơ màng tưởng con trở về, đưa tay ôm con vào lòng, nhưng chỉ là ảo tưởng.

Ý kiến bạn đọc
30/10/201508:20:43
Khách
Đoạn kết có hậu thường quá xa vời thực tế
26/03/201518:05:31
Khách
Doan ket gi ma ky qua vay, khong co hau chi ca!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 67,233,622
Trời mùa hè năm nay nóng quá, nhiệt độ lên đên cả 100 độ F, nắng thật gắt, mặt trời như đang đi tìm những bóng mây để làm cái nóng dịu lại.
Cách đây hai năm, tôi được anh chị em Gia Đình Phật tử miền Tịnh Khiết mời về tham dự Trại Huấn luyện Lộc Uyển
Chúng tôi đến định cư tại Tiểu bang Indiana ngày 1 tháng 5 năm 1991. Phi trường Evansville chào đón chúng tôi vào một buổi chiều
Sau khi ra khỏi trại tập trung cải tạo, tháng 2 năm 1992, Duy cùng gia đình được định cư tại Mỹ theo diện H.O. Bước đầu đặt chân đến nước Mỹ
Cha mẹ tôi sinh thành ở làng Dục Đức, tỉnh Ninh Bình, Phát Diệm, bắc Việt Nam. Là người con thứ hai sinh ra đời, lớn lên tôi gọi cha mình là "thầy"
Ông Đạo. Hai từ ngữ khả kính đó đúng với những vị chân tu, riêng Ong - Đạo - Vỉa - Hè thì chẳng ăn nhậu với tôn giáo nào cả
Vừa rồi, đọc bài báo nói là hiện nay Sài gòn xuất hiện bệnh lạ như ma ám ở học sinh, tôi xin copy nguyên văn bài báo đó
Trước ngày ra đi, chị Hường, một người học cùng lớp nhưng lớn hơn tôi mấy tuổi, mời tôi qua nhà ăn "chè chia tay"
Phải nói rằng tôi là thằng con trai vô cùng bướng bỉnh. Với tuổi đời ngót nghét ba mươi, ngồi nghĩ lại, quả thật tôi chưa làm được điều gì
Bà Nguyễn đi chợ Lion về quăng bịt gạo và các bao đựng đồ ăn xuống đất phịch phịch, vừa ngồi lên ghế đu tay vừa cầm tờ quảng cáo
Nhạc sĩ Cung Tiến