Hôm nay,  

Ngã Ba Của Tôi

18/09/200700:00:00(Xem: 265387)

Bài số 2097-1960-665vb3180907

*

Tác giả đã được tặng giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon.  Xin ghi chú thêm: Trong hình chụp chung ngày phát giải Viết Về Nước Mỹ 2007, có ghi danh Vành Khuyên. Hai cô Vành Khuyên hoàn toàn khác nhau.

*

Tôi nhìn thấy John và chị Cẩm trong xe đang làm chuyện gì với nhau, tôi không dám tin vào mắt mình, chỉ thấy chiếc xe quen quen rồi nhìn vào thì hai khuôn mặt quen quá và đang làm điều tôi không thể ngờ tới.

Tôi trở về văn phòng mang theo đồ ăn mua từ cái tiệm đã thấy John và chị Cẩm, giở ra, mùi thức ăn thơm phức nhưng tự nhiên tôi thấy nuốt không nổi. Tôi thương chị Cẩm quá, biết nói sao đây. Người đẹp và hiền như chị, trong vòng tay John, tôi không an tâm. Con người chị Cẩm không xứng đáng bị thế.

Tôi đứng dậy, bước ra ngoài cửa văn phòng mình, gặp John đi vô,  mặt vẫn lộ vẻ thoả mãn. Tôi tuôn cái bực  John:

"Tôi quý chị Cẩm lắm, ông đừng làm thế."

John ngạc nhiên:

 "Cô nói gì thế""

Rồi như chợt hiểu ra, John kết luận

"Tôi nghĩ cô không nên đụng vào chuyện của tôi."

Tôi tỉnh bơ, đánh trả lại sự hời hợt của John:

"Rồi ông sẽ trả giá..."

Tôi nói thế cho xong, còn thì không biết thật ra tôi muốn nói John sẽ trả giá điều gì, người ta yêu nhau, có gì mất mát, đụng chạm tới tôi đâu. Nhưng với John lại là chuyện khác.

*

Stephanie kể cho tôi nghe rất nhiều về John. Không hiểu sao cô ấy lại chọn tôi để kể. Tôi nghe mà buồn, buồn cho phụ nữ, buồn cho tôi, buồn cho cái khát khao được yêu thương chân chính không tới đúng lúc họ mong muốn để rồi khi một sự tạm bợ chiếm lĩnh, họ vui mừng, họ ôm chầm lấy như gặp được kho tàng của chính mình. Rồi sao" Cuối cùng chỉ toàn là nước mắt. Nếu cho là phụ nữ Mỹ không care, tôi không đồng ý, họ cũng khổ tâm lắm nhưng có điều nước mắt họ nuốt vào trong để đối diện tiếp với cuộc đời. Ai không tin thì kệ, tôi thì tôi cứ cho phụ nữ có hai cái ngu nhất trên đời là Dại và Chịu Đựng.

Đám trẻ trong văn phòng tôi làm rất nể chị Cẩm. Chị lịch sự, ăn mặc rất khéo, ăn nói cũng thế, tôi đã liệt chị vào cái loại "có văn hóa" nhất văn phòng này chứ không phải như tôi vạ đâu nói đó và lấc cấc. Chồng chị Cẩm mất đã lâu, hai con trai chị đã trưởng thành và lập nghiệp xa, tôi lạ là chị Cẩm có bao nhiêu đàn ông đeo đuổi không ngã, vậy mà chị lại ngã với John, một người có nhiều tai tiếng với phụ nữ.

Tôi thì chẳng đạo hạnh gì, chẳng dám lên lớp ai, ai kể tôi nghe cái khổ của họ, tôi nuốt vào như của mình, tự dạy mình và răn mình đừng phạm như thế vì nó đau quá. Thế mà tôi cũng đã từng có một  one night stand" khi đi đám cưới chung với một người chỉ là bạn, thấy cô dâu chú rể vui vẻ hạnh phúc bên nhau, tôi trở chứng, ham muốn sao mà đêm đó lại là ngày " động phòng" của tôi và anh bạn đó nhờ chút rượu cảm hứng. Anh ta đã ngăn nhưng tôi cho đó là sự xúc phạm tôi quá đáng và thế là anh ta chìu tôi. Tỉnh dậy, tôi chỉ còn biết cười cay đắng rồi mong mình đừng bao giờ đi xa quá cái  lỗi lầm này đã được coi là quá xa rồi.

*

"Chị Cẩm, chị Cẩm, em nói chị cái này""

"Gì em""

"Chị, chị, chị có rành John lắm không" Chị đừng gì với John nữa, hắn sẽ làm chị khổ" Nghe em đi chị""

Chị Cẩm vẫn cười thật tươi "Chị handle nổi em à. "

Tôi buồn bã quay đi, khi quay lại, tôi vẫn thấy còn thương chị quá, nói với "em luôn bên cạnh chị, buồn kêu em nha."

Những ngày trống vắng đơn độc tiếp theo trong đời sống được tôi khoả lấp bằng những bộ phim tôi yêu thích. Lắm lúc nghe cô bạn này hay anh bạn kia tâm sự về đời sống vợ chồng của họ, tôi ngán ngẩm đến tột cùng.

Chung quy đó chỉ là sự không cân bằng giữa cung và cầu, giữa khác biệt về nuôi dạy con cái, chi tiêu trong gia đình. Rồi sự chán nản sau những đụng chạm đưa họ hoặc là tới người thứ ba, hoặc là xô xát, hoặc là quán rượu, để rồi những tiếc nuối được đem về căn nhà của họ, đã từng làm rắc rối hơn đời sống họ có nếu quá quắt hay cũng cho được họ một bài học để biết dung hoà hơn với nhau .

Dầu gì thì gì, chưa chồng như tôi, lắm lúc tôi không hiểu phải chọn một người như thế nào cho thật vững tâm hắn sẽ không lem nhem với ai và không làm khổ tôi sau này. Muốn một người như thế, không khó, nhưng cái khó là tìm ra hắn cùng với trái tim biết cảm xúc và biết yêu thương tôi như tôi đã có thể yêu hắn. Tôi biết tìm đâu đây"

*

"Hắn chỉ coi sách đạo và đi chùa, em quen hắn không, chị giới thiệu""

Tôi đùa với chị Cẩm, "Thế hắn có biết làm tình không chị" Không có điều đó, hắn có hai ba đạo chăng nữa em cũng không chơi" "

Chị cười với tôi "Cái đó đàn ông chưa biết mình dạy họ được em ạ, cứ cho hắn gặp cái đã xem sao rồi tính tiếp. "

Tôi cười chấp nhận với chị. Những ngày gặp hắn sao mà vô vị, hắn cười tôi cũng thấy vô duyên, hắn đi đâu với tôi cũng mang theo sách đạo tới đó, miệt mài đọc như tôi chả là gì của hắn, nhưng hắn có cái hay là đi đâu cũng dành trả tiền dù tôi chẳng có ý lợi dụng chi hết, hắn bảo đó là cái ít nhất nam giới có thể làm được. Tôi cho đó là điểm "có văn hoá" nhất của hắn.

Tôi đến chùa với hắn mỗi weekend được chừng hơn nửa năm, nghe trong lòng như hướng về cái thiện nhiều hơn nhưng đó chỉ hoàn toàn là bằng cảm giác vì tôi biết nó chưa thật sự là của tôi. Một weekend tôi rủ hắn về nhà mình, thử xem tài nghệ hắn tới đâu, tôi hẹn hắn lại nhà nhưng không sửa soạn chi hết. Tôi bảo hắn chờ và vào thay đồ rồi nhờ hắn kéo áo từ phía sau lên. Hắn vừa làm một tay vừa đọc sách đạo. Đến nước này thì tôi chịu hết nổi. Tôi vào phòng tắm, khóc không được, cười cũng không xong.

Đời cho một thằng đàng hoàng thế, phải chi cho hắn chút máu dê, chút thôi, hay chút lãng mạn âu yếm ôm lưng tôi hay quàng tay qua vai tôi chẳng hạn, tôi sẽ chấp nhận hắn vô điều kiện và sẳn sàng đem hắn về hầu hạ cơm nước rồi đem hết bài bản dạy hắn làm chồng. Nhưng tôi đang có cái cảm giác ngay cả cái điều tôi là một người phụ nữ trước mặt hắn thì chưa chắc hắn đã nhận ra, huống chi điều gì "cao siêu" khác.

Từ nhà tôi đi ra là ngã ba, một ngả dẫn đến nhà tôi, con người cô độc sống trong bốn bức tường im lặng của mình, một ngả bên trái tôi hay đi với hắn đến chùa, nơi dù có hắn hay là không, cái cô độc vẫn ngự trị và tôi có thể tự dối mình đang có đời sống an lạc trong tâm tưởng khi đến chùa; Còn lại ngã bên phải đi tới sở tôi, nơi những người phụ nữ khao khát hạnh phúc vẫn đang chờ niềm hạnh phúc "không vĩnh cửu " của mình nếu có bất chợt đến và vẫn thầm mong có khi những "không vĩnh cửu" có thể thành những "vĩnh cửu" sau này.

Ngã ba của tôi, con đường nào tôi sẽ đi, tôi hoàn toàn chưa định được. Nhiều khi nghĩ là mình sẽ đi tới đó nhưng "đó" đôi khi hoàn toàn là nơi mình không mong đợi thì chết dở.

Ngã ba của tôi, mỗi sáng vẫn chờ tôi trung thành tới không ngờ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 67,221,940
Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007
 Một trong những bài viết của bà rất được bạn đọc hưởng ứng là "Chồng Tôi Bị Sạn Thận".  Sau đây là bài mới của bà.
Từ lâu, mỗi khi ai hỏi tôi sẽ ước gì nếu có được một điều ước; tôi trả lời "ước cho điều ước ấy biến thành ngàn điều ước". Tại sao"
Giải vô địch TBN 2007 rất khởi sắc với nhiều cầu thủ trẻ đang đóng vai trò chủ chốt cho các CLB trong những trận cầu.
Vượt biển và định cư tại Mỹ từ 1982, Nguyên Phương hiện cư trú tại miền Đông và làm việc trong một cơ quan chính phủ. 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với một tự truyện, cho biết ông là một cưu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện HO
Tác giả Nguyễn Lê từng là chủ một nhà hàng ăn Việt Nam thành công tại Philadelphia PA. đã góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt
Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, Chúc Chân còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ.
Cọp bị sa lưới quân Bắc Việt không phải vì mai một tinh thần chiến đấu mà vì tình hình đen tối của đất nước, bị sụp hầm gai chông bởi câu tuyên bố
Trần Nguyên Đán là tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là nhà giáo, nhà thơ, nhà văn. Hiện nay ông là vị mục sư
Nhạc sĩ Cung Tiến