Hôm nay,  

Ông Chú Ngoại

12/12/201100:00:00(Xem: 230587)
Ông Chú Ngoại

Tác giả: Du Tử Nguyễn Định
Bài số 3428-12-2888vb2121211

Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Loạt bài viết về nước Mỹ của ông kể chuyện một ông bố cựu sĩ quan VNCH bị con ruột đuổi ra khỏi nhà, tìm được việc làm trong một gia đình đồng hương tử tế, công việc hàng ngày là chăm sóc một ông cụ già bệnh. Sau đây là bài mới.

***

Tôi được gọi là ông Chú Ngoại kể từ ngày con gái lớn của cô chủ về ở chung trong gia đình. Trước đây cô ở với vợ chồng người bác không có con, đã xin nuôi cô từ tấm bé.
Thoạt đầu nhìn cô thật khó mà nhận ra cô là người Mễ hay người Phi, hoặc có thể là người Tàu mà không có một vẻ nét nào của người Việt. Lối trang điểm mà người Việt Nam quen gọi là "dân bụi" đã xóa đi nét ngây thơ và hồn nhiên của lứa tuổi 15; Và với cách ăn mặc và nữ trang cô đeo, thật dễ dàng nhận ra cô là loại con cưng mà các cụ ngày xưa vẫn gọi "là con cầu, con khẩn", nhưng một điều rất may là cô nói tiếng Việt thật sành sỏi. Khi tiếp xúc với người lớn tuổi, lại rất nhã nhặn và lễ độ, cung cách ấy làm cho người tiếp xúc cảm nhận được sự thân thiện và dễ gần gủi, xóa tan đi vẻ xa lạ của buổi đầu gặp mặt.
Và điều làm tôi ngạc nhiên hơn là vào bữa cơm đầu tiên của gia đình, tôi thấy cô làm dấu trước khi ăn, một nghi thức của những người theo đạo Thiên Chúa mà tôi ít bắt gặp kể từ ngày đặt chân đến xứ sở này. Chính điều này đã cho tôi một mỹ cảm về cô cháu "người dưng" gọi tôi bằng Ông Chú Ngoại.
Công việc hàng ngày của tôi vẫn đều đặn và tuần tự, một ngày như mọi ngày, trừ ngày Chủ nhật, tôi được nghĩ, nên thường giúp hai cháu nhỏ làm Homework cho qua thì giờ. Những khi như vậy, con gái lớn của cô chủ vẫn ngồi chung bàn nghe tôi giải thích cho hai em, rồi một hôm cô hỏi tôi:
- Ông có thể giúp cháu làm bài này được không?
- Không biết tôi còn nhớ không, cho tôi xem thử.
- Cháu phải cân bằng các phương trình Hóa học này mà cháu không hiểu lắm.
(1) - S + O2 ? SO3 ? (2) - C + (x?) ? CO2 ?
(3) - Zn +HCl? ZnCl+ H2 ? (4) - Cu + HCl? CuCl+ H2 ?
Muốn cân bằng một phương trình hóa học, cháu phải biết công thức hóa học của các chất, đơn chất và hợp chất(compound) và hóa trị (valency) của chúng,
Và luôn luôn nhớ rằng, một phân tử gam (mole) của bất cứ chất nào cũng bằng 6.022x10>23 phân tử (molecules) của chất đó. (Dịnh luật Avogadro)
Bây giờ thử cân bằng Phương trình : S + O2? SO3 (Sulfur+Oxygen gas?Sulfur Trioxide) ,
- Trước hết Cháu chọn chất có chỉ số lớn nhất trong phương trình (ở vế bên trái hay bên phải),
Phương trình trên có O3 bên phải, (và bên trái có O2), nghĩa là O có chỉ số lớn nhất = 3
- Cháu thêm 2 vào trước SO3 ở vế bên phải để có 6O, (2x3=6), -- S+O2?2SO3
- và thêm 3 vào trước O2 ở vế bên trái để có 6 O, (3x2=6),---------- S+3O2?2SO3
Như vậy tổng số O ở hai vế đều bằng nhau:
S + 3O2? 2 SO3,
Bây giờ cân bằng nguyên tử Sulfur (S) :
Bên phải có 2 S tức là( 2SO3 ) - bên trái chỉ có S tức là chỉ có 1S, cháu cân bằng S bằng cách thêm 2 vào phía trước S để phương trình cân bằng :
2S + 3O2 = 2SO3.
Tương tự như vậy,
Zn + HCl? ZnCl+ H2 (Zinc + Hydrochloric acid ?Zinc Chloride +H2)
Nguyên tử hydrogen có 2 ở vế phải, cháu cân bằng Hydrogen bằng cách thêm 2 vào trước HCl:
Zn+2HCl? ZnCl+H2
Và như vậy, cháu có 2HCl, tức 2 H và 2 Cl,nhưng bên trái chỉ có 1 Cl : ( ZnCl),
Thêm 2 vào trước ZnCl : Zn+2HCl?2ZnCl+H2
Và cuối cùng là Zn, Zn chỉ có 1 ( bên trái), cháu thêm 2 vào trước Zn, (Zn+2HCl), để có 2Zn, và Phương trình cân bằng là :
2Zn+ 2HCl = 2ZnCl+ H2
Các phương trình khác cháu tự làm, không hiểu thì hỏi ông, để xem cháu có hiểu những điều ông nói không.
Sự gần gủi và thấu hiểu nhau bắt đầu từ những bài homework, và tình cảm ông cháu ngày càng đậm đà, những săn sóc nho nhỏ như lời hỏi thăm, tiếng gọi "ông Chú ơi" càng làm tôi thương mến chúng như những đứa cháu ruột thịt của mình mà mấy tháng nay tôi chưa gặp mặt .
Những lúc ngồi một mình buồn bã, tôi lật lại cuốn album gia đình ngày cũ, xem những tấm hình "Happy Birthday Grandpa", trên chiếc bánh mừng sinh nhật năm nào, tôi đã không cầm được nước mắt vì tưởng nhớ cháu mình. Nhưng một điều lạ lùng là khi xem đến tấm hình con gái "Chúc mừng sinh nhật ba", tôi nghe một cảm giác xa lạ, đến ngỡ ngàng, xuất phát từ trái tim, chạy quanh lồng ngực rồi lên đến đỉnh đầu, lan tỏa ra khắp cơ thể và chân tay, làm tôi rã rời và đau nhói trong tim, tôi vội vàng đóng cuốn album lai, hít một hơi thật sâu, giữ lại mấy giây rồi mới thở ra, để xua tan đi cảm giác lạ lùng ấy.
Đã biết bao lần tôi cố xua đi những suy nghĩ về sự liên hệ giữa tôi và con, tôi luôn thấy mình đã làm hết những điều tôi có thể làm cho con mình, và an tâm khi nghĩ tới bổn phận của mình đối với con. Tôi hiểu rằng, tôi và con thiếu gần gủi, con sinh ra khi tôi còn trong tù, tôi trở về thì con đã học lớp Một, thời gian ấy tôi lại vất vả vì cuộc sống của gia đình, một ngày đi dạy 3 buổi, sáng, chiều và tối, chỉ thấy mặt con, mà không có thời gian trò chuyện . Dù có khổ cực và vất vả, tôi vẫn luôn tự nói với mình hãy cố gắng để cho con có một cuộc sống tương đối và ổn định. Trong bao nhiêu thư viết cho con, tôi luôn khuyên con hãy rán học hành, xong đại học rồi con muốn làm gì ba cũng không can thiệp, và thực sự tôi đã tận sức, từ mọi thứ tôi có thể làm được. Suốt những năm đi làm, tôi chưa hề uống một ly cà phê, hay ăn uống một thứ gì ngoài bữa cơm tại nhà, chỉ với một tâm ý là cố nhịn, để đem tiền về cho con có thể mua thêm được một cái gì đó cho nó vui với bạn bè và học hành.
Mỗi lần nghĩ tới việc này, tôi thực sự vô cùng xúc động, một đôi khi, cô cháu "người dưng" bắt gặp vẫn hỏi tôi là ông nhớ gia đình? tôi nhìn cháu mĩm cười cho qua chuyện, và coi những đứa cháu bên cạnh tôi như nguồn an ủi và niềm vui của mình, và cũng vì vậy, mà tôi tận tâm tận ý đem mọi điều tôi hiểu biết để giúp các cháu trong việc học hành, bất cứ lúc nào chúng nhờ đến, có những lúc tôi nằm nghĩ, chúng vẫn không ngần ngại dựng tôi dậy để chỉ chúng một bài toán nhỏ, một câu hỏi vụn vặt như là tại sao ông lại chịu tắm cho ông Ngoại vậy? Nghe câu hỏi, bổng nhiên tôi cũng mĩm cười và vui với cái vô tư của trẻ con.
Và rồi từ đó, tôi luôn bận rộn mỗi ngày Chủ nhật với những bài tập về các chuyển động, các lực và các định luật Newton, và có lẽ còn bận rộn lâu dài với chương trình Lý Hóa của High School, nhưng không sao, tôi thực sự vui thích để làm công việc này, nó đưa tôi về với dĩ vãng và trường lớp dấu yêu, hay mùi sách vở học trò, mà có lẽ suốt đời, dù cho trước phút lâm chung, tôi vẫn âu yếm nó.
Trong đời của mỗi con người, có lẽ ai cũng có những quảng đời thơ mộng, một thời để nhớ và để yêu, và với tôi, đó là bụi phấn và bảng đen, là những mùa thi, khi biết học trò mình đậu nhiều, hay ít ra là không bị rơi môn Vật Lý. Cảm giác đó và cảm xúc ấy, thật không dễ gì diễn tả, nhưng đến nay vẫn còn in đậm trong ký ức tôi, mà có những lúc, tôi ngồi một mình ôn lại kỷ niệm, vẫn ngỡ như rằng tất cả chỉ mới vừa qua đi đâu đây, lúc nãy, khi tôi cầm bút viết những dòng chữ này.

Quả thật khi để hồn lắng về kỷ niệm, ta mới thấy được rằng, đã là kỷ niệm, thì kỷ niệm nào cũng êm ái nên thơ, kể cả khi ngồi trong phòng biệt giam cách ly với đồng đội và bạn bè, bây giờ nhớ lại, vẫn cảm được nỗi bâng khuâng như bao nhiêu kỷ niệm ấu thơ êm ái khác.
Một hôm cô cháu "người dưng" hỏi tôi:
- Theo ông cháu nên học ngành nào khi hết trung học?
- Cháu thích môn nào ở trung học?
- Bio, cháu thích học về cơ thể học, cháu thấy thật hấp dẫn khi biết được các hoạt động của những bộ phận của con người.
- Cháu học Bio có rất nhiều đường để đi như Y khoa, Nha khoa, Dược khoa, Nghiên cứu về thuốc (pharmaceutical Research), Vi trùng học, các phòng Lab. Tất cả những ngành này đều dễ xin việc làm và giúp cháu có một việc làm ổn định để lo cho cuộc sống của gia đình cháu sau này.
Nhưng nói như thế, không phải chỉ có Y, Nha, Dược mới có công việc làm tốt và lương cao, hay là nói theo tập dao Việt nam thời sau 75 nghe được tại miền Nam là "Nhất Y, nhì Dược, Bách Khoa tạm được, Sư phạm bỏ qua ", mà còn rất nhiều ngành nghề khác cũng không kém thú vị. Như các cụ ngày xưa vẫn nói "nghề nào cũng có trạng nguyên", nghề nào cũng có người giỏi.
Các ngành như Kế Toán, Thư viện, Thư ký Ngân hàng, mà làm cho các công ty lớn hay chính phủ vẫn thoải mái như thường, nhưng chỉ tiếc số lượng tuyển dụng quá ít, bất quá mỗi công ty chỉ cần 5, 3 người kế toán mà thôi. Còn các nghề như Kỷ sư, Điện, Điên tử, Computer, . . . mỗi công ty có khi cần tới hàng trăm người. Vã lại, với những phát minh cực kỳ tinh xảo của computer, chẳng đã giúp cho nhiều người thành danh như các ông Microsft, Google, Yahoo đều là những tỷ phú cả hay sao?
Một ngành nghề mà ai cũng biết tiếng tăm là nghề tạo mẫu,( designer). Mặt khác có những ngành nghề thực sự đòi hỏi năng khiếu và tài năng, như tài tử, ca sĩ, đạo diễn . . . cháu thấy mấy người này, lương năm của họ phải tính đến tiền triệu. Nhưng nếu cháu thích Bio thì như rằng, năng khiếu của cháu đã thể hiện, và theo ông thì các ngành thuộc phạm vi healthcare đều rất tốt vì tính cách nhân ái của nó. Vã chăng, khoa học kỷ thuật phát triển và thay đổi từng ngày, năm rồi là window XP, rồi Vista, Window 7, và mai mốt không hiểu là gì nữa. Còn cơ thể học của cháu thì nhất định không thay đổi, mà nói về bệnh lại là phạm vi của vi trùng học, thuộc một ngành khác, không phải là công việc của các doctor chẩn đoán hay chuyên khoa, và Dược học lại thuộc về pharmaceutical Research, không phải là công việc của mấy ông Doctor of Pharmacy bán thuốc ở các pharmacy. Cháu mà giỏi môn Cơ thể học là thật may mắn.
Những tiếp xúc và gần gủi hàng ngày, qua những bài homework, tình cảm ông cháu nhiều khi đã thành tình cảm của một người bạn vong niên. Những khi đi đâu, chúng thường hỏi ông thích gì để cháu mua cho, và mỗi lần như thế, chúng thường mua cho tôi một chút quà nhỏ, có khi là phong bánh đậu xanh mà tôi thích, khi thì áo lạnh mùa đông, đôi dép dùng trong nhà . . . những thứ mà tôi chưa hề có được từ con gái mình. Mối quan tâm đó cho tôi niềm an ủi vô cùng, tôi mang cảm giác ấm cúng của một gai đình, và dòng tâm sự trong lòng với nỗi sầu muộn dường như cũng vơi đi.
Một buổi sáng cuối tuần, cháu theo tôi và ông cụ dạo quanh vườn sau sân nhà, cháu kể chuyện trường lớp, chuyện bạn bè rồi chuyện tình yêu của bạn mình và cháu hỏi tôi:
- Ngày xưa lúc còn đi học ông có yêu ai cùng lớp hay cùng trường không?
- Thời xưa, ông hay những người học trò ngày đó nhát và ngây thơ lắm, có thích ai cũng cứ dấu trong lòng, không dám bày tỏ, vì cứ sợ bày tỏ rồi mà người ta từ chối thì không biết làm sao mà nhìn mặt nhau, mà nhất là đám bạn bè biết được thì càng xấu hổ hơn, nhất là con gái, đôi khi cô ấy cũng thích mình, nhưng thư thì không dám nhận, mắc cở và xấu hổ, không phải như các cháu ngày nay .
- Vậy rồi làm sao quen nhau?
- Thông thường là viết thư, thư viết rồi ghim vào tập vở, giả bộ cho mượn tập xem bài, nếu là học chung lớp, còn chung trường thì nhờ bạn thân, rồi cũng là giả vở cho mượn chuyện đọc hay thơ, nhạc sưu tầm. Thực ra tình yêu thủa đó đối với lứa tuổi của ông rất đơn sơ và thuần khiết, Quan điểm tình yêu thời đó nhiễm một tư tưởng lảng mạn, mà lại bị ràng buộc bởi lễ giáo rất nghiêm, nên tuổi trẻ coi tình yêu thật là tuyệt đối và có tính cách tôn thờ, yêu là hy sinh cho tình yêu, cho người yêu, mà không phải yêu là chiếm hữu, thực tế như bây giờ. Cháu nghe những bài hát diễn tả tình yêu ngày đó như chuyện tình Lan và Điệp, Hàn Mạc Tử, và một chuyện tình nổi tiếng bằng mấy bài thơ làm xúc động lòng người, đó là TTKh. Bài thơ Hai sắc hoa Ti-gôn được phổ nhạc mà cháu đã nghe, rồi các bài như Đan áo cho chồng, Bài thơ thứ nhất, Bài thơ cuối cùng, là những chuyện tình lảng mạn và thơ mộng thời đó. Nói tới thơ, nhạc thời ấy thì quả thật là lời văn rất bóng bẩy, hoa mỹ và sâu xa, nhẹ nhàng, nhưng lại rất tha thiết, lời êm như ru, mà nhạc thì du dương như rót vào hồn. Đặc biệt là dòng nhạc tiền chiến mà hình như tuổi trẻ bây giờ không mấy yêu thích.
Và trong thời chiến tranh ở 36 năm trước đây, tình yêu nam nữ vẫn còn tuân giữ giềng mối phong tục và đạo đức, mang sắc thái tiền chiến, nên thơ nhạc cũng rất êm ái, lời rất hoa mỹ nhẹ nhàng mà tư tưởng vẫn sâu xa. Những bài hát làm người lính nhớ đời vẫn ngọt ngào hay da diết như, Ai lên Xứ Hoa Đào, Chiều mưa Biên Giới, Sao Chưa Thấy Hồi Âm, Vườn Tao ngộ . . . . . . Và rất nhiều những tập thơ mà các ông yêu thích thời đó như là, "Thủa Làm Thơ Yêu Em" "Đường vào Tình Sử”, Chuyện Chúng Mình " . . .
Có lẽ tại lòng ông hoài cổ, hay yêu thích những cái đã mất, nên ông chưa tìm thấy một thanh sắc nhẹ nhàng, êm ái và bâng khuâng, ngọt ngào mà da diết, mang sắc thái hay văn phong như thời tiền chiến hoặc thời chiến tranh ở giai đoạn vừa qua.
Và theo ông, tuổi học trò thời nào cũng là mộng mị đáng yêu, những giấc mộng hồng của đời người chính là quảng đời niên thiếu với lứa tuổi học trò, yêu nhau rồi làm thơ, cho nên người ta đã gọi là thơ tình tuổi học trò, hoặc để đánh dấu một thời thơ mộng của con người, hay để mỉa mai những cuộc tình khờ dại, mà thực ra nhiều mối tình học trò, đến mãi bây giờ, đã bao nhiêu người quên được, vì vậy nên ông thích hai câu thơ này lắm, nhưng bổng chốc đã quên mất không biết là của ai:
"Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy"
"Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên".
- Nghe ông kể chuyện, cháu tưởng là ông dạy Văn chương hơn là dạy Vật Lý.
- Văn chương mà kiểu như ông, trước 1975 tại miền Nam, cháu chém 3 năm cũng chưa hết.
- Hôm nào cháu lại xin ông kể chuyện người yêu của lính cho cháu nghe nha, ông hứa đi.
- Vâng để rồi có dịp ông sẽ kể chuyện tình đời lính cho cháu, cháu nghe để hiểu biết về tâm hồn và đời sống của những người lính như ông ngày đó.
Và rồi ông chú Ngoại như tôi bây giờ không phải chỉ làm công việc chăm sóc người mất trí, mà còn là người giải homework và kể chuyện đời xưa, nhưng tất cả sinh hoạt ấy đã giúp tôi thấy lại chút tình đời, thú vị của kiếp người, trên mảnh đất mà tôi đành chọn làm chốn tạm dung.
Du tử Nguyễn Định

Ý kiến bạn đọc
12/12/201114:35:38
Khách
Cuộc đời ông đã gặp quá nhiều bất hạnh, nhưng ông lại tìm được một lối sống cao đẹp xứng đáng với vốn kiến thức dồi dào của ông. Thật đáng phục! Chúc ông nhiều điều may mắn.
12/12/201121:33:41
Khách
Thưa Ông,
Vươn lên từ vấp ngã thật là không phải dễ dàng trên đường đời,tôi cảm phục ông đã tự mình đứng dậy mà đi tiếp với một tấm lòng hướng về tha nhân như vậy.Kính chúc Ông sức khoẻ dồi dào.tinh thần minh mẫn.
13/12/201101:32:03
Khách
Đọc loạt bài của chú thật là buồn về số phận của một kiếp người, Ba cháu cũng là 1 sĩ quan VNCH nhưng đã không còn trên cõi đời này nữa...cháu rất tiếc cho con gái của chú đã không biết mình may mắn khi vẫn còn có tình thuơng của Cha, thật là dáng tiếc.....
Hy vọng còn đọc thêm nhiều nữa về Chú và cháu cầu nguyện cho con gái của Chú sẽ tỉnh ngộ lại để bù đắp cho Chú thật nhiều .
14/12/201100:57:39
Khách
Xin cám ơn tác giả về những bài viết rất hay ,tôi rất tiếc cho người con của Ông đả không biết vì sao lại không hãnh diện khi có một người cha như vậy ? Phải chăng vì hoàn cảnh như Ông đả nói giửa người cha và con cái thường có một khoảng cách .Xin kể về câu chuyện sau đây .Tôi và chồng chia tay khi Ông ở trại cải tạo trở về không lâu vì nơi tôi ở là một thành phố nhỏ , người từ trại cải tạo về sẻ bị trù dập rất khó sống.Tôi một nách ba đứa con dại về nhờ bên ngoại,đả một gánh nặng rồi tôi không dám thêm một miệng ăn nửa ,một phần tôi không muốn Ông mang thêm mặc cảm nên đành để Ông ở lại quê nội ,một thời gian sau Ông quen một cô gái trẻ hơn tay không chân rồi,đến nước nầy tôi không thể giữ người ra đi .Khi làm hồ sơ HO Ông không thành tâm chỉ đi với người vợ mới ,cái hình ảnh hai đứa con tôi đi tiễn cha và cô trở về nước mắt lưng tròng lòng tôi như có ai xát muối ,mẹ con tôi tiếp tục nương náu bên quê ngoại chỉ cần 5 năm nhập quốc tịch là Ông có thể bảo lãnh con qua nhưng Ông vẫn "quên" những đứa con nầy .Về sau gia đình bên ngoại nói mãi Ông mới làm bảo lãnh .Các con tôi đả trể mất 10 năm để được như các bạn cùng trang lứa được đi sớm cùng cha mẹ Khi các con tôi qua thì Ông cũng đả có một "Quý tử" để Ông trông coi .Ông thường nói với các con nay đả trưởng thành bây giờ Ba mới biết cái khổ khi phải trông coi những đứa con nhỏ dại của Mẹ con.
Đây cũng là cái hậu quả còn sót lại sau cuộc chiến tương tàng.Gần 10 năm sau khi con tôi qua đây tôi lại là người muộn mang đến đât nước nầy.
Vài hàng kính chúc Quý Anh Chị đả không ít nhiều có những mảnh đời bất hạnh mà chúng ta phải chấp nhận xin chúc mọi người đều thân tâm an lạc


22/12/201109:01:09
Khách
Ông viêt văn that là hay. Đọc lên như người nói chuyện với mình vậy đó.
15/12/201121:04:25
Khách
Tôi nghỉ tác giả có duyên nợ với gia đình cô chủ nên có sự gần gủi chăm sóc. Còn với cô con gái ruột thì không duyên không nợ....nên tác giả đừng buồn và oán trách...những gì mình có, gặp hôm nay chẳng qua là cái nghiệp mình đã tạo...phải trả hết mới hết nợ....Gia đình cô chủ có phước mới gặp tác giả, một người chân chính, con của các cô cũng ngoan ngoản dể dại...hiếm có một gia đình như vậy
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 65,730,901
Tác giả tham dự giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2002, với bài viết Tiểu Hợp Chủng Quốc.
Ngày tôi quen O Điểm thì O mới học xong lớp 10
Tiếng cánh cửa mở, tôi nhìn ra lòng rộn ràng như bao lần khác khi trông thấy nàng
Tác giả đã góp một số bài viết đặc biệt về chuyện đời tị nạn, và đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với một truyện tình của một người cựu tù cải tạo.
Tác giả đã nhận Giải Thưởng Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2011 nhưng không thể dự lễ phát giải ngày 31 Tháng Bẩy vừa qua.
Trong ngày “Giáng Sinh Cho Trẻ” này, sau khi ăn uống, chơi đùa và chụp hình với ông già Noel xong xuôi
Bố vẫn chưa tới! Bố lúc nào cũng trễ!
Với tôi, không khí đón mừng con Chúa ra đời năm nay dường như đến sớm hơn mọi năm thì phải
Ánh nắng mặt trời xuyên qua khung cửa sổ làm Dũng choàng tỉnh