Hôm nay,  

Cũng Là Tạ Ơn

28/11/201200:00:00(Xem: 236264)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Tuy sống bên kia Đại Tây Dương, những bài viết của cô thường thường rất bén nhậy với chuyện của người Việt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới của cô là tâm sự về mùa lễ tạ ơn năm nay.

Toàn nước Mỹ vừa qua một mùa Lễ Tạ Ơn. Mùa này, mỗi người có lý do tạ ơn theo kiểu riêng của họ. Turkey Diner với bà con mình, chú gà tây lớn xác có thể thay được thay bằng chú gà đi bộ. Nhớ thân phận “người di tản buồn” ngày nào, cộng đồng Việt cũng có nỗi niềm riêng, giận mà thương.

Giận chính phủ Mỹ bỏ rơi miền Nam khiến dân VNCH phải sống không ra sống trong địa ngục cộng sản.

Giận mấy gã GI bỏ đi "biệt xứ" để lại bao nhiêu cuộc tình lỡ, bao nhiêu bà vợ hờ hoặc bà góa với đám con lai chưa biết mặt cha, bị người thân, xã hội ghẻ lạnh.

Ngồi đó mà giận hờn cũng không chống nỗi ngục tù Cộng sản, nên mạnh ai nấy đi, đi tìm tự do bằng mọi cách, dĩ nhiên cái giá phải trả đôi khi là sự mất mát chia lìa, mất mạng.

Đặt chân lên đất Mỹ, có người còn hậm hực, quyết trả thù xứ này cho bõ ghét, nhưng họ làm gì có cơ hội làm chuyện gì cho bõ ghét được.

Chân ướt vừa đến nơi tỵ nạn đã có người đỡ đầu mang về nuôi, chính phủ cho tiền trợ cấp, hướng dẫn học nghề hoặc đi tìm việc làm, thế là cục tức, cục giận teo dần.

Đêm về xấu hổ với chính mình, ở với CS bị bầm thây không làm gì được chúng nó, qua đây được giúp đỡ mà đòi lấy oán trả ơn, ông bà mình có dạy như thế bao giờ đâu.

Chuyện xa xưa, xưa có hơn ba mươi năm rồi, đó chỉ là chuyện của một thiểu số quá nhỏ không đáng kể, và đó cũng chỉ là ý tưởng lạc loài chưa bao giờ được thực hiện.

Hàng năm có đến bao nhiêu bài viết tỏ lòng Tạ Ơn nước Mỹ, chuyện cũ, đọc xong vẫn thấy mới, thấy mủi lòng.

Có người nhận nhiều, nhận ít, hay chưa hề nhận trợ giúp vì đương sự tự lo toan được cho mình, nhưng vẫn biết ơn quê hương thứ hai đã cho chúng ta mảnh đất dung thân , còn cho thêm biết bao cơ hội, đến ngày hôm nay, gia đình con cháu thăng tiến trong xã hội.

Đó là chuyện việt kiều thọ ơn xứ Mỹ từ bấy lâu nay và vẫn nhớ ơn cưu mang suốt đời.

Chuyện người Việt bên nhà biết ơn xứ Mỹ mới lạ.

Anh Hai có con gái theo chồng qua Mỹ vài năm nay.

Chị Ba có con trai du học Mỹ mới hai năm, rồi nhắm mắt đưa chân, cưới đại vợ già để trụ lại xứ này.

Hơn một phần tư thế kỷ anh Hai, chị Ba đã nhận không biết bao nhiêu đô la trợ cấp, từ các em bên Mỹ cầy hai ba jobs, ăn mì gói, ăn mắm, đi share phòng, để có dư chút đỉnh gửi về cố hương.

Người bên ni đấu đá với vợ hoặc chồng để dành quyền giúp đỡ thân nhân, có khi đưa đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

Kẻ bên nớ dững dưng hưởng lợi, ai bỏ ai mặc xác, mình có tiền tiêu là được rồi, dù cho đạo đức có bị xoáy mòi.

Có thực mới vực được đạo, lấy tiền rồi có nghĩa là có "thực", nhưng "đạo" còn đâu nữa mà đòi vực.

Tuy anh em mình cùng mẹ cùng cha, nhưng đường đời chúng ta lại không chung lối, kẻ cho cứ cho, người nhận tiếp tục nhận, cứ thế mà sống, thắc mắc đạo đức làm gì chỉ thêm phiền.

Tính anh chị thật thà, có sao nói vậy người ơi, anh cảm ơn cô chú đã tìm Việt kiều (VK) về đây cưới con gái anh, chị nhớ ơn cô chú đã đưa con trai chị sang Mỹ du học.

Sau này các cháu sẽ thay cô chú nuôi anh chị, cất đi gắnh nặng để cô chú được nghỉ ngơi trước khi hui nhị tỳ.

Nói vậy chứ không phải vậy. Các cháu đi được vài năm, nhưng các cháu vẫn còn khó khăn, cô chú kiên nhẫn giúp anh chị thêm một thời gian, đợi chúng nó có quốc tịch, bảo lãnh anh chị sang xứ Mỹ, coi như cô chú hoàn thành nhiệm vụ.

Giời ạ, chờ đến lúc anh chị đi Mỹ, trở thành VK mới toanh, không biết VK cũ mèn, thân phận trâu cầy này còn sống nỗi để chứng kiến ngày vinh quang đó không.

Trời thương, thời gian qua mau, nhanh đến chóng mặt, các cháu vừa có quốc tịch đang làm giấy cho anh chị đi Mỹ.

Bao nhiêu năm nay anh chị được tiếng thơm nhờ có cô chú là VK, vèo một cái, con anh chị đi Mỹ, anh chị lên hàng ba má VK, sắp tới anh chị sẽ thành VK Mỹ chính hiệu, đời đẹp như mơ.

Đúng vậy, từ ngày Sàigòn bị đổi tên, anh chị không cần “đóng cây” cho chủ ghe, không sợ ở tù vì tội vượt biên, không lo mất mạng trên biển, mà anh chị vẫn có tiền sống khoẻ. Nhờ xứ Mỹ bảo bọc cô chú, anh chị không phải lao lực mưu sinh cho cuộc sống đến hôm nay, mai này anh chị sẽ đi máy bay qua thẳng xứ Mỹ làm VK, không biết ơn nước Mỹ là gì.

Mà này, anh chị tính trước rồi, vài năm nữa đến Mỹ, anh chị đã ngoài sáu mươi, dại gì không xin "mê đi ke, mê đi kẹt", tha hồ chữa bệnh uống thuốc miễn phí cho bõ những ngày thiếu thốn bên này. Mấy chục năm nay không quen lao động kiếm sống, qua Mỹ xin tiền già cũng đúng thôi, như rứa anh chị tha hồ hưởng nhàn. Anh chị có bí quyết hốt bạc từ bên VN, qua xứ Mỹ giàu sang, tội gì không hốt tiếp, tại cô chú khù khờ nên giờ này vẫn phải cầy đến tuổi về hưu.

Đó là suy nghĩ của anh chị, sự thật ra sao hãy đợi đấy!

Nghe mà ngậm ngùi, mà đau lòng, anh chị biết ơn hay nhớ ơn gì đó xứ này, vì anh chị chưa hề đóng góp công sức, mà chỉ ngữa tay nhận tiền, mấy mươi năm nay từ công sức của người nhà, anh chị vẫn thấy chưa đủ.

Anh chị phải nhận từ quỹ phúc lợi xã hội của Mỹ mới hả dạ, con của anh chị chưa kịp đóng góp, chúng nó còn ăn trợ cấp, gia đình anh chị không lỗ mà lời, lời “đắp bồ”, đời cha đời con đều hưởng lộc, vì thế anh chị Tạ Ơn xứ Mỹ là phải rồi.

Cũng là Tạ Ơn, nhưng sao nghe có gì mới lạ!

Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
11/12/201208:26:47
Khách
Chào Minh Thành,
Tại, bị gia đình của mình và một số bạn học đều ở bên nớ, mình mới có dịp “hóng chuyện” thường xuyên, nên mới “sinh chuyện” mà viết. Xứ lạnh của bạn sát bên đó, thích thì chạy cái rẹt qua chơi, mình ở xa quá chỉ có nước dạo phố ảo cho đở ghiền, ghiền cái gì thiệt là khó nói nhưng dễ hiểu, Sàigòn Nhỏ đó thôi.
Cảm ơn Minh Thành đã « ghé qua Paris », xin chúc bạn và gia đình một đêm Giáng Sinh thật vui.
23/12/201207:20:00
Khách
Chắc tại dân mình ở xứ khổ nên láu cá quen rồi miễn lợi mình là được còn người khác thì tặc lưỡi "à cái số người ấy phài cày nuôi thiên hạ hay...Hay tại văn hoá giáo dục vì mấy ai dạy con phải sống tốt hơn hàng xóm, bạn bè, người quen mà đa số chỉ dạy con phải học giỏi để kiếm nhiều tiền nhất là nhàn hạ và nếu "một kẻ làm quan, cả họ được nhờ" thì càng tốt.
Cám ơn tác giả nói thẳng, nói thật lòng mình và cũng là của nhiều người còn có lòng tự trọng tí chút.
25/12/201208:55:47
Khách
Chào bạn Hai Hoang,
Thật là món quà Giáng Sinh tôi nhận được sáng nay, 25/12/12.
Cảm ơn câu cuối của Hai Hoang, và của những bạn độc khác đã chia sẻ và hiểu điều tôi nêu lên trong bài viết.
Cái mề đai nào cũng có mặt trái của nó, Thiên Đàng xứ Mỹ không của riêng ai cả.
Ai sao mặc kệ, mình sống sao cho đáng cuộc sống của con người, sống bám, sống « bên cạnh cuộc đời » đã là sống chưa, câu trả lời tùy người đối diện.
Ngay trong gia đình cũng có người dũa tôi te tua, sao lại nói lên điều « cấm kỵ » làm mếch lòng độc giả và sẽ mất « độc giả » ủng hộ.
Tôi không thể viết « vo ve » êm tai người đọc, vì mỗi bài viết là đứa con tinh thần của mình, phải giống mình, nên nếu vô tình tôi có làm mếch lòng ai, đành chịu và xin bạn đó thông cảm vì bài viết không đáp ứng mong đợi của bạn.
Xin chúc trang mạng VVNM, Hai Hoang, Minh Thành, Khong Ten, Thao, conmeo và tất cả bạn độc,
Một Năm 2013 Vạn Sự Như Ý.
Hẹn gặp lại các bạn trong một bài viết khác, vui hơn.
09/12/201218:29:59
Khách
Đoàn Thị ở Pháp mà nói chuyện bên Mỹ như người Mỹ chính hiệu " Con Nai vàng". Mà sao giống chuyện ở xứ sở tuyết trắng của Minh Thành vậy ? Cảm ơn Đoàn Thị. Xin chúc giáng sinh an lành.
03/12/201215:52:19
Khách
Cảm ơn bạn Khong ten khen mình dám nói, như rứa là bạn hiểu mình chăm phần chăm rồi.

Bạn Thao nói đúng, kiểu này bà con ta mần mệt nghỉ, nhưng mà vui và tự hào vì sự đóng góp của mình, cảm ơn ý kiến của bạn.

Conmeo dễ thương ơi,
Bà này xin lỗi đã để cho conmeo hiểu lầm, ý của bà này cũng giống conmeo mà.
Này nhé, conmeo viết « Giọng điệu đổ thừa nước Mỹ … »
Conmeo rê con chuột xuống đoạn này sẽ có câu trả lời làm conmeo hết tức cười liền.
Bà này viết vậy nè :
« … đó chỉ là chuyện của một thiểu số quá nhỏ không đáng kể, và đó cũng chỉ là ý tưởng lạc loài chưa bao giờ được thực hiện ».
Conmeo đọc tiếp nhé, đọc chầm chậm rồi sẽ hiểu mà.
Dù sao cũng cảm ơn conmeo đã ghé qua và nêu lên thắc mắc của mình.

01/12/201216:44:05
Khách
Tac Gia da danh trung Tim den cua nhieu nhieu VK... Cam on tac Gia da dam noi...
01/12/201216:19:32
Khách
Viết đúng quá đi Trời ạ! Tạ ơn kiểu này bà con ta mần nhiều như thi đua với dân Mễ vậy!
01/12/201218:26:36
Khách
Bà này viết bài nghe tức cười quá.
Giọng điệu đổ thừa nước Mỹ nghe tức cười quá, rồi giận lính mỹ nữa chứ. Thiếu đầu óc hiểu biết quá.
Đọc đoạn cuối nghe càng vô lý. Ai ăn trợ cấp vậy trời!!!!!.
Bà này chắc muốn nước mỹ giúp VN đến một triệu năm chắc.
Giúp hoài mà không kết quả gì phải chạy chứ. Bà này muốn chiến tranh kéo dài chết chóc hai miền đến một triệu năm sau. Chính phủ Mỹ ra lịnh rút thì lính phải rút chứ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,660,539
Tác giả cho biết trước năm 75, khi còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990, hiện là cư dân Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ. Bài viết mới của cô là một chuyện tình.
Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài viết "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California). Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010-2011. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện ngắn của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của Tịnh Tâm là một truyện tình già dễ thương.
Chủ Nhật, 12 tháng Tám 2012, vào lúc 12:00PM, Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH Kỳ 6 sẽ khai diễn tại sân vận động trường Bolsa Grande, Garden Grove. Xin mời đọc bài viết về những nỗ lực “tiền đại hội” của Philato, và hưởng ứng lời kêu gọi đến với đại hội. Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. 
Lê Thị, 35 tuổi, cư dân Chicago, là tác giả có tên trong danh sách chung kết giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười hai. Với 5 bài viết đã phổ biến, hầu hết về đề tài đồng tính, Lê Thị cũng là một trong những tác giả dẫn đầu về số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ sáu.
Nguyễn Văn là tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Trong năm, ông góp 3 bài viết: “Chuyện Của Bill,” “Tôi Không Là Ai Cả” và bài thứ ba, “Ngày Tháng Buồn Hiu.”
Nguyễn Văn là tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Trong năm, ông góp 3 bài viết: “Chuyện Của Bill,” “Tôi Không Là Ai Cả” và bài thứ ba, “Ngày Tháng Buồn Hiu.” Cả ba bài đều cho thấy cách viết tinh tế và sống động.
Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Mộng Giác, tuổi Canh Thìn 1940, vừa tạ thế đúng vào năm Nhâm Thìn. Tang lễ đã được cử hành cuối tuần qua. Trong số tác giả nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2011, có người em gái của nhà văn Nguyễn Mộng Giác la Bà Sương Nguyễn.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Cô hiện là cư dân San Jose và luôn gắn bó với sinh hoạt giải thưởng Việt Báo. Bài mới sau đây kể về một họp mặt vui vẻ giữa các thân hữu Viết Về Nước Mỹ tại San Jose nhân dịp Lễ Độc Lập năm nay
Nhạc sĩ Cung Tiến