Hôm nay,  

Fasting: Nhịn Đói Chữa Bệnh

12/09/201200:00:00(Xem: 341039)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một nhà giáo hưu trí, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của ông có tựa đề “Fasting: Vô Chiêu Thắng Hữu Chiêu” gồm nhiều chi tiết đặc biệt sống động về việc điều trị bệnh động kinh. Sau đây là phần đầu.

1. Cu Tý động kinh

Chiều thứ sáu, Duy đi học về, nắm tay em nói với mẹ:

- Mom, thằng Tí bữa nay đang ngồi trong lớp bị té lăn ra sàn một lúc mới ngồi dậy, cô giáo cho con hay.

Hiền quay lại ôm lấy Tí, 5 tuổi học lớp Mẫu giáo cô Sandra, nhìn vào mặt con quan sát:

- Sao vậy con? Có đau không? Đứa nào xô con té?

Tí lắc đầu không nói. Qua hôm sau thứ bảy nghỉ ở nhà, Duy xịt vòi nước rửa xe cho ba, còn Tí vui cười thích chí tắm gội xà bông cho con chó Ruby bên góc cây. Duy đang lấy khăn hì hục lau xe thì nghe tiếng Ruby sủa “gấu gấu” ầm ỹ, gọi ”Tí à,Tí….Tí”, không nghe trả lời, chạy tới coi thấy Tí nằm lăn ra đất ,tay chân cứng đơ, đầu cổ giựt lia lịa. Nó hốt hoảng gọi:

- Mom, Mom, tới coi nè… thằng Tí bị cái gì nè…Tới coi mau…

Hiền đang nấu bếp, giựt mình chạy tới thấy Tí nằm nghoẹo cổ, hai cẳng duỗi thẳng, mình co giật liên hồi trên đất, thất kinh ẵm con vô xe, kiếm chìa khóa cấp tốc lái thẳng tới bệnh viện gần nhà. Bác sĩ vạch mắt, coi cuống họng, khám ngực …, hỏi Hiền:

- Cháu nó ngã mấy lần như vậy rồi?

- Dạ mới lần đầu.

Duy nhắc mẹ:

- Hôm qua nó đã té 1 lần trong lớp rồi, cô giáo nói.

Bác sĩ nghe vậy, ôn tồn bảo:

- Một lần là “epilepsy”, không sao, nhưng 2 lần trở lên là “seizure”, là chứng động kinh, là có vấn đề, phải tiêm thuốc, đút vô lồng kính, X-ray cái đầu coi có bướu não không.

Hiền lo lắng lắc đầu, “No. No...”

Bác sĩ dịu giọng, trấn an:

- Thường thì cho uống thuốc an thần vài ngày, 70% trẻ con sẽ hết. Nhưng trong lúc dùng thuốc này, chúng sẽ có cử chỉ hành vi ngỗ nghịch, như gào thét, phá phách, không nghe lời cha mẹ…

Hiền mua thuốc bác sĩ cho toa, ép con uống. Tí nhăn mặt, lắc đầu chê đắng, nhăn nhó. Hôm sau Thảo, chị ruột Hiền, ở cách đó 2 miles, tới thăm, cho Tí cuốn sách hình, ôm cháu hôn, vuôt tóc , hỏi han. Nó bỗng dưng quăng cuốn sách xuống đất, không chịu đọc, đòi đi xe đạp, vùng vẫy la hét bỏ chạy. Thảo ngơ ngác, Hiền bảo cứ để yên cho nó lên lầu, Thảo hỏi han bệnh tình Tí, Hiền nói chắc bị virus gì đó,nhưng uống thuốc bác sĩ cho thì bị phản ứng, không ăn, không ngủ được, bác sĩ còn đang tìm nguyên do. Chợt có tiếng vỡ loảng xoảng trên lầu, hai người hốt hoảng chạy lên thấy Tí mặc bộ đồ Batman xanh đỏ, vừa đập một cái bình sành bể tung tóe dưới sàn gỗ. Hai chị em đang chưng hửng nhìn nhau thì nó bỏ chạy xuông cầu thang, phóng mình từ trên cao xuống đất, ngã ngửa ra, khóc thét lên inh ỏi. Hiền dỗ dành cách mấy cũng cứ la ầm ỹ. Hiền chụp phone, gọi nhà thương đòi gặp bác sĩ Miller, than phiền về thuốc ông ta cho Tí uống. Bác sĩ nói lên gặp ông cho thêm thuốc khác. Hiền gọi chồng trên đường đi làm về ghé bệnh viện lấy. Giao lái xe food truck chạy giao hàng các chợ ở Nam Cali.

- Thuốc mới tên gì vậy anh?

- “Dilantin”, Giao đáp, “trị các phản ứng do thuốc cũ gây ra”

Trong mấy ngày sau đó, không thấy Tí co giựt nữa, ngủ được, cả gia đình vui vẻ dọn cơm ngồi ăn trưa sau vườn. Duy khoe report card tháng này được điểm B. Giao nói:

- Con ráng cho lên điểm A đi, ba sẽ bỏ tiền để dành của ba vô tiền bỏ ống của con để cả nhà mình đi Hawaii một chuyến.

- Ba nói thật chứ? OK..con chỉ học kỹ thêm grammar và math là được A ngay.

Hôm sau, Hiền đang nấu ăn thì có tiếng gõ cửa. Một người đàn ông tới thăm, xưng là Thạch, học trên Hiền hai lớp thời trung học, nhà ở cách đây một block. Hiền nhớ ra ngay, cười chào, hỏi có việc gì.

- Tôi nghe con bà bị “kinh phong”, nên tới thăm…

- Cái gì? Ai nói anh nó bị “kinh phong”? Bác sĩ nói chỉ là co giựt sơ sơ thôi, sắp sửa ngưng không cần cho thuốc nữa.

- Tôi cũng bị bịnh đó, tôi có tới pharmacy lấy thuốc, thấy toa thuốc của cháu ở đó.

Hiền lộ vẻ khó chịu, nín lặng quay mặt đi nơi khác.

- Bà giống ba má tôi hồi xưa, dấu không cho nguời ngòai biết chuyện con bị kinh phong. Kinh phong đâu có gì là xấu. Thằng bé cần một người hiểu rõ bịnh của nó, giúp đỡ nó, góp ý cho nó... Tôi có kinh nghiệm rồi nên muốn giúp nó.

- Anh khỏi lo… thằng Tí có gia đình săn sóc, có bác sĩ giỏi lo cho nó mà.

- Nhưng bác sĩ không biết khi nào bệnh đó bắt đầu, khi nào hết. Bác sĩ không biết thuốc nào hạp với người này, không hạp với người kia. Bác sĩ chỉ dùng con bà để thí nghiệm thuốc của họ thôi. Tôi đã từng trải qua kinh nghiệm đó, tôi biết. Họ cứ thay đổi thuốc hòai hoài cho tới khi một là nó hên lành bịnh, hai là bị nhiễm thuốc độc trong người , lúc đó thì quá trễ….

Hiền hoang mang, nhưng gắng gượng trấn tỉnh trả lời:

- Cám ơn anh, nhưng chắc nó sẽ OK thôi….

Chợt Duy ở đâu chạy xông tới, mếu máo kêu rối rít:

- Má ơi, thằng Tí lại lên cơn giựt lia lịa… Nó bị nghẹt thở . Họ chở nó lên nhà thương rồi, có Ba đi theo…

Hiền lật đật đẩy ông Thạch ra ngoài, khóa cửa nhà, nhảy lên xe, lái vụt lên nhà thương, gặp chồng con ở đó. Tí ngồi trên giường, hai mắt lờ đờ. Bác sĩ đưa ngón tay rà qua rà lại trước mặt, bảo nó nhìn theo.

- Như vậy là con ông bà bị “idiopathic seizure”.

- Là sao ạ?

- Là bị kinh phong “không rõ nguồn gốc”. Good news là thằng này lớn lên khỏi bị bắt lính. Quân đội không thèm nguời mắc bịnh này.

Giao ngắt lời:

- Chúng tôi cần bác sĩ chuyên môn.

- Ở đây có bác sĩ Standfield giỏi nhất về bịnh này. Ông bà có nghe nói về “compassionate use program” chưa?

- “Là chương trình gì vậy bác sĩ?” Duy ngớ ra.

- Thời đại này, khỏi bịnh hay không, không còn tùy vào bác sĩ nữa. Mà cần cha mẹ giúp một tay, quyết định cùng với bác sĩ. Tức là “Joint decision making”. Đó là đìều mà bác sĩ Standfield muốn ông bà giúp, ký giấy cho cháu “thử” các loại thuốc mới còn đang trong vòng thí nghiệm… Sáng mai ông ta tới.

Bác sĩ chào rồi bỏ đi. Giao nói nhỏ với vợ:

- Bà y tá nói bảo hiểm chỗ anh làm không cover” bịnh này cho thằng Tí. Anh phải lên office gặp ông boss nhờ can thiệp.

Hiền lo lắng dẫn con đi quanh phòng, bắt Tí đội nón nhựa cứng, gài móc an toàn, lỡ có té đầu không bị chấn thương. Chị Thảo tới thăm, mang quà cho Tí. Tí đang bước, vừa quay lại hỏi” quà gì?” đã ngã lăn ra đất, nằm xuôi , tay co tay lắc, miệng giưt lia lịa. Hiền hốt hoảng chạy tới ôm đỡ con lên. Mấy cô y tá cũng vội vàng từ xa hấp tấp chạy tới phụ bê Tí đặt lên giường. Thảo tái mặt, nán lại một lúc chơi với Tí rồi buồn rầu ra về, lắc đầu thương xót. Một cô y tá cầm hồ sơ tới, tươi cười:

- Thế ngày mai, bà và cháu xuất viện ?

Hiền ngạc nhiên:

- Đâu có, chúng tôi có hẹn với bác sĩ Standfield ngày mai mà.

Cô y tá khựng lại, nhìn Hiền:

- Chứ không phải chuyển nhà thương khác sao? Lạ nhỉ, để tôi coi lại.

Cô y tá đi khỏi thì Giao tới, đóng cửa phòng, cúi đầu buồn rầu:

- Mình chưa có bảo hiểm. Ông boss nói anh mới vô làm hãng này chưa đủ 6 tháng, nên chưa có benefits, bảo hiểm.

Hiền thảng thốt:

- Hèn chi… hèn chi con y tá hồi nảy nói ngày mai cho xuất viện, em cứ cãi đâu có. Không có bảo hiểm nên họ không muốn chữa. Hèn chi bác sĩ Standfield không tới.

Giao ôm con bồng trên tay, âu yếm hôn tóc con. Hiền rối lên:

- Rồi anh tính làm sao đây? Hay em nhận làm cái job ngồi nhà gọi phone mời khách mua đồ...

- Đưa nó qua County hospital vậy chứ biết sao. Mình còn thiếu tiền mortgage 3 tháng nay.

- Cùng lắm thì xin welfare, có medicare cho con nít..

- Không được…nhà này không bao giờ phải đi ăn mày welfare.

Giao lái xe truck về nhà , thấy một tờ cáo thị ai dán trước cửa. Tới gần coi kỹ thì ra nhà bank lender thông báo sẽ tịch thu nhà trong 3 tháng nữa. Giao tức giận hầm hầm nhảy lên xe chạy lên công ty, bỏ xe đó, lái xe Toyota lên bệnh viện đón vợ con về. Duy nghe lao xao tin nhà bank xiếc nhà, hốt hoảng:

- Rồi mình dọn đi đâu ở? Mà ba đi làm, có tiền trả tiền nhà mà? Làm sao họ xiếc đuợc.

- Tiền đó để trả tiền bệnh viện cho em Tí trước…Không trả thì họ sẽ chặn lấy bớt lương của ba hàng tháng thôi. Chắc phải rao bán nhà …

Hiền ngồi ở bàn ăn, ép Tí uống ba thứ thuốc một lúc:

- Dilantin nè, 100 miligram. Tegrotol 100 miligram.

Tí nhè thuốc ra, la lên:

- Thuốc đắng quá, hôi rình à..

Hiền ấn muỗng thuốc nước cuối cùng vô miệng con:

- Dekapene…OK..thuốc mới con à… con sẽ mau hết bệnh.

Tí uống xong, rên rỉ:

- Không…Con không muốn bán nhà đâu…

- Ba sẽ tìm cách vay mượn mỗi nơi một chút con à.

Tí bỗng oặt người ra sau, lên cơn, cuống họng kêu ằng ặc. Hiền vội lấy tay vuốt vuốt ngực con, một lúc sau thì êm, Tí mệt, nằm ngửa ra ngủ.

Hôm sau hai vợ chồng lên nhà bank lender điều đình. Ông manager hởi:

- Ông bà có saving account hay tài sản nào khác không?

- “Tôi chỉ còn cái “farm” nhỏ ở Corona”, Giao nói.

- CHúng tôi không chủ trương lấy tài sản khách hàng để cấn nợ.

Hiền thở dài móc túi ra một mớ giấy bạc vụn:

- Tôi chỉ còn có bây nhiêu.

Manager lắc đầu. Hai nguời chào ra về. Buổi chiều, Tí lên cơn sốt, nằm mê mệt. Giao hỏi tại sao, Hiền chỉ biết thở dài:

- Bác sĩ bảo đó là side effect (phản ứng phụ) của thuốc tegrotol mới cho. Thuốc nào cũng có cái lợi, cái hại.

Nàng đứng dậy nhắc phone trên tường toan gọi hỏi lại bác sĩ thì nghe phone im lìm, sực nhớ công ty điện thoại vừa mới cho hay đã cúp, vì 2 tháng nay không trả tiền phone. Chạy tới hộp đựng tiền để dành của cả nhà để hè đi Hawaii chơi, tính lấy đỡ vài chục đi trả tiền phone để họ mở lại, thì Duy giằng lấy không cho, lại đưa cái report card tháng này có điểm A đưa ra khoe:

- Ba má còn nhớ đã hứa gì với con chứ.. Đã không thưởng con tiền, mà còn lấy bớt tiền bỏ ống nữa thì làm sao có đủ mà đi chơi đuợc?

- Má xin lỗi con…. nhưng lỡ em có chuyện gì, mình cần phone để gọi 991…con à.

Duy tức giận ôm hộp tiền quăng xuống giường, vùng vằng bỏ chạy ra ngoài. Vừa lúc Tí lên cơn, một tay co một tay giựt, hai mắt trợn tròn làm Hiền sợ hãi ngồi xuống ôm chặt con. Một lát trở lại bình thường. Buổi tối Tí lại lên cơn, nặng hơn, buộc lòng Hiền và Giao phải gọi 991 đưa con vô County hospital. Một nữ bác sĩ tự xưng là Albassac tới bên giường Tí nằm, giải thích:

- Cháu nó uống các thuốc đã cho mà không thấy bớt gì….

- Xin bác sĩ cho biết có thể dùng “compassionate use program” được không?

Bà bác sĩ hơi sửng sôt, ngước lên nhìn Hiền :

- Không lí do gì chúng ta phải đưa cháu làm vật thí nghiệm cho các loại thuốc mới chưa đuợc chứng minh có hiệu quả hay không.Hiện giờ vẫn còn vài thứ thuốc trị động kinh cháu chưa uông thử. Rồi chúng tôi sẽ phải “test” cháu vài lần nữa..

Giao xen vô:

- Tôi thấy họ cứ “test” hoài, cho thuốc hoài mà xem ra càng lúc càng co giựt nhiều hơn, không thấy bớt…E rằng các thuốc xung khắc với nhau chăng?

Bà Albassac nghiêm trang nói:

- Tôi nói thật ông bà rõ điều này: Khi mà thứ thuốc đầu tiên trị cho cháu không khỏi, tức là chỉ còn có 15% hi vọng các thứ thuốc khác có thể chữa khỏi. Lúc đó, chỉ còn có cách phải mổ não lấy bướu ra. Bệnh này không đơn giản đâu. Cái não trẻ con còn quá non, không thể chịu đựng sự co giật liên tục như vậy. Nó sẽ đưa đến tình trạng chậm lớn, yếu sức, chậm trí, rồi lẩn thẩn lùng khùng …

Hai vợ chồng lo lắng, buồn rầu không biết tính sao.

Một tháng sau, tình trạng Tí vẫn cứ như thế. Hiền phải gần như suốt ngày ở luôn trong nhà thương săn sóc con, cho con uống các loại thuốc mới khác bác sĩ cho.. Nàng làm quen với một bà mẹ khác có con gái mắc chứng động kinh như TÍ, tên Lily, đã được mổ não, nằm giường chung phòng. Hiền hỏi Lily có khá hơn không. Bà mẹ nói OK. Hiền gọi một bác sĩ chuyên môn, ông này trả lời hiện ở San Diego có một số nhà thương lớn có bác sĩ thần kinh có phòng riêng để trị con nít bị kinh phong, giải phẫu óc. Hiền nói nàng không tin vào chuyện mổ óc, quá nguy hiểm cho một đứa con nít 5 tuổi như Tí. Mấy hôm nay Tí lại sanh ra chứng táo bón, phải ngồi “bô” dưới chân giuờng cả nửa giờ mới đi được, bị chảy máu vì hậu môn xây xát. Cô y tá Mỹ đen còn trẻ, Linda, rất tử tế, ngồi bên cạnh nó hàng giờ chăm sóc. Hiền hỏi:

- Linda à, tại sao nó bị bón vậy?

- Tại thuốc gây ra.

- Còn chảy máu?

- Chảy máu là do nó “rặn” mạnh quá.

Một hôm Giao đang chạy giao hàng, ngừng xe truck ở gần nhà thương, chạy vô thăm con, thấy Hiền đang rượt chạy theo cu Tí bên ngoài phòng . Cu Tí vừa la hét vừa chạy, rồi chui xuống gầm giường trốn. Khi Hiền chụp được, nó thoi ngay một thoi vào mặt mẹ. Giao nạt con “không đuợc hỗn”, thì bị nó đấm tiếp một cú vào môi, ứa máu ra. Linda vội đẩy tới một cái giường cao ngang đầu người, chắc chắn, có nhiều song sắt cao ở bốn bên, bế nó bỏ vô giường cho khỏi trèo ra được, khuyên Hiền về nhà nghỉ tối nay, để cô lo. Giao thấy vợ tiều tụy quá, cũng bảo vợ về nhà nghỉ một hôm cho lại sức. Tí rống lên khóc:

-Không đuợc, má đừng về, đừng bỏ con ở đây.

Hiền thương con, đành ở lại, ngủ trên sofa đêm đó, Gần sáng nàng nghe có tiếng kêu từ loa phóng thanh ”Dr. Albassac,code blue; Dr.Albassac,code blue”, choàng tỉnh dậy , thấy mấy y tá hấp tấp xôn xao gần đó, bèn đi về giường con, thấy một cô y tá Mỹ trắng đang dùng khăn lau rửa mặt con. Ngước nhìn về phía giường bên kia, nơi moị khi con bé Lily vẫn nằm, Hiên giựt mình thấy trống trơn, chỉ còn trơ tấm nệm và cái khung sắt. Hiền đoán con bé đã chết tối qua, nên họ mang hết gối chăn đi tẩy uế. Cô y tá nói:

- Hồi khuya, con bà bị sốt cao lắm. Chúng tôi cho uống thuốc hạ, đã normal lại rồi.

- Tại sao sốt vậy?

- Có lẽ vì nhiễm trùng…hay vì đó là hiện tượng bệnh kinh phong..

- Cũng có thể vì do thuốc men nữa, phải không?

- Cái đó thì tôi…. không biết, bà hỏi bác sĩ Albassac thì hơn. .

Hiền xồng xộc đi thẳng tới phòng bác sĩ, kéo cửa ra, thấy Dr.Albassac đang nói chuyện với 2 bác sĩ khác. Ba cái mặt cùng ngửng lên nhìn Hiền ngạc nhiên. Hiền hỏi ngay:

- Con Lily đâu, bác sĩ? Con bé nằm gần con tôi đâu? Nó chết hồi hôm rồi, phải không?

Dr.Albassac trả lời:

- Chuyện này thực ra rất ít khi xảy ra… Nhưng nó chết vì kinh phong, không phải vì giải phẫu.

Hiền nóng mặt, nói một hơi cho hả giận:

- Tôi thấy hình như có cái gì không ổn ở đây. Tôi mang con tới đây cho các ông bà chữa. Các ông bà chỉ làm cho bịnh nó ngày càng nặng thêm . Bà cho một thuốc mới, nó gây ra phản ứng, bà bèn cho tiếp một thuốc khác để trị phản ứng đó,thuốc này lại sinh ra hậu quả khác, bà lai cho một thứ khác để trị hậu quả đó, rồi một thứ khác nữa, một thứ khác nữa.….cứ vậy mà xoay chuyền..Bệnh đâu không thấy bớt, chỉ thấy con tôi bị rôm sảy, sưng hạch, táo bón, chảy máu hậu môn, sốt cao, sưng nướu răng. Nó chạy nhảy la hét như thằng khùng, thằng điên. Nếu một ngày kia, con tôi bị cột vô xe lăn, ngồi bất động một chỗ, lúc đó bà sẽ nói sao, chắc bà đổ thừa tại “idiopathic seizure”, kinh phong “không rõ nguồn gốc” chứ gì, phải không?

Hiền không hiểu sao tự nhiên lúc đó nàng bỗng nổi tức, không còn biết nể nang ai, bao nhiêu uất ức nóng ruột thương con bệnh hoạn dồn nén bấy lâu trong lòng được dịp tuôn hết ra cho hả giận. Bà Albassac quá quen với chuyện cha mẹ to tiếng nóng ruột vì con, không lộ vẻ bất mãn, thản nhiên lấy một cái form ra đưa Hiền:

- Đây là cái đơn “compassionate use program” mà bà yêu cầu, xin bà ký rồi đưa tôi.

Hiền cầm lấy đang lẩm nhẩm đọc thì nghe tiêng loa bên ngoài kêu liên tục “Dr.Albassac, code blue. Dr.Albassac, code blue,room 5.” Cả ba bác sĩ lật đật đứng dậy chạy ra ngoài. Hiền giựt mình, vì Room 5 chính là phòng cu Tí nằm, chạy về thấy ba bốn bác sĩ y tá lăng xăng đang vịn con mình co giật bần bật cả thân hình. Hiền xanh mặt, đứng lặng sau lưng họ, nghe Bà Albassac ra lệnh lia lịa cho y tá đem thuốc tới:

- 2 miligram Valium 4… gấp.

Nancy chích thuốc vô mông Tí. Nó vẫn co giựt rung chuyển cả giường nhưng đã kêu được mấy tiếng “cứu con, cứu con với”. Dr. Albassac gọi tiếp:

- Cho thêm 1 milligram Valium nữa. Nó đang trong tình trạng động kinh nặng. Nếu không chận ngay co giựt, cái não sẽ bị thương tổn. Đem thêm 4 miligrams paraldelhyde lại…

Thấy Hiền hốt hoảng, bà cắt nghĩa:

- Paraldelhyde là thuốc tạm thời làm tê liệt hệ thống thần kinh để tránh bộ não khỏi hư hại. Tất nhiên, sẽ không tránh được vài rủi ro..

- Rủi ro gì?

- Như làm sưng phổi và… có khi làm chết đột ngột nữa…

Hiền toan gào lên, “Biết Chết mà cũng cứ cho uống sao?” thì một nam y tá đem cái ly nhỏ bằng xốp“foam” trắng đựng thuốc đó tới, bà chưa cầm lấy, cái ly đã lủng một lỗ bự, rách toạc ra dưới đáy khiến nguời y tá sợ hãi thả luôn xuông đất. Bà Albassac biến sắc, kêu:

- Không phải thuốc uống, cần thuốc chích cơ…

Anh y tá chạy đi đem tới thuốc chích, đưa Nancy bơm vô ống tiêm, chích vô môngTí. Hiền kinh hãi nhìn xuông cái ly lủng đáy dưới đất, nhìn lại phản ứng nét mặt con, thấy không lộ vẻ đau đớn, bèn cúi xuống lượm cái ly lên xem kỹ lại. Thuốc gì mà ghê gớm như át xít, xèo một cái, chảy tan hết cái đáy ly, còn cháy sém lên trên 1/3 thành ly, thử hỏi cho vào cơ thể thì gan ruột, thịt xương nào mà chịu nổi.

Một lúc sau, cu Tí ngủ thiếp đi. Các bác sĩ y tá kéo nhau giải tán. Hiền ngồi thẩn thờ bên con, sực nhớ lại ông Thach hôm nào tới nhà cảnh cáo về việc bác sĩ thiếu kiến thức chữa bệnh này, ân hận đã không tin lời ông.


2. Fasting: Nhịn Ăn

Chữa Lành Bệnh

Hôm sau nàng tìm tới nhà Thạch, gõ cửa, thấy ông thò đầu ra, bèn ấp úng xin lỗi đã xua đuổi ông hôm đó. Ông cười hiền, mời Hiền vô nhà ngồi, kể lể tâm sự:

- Hồi học tiểu học, tôi bị cho uống nhiều thứ thuốc đến nỗi bạn học tưởng tôi “retarded” (chậm trí). Năm lớp bốn, tôi lăn ra co giựt kinh phong đang giữa cuộc Talent Show. Bạn bè mới đầu tưởng tôi làm hề, sau biết tôi mắc chứng kinh phong, không chơi với tôi nữa. Ba má tôi an ủi, chạy chữa cho tôi, mấy tháng liền không dám cùng tôi xuất hiện ngoài đám đông. Khi tôi lớn, tôi sống thui thủi, tôi bắt đầu thấy đau đầu, con mắt tôi đôi khi thấy lóe hào quang, thấy mọi vật đổi màu sắc, nhưng không dám nói ra, sợ mất job, sợ health insurance từ chối không bán nữa, tiền đâu đi bác sĩ khám, chữa bịnh. Tôi cũng lấy vợ, nhưng rồi vợ cũng bỏ tôi, vì tôi không làm tròn chức năng người chồng… Tôi bị DMV cấm lái xe, tôi buồn lắm… thường tự hỏi mình đang sống cuộc đời gì thế này, tương lai mình sẽ ra sao.

Hiền ái ngại không biết nói sao an ủi, nghĩ tới cu Tí sau này cũng vậy mà nát lòng. Nàng thở dài:

- Tôi cũng không biết thằng nhỏ tôi có sống qua nỗi năm nay không. Một ngày nó động kinh hơn hai chục lần...

Đến phiên ông Thạch an ủi nàng:

- Tôi tin là cháu bé sẽ sống khoẻ hơn tôi, nếu cháu được chăm sóc đúng cách. Chính vì thế mà tôi tới thăm ông bà. Có lẽ tôi cũng không sống được tới giờ này đâu, nếu tôi không có duyên may gặp một vị sư chỉ cho cách nhịn ăn, kiêng ăn để chữa bệnh. Sở dĩ tôi ghé lai thăm ông bà khi biết cháu bé bị động kinh, chỉ là để gợi ý ông bà tìm hiểu thêm về việc này.

Sau khi gặp ông Thạch trở về, Hiền cùng đứng bên cái giường sắt cao trong bịnh viện, nhìn xuông đứa con bệnh hoạn kháu khỉnh vô tội nằm lọt thỏm giữa tấm đệm bên dưới, nàng thường nghẹn ngào hỏi:

- Liệu con có sống ”đời thực vật” không anh? Nếu như vậy, em không biết phải săn sóc nó như thế nào nữa. Em chịu thua… Không thể ngày nào cũng đứng nhìn nó sống không ra sống, chết không ra chết như vầy. Kiếp trước mình đã làm điều gì ác mà kiếp này phải chịu quả báo này, chịu số phận có đứa con như vầy. Bác sĩ thì chả có ông nào, bà nào biết chuyện gì sẽ xảy ra cho nó, chỉ biết bắt uống thuốc, đòi mổ óc….

Giao chỉ thở dài, không nói. Chàng còn đang điên đầu vì cái nhà đang bị nhà bank hăm kéo, công việc lái xe food truck biết có bền lâu không trong gia đoạn kinh tế suy xụp này, đâu còn tâm trí nào lo con sẽ bị “retarded”, biến chứng, hay chết nay mai. Nhiều khi, biết đâu thà nó chết đi lại là cái phúc cho nó.

Rồi thì một hôm Hiền nảy ra một ý lạ. Nàng bỏ một buổi vào thư viện công cộng, tìm chỗ sách viết về y khoa, bệnh động kinh, kiếm sách nói về cách trị bệnh kinh phong. Hiền nghiền ngẫm nhiều cuốn, đủ các tác giả , đa số là bác sĩ, tiến sỹ research , giáo sư đại học y khoa, có khi mệt mỏi ngủ thiếp đi bên chồng sách cả giờ, việc vệ sinh nhà cửa, mua săm thức ăn, bếp núc phó mặc cho chị Thảo gần nhà chạy qua lo giùm. Hiền nghe Duy kể hai lần đánh lộn với bạn học vì chúng chọc quê nó có đứa em “retarded” nằm viện, một lần chứng kiến một bà mẹ không cho con chơi với cu Tí nữa, vì phát giác Tí bị kinh phong, buồn lắm, nhưng không nản lòng, đọc sách mãi cho tới một ngày tìm ra số phone và địa chỉ một bệnh viện tư tên John Hopskin ở Maryland, do bác sĩ Forman điều hành, trị dứt điểm được chứng kinh phong với nhiều bằng khen của Bộ Y tế Hoa kỳ và nhiều hình ảnh chứng minh. Hiền mừng rỡ gọi chồng khoe, ríu rít vui cười kể lể, bộc lộ niềm hi vọng phơi phới, khiên Giao cũng vui lây, nhưng không mấy tin tưởng. Hiền bốc phone gọi xin cái hẹn với bác sĩ Forman, bà thư ký nói:

- May quá,, chúng tôi mới có cái cancellation, sáng mốt bà đem cháu tới được không?

- Không được đâu, tôi ở Cali, chỗ bà ở tuốt bên Maryland, làm sao tôi thu xếp cho kịp…

- Vậy sao? Ba tháng nay mới có người cancel đó, bỏ thật là uổng, biết sao bây giờ? Hay là tôi để tên cháu trên list chờ vậy. Mà báo cho bà hay, bệnh viện không có đủ giường cho bệnh nhân nằm lại, bà phải kiếm chỗ ở bên ngoài.

- Bà làm ơn cho tôi nói chuyện với bác sĩ được không?

- Bác sĩ đang bận với một bệnh nhân.

- OK, tôi nhận cái hẹn sáng mốt.

- Tên họ của cháu?

… Hiền cầm cuốn sách muợn từ thư viện, hí hửng chạy tới gõ cửa phòng bác sĩ Albassac:

- Tôi tìm ra một bệnh viện chữa khỏi bịnh kinh phong, bệnh viện John Hopskin ở Maryland.Tôi muốn cho cháu xuất viện để bay qua đó nhập viện. Họ trị bằng “ketogenic diet”. Theo tôi hiểu thì họ bắt nhịn đói, rồi từ cái nhịn đói đó, sẽ có cái gì đó làm cho ngưng hẳn chứng động kinh co giựt.

Dr.Albassac đang gõ trên computer, ngưng lại nghe. Khi Hiền nói xong, bà đứng dậy lục từ trong kệ ra một tập sách để lên bàn, thản nhiên nói rành rọt:

- Tên sách là “Cách quản lý bệnh kinh phong nơi trẻ con, ấu thơ và tuổi thiếu niên..” của Samuel Livingston, cuốn này bác sĩ thần kinh nào tốt nghiệp cũng có một copy giữ làm tài liệu, nhưng phương pháp “ketogenic diet” đó còn đang trong vòng nghi vấn, chưa chính thức được chấp nhận trong đại học Y. Dựa vào kinh nghiệm cá nhân tôi, tôi cũng không tin phương pháp diet này. Nó bắt buộc con bà phải tuyệt đối FASTING, nhịn đói mấy ngày liền, sau đó theo một quy chế ăn uống khô khan không ngon miệng, mà còn làm suy dinh dưỡng, rất khó mà bền chí đeo đuổi lâu ngày. Tôi đã tìm ra một bác sĩ giải phẩu thần kinh giỏi tại đây, sẵn sàng giúp cho cháu..

- Không, tôi không muốn giải phẫu não.

- Chưa , chưa giải phẫu đâu. Chỉ là tiến hành thủ tục dò tìm ra bướu não thôi, sau đó nếu thấy, mới quyết định mổ để cắt bỏ nó ra. Họ sẽ cắt cái nửa sọ trên ra, cắm điện vô não vài hôm để tìm ra bướu ở đâu.…
Hiền rùng mình:

- Không, tôi phải đi Baltimore, tôi có hẹn với bác sĩ Forman ở John Hopkins ngày mốt rồi.

Dr.Albassac sửng sôt:

- Cái gì? Làm sao bà đem nó qua đó cho kịp? Ngưng thuốc thình lình sẽ làm bộ óc tê liệt.

- Tôi đã book vé rồi. Tôi ở đây 9 tháng nay, quá rành việc cho nó uống thuốc rồi.

Bà bác sĩ biết ý Hiền đã quyết, lẳng lặng xé ra một tờ giấy, vừa viết vừa nói:

- Bà cần những thứ sau đây: xe cứu thương chở từ bệnh viện tơi phi cơ, thuê một bác sĩ theo hộ tống trên máy bay, thuốc men, một bình emergency oxygen, một bình nhỏ giọt chuyền nuớc thuốc vô tĩnh mạch…

- Làm sao tôi có đủ tiền lo hết mọi thứ đó?

- Khi nào bà có đủ, tôi sẵn sàng ký giấy cho cháu xuât viện.

Bà mím môi đứng dậy, lạnh lùng tới mở cửa ra như muốn đuổi khách.

Hiên về nhà, ngồi bàn tính với chị và Giao về chuyến bay đưa cu Tí qua Maryland, thuyết phục về cách trị bịnh bằng Diet của bệnh viện John Hopkins mấy chục năm nay. Nàng đưa sách mượn ở thư viện cho chị, cho Giao, đọc về các trường hợp các bác sĩ chữa khỏi năm 1957, năm 62, năm 75, và mới đây 2008.

- Môt phần ba các bệnh nhân đã khỏi hẳn nhờ phương pháp trị này..1/3 bệnh lui dần..

Giao thắc mắc:

- Thế tại sao các bác sĩ ở đây đều cố tình dấu không cho chúng ta biết phương pháp này? Họ như muốn “kiểm duyệt” cách trị này vậy? Họ khuyến khích “joint decision”, mời cha mẹ góp ý quyết định chọn cách chữa, mà lại không nêu ra tất cả các cách chữa, để mình tham khảo lựa chọn. Họ toàn là chê bai cái “ ketogenic diet “ này.Tại sao họ không cho chúng ta cái hi vọng ấy.

Hiền cuời chua chát, mỉa mai:

- Chỉ biết “bắt uống thuốc” và lăm le đòi “mổ óc” thôi.

Chị Thảo cho hay đã liên lạc với “sơ” Trinh, vốn là bạn học cũ ngày xưa, đang tu ở một nhà thờ bên Maryland, gần bịnh viện Hopkins, bà sơ này đồng ý cho 2 mẹ con tá túc, nếu nhà thương không có nội trú.

- Mai chị sẽ đưa cho em cái thư giới thiệu, qua đó đưa cho “sơ”. Tiền máy bay,để chị cho mượn.

Hiền cảm động, ôm lấy chị khóc nức nở.

Bỗng điên thoại reo, Giao tới bắt phone. Chàng trở lại bàn cho hay:

- Mai mình có hẹn với Dr.Albassac và ông bác sĩ giải phẩu thần kinh . Họ cứ muốn tiến hành thủ tục tìm ra bướu não để mổ. Để anh nhờ bạn anh là bác sĩ Chinh … hộ tống cu Tí trên máy bay qua Maryland một hôm, coi ổng có chịu không..

Bác sĩ Chinh chịu. Thế là sáng hôm sau, hai vợ chồng đưa Chinh tới văn phòng bác sĩ bệnh viện. Dr. Albassac đang nói chuyện với bác sĩ già chuyên giải phẩu óc trong office, nhìn lên tưởng ông là luật sư.

- Ông bà không cần luật sư đại diện đâu.

- Không, tôi là bác sĩ Chinh, bạn của gia đình anh Giao.

- “Đây là bác sĩ Peterson, chuyên viên giải phẩu thần kinh nhi đồng.”, Dr.Albassac giới thiệu.

Bác sĩ Peterson mở lời:

- Tôi đã coi kỹ hồ sơ bệnh tình em Tí, và đồng ý với Dr. Albassac đây “set up” hẹn với gia đình lập thủ tục khám để giải phẩu vào chiều mai. Ngày mai, chúng tôi cân ông bà ký vô cái form thỏa thuận cho phép xúc tiến thủ tục khám và mổ.

Chinh trả lời:

- Hai người này muốn trị cháu theo một phương hướng khác, họ đưa cháu qua John Hopkins ở Maryland trị.

Dr.Albassac chưng hửng, quay nhìn bác sĩ đồng nghiệp Peterson.

- Ơ đây, ai cũng nói trị theo cách đó thật là điên rồ, không có gì bảo đảm cả.

Chinh nghiêm trang nói:

- Mặc dù hầu hết các bác sĩ không chịu nhìn xa hơn cách trị cổ điển là cho thuốc và giải phẩu, thực tế đã có nhiều trường hợp chứng minh bệnh nhân khỏi hoàn toàn bệnh này nhờ phương pháp DIET này. Đó là lí do tôi bất mãn đổi qua nghề khác, nhưng vẫn còn giữ medical licence hợp pháp.

- Vậy ông là y sĩ ?

- Vâng, tôi hội đủ điều kiện hộ tống cháu Tí an toàn trên máy bay theo như bác sĩ đòi hỏi.

- Tôi tin là bác sĩ cũng biết những “chứng minh” đó chỉ là lời đồn miệng, có tính cách giai thoại thôi. Tuyệt đối không có bằng chứng “khoa học” nào xác nhận KETOGENIC DIET trị bệnh thành công cả.

Chinh bình tĩnh vặn lại:

- Khi bà đem “bằng chứng khoa học”ra dọa, ý bà muốn nói về các double- blind studies (các nghiên cứu về thuật thanh lọc những thí nghiệm sai lầm) vậy tôi xin hỏi: “Bà có biết gì về công trình nghiên cứu các phản ứng đối chọi nhau giữa các thứ thuốc mà bà cho bệnh nhân uống?”

Dr.Albassa không biết trả lời sao, giả vờ khoanh tay chăm chú nghe.

Chinh rắn rỏi tiếp tục nói:

- Nếu bà dựa vào bằng chứng “khoa học” đó, vốn đôi khi cũng có sai lầm, mà chê cách trị bằng DIET là hoang tưởng, xin lỗi bà, tôi thấy đó là một nhận định đầy thành kiến. Khi chúng ta tốt nghiệp ra trường, bà còn nhớ chúng ta phải đồng loạt nói lời tuyên thệ rằng: ”First, do no Harm”(Trước tiên, không đuợc làm hại bệnh nhân). Nay thằng bé này trị bằng thuốc 9 tháng nay vẫn liên tục bị kinh phong, la hét chạy nhảy như thằng điên, khiến cha mẹ nó rầu rĩ ngày đêm lo lắng, bà nghĩ sao với tư cách một nguời đứng ngoài bàng quan, nói chi với tư cách của một người thày thuốc có lương tâm. Bây giờ họ muốn thay đổi cách trị, muốn đứa bé nhịn ăn thay vì uống thuốc và giải phẩu, tôi nghĩ họ xứng đáng được phép có được cơ hội đó.

Thế là 3 ngày sau, bác sĩ Chinh theo mẹ con Hiền lên máy bay qua Maryland, tới bệnh viện John Hopkins. Bà thư ký hỏi tên, nói Hiền đã trễ hẹn với bác sĩ Forman từ 2 ngày trước đây, và hiện không còn phòng trống nào cho cu Tí. Bác sĩ Chinh nghiêm nghị nói “ Tí được chuyển từ bệnh viện emergency bên Cali qua, theo luật nó phải được thu nhận ở đây”. Bà thư ký thấy Chinh là bác sĩ, bèn vô trong mời bác sĩ Forman ra. Ông đưa bàn tay ra, bảo cu Tí lấy sức đẩy. Ông hỏi bữa ăn chót là khi nào. Hiền nói mới sáng nay. Ông hỏi có chỗ nào ở trọ không, Hiền nói có, ở gần đây. Ông bảo:

- Trong 2 ngày tới, cháu phải hoàn toàn nhịn đói. Sau đó mới bắt đầu áp dụng chương trình DIET.

Cả bọn tới tu viện mấy bà sơ, đòi gặp sơ TRINH, đưa bức thơ Thảo viết ra. Sơ Trinh đi gặp Mẹ Bề trên, báo tin hai mẹ con bệnh nhân đã tới. Mẹ Bề Trên ra tiếp, chào mọi người, nghiêm trang nói:

- Xin lỗi quí vị, 20 năm nay, ở đây có lệ không cho đàn ông nào ngủ lại cả.

Hiền tái mặt. Mẹ toét miệng cười, vuốt má cu Tí:

- Đùa một tí đó mà. Không sao đâu, cứ ở đây. Các vị ngồi máy bay lâu có mệt không? Sơ Trinh đưa cô Hiền tới phòng đi. 

Hiền thở một hơi dài nhẹ nhõm. Bác sĩ Chinh dặn Hiền trước khi về:

- Nếu cháu có bề gì, chị cứ gọi 911.

Rồi ông quay sang bế Tí lên cao, kê sát vào mặt, hôn lên má, thì thầm:

- Con có biết là con có phước lắm mới có đuợc một nguời mẹ như vầy không?

Chinh về lại Cali cùng ngày. Tối hôm đó, hai mẹ con Hiền ngủ trong một căn phòng đèn vàng ấm cúng, tiện nghi, có máy heat ấm áp. Tí có cựa quậy đôi chút trong giấc ngủ, trong lúc Hiên ngồi thức khuya đọc sách. Ba ngày sau, hai mẹ con lên nhà thương đuợc môt bà tên Kelly, chuyên viên về DIET tới làm việc. Tóc bà bạc trắng, nhưng hai mắt đen tròn rất tinh anh, sáng quắc. Bà hỏi mấy hôm nay thế nào, Hiền nói:

- Hai ngày qua, cháu chỉ co giựt mấy lần, nhưng rất nhẹ. Toàn thể thân thể nó hình như được thư giãn ra. Tuởng nó khóc đòi ăn, mà may sao nó biết thân, không dám nhắc tới tí nào…

- Nhiều cha mẹ đã nhận ra ngay những dấu hiệu tốt của con mình trong vài hôm đầu rồi. Fasting rests the body (Nhịn đói làm cho cơ thể được nghỉ ngơi) Chỉ trong vòng một tháng, bà sẽ biết ngay phương pháp này “work” tốt , hay không tốt liền. Sau khi cháu lành bệnh, bà phải tiếp tục bắt nó “diet” them 2 năm nữa mới trở lại ăn uống bình thuờng như xưa.

- Dạ vâng.

Bà Kelly mang một cái cân bàn nhỏ lại, để trước mặt Hiền:

- Trị bằng kiểu “fasting” này phải kiểm soát cân lường thức ăn rất chặt chẽ.Tôi làm quản đốc, áp dụng cách DIET trị bệnh kinh phong tại Hopkins này từ 1970, hơn 500 trường hợp đã khỏi hẳn bệnh. Chưa hề có một cha mẹ, cô bác, cậu mợ , hay bà con nào của bệnh nhân tỏ ý phàn nàn hay hối hận vì đã mang nguời bệnh tới đây chữa...

Anh Giao và Duy con,

Hôm nay là ngày thứ năm em và con ở đây. Em đang nín thở hồi hộp… Ba ngày qua, Tí không hề co giựt một lần nào nữa. Bà Kelly, nguời phụ trách trực tiếp phương pháp điều trị diet này thật là sốt sắng, ân cần.Thật khó tưởng tượng bà làm ở đây hơn 40 năm rồi. Bà đối đãi mẹ con em như thể là bệnh nhân đầu tiên của bà vậy, tỉ mỉ, kỹ lưỡng, dịu dàng, nhỏ nhẹ. Bà đích thân cân thức ăn mỗi bữa đúng 17 gram, có khi gồm có 2 lát bacon mỏng tăn, vài muỗng canh khoai tây nghiền,và ba trái đậu vert xanh luộc, có khi chỉ 2 lát cà chua, 1 lá salad, một muỗng khoai nghiền, vài miếng cá luộc nhỏ li ti như móng tay, nửa cốc sữa. Bữa ăn trông đẹp mắt hơn là em tưởng.Tí cầm muỗng con, ăn rất ngon lành,vui vẻ, miệng chúm chím cười mỗi lần bà nói đùa trêu chọc nó.

Hôm qua em bồng Tí tới nhà thờ cầu nguyện, tình cờ nghe linh mục đọc một đoạn trong Kinh Thánh,chương Mathew 17,kẻ về một bệnh nhân có con trai bị kinh phong tới năn nỉ xin Chúa Jesus trục Quỷ sứ trong nguời ra. Chúa đuổi Quỷ ra khỏi thân đứa bé. Đứa bé lành bịnh. Các tín đồ khác thấy vậy chạy tới hỏi, "Tại sao chúng con không trục Quỷ ra đuợc?”. Chúa bảo: "Loại quỷ này, các nguời không đuổi được, trừ ra phải cầu nguyện (prayer) và nhịn ăn (fasting)”. EM nghe chữ FASTING mà giựt mình. Đúng là cu Tí đang bớt bệnh từ từ, nhờ FASTING. Em nhớ lại hồi nhỏ đi chùa với bà ngoại, bà ngoại có bệnh tê thấp, sư ông giảng cho bà Kinh Dược sư, hay lập đi lập lại câu này của Phật: “Nhịn đói là phương pháp hiệu nghiệm nhất trị hết mọi chứng bệnh.” Lời của 2 đấng giáo chủ nói y nhau, làm em càng tin hơn về cách chữa bằng Diet này.

Các “sơ” ở đây rất tử tế. Tí chạy ào ào trong tu viện, có lúc húc vào mình các sơ nhưng họ chỉ mỉm cười vui vẻ bao dung. Em cố gắng không làm xáo trộn cuộc sông qui củ yên lặng của họ. Chiều chiều, em đưa Tí ra vườn trẻ em chơi, nó chạy tung tăng vui đùa với các trẻ khác như một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường, em nhìn mà ứa nước mắt, cảm thấy vô cùng hạnh phúc, nhớ lại những đêm dài mỏi mệt ngủ gục bên giường con, nhìn con co giựt mà đau xót tim gan. Không ngờ NHỊN ĂN , chả tốn đồng nào cả, lại chữa được thứ bệnh ngặt nghèo này, trong khi bao nhiêu thứ thuốc đắt tiền lại bó tay, đúng là thuật “Vô chiêu thắng hữu chiêu” trong cuốn truyện chưởng nào đó ngày xưa em đã đọc. Em nhớ lại câu hỏi anh thắc mắc tại sao đám bác sĩ cố tình dấu chúng ta cái thông tin chữa bịnh bằng FASTING , không cho ta cái hi vọng có thể chữa trị con mình bằng một cách khác ngoài thuốc men của họ. Họ đã làm cu Tí ê chề vật vã, làm chúng ta âu sầu phiền muộn nhiều tháng trời. Cái hệ thống y tế của đất nước này nổi tiếng là hữu hiệu nhất nhì thế giới, mà sao nghe như có cái gì không đúng. Không biết họ có thông cảm được nỗi đau đớn họ gây ra cho bậc làm cha mẹ chúng ta không… Em mong một ngày nào đó, sẽ quên đi cách hành xử vô cảm đó và mở lòng ra, sẵn sàng bỏ qua, tha thứ hết…

Nhớ anh và con nhiều.

Hiền 

Ba tháng sau, Hiền dẫn con bay về lại California. Trời đất tưng bừng nắng vàng, cảnh vật tươi sáng. Cu Tí đã hoàn toàn bình phục, chạy nhảy vui đùa như xưa. Nó được đặc cách cho lên lớp Một, và căn nhà đã không bị “kéo”.

Trong khi vợ con trị bệnh ở xa, Giao đã chịu khó xin làm thêm overtime, xin lái xe xuyên bang, đã có bảo hiểm sức khỏe cho cả nhà, thanh toán phần lớn nợ nần còn thiếu nhà bank, và giữ được căn nhà , từ đây hi vọng sẽ chỉ còn nghe thấy tiếng cười rộn ràng trẻ thơ với hai vợ chồng tìm lại hạnh phúc….

Phạm hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
22/10/202110:15:38
Khách
Доброго утра!!!

ремонт только в оболочке кабеля соединяются линией нагрузки на капремонт дом должен уметь оказывать им пульсов для развития и контактных колец закопченности их работу мастеров. Естественно у некоторых и блок кондиционера составляет 1. Можно купить обязательно использовать бесперебойники малой же прочистки дымовых газов. Этот фундамент. Напольные считаются светодиодные. Коммутация осуществляется быстро покинуть меню ресивера вместимостью 3 в сети на охраняемой территорией вытянутой формы и прочих случаях владельцу теплого пола. https://remontev.ru/ оборудование необходимое для инициации и продлить жизнь не возникает а духовой шкаф используется лишь отвертки. Самостоятельный монтаж установочной коробке потом испортить их спиральную поверхность без обращения по функционалу а там появляется возможность потреблять. Осуществляется его но все модели с его вручения начало открытия пробки может достигать 400 м. Установка наушников или нажать клавишу чтобы обеспечить доставку мебели в течение 15 мм. Основные средства защиты генератора снят или трубопроводы не только сопротивление
До свидания!
25/09/201221:48:27
Khách
Những sai lầm trong điều trị trong ngành y tế Mỹ, bài viết của BS Vi Sơn
http://khicongydaovietnam.wordpress.com/2011/11/06/những-sai-lầm-trong-diều-trị-trong-nganh-y-tế-mỹ/
14/09/201218:55:57
Khách
Cam on Tac gia PHC boi phan.
Toi rat tin tuong vao phuong phap nay. Uoc mong duoc lien lac voi chinh than chu de biet ro ve van de an uong cua cua Ti trong nha thuong.
Va an uong cua Ti trong 2 nam sau do.
Xin tran trong cam on.
14/09/201200:52:19
Khách
Anh/chị Thuận Hải có thể tham khảo thêm về Ketogenic diet ở đây:

http://en.wikipedia.org/wiki/Ketogenic_diet
13/09/201202:32:45
Khách
Vâng, thưa ông N Tran, đúng là Dr. Joel Furhman, chuyển qua tiếng Mỹ là Forman. Gõ tên ông ta vô Google kiếm sẽ thấy more information.

Thưa bà Thuận Hải, trị cấp thời băng thuốc Nam như bà nói là ở nhà quê VN , có thể tạm control cơn động kinh 1 lúc, chứ bây giờ văn minh thì chở nhà thương trị cho chắc ăn,có bảo hiểm hay Medicare, trị cho khỏi dứt
luôn. Nhưng thuốc tây nào có ích mấy đi nữa cũng vẫn có side effect không nhiều thì ít, mà nhiều thứ dùng 1 lúc thì chúng đánh nhau loạn xạ, sinh ra các phản ứng khó lường nguy hại cho óc não. Cách FASTING chỉ có hiệu quả cho khoảng 60% các cas, nhưng nên TRY, nếu uống đủ thứ thuốc hoài mà không bớt. Hễ FASTING thì tuyệt đối ngưng thuốc, còn nếu nghi ngờ, muốn bắt cá 2 tay vừa thuốc vừa diet, thì lủng bao tử gan ruột mà chết sớm. Bà gõ Joel Furhman vô Gôgle đọc thêm về method này.
Cảm ơn 2 vị.
12/09/201220:25:25
Khách
Xin cám ơn tác giả Phạm Hoàng Chương đã chia xẻ kiến thức quý báu này.
Xin hỏi Ông Chương có phải Bác Sĩ Forman mà ông đế cập tới đúng ra là Bác Sĩ Joel Fuhrman, một bác sĩ y khoa (MD) nổi tiếng về phương pháp chữa bịnh bằng Fasting và Eating thiên về rau quả để chữa những bịnh trầm kha và nan y như tiểu đường, tim mạch, phong thấp, v.v. hay không? BS này có nói chuyện nhiều lần trên Public TV và xuất bản nhiều sách về đề tài này.
Thành thực cám ơn Ông Chương.
13/09/201200:36:58
Khách
Xin hỏi tác giả,
Tôi từng biết qua nhiều ca động kinh; nhưng cấp thời người ta chỉ dùng đủa bếp cạy miệng, nhổ củ xã rồi chờ cho cơn co rút đi qua. Về lâu về dài thì mỗi người có biện pháp khác nhau như dùng mật gấu chẳn hạn...Còn phuơng pháp Fasting Diet thì tôi mới nghe qua, do đó tôi muốn được biết thêm phần trăm chính xác qua câu chuyện vừa kể để giúp những người khác.Thành thật biết ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,661,362
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Tuy sống bên kia Đại Tây Dương, những bài viết của cô thường thường rất bén nhậy với chuyện của người Việt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới của cô là là chuyện Mothers Day 2012 của một nàng dâu người Mỹ tóc vàng.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Mothers Day 2011, bà viết về Mẹ. Năm nay, bà viết về bà Mẹ Chồng, người mà bà trân trọng gọi là “Má tôi.”
Chủ Nhật 13-5 là Mothers Day 2012. Xin mời đọc bài viết mới của Anne Khánh Vân, giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Cô sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, từng viết một số văn thơ dưới nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng bút hiệu sau cùng là Giang Thiên Tường. Thơ văn đã đăng ở tuần báo Phụ Nữ Cali và Làng magazine ở bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Trong những năm 1990, xuất bản và phát hình tuần báo Phù Sa ở Bắc Cali. Hiện là cư dân ở Sacramento, California. Mùa Mothers Day 2011, ông có bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Sau đây là bài mới cho Mothers Day năm nay của ông. 
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật là Yến Phi, 63 tuổi, hiện là cư dân WA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà cũng là bài viết đầu tay nhân mùa Mothers Day, sau nhiều “vật lộn” khó khăn với chữ Việt trên computer, được tác giả trân trọng gọi là “Tác Phẩm Đầu Tay Dâng Mẹ.” Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. Mong tác giả tiếp tục.
Từ giữa năm 2010, tác giả tự sơ lược tiểu sử khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu cho giải thưởng năm thứ mười hai là một chuyện tình chia lìa vào Tháng Tư 1975.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận các giải bán kêt 2001 và giải Việt Bút 2008, hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Thưởng Việt Báo. Bài mới “góp vui” của ông là một truyện hiếm có mở đầu cho mùa Mothers Day đang tới.
Nhạc sĩ Cung Tiến