Hôm nay,  

Người Tình

21/07/201200:00:00(Xem: 157582)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả cho biết trước năm 75, khi còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990, hiện là cư dân Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ. Bài viết mới của cô là một chuyện tình.

* * *

Duy mệt mỏi buông rơi lá thư của Hương, thả người xuống chiếc ghế sô-pha ở phòng khách. Đây là lần thứ hai Hương bỏ Duy ra đi và lần này thật tâm anh không mong Hương quay trở lại. Với Duy, mối tình đầu mà bao lâu nay anh trân trọng, mơ ước giờ đây đã chết! Một nỗi xót xa, ân hận khi Duy nghĩ đến Trâm- người vợ đầu gối tay ấp của mình hơn 30 năm qua, giờ đây như một hình ảnh mong manh mà anh đang cố níu kéo lại.

Cả một thước phim quá khứ như đang hiển hiện trước mắt Duy.

Trước 75 Duy và Hương cùng là sinh viên trường Luật. Duy học trên Hương hai lớp. Ngày ấy, Hương là một trong những người đẹp của Luật khoa. Ngoài vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà Hương còn có tài ăn nói hoạt bát, duyên dáng. Hương luôn là tâm điểm giữa mọi đám đông sinh viên và nổi tiếng trong ban văn nghệ của trường. Duy theo đuổi Hương khá vất vả vì trong trường bao cây si lớn nhỏ luôn bao vây quanh nàng. Bù đắp lại, khi Duy chiếm được trái tim Hương thì tình yêu của nàng dành cho Duy thật trọn vẹn. Duy đắm say hạnh phúc bên Hương trong suốt quãng thời gian sinh viên này. Đôi lúc Duy thầm cám ơn Thượng Đế đã ban cho mình một người tình quá tuyệt vời !

Cả hai đang dệt biết bao mộng đẹp cho tương lai thì biến cố 30-4-75 xảy đến. Duy và Hương cùng nằm trong số phận chia lìa của những cặp tình nhân thuở ấy.

Không kịp chia tay Duy, Hương đã cùng gia đình xuống tàu di tản, trốn chạy cộng sản trong ngày cuối cùng khi Saigon thất thủ.

Duy kẹt lại Saigon với nỗi đau buồn vì linh cảm sẽ mất Hương vĩnh viễn. Duy lang thang trong phố xá quạnh hiu với tâm trạng rối bời, chán chường. Duy đâu ngờ cuộc tình của mình với bao nỗi hân hoan, hạnh phúc bỗng chốc chia lìa, ngăn cách. 

Gần một năm sau Hương liên lạc được với Duy. Tình yêu của Hương dành cho Duy vẫn nguyên vẹn và nàng mong Duy đi được để hai người sớm gặp lại nhau.

Hương hội nhập vào cuộc sống mới ở Mỹ khá dễ dàng vì nàng có trình độ và tánh tình dạn dĩ, phóng khoáng. Dù đang cố gắng ổn định cuộc sống, Hương vẫn thường xuyên liên lạc với Duy. Mỗi lần nhận được thư Hương kèm theo những tấm hình của Hương với bạn bè ở trường đại học mà đa số là người Mỹ, Duy càng lo sợ hơn. Điều lo sợ của Duy không phải không có lý do vì Duy biết Hương là một cô gái đẹp. Khi yêu rất cuồng nhiệt, say đắm. Khi còn là người tình của nhau. Nếu Duy không gìn giữ cho người yêu thì Hương đã hiến dâng đời con gái cho mình.

Trong khi Duy mòn mỏi ở quê nhà, thất vọng với bao lần vượt biên không thành, thì Hương ở bên kia bờ đại dương với tương lai thênh thang rộng mở. Cho đến một ngày Duy cảm thấy đất trời sụp đổ khi nhận được thư Hương báo tin nàng đã tốt nghiệp đại học. Đồng thời chuẩn bị kết hôn với một người Mỹ- bạn trai cùng lớp với nàng. Duy biết ngày này trước sau cũng sẽ đến, nhưng sao trái tim Duy vẫn tan nát. Duy không thể giận trách gì Hương vì thư nàng viết:

- Em không thể chờ đợi thêm nữa. Người con gái tuổi xuân chỉ có một thời. Xin lỗi anh và chúc anh tìm được hạnh phúc mới.

Sự chia ly đã trở thành nỗi đau vĩnh biệt. Bao nỗi hân hoan, hạnh phúc giờ chỉ còn là những giọt lệ cho một cuộc tình ngắn ngủi. Hương lấy chồng ! Duy không còn ảo tưởng trông chờ ngày gặp lại Hương để cùng se duyên tơ tóc.

*

Sau 30-4-75 cả nước lao đao, khốn khổ trong thời kỳ bao cấp. Công nhân viên nhà nước ngoài tiền lương ba cọc , ba đồng chỉ được nhận thêm phần nhu yếu phẩm hàng tháng vẫn không đủ sống. Tuy cũng khó khăn như mọi người nhưng Duy ít khi nào bỏ việc chạy xuống phòng căn- tin khi nghe có hàng nhu yếu phẩm về . Khi thì miếng thịt, khi thì cá tươi. Duy vẫn còn cảm thấy ngượng ngập, xấu hổ trước cảnh tranh giành miếng ăn trong thời buổi phân phối, nhiễu nhương này. Duy thường là người cuối cùng ghé ngang qua phòng căn- tin, lãnh vội phần nhu yếu phẩm của mình, chẳng cần biết trong có những thứ gì rồi dắt xe ra cổng .

Duy gặp Trâm lần đầu tại phòng căn-tin của cơ quan. Hôm ấy vừa ghé vào, chưa kịp lên tiếng Duy chợt nghe giọng nói liến thoắng:

- Chú ! chú ! Còn phần nhu yếu phẩm của chú nè !

Duy nhìn sang Trâm- “lính mới” đây mà! “Dân ngụy” một trăm phần trăm- Nhân dáng và cách ăn mặc khác hẳn với mấy bà “chị nuôi” Bắc kỳ khó ưa.

Duy thấy cô bé hay hay. Nhất là miệng cười có cái đồng tiền xinh ghê ! Thế là Duy bắt đầu thay đổi lập trường. Chẳng còn ngại ngùng mỗi khi xuống phòng căn- tin lấy nhu yếu phẩm nữa. Đôi khi Duy giả vờ lảng vãng ở phòng căn- tin, xem có hàng gì mới về không để lân la làm quen với cô bé.

Tại cơ quan của Duy có khá nhiều các cô gái còn độc thân, xinh đẹp. Các cô thời đó rất sợ lập gia đình. Một phần đời sống quá khó khăn, một phần ai cũng rắp tâm vượt biên nên không ai muốn bị ràng buộc. Duy biết thế nhưng khuôn mặt trẻ thơ, ánh mắt tinh nghịch và nhất là nụ cười với hai má lúm đồng tiền của Trâm đã cuốn hút Duy. Cho anh tìm lại cảm giác thời sinh viên của mình.

Một lần ghé lấy nhu yếu phẩm vào giờ chót trong ngày, Duy đã để lại mảnh giấy nhỏ với trái tim của mình:

- Làm quen được không? D.

Trâm không trả lời ừ, hử gì cả. Duy hồi hộp lóng ngóng chờ đợi như thuở mới yêu lần đầu. Mãi đến tuần sau Trâm mới trao cho Duy mảnh giấy rồi biến mất. Nhìn gương mặt Trâm với hai má hồng hồng, Duy đoán Trâm mắc cở lắm! Nhưng anh bật cười khi đọc những dòng chữ lém lỉnh của Trâm:

- Đừng ký tên bằng chữ D. Trâm sẽ gọi là “Chú Dê” nghe kỳ lắm !

Tuy chưa chính thức nhận lời làm quen của Duy, nhưng thái độ “ chăm sóc” và “thiên vị” của Trâm trong những lần phân phối nhu yếu phẩm sau này khiến Duy đoán được phần nào tình cảm của cô bé dành cho mình.

Một tháng sau Duy và Trâm bắt đầu hẹn hò đi chơi . Đi bên Duy, Trâm có vẻ nhỏ bé và lặng lẽ. Có lần Trâm buồn buồn tâm sự:

- Em học Sư phạm ra, bị đổi đi xa dạy học. Nhà chỉ có hai mẹ con nên phải bỏ việc.

Những lần hẹn hò đi chơi, túi không tiền Duy và Trâm thường tắp vào quán nước bên đường.

Bên ly cà phê đen và ly trà đá, Duy ngậm ngùi nhớ lại thuở vàng son trước 75 mà thương cho Trâm. Nhớ những chiều cuối tuần hẹn hò với Hương- tay trong tay bát phố Nguyễn Huệ, Lê Lợi. Khi thì vào quán Brodard, Givral, La Pagode hay say đắm ở rạp Mini Rex, Eden- Một thuở thanh bình, hạnh phúc.

Duy cầm lấy bàn tay Trâm: Ôi! “tay em gầy guộc nhỏ” mà thấy thương chi lạ. Duy thì thầm :

- Lấy anh em sẽ khổ. Cả nước nghèo đói , anh lấy gì nuôi em.

Trâm cười, hai má lúm đồng tiền:

- Đừng lo ! Em làm ở căn- tin. Bảo đảm có đủ bo bo, nhu yếu phẩm nuôi anh.

Một đám cưới đơn giản thời xã hội chủ nghĩa tại cơ quan, kết nối cuộc đời Duy với Trâm bởi hai chiếc nhẫn vàng mỏng như hai cọng kẽm. Tình yêu, hạnh phúc của Duy và Trâm trọn vẹn với ý nghĩa “ Một túp lều tranh, hai quả tim vàng” .Vết thương lòng của Duy từ đây đã được hàn gắn.

Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn khi Duy và Trâm đón nhận đứa con gái đầu lòng.

Duy bươn chải thêm ở chợ trời buôn bán thuốc tây để lo cho vợ con. Trong hoàn cảnh khó khăn nào Trâm cũng cố gắng, khéo léo thu vén cho gia đình.

Khi con gái lên tám tuổi. Gia đình Duy được bảo lãnh đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình.

Duy bắt đầu cuộc sống mới ở xứ người khi tuổi đã ngoài bốn mươi. Ở một đất nước nhiều cơ hội và tuổi nào cũng đi học được nếu có chí. Duy quyết định đi học lại về ngành Computer đang rất thịnh hành. Sau khi tốt nghiệp,có việc làm ổn định Duy sẽ khuyến khích Trâm đi học vì Duy biết Trâm rất đam mê việc dạy học của nàng.

Đến được một đất nước tự do, giàu có Trâm cũng ao ước được đi học lại nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn , Trâm phải xin vào làm ở một hãng may gia công để có bảo hiểm y tế cho gia đình và tiền trang trải chi phí hàng tháng.

Duy ra trường, có việc làm. Đời sống bắt đầu ổn định thì mua nhà, mua xe. Rồi con gái vào đại học. Bill bọng càng ngày càng lớn thì con đường đến trường của Trâm như thu hẹp lại. Cuộc sống như một mắc xích của guồng máy chạy mãi không ngừng.

Con gái ra trường, đi làm , lập gia đình ra ở riêng.

Trâm an vui với hạnh phúc nhỏ bé của gia đình mình như một cái bóng âm thầm bên cạnh sự thành công của chồng con. Tuy đôi chút ngậm ngùi khi nhìn lại đời mình thì đã “xanh xao”.

Không còn phải lo toan cơm áo nữa, Trâm xin chuyển sang làm part time, tuần ba ngày để có thì giờ chăm sóc Duy hơn. Cuối tuần Trâm đến chùa tham gia các lớp dạy tiếng Việt cho trẻ em trong cộng đồng. Trâm nghĩ cuối cuộc đời, rồi Thượng Đế cũng ban cho nàng hạnh phúc nhỏ nhoi của ước mơ này.

*

Duy tình cờ nhìn thấy tên Hương trong danh sách địa chỉ email của đám bạn học cũ. Từ ngày qua Mỹ, bận rộn với cuộc sống và có được một mái ấm hạnh phúc nhỏ, xinh xắn thì hình ảnh Hương đã ngủ yên trong một góc nhỏ của trái tim Duy. Hương lại không liên lạc với bạn bè cũ nên Duy yên tâm rằng nàng đã hạnh phúc, êm ấm bên chồng con. Trong phút giây hình ảnh Hương với những kỷ niệm xa xưa bỗng trở về mãnh liệt.Tuy nhủ lòng đã quên Hương và cố nghĩ đến Trâm nhưng Duy vẫn không dằn đươc ước muốn liên lạc lại với nàng.

Điều tuyệt diệu đã đến với Duy khi gần bốn muơi năm qua anh được nghe lại giọng nói của người yêu- vẫn sôi nổi, nhiệt tình như ngày nào qua điện thoại :

- Anh Duy hả . Hương đây!

Sau một hồi nói chuyện, nhắc lại chuyện cũ năm xưa. Hương cố gắng giải thích cho Duy biết ngày ấy vì hoàn cảnh bắt buộc phải ra đi nhưng nàng vẫn yêu Duy tha thiết.

Cuối cùng Hương hỏi Duy :

- Anh hạnh phúc chứ ?

Vẫn chưa hết cảm xúc dâng trào được gặp lại Hương, Duy trả lời nhát gừng :

- Thì cũng hạnh phúc như bao người khác. Còn em ?

Duy nghe rõ tiếng Hương thở dài bên kia đầu dây. Giọng nàng trầm xuống :

- Tụi em vừa ly dị. Bao năm qua cũng hạnh phúc, sung túc. Hai con trai của em đã lập gia đình ra ở riêng.

“Tình cũ không rủ cũng đến”. Hương ở khác tiểu bang với Duy nhưng hoàn cảnh của Hương đang tự do nên nàng chủ động đến với Duy. Tính Hương vẫn như ngày nào, khi yêu bất chấp tất cả. Tuy say đắm, hạnh phúc tìm lại hương yêu ngày cũ bên Hương nhưng Duy mang mặc cảm đã lừa dối, phản bội vợ. Cảm thấy không còn xứng đáng với tình yêu của Trâm , Duy đành thú thật với Trâm và mong Trâm tha thứ cho mình.

Trâm chỉ khóc khi nghe Duy thú tội. Trong hoàn cảnh nào Trâm cũng có vẻ chịu đựng, đáng thương:

- Em yêu mình nhưng không đem hạnh phúc đủ đến cho mình. Nếu cảm thấy hạnh phúc khác nhiều hơn thì mình cứ chọn lựa.

Trâm âm thầm dọn về ở với gia đình con gái. Tuy có hơi xót xa nhưng qua cách cư xử nhẹ nhàng của Trâm , Duy và Hương đều cảm thấy phần nào yên tâm hơn khi trở lại với nhau.

Tình yêu nếu không có tiền bạc, cơm gạo, vật chất hàng ngày xen vào như những tháng ngày xưa thì bao giờ cũng thơ mộng, lãng mạn. Sống với Hương hơn ba tháng Duy bắt đầu nhận ra điều này. Duy còn nhớ ngày xưa khi Duy và Hương đang cặp kè với nhau. Bạn bè Duy thường đùa :

- Đừng bao giờ lấy vợ luật sư. Về nhà mắc công cãi lộn.

Khi ấy Duy đang yêu, cho rằng bạn bè chỉ ganh tỵ với chàng thôi. Nếu đừng có biến cố 30-4 Duy vẫn quyết định xây dựng gia đình với Hương.

Bây giờ sống chung với Hương, ngoài tài “hùng biện” của một luật sư, Duy còn tìm thấy ở Hương một người phụ nữ mạnh mẽ, tự ái, ngang bướng. Phải chăng cuộc sống hôn nhân với người chồng Mỹ hơn ba mươi năm qua đã làm thay đổi người tình của Duy, không còn thích hợp với chàng. Hương cũng cho rằng khi lớn tuổi Duy đã đổi khác, cuộc sống có nhiều toan tính hơn. Đó cũng là nguyên nhân tại sao những người nhạc sĩ, thi sĩ chỉ viết nhạc, làm thơ ca tụng, tiếc nuối người tình muôn thuở của mình mà chẳng bao giờ ca tụng người vợ. Không sống trong chăn thì làm sao biết chăn có rận ?

Cuộc sống của Duy với Hương càng mâu thuẫn, phức tạp Duy càng nghĩ đến thời gian dài hạnh phúc bên Trâm- Người vợ hiền đã lo lắng cho anh từ bữa ăn, giấc ngủ. Khi nghèo khổ cũng như khi thịnh vượng. Khi mạnh khỏe cũng như khi ốm đau. Hạnh phúc và những gì Trâm mang lại cho Duy quá êm đềm, nhẹ nhàng khiến anh có cảm tưởng như là một điều tự nhiên và không cảm nhận hết được. Tiếc thay Duy đã tự đánh mất gia đình hạnh phúc của mình.

Hương quyết định chia tay Duy, chủ động và quyết liệt như khi trở lại với anh. Lần này lời “xin lỗi” của Hương đã không làm Duy đau đớn như lần trước, khi Hương đi lấy chồng. Sự ra đi của Hương như một gánh nặng ngàn cân vừa được trút bỏ và Duy có cảm tưởng anh đã trả xong món nợ tình ngày xưa của mình.

Duy hối hận, ăn năn khi viết thư cho Trâm. Duy chỉ mong Trâm tha thứ , không dám mong mỏi Trâm quay về với mình.

Trâm không trả lời ừ,hử như khi Duy viết lá thư đầu làm quen với nàng. Trái với lần đầu, những dòng chữ nghịch ngợm của Trâm đã cho Duy hy vọng về một tình cảm chân thành. Lần này lại như một vết dao làm tim anh nhỏ máu.

- “Như thế cũng đủ hiu hắt đời nhau rồi” !

Duy buồn bã điện thoại cho con gái. Anh hy vọng vào tình mẫu tử để Trâm tha thứ cho mình. Con gái Duy trả lời điện thoại với giọng đầy nước mắt và hờn giận chàng :

- Mẹ ở với vợ chồng con một thời gian thì than buồn không đi làm được nữa. Cuối tuần mẹ vẫn đến chùa dạy học. Sau mẹ xin vào chùa ở luôn. Lúc đầu con không chịu nhưng mẹ bảo “Trường đời mẹ không học được. Nay cuối cuộc đời hãy để mẹ theo trường đạo. Câu kinh tiếng kệ hàng ngày sẽ giúp mẹ thoát khỏi mọi hệ lụy, đau khổ của cuộc đời”.

Duy đau đớn nhận ra rằng: Người tình chỉ tuyệt vời, đẹp đẽ với ta ở chương đầu của cuộc đời. Sự sắt son, chung thủy của người vợ nơi trang cuối cuộc đời mới có ý nghĩa và đáng trân quý. Nhưng với Duy- tất cả đều đã quá muộn màng !

“ Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài.
Hay đâu giếng cạn tôi tiếc hoài sợi dây.”

Hải-Âu

Ý kiến bạn đọc
22/07/201204:42:24
Khách
HAy!
24/07/201218:13:47
Khách
tuyet cu meo
22/07/201215:02:39
Khách
Hay quá, tui thấy sống ở đời khó kiếm chồng hoặc vợ đúng đối tượng và hạnh phúc lắm.
Nhất là xứ mỹ tiền bạc khó khăn.
21/07/201215:23:42
Khách
Hay!
21/07/201204:13:51
Khách
Truyện hay và có ý nghĩa. Hai câu cuối: "“ Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài.
Hay đâu giếng cạn tôi tiếc hoài sợi dây" hay lắm!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,662,653
Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam.Ông đã góp nhiều bài giá trị và từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Vẫn trong tinh thần ấy, bài mới của bà là chuyện của mùa Fathers Day.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất là một truyện tình đầu chung thuỷ.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Tuần trước, là chuyện “Đi săn Cá Sấu Gar”. Lần này là chuyện thủ phủ Cali mùa “cá bẹ”. Nơi đàn cá đi qua, có cả vùng bờ sông đầy vàng lẫn trong cát...
Tác giả là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Bài viết đầu tiên, “Tôi Vẫn Là Tôi”, Vietbao Online từ 19 tháng 5, 2012, hiện đã có 10054 lượt người đọc. Sau đây là chuyện tiếp theo.Tựa đề cũng là tên bài hát nổi tiếng “There is a Place for Us” của Leonard Bernstein.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký công phu mà vui vẻ hiếm thấy.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến