Hôm nay,  

Câu Cá Tại Vịnh Galveston - Texas

22/06/201200:00:00(Xem: 181461)
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Sau đây là bài viết thứ ba của “người bị trời đày.”

Sau chuyến câu cá Gar tại thị trấn Palestine, tôi lái xe về đến nhà thằng Khang tại Houston vào khoảng 7 giờ sáng. Vì hôm nay là thứ bảy, vợ chồng nó còn ngủ nướng nên tôi mở cửa đi vào nhà hắn, rón rén nhẹ nhàng cứ như thằng ăn trộm.

Sau hơn một ngày ăn bờ ngủ bụi. Tắm rửa xong xuôi, đang dự định đem giỏ đồ dơ đi giặt thì thằng Hùng bạn tôi chở vợ con đến. Hùng và Khang là bạn chí cốt của tôi hồi còn bên VN từ thuở nhỏ, nay vợ Hùng lại do vợ chồng Khang mai mối, nên bọn nó ra vào cái nhà này như người nhà.

Mấy đứa nhóc gặp nhau chưa kịp thưa người lớn, đã rủ nhau đùa giỡn om xòm làm tôi cũng vui lây. Như đã hẹn trước, hôm nay chúng tôi sẽ kéo nhau ra biển Galveston để cho bọn nhóc chơi đùa và bọn tôi sẽ câu cá.

Hùng thằng bạn vừa nhập môn câu kéo cùng tôi

Từ Houston lái xe đi Galveston mất khoảng 2 tiếng, nhưng vì có bọn nhóc phải chuẩn bị đủ thứ nên đến gần quá trưa chúng tôi mới ra đến nơi. Giới phụ nữ và mấy đứa nhóc thì lo dàn trận cho buổi pícnic; còn bọn tôi thì kéo nhau ra bờ đá buông cần. Hùng là thằng vừa mới nhập môn “Thú vui trời đày”, hắn đem theo 2 cái cần, một cho tôi và một cho hắn; còn thằng kia như đã nói trước, không có hứng thú gì môn chơi này nên hắn chỉ đi theo để làm thợ vịn hoặc ngồi ngắm trời mây.
image003
Buổi đi câu vui như cắm trại.
Vịnh Galveston - Texas

Hùng đưa cho tôi cái cần máy đứng, loại thường thấy bán nguyên bộ trong Wallmark. Cầm bộ cần trên tay tôi đoán thằng này cũng thuộc vào hàng “sư phụ“ lười. Cái cần đã cũ không được bảo quản tốt cho lắm, nên trầy trụa tùm lum và bị rỉ sét ở mấy cái khoen, nhưng điều đáng nói ở đây là cái máy. Tôi đoán chắc ông nội này từng vác cần đi câu nước mặn về không rửa bao giờ, nên nó bị rỉ sét làm cho bộ phận hãm dây kẹt cứng không chỉnh được, giờ thì cái máy coi như câu chỉ có một tốc độ, nếu câu mà gặp cá lớn thì coi như bó tay …”dây đứt ráng chịu!”.

Còn cái cần kia của hắn nhìn cũng khá ngon, nó là cái cần máy ngang mà hắn khoe là vừa mới mua gần trăm bạc, hôm nay đem ra “phá trinh …”.

Địa điểm câu

Hết cần rồi đến cái vụ thẻo, thú thật từ thời cha sanh mẹ đẻ dến giờ tôi mới thấy bộ thẻo "không đụng hàng" như của nó (Sau này nói chuyện mới biết là anh chàng cũng không biết cột dây và tóm lưỡi câu). Hắn cột thẻo bằng cách dùng cái nuvel -loại một đầu dùng để cột dây và đầu kia có móc- một cột vào dây và phần có móc thì hắn móc vào cục chì. Rồi đầu kia cũng được hắn cột tiếp vào một sợi dây cước thứ hai và cuối sợi dây này cũng có một cái nuvel cũng giống như cái trên, nhưng lần này thay vì móc vào cục chì thì hắn dùng cái móc này móc vào cái khoen của lưỡi câu … đúng là “bó tay ông này luôn!”

Ban đầu một phần vì tôi lười, một phần lại tưởng đây là cách buộc thẻo để câu ở vùng này, nên cứ để vậy móc mồi quăng ra câu. Mồi câu chúng tôi dùng ngày hôm nay là mồi tôm, loại tôm bạc đất lớn cỡ vừa, thường thấy bán đông lạnh trong mấy chợ Á đông.

Bọn tôi để nguyên con chỉ lột vỏ phần đầu tôm rồi cứ thế móc lưỡi vào. Tôi móc mồi quăng cần, rồi đến thằng bạn, vì xài máy ngang không quen nên hắn vừa quăng cái cần ra thì bị rối dây một đống như cái tổ quạ làm tôi phải phụ gỡ muốn chết. Vừa gỡ dây cho hắn xong, hắn quăng ra tiếp … lại rối … thế là hắn đưa “bộ cần xịn” của hắn vừa mới mua cho tôi xài và nhờ “mở hàng dùm” ….

Tôi ngồi ôm cái cần gần nửa tiếng đồng hồ mà chẳng có con ma nào cắn mồi. Nhìn xung quanh thiên hạ câu cũng không nhiều và lâu lâu mới thấy có người lên mấy con cá sửu nho nhỏ. Tôi tức quá lôi cái cần lên cột lại thẻo. Vừa quăng mồi xuống chưa đầy năm phút thì …“bụp bụp” tôi kéo lên một em sửu bự bằng cổ tay người lớn, lại móc mồi quăng xuống, rồi lại “bụp bụp, bụp bụp” … mồi chưa kịp chạm đáy thì cá lại ăn; lại một em sửu nữa bé bé … Thấy có hiệu quả tôi cột lại luôn cái thẻo cho thằng bạn. Tôi lên cá liên tục hết sửu con rồi sea trout (cá trout biển). Rồi lại đến catfish biển và cuối cùng rồi tôi cũng kéo lên được một em Black Drum fish.
image011
Ba chàng "Ngự Lâm Pháo Thủ": Hùng, Bond và Khang.
Ui cha, con cá này to đây

Sau đó thì hết con này đến con kia tôi kéo liên tục, nhưng không có vợt vớt cá và nhìn xung quanh thì cũng không ai có, nên tôi tự biên tự diễn luôn, là bắt mấy em nó bằng tay.

Vì loại cá này miệng hơi nhỏ nên sau khi tôi dìu em nó vào bờ, thì tôi thọc tay vào mang cá rồi kéo lên nên bị rớt mất và đứt dây cũng không ít.

Thằng bạn tôi cũng bắt đầu kéo được cá, rồi cuối cùng nó cũng kéo được em Black Drump Fish như tôi, làm vợ nó mừng quá nhảy tưng tưng như con nít.

Quay sang tôi, cô ta nói:

-Từ trước tới giờ em theo anh ấy đi câu cũng khá nhiều rồi, nhưng hôm nay lần đầu tiên anh ấy mới câu được nhiều cá và con cá to như vậy đó anh.

Tôi hỉnh mũi to như quả cà chua, cảm thấy hãnh diện; còn bạn tôi thì cười tươi như "Hoa cứt nợn".

Phần tôi câu được cá hơi nhiều, lại có thêm một đội ngũ “ủng hộ viên hùng hậu” là vợ và mấy đứa con của 2 thằng bạn. Cả bọn la ó um sùm khi tôi dính cá nên thiên hạ bu lại xem đông lắm.

Vợ bạn tôi quay qua khoe với mấy thằng Mễ đứng câu gần đó:

- Tụi tao câu không hoài không được cá, nên hôm nay phải thuê Professional từ bên Cali qua để dạy câu cá.

Làm tôi ngượng muốn chín người.

Trong suốt gần một tiếng rưỡi đồng hồ, chúng tôi kéo lên cũng trên chục con Black drum fish nhưng vì không có vợt, tôi phải bắt bằng tay nên bị rớt xuống còn 7 con. Bắt thêm mấy con seatrout và catfish còn bọn cá sửu nhỏ nhỏ phóng sinh hết.

Phải công nhận có đi rồi mới thấy, vịnh Galveston cá nhiều thật, tôi nghe thằng Hùng nói có nhiều lúc cá Spanish mackerels (cá thu ảo) vào đến tận bờ, người ta kéo được nó như bọn tôi kéo cá nục tại pier bên Cali vậy.

Theo dự định ban đầu, sau khi đi chơi biển về thì chúng tôi sẽ đi ăn nhà hàng, nhưng bây giờ câu được cá nên bọn quyết định về nhà Hùng để tôi biết nhà, rồi làm mấy món cá ăn luôn ở nhà cho vui. Thế là đến 3 giờ chiều là bọn tôi phải cuốn gói ra về cho kịp nấu nướng, trong lúc cá đang ăn mồi như điên.
image012
Các cổ động viên nhóc và “chiến lợi phẩm”.
Sau khi ghé cho cá gia đình của nhà hai bạn, chúng tôi về đến nhà Hùng cũng gần 6 giờ chiều.


Câu kéo rồi sao?

Thật là khổ cái thân tôi, câu cho đã rồi bây giờ phải làm cá vì vợ của 2 thằng bạn tôi không biết làm; còn 2 thằng giặc kia thì chỉ biết “làm cá nô tail” chứ cá “có tail” thì miễn bàn.

Loay hoay vật lộn với 4 con drumfish hơn nửa tiếng đồng hồ mới làm xong … Hai con bị tôi quết mỡ hành rồi đút lò, hai con còn lại thì hấp hành gừng. Sau đó bày ra ăn với rau sống cuốn bánh tráng chấm mắm nêm.

Cá vừa câu được tươi roi rói đem về làm ăn liền, ngon quá trời làm 3 thằng hứng chí làm cũng trên chục chai Corona.

Cái dòng đàn ông mình là vậy, nhậu vào sừng sừng thì sinh tật. Tôi quay sang thằng bạn hỏi nhỏ “Houston, có gì lạ không Khang?”. Gặp hai thằng đang bị trói chân cả năm nay nháy mắt hưởng ứng liền. Nhân dịp có tôi qua chơi bọn nó lợi dụng “đục nước thả câu” vịn cớ tay và lưng tôi bị mỏi vì vật lộn với mấy con cá hồi chiều, nên chúng đòi dắt tôi đi massage để đỡ mệt.

Tội nghiệp hai cô vợ vì nể bạn của chồng cũng như tội nghiệp hai thằng chồng ngoan, quanh năm chỉ lo chăm chỉ đi cày nuôi vợ nuôi con, nên cũng gật đầu đồng ý để chồng theo tôi xổng chuồng một chuyến.

Thế là bọn tôi mừng còn hơn bắt được vàng.

Bước ra khỏi nhà chưa kịp đóng cửa thì Liễu vợ Hùng bước theo ném theo nó một cái nhìn đầy hàm ý, làm tôi thấy “lạnh cả xương sống”.

Tối đó Chi, vợ Khang và mấy đứa con ngủ lại nhà Hùng và Liễu. Còn bọn tôi thì xuống downtown của Houston gần đến 2 giờ sáng mới mò về tới nhà. Thấy cũng đã trễ nên tôi nói luôn với bọn nó:

-Thôi vậy bọn mày chở tao ra phi trường luôn đi, vì 6 giờ sáng phải đáp máy bay về lại Cali.

Và đoạn đường từ nhà Hùng ra phi trường cũng mất gần 45 phút lái xe.

Bước vào nhà, tôi thấy đèn của phòng Liễu vẫn còn sáng. Biết là hai bà chắc còn thức ngồi tâm sự chờ chồng. Tôi rón rén đi vào phòng thu dọn đồ đạc rồi xách ba lô đi ra. Định viết lại tờ giấy nói lời cám ơn và lời chào tạm biệt gia chủ, cũng như vợ thằng Khang thì cửa phòng Liễu chợt mở và cả Liễu và Chi đều bước ra … (Đúng là đàn bà hay thật, bọn đàn ông chúng tôi muốn làm gì, nói gì thì họ đều đoán và biết được hết).

- Sao, mấy ông đi chơi có VUI KHÔNG ?”

Nghe câu hỏi thăm của Liễu mà sao tôi thấy ớn lạnh vì lo cho số phận của hai thằng bạn quá chừng. Hai đứa nó lí nhí trả lời:

-Vui gì em, bọn anh chỉ xuống đó ngồi chơi mà buồn ngủ quá trời quá đất luôn.

Thú thật tôi chưa bao giờ ghe một câu trả lời lãng xẹt và dở ẹc như hai thằng này.

Tôi chào Chi và Liễu rồi xách ba lô bước ra khỏi nhà Hùng, không quên nói lời cám ơn và hẹn ngày quay lại.

Nằm trên băng ghế của phi trường chờ đến giờ lên máy bay, tôi tự hỏi, không biết 2 thằng bạn già của tôi giờ này đã về đến nhà hay chưa? Về đến nhà rồi thì không biết bọn nó có bị vợ bắt phạt khoanh tay quỳ gối không nữa?

Chi và Liễu ơi, nếu tình cờ 2 em có đọc được bài viết này, thì tôi muốn nói rằng: ”Chồng của 2 em đêm hôm đó ngoan lắm. Bọn nó chỉ ngồi chờ tôi ở ngoài. Hôm đó chỉ có mình tôi là được người ta đấm lưng, bẻ tay mà thôi... và một lần nữa tôi cám ơn 2 em nhiều nhé.

Nghĩ đến dây tôi thấy tôi quá là may mắn, được vợ cho đi chơi xa và cho câu cá mà không bị la lối hay thắc mắc gì cả… Đúng là “tôi thấy thương vợ tôi quá cỡ”.

Mr. Bond

Ý kiến bạn đọc
31/01/201619:09:34
Khách
chu bond oi , chu co the cho chau it dia diem cau ca o vinh Galveston ko ah
23/06/201212:17:53
Khách
Viet rat hay do', rat tiec la ky nay khong co' duoc gap lai ban .
23/06/201208:26:42
Khách
Lai một bài viết hay và hấp dẫn, thank you Mr.Bond

22/06/201223:42:27
Khách
Vui lắm Mr. Bond

Bài viết có giá trị chia sẻ và giải trí rât thú vị

Mong được "theo" Mr. Bond dài dài(dĩ nhiên là trong mục Viết về nước Mỹ thôi)

Cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,658,877
Tác giả là một nhà giáo, từng là Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận, hiện đã về hưu và là cư dân Riverside, Nam Cali. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tháng 2, ngày 3, 2012, Phạm Hoàng Chương có bài “Người Lấy Ba Vợ”, kể về người bạn thân từ thời học trò đi H.O. qua Mỹ, về Việt Nam sông với bà vợ mới đang gặp cảnh khó khăn, lương hưu bị ăn chặn. Bài từ tháng Ba, hiện đã có tới 19,151 lượt người đọc. Biết tác giả sau đó đã giúp bạn trở lại Mỹ để giải quyết vụ lương hưu, nhiều thân hữu hỏi kết quả ra sao. Sau đây là đầy đủ câu chuyện: ông bạn chỉ có ba mà là bốn bà vợ. 
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả dành cho giải thưởng năm thứ 12 là “Chuông Gọi Mẹ Thương” đã phổ giến vào dịp Mother's Day 2011, Chủ Nhật 8-5-2011. Mới đây, ông có thêm 2 bài viết mới, trước hết là một chuyện kể về con tầu vượt biển đúng vào một đêm 30 Tháng Tư. Bài còn lại sẽ phổ biến sau.
Thời hạn dành cho bài Viết Về Nước Mỹ hàng năm kết thúc ngày 30 tháng Tư, nhưng như mọi năm, số lượng bài đã góp trước ngày này vẫn chưa thể phổ biến hết. Do đó, từ hôm nay, Việt Báo tiếp tục phổ biến thêm những bài dành cho năm 2012.
Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết “Còn Đó Ngậm Ngùi.” Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả có ba tập thơ song ngữ Anh-Việt đã xuất bản. Cô sinh tại Việt Nam năm 1975, định cư tại Hoa Kỳ từ 1994, khi đã 19 tuổi. Năm 2004-05, cô được cấp học bổng Fulbright, bậc tối ưu, để thực hiện nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Sau khi tốt nghiệp cao học hai ngành: Lịch Sử Truyền Khẩu & Cộng Đồng tại CSUF.; và Nhân Chủng Học tại Đại học Stanford, cô hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ.
Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ - hiện có trên trang mạng: http//tuoihoahatnang.com.
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang dự họp mặt để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới của cô là chuyện tình lửng lơ sau “cơn sóng thần 1975.”
Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2001 với bài “Có Một Người Anh”. Viết Về Nước Mỹ 2005, cô là tác giả được tặng giải danh dự, với “Bài viết Không Tên Về Nước Mỹ”. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả sinh trong một gia đình gốc quân y VNCH, Năm 1988, khi 19 tuổi, mới định cư tại vùng Little Saigon theo diện bảo lãnh đoàn tụ. Sau 7 năm vừa làm vừa học, ông tốt nghiệp bác sĩ nha khoa, và hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007, ông đã nhận giải danh dự năm 2008.
Tác giả tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60', cựu sĩ quan hải quân, cư dân Glendale, CA. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận giải và hiện là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" của Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài mới góp vui của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến