Hôm nay,  

Đôi Bạn Già Trong Viện Dưỡng Lão

25/05/201200:00:00(Xem: 100473)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Portland, Oregon. Bài viết về nước My đầu tiên là chuyện cảm động trong một viện dưỡng lão. Mong ông tiếp tục viết.

Cuối cùng thì Ông cũng thỏa lòng từ giả cái nơi mà không ai muốn đến ở lâu dài, để đi về một nơi mà bình thường ít ai muốn về sớm. Giờ phút mà Ông đã nhẹ gánh lên đường, các bạn đồng viện Dưỡng Lão đến cạnh giường để vuốt một bên mắt còn hé mở của Ông. Kẻ thì thầm nói lời “tạm biệt, hẹn tái ngộ”; Kẻ ngậm ngùi nhớ đến câu “nay người mai ta” mà không ngăn được dòng lệ chảy dài trên khóe mắt nhăn nheo!

Ngày Ông mới đến đây cũng cô đơn, lặng lẽ như lúc Ông ra đi. Vài năm trước, vào một buổi chiều thu ảm đạm, có chiếc xe hơi màu đen bóng loáng chợt dừng lại trước sân Viện. Một thanh niên mở cửa xe bước xuống, dìu Ông vào văn phòng, rồi vội vàng lùi xe đi mất!

Thủ tục nhập viện xong, người nhân- viên phụ- trách một tay xách hộ Ông cái ba lô hành- lý cá- nhân, một tay vịn chừng Ông đang khập khểnh chống gậy lê từng bước một. Trong ánh nắng nhạt nhòa thoi thóp của hoàng hôn trong sân Viện, trông Ông thật gầy yếu, cô- đơn, thiểu não như một người lính già bại trận!

Ông được chỉ định nằm ở một cái giường nệm chiếc kê sát tường, gần khung cửa sổ. Một cái tủ nhỏ, một chiếc bàn con đặt ở đầu giường, một đôi dép cũ bạc màu còn in đậm dấu bàn chân của nhiều người chủ đã đi qua nó, được đặt ngay ngắn ở gậm giường. Đó là tất cả phúc- lợi cá nhân mà một Viện- Dưỡng- Lão nghèo có thể dành cho mỗi Hội- Viên

Sau cái gật đầu và nói vài lời cám ơn người hướng dẫn, Ông đặt ba- lô lên chiếc bàn nhỏ, rồi ngã mình lên giường, quay mặt vào vách, kéo chiếc mền nhỏ phủ kín lên người, nằm im chẳng buồn chào hỏi ai. Đối với Ông, đây là đoạn cuối của một con voi già què quặt, cô đơn bệnh hoạn đang tìm về khu nghĩa địa hoang vu ở rừng sâu không ai biết đến, để âm thầm chờ rũ nắm xương tàn!

Suốt mấy ngày liền Ông chẳng ăn gì, chỉ uống chút nước cầm hơi. Hình như Ông có điều gì buồn giận ghê gớm chất chứa trong lòng. Vài người đồng cảnh muốn đến trò chuyện, hỏi han để an ủi Ông, nhưng Ông chỉ im lặng lánh xa họ, để cố giữ nguyên niềm đau khổ cho riêng mình. Các y tá cuả Viện cũng chẳng thay đổi gì được tình trạng của Ông.

Cuốí cùng, một Ông già tóc bạc phơ nằm ở giường gần Ông, ngồi xe lăn đến bên cạnh Ông nói lớn, chẳng cần biết Ông có chịu nghe hay không, ông ta nói một hơi.

- Này anh bạn, hãy nghe đây. Tôi đoán và hiểu rõ tâm sự u uất của anh rồi. Nỗi buồn khổ của anh không rộng lớn, sâu đậm hơn tôi đâu. Tôi rất buồn lòng mà tâm tình với anh rằng, trước đây tôi đã là người từng đứng đầu một Tỉnh của miền Nam- Trung Phần. Và đã từng trả giá nhiều năm trong lao tù cải tạo khắc nghiệt để đưa được vợ con đến đất nước tự do giàu có nầy, với hy vọng cùng chung hưởng sung sướng hạnh phúc trong những năm tháng cuối của cuộc đời mình. Nào ngờ sau cơn đột quỵ, tôi trở thành phế nhân! Họ đã bàn tính đưa tôi vào đây để hằng ngày khỏi phải nhìn thấy một ông già tật nguyền khó tính ở trong căn nhà sang trọng của họ. Đó, anh hãy mở mắt ra mà nhìn vào sự thật phũ phàng đánh dấu 10 năm trôi qua trong cuộc sống của tôi ở đây, là 10 tấm thiệp chúc mừng Giáng sinh và Năm mới của họ gởi cho tôi, mà tôi đã trân trọng dán ở đầu giường, để mỗi lần nhìn thấy những vật kỷ niệm đó tôi yên chí rằng họ vẫn còn sống ở đâu đây. Vào mỗi cuối năm, một cánh thiệp thay cho người đến thăm tôi, với lý do không về được vì bận rộn công việc làm ăn. Nhưng tôi chẳng buồn phiền chút nào, và hằng đêm tôi vẫn thiết tha cầu xin Chúa đầy lòng nhân từ tha thứ cho họ. Vì dù sao họ vẫn là những người yêu thương ruột thịt của tôi. Bây giờ họ đang ở một Tiểu bang tận cùng xa xôi nào khác mà tôi chưa hề biết đến. Họ đã chối bỏ tôi, mắc cỡ vì tôi, không muốn cho ai biết họ đang có một người chồng, một người cha tật nguyền xấu xí! Nhưng lòng tôi vẫn nhẹ nhàng thanh thản. Vì Chúa đã dạy tôi phải biết tha thứ, yêu thương và chúc phước cho cả kẻ thù của mình nữa. Tôi tên là Tư. Các bạn ở đây gọi một tôi là Ông Tư- Bạch- Kim vì mái tóc trắng bóng một màu của tôi. Còn anh, xin tạm gọi là Ông Năm- Muối- Tiêu, theo như màu tóc hai mùa mưa nắng của anh. Anh có đồng ý hay không, thì vẫn cứ gọi như vậy thôi!

Tuy đang buồn chán tưởng chừng như sắp tê liệt, nhưng Ông Năm Muối Tiêu vẫn bị lôi cuốn bởi câu chuyện riêng tư có tính cách bi hài của Ông Tư- Bạch- Kim. Ông mở to đôi mắt, ngạc nhiên nhìn chằm chặp vào ông già có mái đầu bạc phơ, nhưng đôi mắt thật trẻ trung, hiền từ vui vẻ đang ngồi trên một chiếc xe lăn trước mặt Ông. Thật không ngờ trong một hoàn cảnh phũ phàng, đắng cay, đau khổ tận cùng, lại có người bình thản, bao dung đến như vậy. Ông cảm thấy ngượng ngùng, cố gắng chống một tay còn cử động được, ngồi tựa vào tường, đối diện với ông già xa lạ. Ông ôn tồn nói:

-Cảm ơn ông đã cho tôi một tấm gương chiến đấu rất can đảm để tự thắng “cái tôi” mềm yếu của mình và để dễ dàng chấp nhận nghịch cảnh cùng số phận, mà mình vẫn không hề oán than, cầu khẩn! Tôi sẽ học hỏi ở Ông, chắc Ông có bí quyết đặc biệt nào đó?

-Thật ra chẳng có bí quyết nào cả. Ngày mới vào đây, tôi cũng buồn chán, tuyệt vọng, hận đời hơn anh nhiều. Lúc nào tôi cũng muốn đập phá một cái gì đó trong tầm tay để nguôi cơn giận. Nhưng từ khi có phái đoàn gồm vị Mục- sư và vài người trong Hội- Thánh Tin- Lành địa phương đến đây thăm viếng, ủy lạo tặng quà và làm chứng về Chúa cho mọi người, tôi cùng một số người đồng cảnh bất hạnh cúi đầu tin nhận Chúa. Từ đó Chúa thay đổi cuộc đời của tôi. Từ một kẻ nóng nảy, cộc cằn, cô đơn mặc cảm thành một người như tôi của ngày hôm nay mà anh đã biết. Nếu anh muốn thì trong một dịp nào đó, tôi mời anh theo xe của Hội Thánh đến Nhà Thờ...


Một buổi sáng Chúa- Nhật, sau khi giảng thờ phượng xong, Mục- sư Quản- nhiệm Hội- thánh mời quý thân hữu, ai được Chúa cảm động, xin tiến lên phía trước để Mục- sư đặt tay cầu nguyện. Người ta xúc động đến rơi nước mắt khi thấy hai ông già tật nguyền nương nhau từng bước khó khăn để bước lên. Ông Tư- Bạch- kim hướng dẫn cho Ông Năm- Muối- Tiêu. Ông Năm không thể quỳ gối được nên một tay ông chống gậy, một tay yếu ớt vịn vào thành xe lăn của ông Tư để khom mình cúi đầu xuống, xin Thánh- Linh của Chúa ngự vào lòng.

Những tuần sau đó, Ông Năm- Muối- Tiêu dần trở lại vui vẻ, ăn uống bình thường. Hai người giống như một đôi bạn tri- kỷ, thân quen từ thuở nào. Hằng ngày người ta thấy hai ông bạn già kề cận bên nhau. Họ tốt bụng, thân thiện chia xẻ buồn vui với mọi người. Người ta cũng thường nghe hai ông già thì thầm tâm sự.

Có lần ông Tư tò mò hỏi ông Năm về chuyện người thanh niên trong ngày đầu đưa ông đến Viện. Ông Năm thản nhiên nói:

- Con tôi đó. Nó là thằng con trai mà tôi vô cùng yêu mến chìu chuộng. Thuở còn niên thiếu, nó luôn kề cận bên tôi như hình với bóng. Thời gian gần đây bỗng nhiên nó lánh xa tôi, xem tôi như một người khách trọ qua đường. Do đó, tôi biết chắc tôi sẽ mãi mãi là người đứng bên lề cuộc sống đầy bận rộn của vợ và các con tôi. Tuy vậy, tôi chẳng còn chút bận tâm hay buồn giận nào cả. Đối với tôi, bây giờ chỉ tràn ngập tình yêu thương tha thứ mà thôi. Tôi cũng chẳng muốn liên lạc với họ, bởi vì tôi muốn họ trọn vẹn có được nếp sống bình an thoải mái, lòng không vướng bận chút nào về chuyện cũ đã qua.

-Tốt lắm, Chúa đã gõ cửa cõi lòng từ lâu khép kín, và đang vá lại trái tim rạn nứt của anh rồi đó.

Hai ông cũng đồng ý với nhau rằng họ là người kém may mắn nhất trong phần lớn những người bất- toại về thể- chất, nhưng lại được bù đắp bởi người thân yêu hết lòng chăm sóc, an ủi, vui vẽ hy sinh chịu đựng suốt cả trong thời gian 5 năm…10 năm…30 năm… cho đến giờ phút cuối của cuộc đời. Biết bao là ân tình sâu nặng. Nhìn chung thì mỗi người được sinh ra đều nhận lảnh một duyên may hay số phận.

Một buổi tối cuối năm trời lạnh lắm. Một đám mây màu trắng đục đang chở trên mình vành trăng khuyết thượng tuần về muộn, trôi chầm chậm ngang qua khung cửa kính phòng ông Năm, làm rõ thêm hình ảnh một cây thông già cao tuổi còn đọng một màu tuyết trắng xóa trên ngọn cao, đứng bơ vơ tự bao giờ trước cổng môt ngôi biệt thự sang trọng lúc nào cũng kín cổng cao tường. Ông bổng thấy lòng mình trống vắng, cô đơn một cách lạ lùng. Ông lần mò chống gậy bước ra sân, thẩn thờ tìm kiếm điều gì mà Ông cũng không nhớ nữa. Hình như Ông muốn tìm lại những dấu chân chệnh- choạng hồi cha con Ông mới đưa nhau vào Viện.

Thời gian qua nhanh quá! Mới đó mà đã mấy năm trôi qua. Mấy đêm rồi, ông Năm không ngủ được. Hình như có điều gì không ổn. Vầng Trăng- khuyết vừa khuất sau một hàng cây. Ông cảm thấy chóng mặt. Vội lò dò đến ngồi nghỉ trên chiếc ghế đá dài đặt dưới gốc một cây táo đỏ vừa mới rụng hết lá. Nhưng… Ông ngồi hụt xuống đất! Cả thân mình ốm yếu xương xẩu va mạnh vào thành ghế. Ông đau đớn ngất đi trong chốc lát. Lúc tỉnh dậy, Ông quờ quạng tìm cây gậy, rồi cố gắng lết từng bước một vào giường của mình. Ông run rẩy kéo chiếc mền phủ kín người, rồi nằm yên bất động…

Sáng hôm sau, khi quá giờ ăn điểm tâm đã khá lâu mà vẫn chưa thấy Ông Năm thức dậy, người ta đến dở mền Ông ra, thì mới hay Ông đã chết tự bao giờ, một bên mắt còn hé mở, như tiếc nuối điều gì.

Rồi người đại diện của Viện- dưỡng lão đến đứng giữa phòng đọc tờ di chúc có công chứng mà Ông đã lập sau ngày Ông cúi đầu tin nhận Chúa. Tờ Di chúc ghi rõ Ông ủy quyền cho Ban Điều Hành của Viện được quyền xử dụng tất cả số tiền trong Trương- mục Tiết- kiệm của Ông gởi ở Ngân- hàng để thanh toán mọi phí tổn mai táng. Số tiền còn lại được xung vào công quỹ của Viện, để góp phần nâng cao tiện nghi trong sinh hoạt hằng ngày của các Hội- viên. Nguyện vọng của Ông là muốn được chôn cất đơn giản ở mức độ tối đa. Xin miễn thông báo thân nhân và gia đình. Xin miễn đăng cáo phó.

Một buổi chiều buồn tênh lạnh giá của mùa Đông xứ Mỹ, trong lúc Ông Mục- sư cùng một số ít người tiễn chân Ông Năm đang chuẩn bị gởi cho Ông vài nắm đất cuối cùng, để biểu lộ đơn sơ tình cảm yêu thương mến tiếc của mình. Ông Tư- Bạch- Kim bỗng lăn bánh xe đến cạnh quan tài Ông Năm- Muối- Tiêu. Ông buồn rầu nói nhỏ vài điều tâm sự chỉ vừa đủ cho hai người nghe, rồi Ông lớn tiếng đọc tặng Ông Năm bài thơ khóc bạn như sau:

Bạn hiền ơi, vĩnh biệt rồi
Thế là cũng hết một đời sao anh?
Nhớ xưa chinh chiến tung hoành
Công lao hiển hách, tuổi xanh rạng ngời
Giờ đây đất khách, quê người
Cô đơn đeo đuổi, cuối đời quạnh hiu.
Ngủ đi anh, sạch mọi điều
Về trong nước CHÚA muôn chiều thỏa vui
. . .

Giờ anh vui ở trên trời,
Tôi buồn ở lại, đơn côi một mình!


Đọc đến đây, Ông Tư nghẹn ngào xúc động, gục đầu trên thành xe lăn, hai dòng lệ tuôn dài. Đây là lần thứ hai Ông khóc, sau lần Ông xách gói vào trại tù cải tạo để bỏ lại tất cả sau lưng cái giờ phút kinh hoàng đen tối, uất ức tủi nhục, cùng những vinh- quang ngắn ngủi của một thời vang- bóng…

Lý Khoa Văn

Ý kiến bạn đọc
26/05/201219:08:56
Khách
Mấy ông nghiện đạo này sao đòi hỏi nhiều quá. Xứ mỹ này ai cũng sống một mình mà.
25/05/201217:57:41
Khách
Bài viết rất cảm động. Đã đến làm thiện nguyện tại nursíng home và trò chuyện với những người già, mỗi người mỗi cảnh đời. Chỉ biết lắng nghe như một sự chia xẻ ngậm ngùi. Cám ơn tác giả. LK
29/05/201200:23:06
Khách
Bài viết thật xúc động, nhưng là một thực tế của tuổi già nơi quê người, nơi mà mọi lòng hiếu thuận và lễ nghĩa của quê cha đất tổ đã bị lãng quên. Xin cám ơn tác giả đã kể lại thực tế này, để mai đây khi bước vào tôi bớt ngỡ ngàng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,665,779
Đây là bài thứ ba của Lê Thị. Tác giả 35 tuổi, cư dân Chicago. Trong email kèm bài đầu tiên, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Với hai bài “Tôi Vẫn Là Tôi” và “Đâu Đó Có Chỗ Cho Chúng Ta” kể chuyện tình đồng tính, Lê Thị hiện dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong 30 ngày qua. Bài viết mới làm bật lên sức quyết định của “hơi ấm gia đình” đối với những lựa chọn sinh từ trong tình huống tuyệt vọng, đồng thời cho thấy sức viết mạnh mẽ của tác giả.
Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam.Ông đã góp nhiều bài giá trị và từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Vẫn trong tinh thần ấy, bài mới của bà là chuyện của mùa Fathers Day.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất là một truyện tình đầu chung thuỷ.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Tuần trước, là chuyện “Đi săn Cá Sấu Gar”. Lần này là chuyện thủ phủ Cali mùa “cá bẹ”. Nơi đàn cá đi qua, có cả vùng bờ sông đầy vàng lẫn trong cát...
Tác giả là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Bài viết đầu tiên, “Tôi Vẫn Là Tôi”, Vietbao Online từ 19 tháng 5, 2012, hiện đã có 10054 lượt người đọc. Sau đây là chuyện tiếp theo.Tựa đề cũng là tên bài hát nổi tiếng “There is a Place for Us” của Leonard Bernstein.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký công phu mà vui vẻ hiếm thấy.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.
Nhạc sĩ Cung Tiến