Hôm nay,  

Gió Mồ Côi...

06/05/201200:00:00(Xem: 255342)
Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài viết mới của tác giả cho mùa Mothers Day là một tự sự cảm động về Mẹ.

Lần đầu tiên cầm tập thơ và thấy hàng chữ "Ví mà tôi đổi thời gian được. Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười" của ông Trần Trung Đạo, tôi nhủ thầm: Chà! cái ông này đúng là nhà thơ, văn chương bóng bẩy. Đồng ý thì ai không thích được nhìn thấy mẹ cười? Tôi cũng vậy. Nhưng làm gì mà phải đổi cả thiên thu cơ chứ. Mẹ ở đó khi nào vui thì mẹ cười, khi nào giận mẹ la ráng chịu. Việc gì mà ông phải đem cả thiên thu để đổi lấy tiếng mẹ cười?

Nhưng đó là hai mươi năm về trước. Mạ tôi vẫn còn trẻ và khoẻ lắm.Vài ngày một lần mạ xách giỏ đi bộ ra chợ. Vừa đi và về khoảng một tiếng, như không. Đồ ăn mạ nấu để sẵn trong tủ lạnh. Cháu nội cháu ngoại gởi cho mạ trông, chiều đón về thỉnh thỏang lại thêm cái cà mèn đựng thức ăn…

Vậy đó, chị em chúng tôi đón nhận tình thương của mạ, mặc nhiên như chim sẽ bay, và cá sẽ lội. Khi vui mạ cười, khi buồn thì… thôi.

Nhưng rồi năm tháng qua. Chim bay có lúc mỏi cánh, cá lội sẽ có ngày vương câu. Và mạ tôi rồi cũng có lúc vắng tiếng cười.

Tôi lại nhớ tới lời thơ năm nào của ông Trần Trung Đạo. Bây giờ nếu được, tôi xin góp thêm với ông rằng: nếu bỗng nhiên được ba điều ước, điều trước tiên xin nghe tiếng mạ cười.

Bởi vì mạ đã vắng tiếng cười từ lâu lắm rồi. Mạ tôi bệnh nằm trên giường cả mấy tháng nay, im lặng và mỏi mệt. Mỗi ngày mạ chỉ nói chút ít khi nào cảm thấy thiệt khoẻ và nhớ lại một câu chuyện cũ nào đó, mạ sẽ kể cho bất cứ đứa con nào đang ở bên cạnh. Mạ nói mà đôi mắt xa xăm như đang trở về sống lại với quảng đời xa xưa nào đó. Tôi thường ngồi nghe mạ kể và cảm thấy rằng mạ như cái máy chiếu phim cũ, nhớ cái gì, tới đâu, thì phát ra cái đó, để rồi lại quên ngay…

Mạ nói thì có, nhưng cười thì không. Hình như bệnh tật và già yếu đã làm tan biến tất cả sinh khí và niềm vui nào của mạ đủ để tạo một nụ cười.

Vậy mà một lần vô tình tôi đã làm được cho mạ cười.

Trong mấy chị em, tôi là thằng chịu giỡn mặt vói mạ nhiều nhứt. Tuy trên tôi có mấy bà chị, nhưng tôi hay ỷ mình là con trai trưởng được mạ cưng và …nể, nên tôi hay nói giỡn ba trợn với mạ cho mạ vui. Mạ tôi bệnh yếu nằm đó thôi chứ vấn đề tiền bạc vẫn rất sáng suốt. Trong nhà, tôi là người có nhiệm vụ quản lý tài sản “nổi” của mạ trong nhà bank. Mỗi tháng cái check tiền già đưọc chia ra : tiền nào cúng chùa, tiền giúp trẻ mồ côi, người già neo đơn ở VN…mạ đều nhớ hết. Một lần, tôi mới ra nhà bank lấy tiền về cho mạ, thấy mạ có vẻ khoẻ, tôi lại giỡn

- Mạ giàu quá à. Con thì dạo này nghèo lắm. Mạ cho con một trăm sài chơi.

Mạ hỏi

- Chơ tiền mi đi làm bỏ mô mà phải xin?

Tôi nói

- Tiền đi làm vợ nó giữ hết mạ ơi.

-Rứa à? Bộ "hắn" không cho mi đồng mô để tiêu à?

-Không! "hắn" giữ hết trơn

Tôi nói giọng chắc chắn.

Tôi thấy mạ nhìn thằng con với ánh mắt thương cảm, rồi sau đó mạ bỗng trở giọng bực bội

-Xí , cái đồ sợ vợ.

Lâu lắm rồi tôi mới thấy mạ khoẻ và có hứng nói chuyện lâu như vậy nên cũng vui lây

-Mạ ơi, con mà không sợ vợ mới là lạ đó. Mạ coi, giòng họ nhà mình từ trên xuống dưới có ai mà không sợ vợ?

Tôi thấy mạ suy nghĩ. Dĩ nhiên rồi, vì những lời tôi mới nói cũng không xa sự thực là mấy. Được một chút, mắt mạ sáng lên nói

- Có. Có đưá không sợ vợ.

- Ai? Tôi ngạc nhiên

- Thằng Lộc. Thằng Lộc hắn không sợ vợ.

“Hahaha!” Tôi ôm bụng bật cười nghiêng ngửa. Cười thiệt. Trời ơi thằng em tôi mục này nó phải là… sư phụ của tôi lận. Vậy mà tới đây nói chuyện với mạ làm sao mà mạ tôi tin nó là một cây xanh rờn không hề sợ vợ thì quả là siêu đẳng.

Không biết vì thấy tôi cười say sưa quá, hay là mạ mới chợt nhận ra thằng con kia của mạ cũng thuộc loại thứ thiệt giống thằng anh nó. Tôi thấy mạ há miệng to muốn cười theo tôi mà không thể phát ra tiếng. Nhưng ánh mắt của mạ đã nói lên tất cả. Mạ nhìn tôi, ánh mắt rực niềm vui tươi. Đã lâu rồi anh em tôi chưa thấy được ánh mắt này.

Em tôi đang ngồi gần đó cũng la lên

- A mạ cười. Mạ cười đó.

Tôi phải quay đi, bởi vì bỗng nhiên tôi muốn khóc.

Nếu một lần trong đời tôi được mừng đến phát khóc thì đó là giây phút này đây.

Mạ đã yếu lắm rồi. Những việc vệ sinh tiêu hóa phải dùng tả cho mạ, và phải thay luôn luôn vì mạ rất sạch sẽ. Những việc này tôi không phải lo vì mạ có đến 6 cô con gái. Tuy ai cũng công việc sinh nhai, chồng con bận bịu, nhưng đã chia giờ túc trực, khi nào cũng có một đứa bên cạnh để lo cho mạ.

Một ngày kia tôi đi làm về sớm ghé qua nhà gặp lúc em gái tôi đang loay hoay thay tả cho mạ. Thông thường thì chỉ cần mạ hợp tác tự mình nghiêng bên này một chút, co cái chân một chút…thì một người cũng có thể làm được. Hôm đó mạ bỗng yếu quá không thể tự mình làm những động tác trên khiến cho em tôi xoay tới xoay lui mãi vẫn không thay được. Thấy tôi tới nó mừng rở kêu tôi vào phụ.

Mạ tuy yếu nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo. Thấy tôi vào mạ lắc đầu không chịu đòi đuổi tôi ra. Mạ quen có con gái làm vệ sinh cho mạ, bây giờ có thằng con, mạ không quen. Anh em tôi phải nói một hồi, may mạ vốn ghét dơ dáy nên cuối cùng cũng chịu cho tôi phụ với em tôi.

Đúng ra em tôi chỉ muốn tôi phụ đỡ mạ nghiêng qua nghiêng lại chút xíu cho nó làm việc dễ dàng vậy thôi, nhưng tôi nói nó đổi cho tôi tự tay thay tả cho mạ. Còn nó chỉ đỡ phụ. Bỗng nhiên tôi muốn tự tay mình thay tả cho mạ. Đây có thể là cơ hội cuối cùng tôi làm được việc này. Tôi cắn răng ráng không để cho nước mắt trào ra. Tôi muốn nói với mạ tôi lúc đó rằng: mạ ơi, ngày xưa mạ thay cho con biết bao nhiêu cái tả, để cho đến hôm nay, khi mà tháng ngày còn lại của mạ có lẽ không còn được bao nhiêu nữa, và khi mà trên đầu con tóc cũng đã muối tiêu hai màu mới thay lại cho mạ được một cái tả. Người ta nói cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày. Tôi không cần tính cũng biết rằng cả đời tôi chỉ được một lần này thay cho mạ tôi được một cái tã.

Một hôm…
Có gió Mồ Côi
Thổi cho mạ rụng
Tôi thành mồ côi.

Vài tuần sau ngày chôn cất mạ xong, em tôi dọn lại căn phòng của mạ. Nó vừa dọn vừa sụt sùi. Tôi biết mạ có nhiều đồ lắm, nhưng không ngờ mạ có nhiều quần áo và ví xách như vậy. Mấy cô con gái của mạ mỗi lần đi shopping sắm sửa cho mình hay cho con, thấy cái gì hay- hay, tiện tay mua về cho mạ, dù biết rằng mạ chỉ để đó có xài bao giờ đâu. Mấy cô biết vậy mà …vẫn mua. Một hai cô thì chưa chắc đã nhiều, nhưng đến sáu cô cùng sắm bao nhiêu năm nay thì cả một cái closet phòng mạ chật cứng những quần áo, giày dép, xách tay,…là cái chắc. Rất nhiều món còn nguyên trong gói. Nhiều cái áo thiệt đẹp mà tôi biết mạ chưa bao giờ mặc, hay những đôi giày còn nguyên trong hộp chưa cắt giây.

Gom lại khoảng 6, 7 gói lớn tôi chở quần áo của mạ, cả cũ lẫn mới, tới bỏ ở một trạm Recycle quần áo của city. City để những cái thùng lớn gôm quần áo cũ lại. Họ sẽ chọn lựa và cho về kho recycle để tái tạo thành sản phẩm khác. Tiền thu được từ những thùng recycle này, city ghi rõ là sẽ được dùng trong những phúc lợi của thành phố như góp quỷ giúp bữa ăn cho những người homeless vô gia cư chẳng hạn.

Cầm cái áo cũ của mạ trước khi bỏ vào trong thùng. Cái mùi hăng hắc quen thuộc của mạ ập vào mũi làm tôi muốn chảy nước mắt. Cái mùi dầu Gió, dầu Cù Là này là biểu tượng của mạ những tháng ngày nằm trên giường bệnh. Mỗi một cái áo trên tay, tôi đều chần chừ không nỡ bỏ vào bởi vì có những cái áo quen thuộc mạ vẫn hay mặc. Tôi cầm chiếc áo, ngửi mùi dầu quen thuôc mà có cảm tưởng như mạ tôi đang ở đâu đây. Như mạ đang ở trong cái áo ...tôi nỡ nào quăng vào trong cái thùng này?

Mười năm trước đây sau khi ba tôi mất, tôi vào bệnh viện nhận lại bộ quần áo và một số đồ tùy thân của ba tôi mặc ngày nhập viện. Tôi nhớ đã ngồi im ôm bộ quần áo cuối cùng của ba tôi trong lòng và cũng ngửi thấy cái mùi này. Cái mùi của người bệnh, mùi dầu, mùì thuốc… và tôi biết thế là hết. Ba đã ra đi vĩnh viễn.

Cái cảm giác của sự chia ly sinh tử đó hôm nay lại trở về với tôi. Nặng nề hơn nhiều. Ngày đó tôi mất ba nhưng vẫn còn mạ. Bây giờ thì mất cả mạ, đâu còn ai. Mỗi một cái áo bỏ vào trong thùng như một lời vĩnh biệt, bởi vì tôi sẽ không bao giờ còn nhìn thâý nó nữa.

Tôi đã bỏ gần hết quần áo của mạ vào thùng Recycle. Còn lại cái cuối cùng. Một cái áo dài rất đẹp, và quen thuộc. Tôi biết chắc chắn mạ tôi rất thích và từng mặc cái áo dài này nhiều lần trong những dịp quan trọng. Không biết chừng mạ đã từng mặc trong một vài lễ cưới hay hỏi nào đó của con cái.

Tay kia của tôi đã giở nắp thùng lên nhưng bỗng ngừng lại. Hay là mình giữ lại cái áo này của mạ làm kỷ niệm? Có nên không? Tôi tần ngần suy nghĩ một hồi, rồi không hiểu sao quyết định bỏ nốt vào bên trong.

Quay xe đi, tôi ngoảnh đầu nhìn lại cái thùng recycle và chợt nghe lòng quặn đau. Tôi chỉ bỏ lại đó những quần áo cũ của mạ thôi, mà sao có cảm tưởng như đang lái xe đi để lại mạ tôi trong đó.

Chiều Chủ Nhật. Nắng đã tắt hết rồi. Đèn đường ngoài kia bắt đầu lên. Cả khu đất trống trải chỉ có cái thùng recycle này nằm trơ trọi. Tôi cho xe chạy quanh cái thùng một vòng để chào mạ. Rồi một vòng nữa, một vòng nữa… không biết là mấy vòng . Tôi không muốn về. Không nỡ về. Tôi không bỏ được ý tưỏng mạ tôi đang ở trong đó.

Đến khi có một chiêc xe khác đang đổ đến . Tôi cuối cùng đành phải cho xe đi.

Mạ ơi !

ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
09/05/201201:46:51
Khách
Hay lắm.
10/05/201211:47:01
Khách
Qua cam dong! Tac gia da lam toi khoc, khoc that su, khoc vi toi mo coi ca cha lan me tu lau lam,. Ca hai dam tang toi deu khong ve duoc de chiu tang. Cha toi mat sau ngay "giai phong", me toi mat dau nam 88, luc do di di ve ve that su rat kho khan. Gia dinh ben nha qua ngheo, ngheo den doi khong tien de danh giay thep cho toi. Hon sau thang sau ngay me mat toi moi duoc tin nho thang chau vuot bien va dang o ben Indosia cho biet tin. Nhung ly do chinh la vi toi qua so cs VN, so den doi khong dam nhin mat chung. Cam on tac gia.

thu
13/05/201217:00:31
Khách
Bai viet hay va cam dong . Cam on tac gia
14/05/201212:12:25
Khách
Cám ơn bạn Lam Tuyền.
Rất cảm động mấy lời chia sẽ của bạn Thu.
12/05/201206:39:23
Khách
Sáng chủ nhật, dậy sớm, không gian yên tĩnh, đọc bài viết này, tôi ứa nước mắt vì tôi cũng đang thay tả cho bố tôi đây . Bố tôi có tính hay mắc cỡ, nhớ lúc đám cưới cô em gái lấy chồng công giáo, theo tục lệ cô dâu phải cặp tay bố đi vào nhà thờ . Bố tôi đỏ cả mặt, nhìn thẳng mà đi cho lẹ, em tôi kể lại, em mặc robe vướng víu chạy theo cậu muốn té . Khi cậu tôi không tự mình làm vệ sinh và mẹ tôi cũng yếu, làm một mình không nổi, anh em tôi về phụ . Biết bố ngượng tôi hay pha trò, cho bố thấy chị em tôi đứa nào cũng có chồng, con , mọi người ai cũng giống nhau và cũng sẽ tới con đường này . Mỗi lần tới phiên tôi về lo cho cậu tôi thích lắm, ngồi nắm tay ông ráng nhớ những chuyện xảy ra "nóng hổi" trong cộng đồng VN để kể cho ông nghe . Thế là sau đó các em tôi phone kể lại như chuyện ông NCK chết không cho đem về VN . Tự dưng các em tôi đều biết tên ông NCK cho dù chả biết ông ấy làm cái gì ở VN vì các em sang đây lúc còn nhỏ xíu vì gặp ai tới thăm, cậu cũng kể lại, tuy nói rất khó khăn
Thật hạnh phúc khi cha mẹ còn sống, tự tay săn sóc cho cha mẹ .
18/05/201202:17:00
Khách
Gởi bạn THN,
Bạn cũng làm tôi xúc động vô cùng. Ngày xưa khi ba tôi cũng yếu nằm trên giường bệnh, thì tôi và thằng em chủ yếu lo cho ba, nhứt là công việc vệ sinh như vậy. Nhưng cũng có khi hai đứa tôi không ở cạnh bên thì chị hay em gái của tôi cũng thay tả cho ba giống như bạn vậy. Và tôi biết ba tôi dĩ nhiên ngượng,không muốn, nhưng mấy chị và em tôi cũng an ủi ba giống y như bạn bây giờ, tức là cũng nói người nào cũng chồng con cả rồi, con đường này rồi ai cũng tới, cũng kiếm chuyện khôi hài cho ba tôi quên ngượng ngùng vv… cho nên tôi rất hiểu
. Không biết nói gì hơn là chúc cho bác được lại sức khoẻ để còn vui sồng với con cháu. Cám ơn bạn đã chia sẽ nổi niềm. Mấy hôm nay tôi bận công việc nên hôm nay mới trả lời bạn được. Bạn thông cảm cho nhe.
Và cũng xin chào, cám ơn bạn Diệu Liên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,659,647
Đây là bài thứ ba của Lê Thị. Tác giả 35 tuổi, cư dân Chicago. Trong email kèm bài đầu tiên, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Với hai bài “Tôi Vẫn Là Tôi” và “Đâu Đó Có Chỗ Cho Chúng Ta” kể chuyện tình đồng tính, Lê Thị hiện dẫn đầu số lượng người đọc Viết Về Nước Mỹ trong 30 ngày qua. Bài viết mới làm bật lên sức quyết định của “hơi ấm gia đình” đối với những lựa chọn sinh từ trong tình huống tuyệt vọng, đồng thời cho thấy sức viết mạnh mẽ của tác giả.
Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam.Ông đã góp nhiều bài giá trị và từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Vẫn trong tinh thần ấy, bài mới của bà là chuyện của mùa Fathers Day.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ". Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới nhất là một truyện tình đầu chung thuỷ.
Mr. Bond là bút hiệu của David Huỳnh, cư dân Los Angeles. Ông nói về mình, “Người ta gọi tôi là "Cái Thằng Trời Đày" vì lỡ mang máu mê đi câu, vừa tốn tiền vừa vất vả mò đêm mò hôm. Trong loạt bài Mr. Bond góp cho viết về nước Mỹ, có chuyện câu cá nước ngọt lẫn nước mặn, câu từ Nam đến Bắc Cali, qua Alaska, hay xuống Mễ, câu về tới VN hay qua tận Thái lan... rồi chuyện đi lặn bắt bào ngư, bắt tôm hùm, và đi săn “hàng khủng” cá Tầm (Sturgeon) trên Delta Bắc Cali. Tuần trước, là chuyện “Đi săn Cá Sấu Gar”. Lần này là chuyện thủ phủ Cali mùa “cá bẹ”. Nơi đàn cá đi qua, có cả vùng bờ sông đầy vàng lẫn trong cát...
Tác giả là cư dân Chicago, 35 tuổi. Trong email kèm bài viết, Lê Thị cho biết, "Mới đây, sau khi đọc một số sách của nhà văn Nhã Ca, tôi bỗng có cảm hứng muốn viết và đây là bài viết bằng Việt ngữ đầu tiên của tôi trong 20 năm qua." Bài viết theo lối tự sự, nhân vật xưng tôi đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” kể về chuyện tình đồng tính dữ dội. Bài viết đầu tiên, “Tôi Vẫn Là Tôi”, Vietbao Online từ 19 tháng 5, 2012, hiện đã có 10054 lượt người đọc. Sau đây là chuyện tiếp theo.Tựa đề cũng là tên bài hát nổi tiếng “There is a Place for Us” của Leonard Bernstein.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là một du ký công phu mà vui vẻ hiếm thấy.
Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.
Nhạc sĩ Cung Tiến