Hôm nay,  

Thiên Đàng Còn Xa

23/03/201200:00:00(Xem: 132567)
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 4 Hảng Điện thoại (2 Mỹ, 2 Canada).

Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Thái Minh Thông là chuyện éo le dù chỉ là kể qua điện thoại. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

Reng...reng...reng...Alô,

- Alô, dạ có phải Cô A Nguyễn không ạ?

- Đúng rồi, cậu là ai, kiếm con tui có việc gì vậy?

- Dạ, chào cô, tôi tên Thông, nhân viên Công Ty Điện thoại viễn liên S.

ở Vancouver, xin phép hỏi Cô và gia đình có còn gọi về Vietnam hay nước nào khác không ạ?

- À, gọi về Vietnam thì tui gọi hoài, mà mỗi lần muốn gọi con gái tui nó lấy cái Thẻ phôn bấm số rồi đưa qua tui nói, hổm rày ông xã tui bị bịnh nằm nhà thương nên phải gọi về thăm chừng ổng hoài,

- Cô ơi, gọi Thẻ phôn bất tiện lắm, phải bấm nhiều số, nào gọi số Tổng đài, số Pin của Thẻ,...nếu Cô ghi danh Công ty S., mỗi lần gọi Cô chỉ cần nhấc máy bấm 011-84 rồi số phôn bên Vietnam là xong, xin hỏi Cô, thường Cô gọi về Saigon hay Tỉnh nào vậy Cô?

- Tui hả, nhà tui ở Cần Thơ, tui có bà con ở Saigon nhưng ít khi liên lạc lắm, ờ, mà tui hổng rành đâu cậu ơi, để tối tối con gái tui về cậu gọi lại nói chuyện với nó nhe, ờ, mà cậu chắc là dân Saigon hả?

- Dạ, Cô đoán giọng hay thiệt, xin hỏi Chị A Nguyễn mấy giờ mới về nhà vậy Cô?

- Con A hả, nó làm nails nên vợ chồng nó khoảng hơn 9 giờ tối mới về tới nhà, có khi còn bị bạn bè rủ đi ăn tiệm tới khuya lắc khuya lơ... Tui muốn hỏi thăm cậu chuyện này một chút được không cậu?

- Dạ được, chuyện gì vậy Cô?

- Cậu làm ơn đọc cho tui số phôn của Tòa Đại sứ Vietnam ở Mỹ được hông cậu?

- Chi vậy cô? À, xin phép hỏi Cô thứ mấy để tiện việc xưng hô,

- Tui thứ Năm, bà con hay gọi tui laCô NămTrái cây vì tui có gian hàng bán trái cây ở trong Chợ Cần Thơ, gần Bến Ninh kiều đó cậu, tui muốn hỏi số phôn để nhờ mấy ông làm ở Tòa Đại sứ mua dùm tui vé máy bay về Vietnam, tốn hết bao nhiêu con gái út của tui sẽ trả lại Nhà nước sau, được hông cậu ha ?

- Chà, thú thiệt với Cô Năm tôi đang gọi cho Cô từ Vancouver, Canada, mặc dù hảng S. là của Mỹ nhưng họ đặt văn phòng làm việc ở nhiều nước, nhiều Thành phố khác nhau bên Bắc Mỹ, trong đó có Vancouver này, Cô đang ở Mỹ sao Cô không hỏi Chị A hay hỏi bà con quen biết ở Mỹ?

Đột nhiên, giọng nói Cô bỗng đục hẳn lại, hình như Cô đang khóc, với giọng nghẹn ngào, thỉnh thỏang lại đứt quảng, Cô Năm từ từ kể lại:

Cô Năm có ba con gái với chữ lót là Ngọc: Ngọc A, Ngọc B và Ngọc C, mỗi cô cách nhau ba tuổi, trước '75 chồng Cô Năm đi lính Địa Phương Quân và bị thương, giãi ngủ vài tháng trước ngày miền Nam đổi chủ.

Sau ngày 30.4.1975, mặc dù chú 5 đã chánh thức giãi ngủ nhưng vì thuộc diện Thương binh của chế độ cũ nên gia đình Cô cũng bị phân biệt đối xữ, trong các buổi họp khu phố, gia đình Cô Năm luôn được đề nghị đi Kinh tế mới, nhưng Cô quyết tâm trụ lại Thành phố Tây Đô, từng nỗi tiếng với hai câu thơ:

Cần Thơ gạo trắng nước trong,

Ai đi đến đó lòng không muốn về.

Đầu năm 1980, một người bà con xa đứng ra tổ chức vượt biên và khuyên Cô nên cho mấy cô con gái đi theo vì với lý lịch của chồng Cô, tương lai của mấy cô ABC rất bấp bênh, đầy bất trắc. Dạo ấy, chú 5 chạy xe ôm còn Cô với sạp bán trái cây trong chợ Cần thơ, cuộc sống cũng chỉ tạm đủ ăn, cuối cùng Cô bấm bụng gởi Trưởng nữ Ngọc A, lúc ấy mới 9 tuổi, theo người bà con đi tìm Tự do, hy vọng sau này A sẽ bảo lảnh cả gia đình còn lại.

Nhờ người bà con trước '75 có làm việc cho một cơ quan viên trợ Mỹ ở vùng 4 nên Ngọc A cũng được kẹp chung hồ sơ định cư sang Mỹ, được học hành thành tài và sau đó để có thể hổ trợ tích cực cho gia đình , A bỏ công việc văn phòng ở một hảng Điện tử để bước vào ngành Nails, hiện làm chủ 2 tiệm nails trong vùng. A cũng định sẽ bảo lãnh cả gia đình sang Mỹ, nhưng Cô 5, phần vì không muốn xa rời Mẹ già và ngôi nhà từ đường đầy kỹ niệm, phần vì công việc buôn bán trái cây ngày càng khấm khá, thạnh vượng, Ngọc B và Ngọc C đều đã lập gia đình(trước cả Ngọc A bên Mỹ), con cháu cả bầy nên không ai còn muốn ra đi.


Rồi một ngày cách nay gần 3 năm, Ngọc A lúc ấy đã có 1 bé trai lên 5 tuổi và đang mang bầu khoảng 6 tháng, bảo lãnh Cô Năm sang Mỹ theo diện du lịch, Cô có thắc mắc sao A không bảo lãnh chú Năm vì dạo này chú đã không còn chạy xe ôm, chỉ phụ Cô dọn sạp trái cây buổi sáng, rồi thì hết cờ tướng, số đề, bia hơi... thì A trả lời "tại vì Sở Di trú không cho đi một lượt cả hai vợ chồng, vả lại tình trạng sức khỏe của Ba ngày càng xuống giốc, mang đủ thứ bịnh, bên này bảo hiểm y tế mắc lắm ?!".

Vừa sanh xong đứa con trai thứ hai thì chỉ vài tháng sau Ngọc A lại báo tin bị tắt kinh, lại năn nỉ Cô Năm ở lại thêm "ít lâu", chờ con no (đứa thứ 3) cứng cáp sẽ mua vé máy bay cho Cô qui hồi cố quận, trở về với Bến Ninh kiều, với sạp trái cây 4 mùa thơm ngát.

Mặc dù thời hạn chiếu khán du lịch ghi rõ ràng là 6 tháng nhưng tính ra Cô Năm đã ở lại nước Mỹ gần 3 năm với lý do khi gia hạn chiếu khán là "săn sóc cháu", vì Cô không biết tiếng Anh, chỉ nghe vợ chồng A than thở "tụi con phải mướn Luật sư tốn kém dữ lắm đó, vì luật pháp chỉ cho Má ở lại thêm 6 tháng nữa thôi, may là gặp Luật sư giỏi nên họ biết cách...".

Kể đến đây Cô Năm xin phép ngưng một chút để đi lấy thêm khăn giấy lau nước mắt.

Rồi Cô tiếp tục kể, giọng đã bớt đục mặc dù tiếng thúc thích vẫn còn: Hầu như ngày nào Cô cũng năn nĩ Ngọc A mua vé cho Cô về thăm chú 5 vừa mổ sạn thận, đang chuẩn bị nhập viện để thay (ghép) lá gan bị chay cứng do nghe lời Ông Thần ve chai và đám bạn bè bất mãn, ngồi không ăn bám vợ con, nhưng giống như nước đổ đầu vịt, lúc thì A nói "con mới gởi thêm mấy trăm đô để tụi nó mướn người săn sóc Ba trong bịnh viện, nếu cần thêm bao nhiêu con sẽ gởi liền, Má có về bển, Ba cũng đâu hết bịnh được đâu!", lúc thì nó lớn tiếng với tui:

"Bên Vietnam ai cũng muốn qua Mỹ, coi nước Mỹ như Thiên đàng, muốn gì cũng có, còn Má thì lại ngược đời, ngày nào cũng đòi về như tụng kinh, trù ẻo, đi làm thì vui, về nhà là bực mình !"

Tôi tạm ngắt lời Cô 5, nêu thắc mắc về Thẻ Thông hành (passport), Cô cho biết A giữ và cất giấu ở đâu mà thỉnh thoảng lúc A vắng nhà Cô ráng lục lọi mà không thể nào tìm ra tung tích, mỗi lần Cô thắc mắc là bị nạt ngang: "Má già rồi giấy tờ quan trọng ai mà dám đưa !", có lần nghe lời Bà hàng xóm chỉ dẫn, mách nước, Cô Năm năn nĩ: "Má muốn coi cái thời hạn hết chưa để nhắc chừng con kịp đi gia hạn kẻo bị phạt thôi vậy mà!", nhưng rốt cuộc chỉ nghe những lời nặng nhẹ khiến Cô càng thêm tủi thân, thêm mất ngủ.

Rồi Cô lại thổn thức nhắc đến dòng sông Hậu hiền hòa với những đám lục bình bơ vơ lạc lõng không khác gì kiếp sống tha hương nơi xứ lạ quê người. Suốt gần ba năm nay, Cô Năm thơ thẩn như người mất hồn, đối với A, người con mà Cô đã sanh nặng đẻ đau, nước Mỹ có thể là thiên đàng, vì nó có được nhà cao cửa rộng, tiền bạc phủ phê, cộng với 3 thằng con trai tròn vo như võ sĩ sumo Nhựt bổn, nhưng đối với Cô Năm thì khác, chính dòng sông Hậu thênh thang buồn tủi, chính bụi tre muôn đời xanh ngát trước ngôi nhà hương hỏa mà Cô đã khó khăn gìn giữ, tô bồi mới chính là chốn thiên đàng, chưa kể bầy cháu ngoan hiền của Ngọc A, Ngọc B lúc nào cũng đeo bám theo Cô gọi "Bà Ngoại", nghe thân quen hơn tiếng gọi "grandmom" mà 3 đứa cháu bên này vẫn gọi Bà khi cần thiết. Cũng có đôi lần Cô muốn dạy chúng nói tiếng Việt, nhưng chồng của A phản đối vì sợ chúng quên tiếng Mỹ, sợ chúng học không lại bạn bè trong lớp, không thành Bác sĩ, Kỹ sư...Nhớ đến câu cổ nhân thường dạy "Dâu là con, rễ là khách", nên Cô Năm chỉ lặng lẽ bỏ đi...

Mải mê chìm đắm trong nỗi thổn thức với chuyện dài nhiều tập của Cô Năm Cần Thơ, ánh đèn đỏ trên chiếc điện thoại nhắc tôi trở về với công việc, chợt nhìn lại đồng hồ thì than ôi câu chuyện buồn của Cô Năm đã lấy mất 49 phút vàng ngọc của Công ty, tôi vội xin phép cúp phôn vì đang có khách hàng gọi vào, lòng tôi trỉu nặng pha lẫn ân hận vì không giúp được Cô Năm.

Thái Minh Thông

Ý kiến bạn đọc
21/10/201520:13:21
Khách
Cảm ơn bạn Anh Nguyen đã chia sẻ, gởi bạn Video clip ni nói về Tình Mẹ chồng của cô 3(nàng dâu) bên My~ nè:
https://www.youtube.com/watch?v=mrrKI9jcXs0
tmt
05/10/201518:47:52
Khách
Cau chuyen rat thuc te, phan anh dung su that. Xin cam on, mong duoc doc bai khac. Chua biet su dung tieng viet, xin loi ong.
27/03/201220:39:32
Khách
Chuyện nghe thật buồn khi đặt tất cả niềm tin nơi đứa con gái thân yêu lúc gửi con tới thiên đường Mỹ để rồi bảo lãnh mẹ sang làm Oshin trong nhà vừa rẻ vừa an toàn . Nơi thiên đường Mỹ dễ khiến nguời ta ích kỷ ,không còn tình thân kể cả cha mẹ nữa .Ôi thiên đường MỸ QUỐC thiên thần thì ít mà sa tăng thì quá nhiều
Lời thật không sợ mếch lòng , thấy sao nói vậy .
23/03/201223:39:40
Khách
chuyện chắc là một phần sự thật,cố lên anh Yasushi Takasaki, sẽ có tiếp những chuyện sau
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,702,478
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả, cựu giáo sinh sư phạm Qui Nhơn khoá 10, cư dân Anaheim, California, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài mới của Kim N.C. được ghi là “viết vội” về buổi họp mặt 12 năm giải thưởng Việt Báo.
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Sau đây là bài mới nhất của ông.
Nhà văn nhà báo Đặng Trần Huân nổi tiếng từ Việt Nam, trước 1975. Ông là tổng thư ký một trong những tờ báo quen biết của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và là tác giả bộ truyện cười dí dỏm mang tên “Chuyện Cấm Đàn Bà.”
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Bài mới nhất của ông là chuyện vui thời học nghề hớt tóc.
Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi từ 30 Tháng Tư năm 2000, và vị chánh chủ khảo trong ba năm đầu tiên là nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh. Từ 2003 tới 2011, tuy sống cùng gia đình tại San Jose,
Nguyễn Trần Phương Dung là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. 
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí. Ông từng nhận giải Danh dự Viết Về Nươ1ớc Mỹ và vẫn tiếp tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới.
Hôm nay, Thứ Tư 22 tháng Tám, 2012, tang lễ nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh,được cử hành tại San Jose. Để tưởng nhớ vị chánh chủ khảo đầu tiên của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, mời đọc bài viết của Anthony Hưng Cao,một bác sĩ nha khoa hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Ông là người đã nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010, do nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh tự tay trao tặng.
Nhạc sĩ Cung Tiến