Hôm nay,  

Không Thể Ngồi Yên

16/03/201200:00:00(Xem: 128622)
Tác giả sinh năm 1972, hiện cư trú tại Louisvill với gia đình, nghề nghiệp kỹ sư, đã góp cho giải thưởng Việt Báo các bài viết giá trị ngay từ những năm đầu tiên. Bài viết mới nhất của cô là bút ký về chuyến đi lên Washington D.C. tham dự cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.

Trở về cuộc sống thường nhật sau 3 ngày đến Washington D.C. hòa vào dòng người vào Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ để đưa thỉnh nguyện thư đòi hỏi Nhân Quyền cho Việt Nam, trong lòng tôi hòa lẫn nhiều cảm xúc. Tôi muốn chia sẻ những gì tôi đã nghe, thấy, và cảm nhận trong chuyến đi này.

vvnm_photo__1__medium

Hình ảnh từ cuộc tranh đấu bảo vệ nhân quyền: “Nhóm tôi có bác Tôn Nguyễn (KY), chị Đông Bùi (VA), Kim Dung Nguyễn (GA), anh chị Hiếu-Chi Trần (MA), anh chị Đạt-Tuyết (MA), cùng bốn bé từ 3 tới 12 tuổi: Huy, Nhân, Hoài An, và Minh (MA), con của anh chị Hiếu-Chi và Đạt-Tuyết.”

Những ngày đầu năm 2012, trên mạng internet, vào diễn đàn nào, tôi cũng nghe người ta nhắc tới nhạc sĩ Việt Khang và hai bài hát của anh là "Việt Nam tôi đâu" và "Anh là ai?". Vào trang youtube, đánh 2 chữ "Việt Khang", tôi lặng người nghe chính Việt Khang trình bày 2 tác phẩm của anh. Từng lời ca, tiếng nhạc, những hình ảnh minh họa nổi lên với dùi cui, súng ống của công an, bộ đội, với máu và nước mắt của những người dân lành vô tội bị cướp đất, cướp nhà, cướp tàu thuyền đánh cá. Ruột đau quặn thắt, chỉ muốn làm một gì điều gì đó cho quê hương, cho đất nước, cho đồng bào của mình, mà không biết phải làm gì và bắt đầu từ đâu?

Giữa tháng 2, chị Thúy Loan Nguyễn và chị Trang Khanh Trần, nhân viên văn phòng BPSOS liên lạc với Linh Mục Anthony Chính Ngô, Cha Chánh Xứ nhà thờ Saint John Vianney, mong muốn được đến nhà thờ để kêu gọi mọi người ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư Nhân Quyền cho Việt Nam và đòi hỏi chính quyền Cộng Sản thả Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Việt Khang, và tất cả tù nhân chính trị và lương tâm do anh Trúc Hồ và đài truyền hình SBTN khởi xướng, đồng thời ký vào thư gởi riêng cho Dân Biểu John Yarmuth, KY để yêu cầu ông hãy chú ý đến tình trạng Nhân Quyền ở Việt Nam.

Vào những ngày đầu tháng 3, qua báo chí và truyền thông, tôi được tin đồng bào Việt Nam sẽ đổ về thủ đô Washington D.C. để vào tòa Bạch Ốc trình thỉnh nguyện thư, trực tiếp gặp gỡ các Dân Biểu hay các nhân viên của họ để trình bày tình trạng Nhân Quyền ở Việt Nam ngày càng xuống dốc tàn tệ.

Lời ca tiếng nhạc của Việt Khang như văng vẳng trong tai tôi: "Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng, dân tộc tôi sắp phải đắm chìm, một nghìn năm hay triền miên tăm tối". Rồi lời kêu gọi của nhạc sĩ Trúc Hồ "Anh em ta đáp lời sông núi" đã thôi thúc tôi lên đường đi Washington D.C.

Từ phi trường, tôi đón taxi chạy thẳng tới khách sạn Marriott Courtyard Rosslyn tại Arlington, Virginia nơi có cuộc họp chuẩn bị cho phái đoàn vào tòa Bạch Ốc ngày thứ hai. Vừa vào khách sạn, nghe tiếng Việt, gặp đồng bào Việt Nam từ khắp nơi kéo về, tôi thấy lòng thật ấm áp trước những lời thăm hỏi ân cần giữa những người đồng hương từ muôn phương tuôn về thủ đô. Ai cũng háo hức và cảm thấy mình cần phải góp một bàn tay, làm một việc gì đó để giúp cho quê hương và đồng bào ruột thịt tại quê nhà. 

Nhìn những bạn trẻ sát cánh với Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, BPSOS và anh Võ Thành Nhân, đài SBTN-DC lo sắp xếp công việc chuẩn bị cho cuộc họp với Tòa Bạch Ốc vào thứ Hai và vận động với Quốc Hội vào thứ Ba, thấy thật thương và phục giới trẻ Việt Nam, đa số được sinh ra và trưởng thành tại Hoa Kỳ, đã dấn thân phục vụ cộng đồng và đất nước.

Sáng thứ Hai, ngày 5 tháng 3, năm 2012, khi phái đoàn gần 200 người Việt vào tiếp xúc với Tòa Bạch Ốc về thỉnh nguyện thư Nhân Quyền cho Việt Nam thì bên ngoài giữa trời đông mây mù và giá lạnh, hàng nghìn người đã đứng bên ngoài Tòa Bạch Ốc với cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới, hát vang những bản nhạc Hùng Ca kêu gọi tình yêu nước, thương nòi, và quyết tâm bảo vệ giang san Tổ Quốc.

Từ những em nhỏ còn nằm trong xe đẩy, đến các bạn trẻ, và các cô chú bác, cùng những cụ ông, cụ bà, tất cả đều hy sinh, giữa trời lạnh giá, ai cũng bừng bừng khí thế, với một tình yêu không bờ bến cho đất nước Việt Nam và đồng bào ruột thịt tại quê nhà.

Thương quá đồng bào tôi ở Việt Nam, chỉ vì yêu sự thật, yêu nước, lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà phải chịu bao nhục hình và tù đày trong những nhà tù, trại giam. Thương lắm đồng bào Việt Nam hải ngoại của tôi, dù đứng ngoài trời lạnh và mệt nhưng thấy trong ánh mắt nhiều người lấp lánh những niềm vui. Vui vì nhìn thấy hào khí của dân tộc dâng lên từng ngày theo từng số chữ ký vào bản Thỉnh Nguyện Thư trên mạng của We The People của Tòa Bạch Ốc. Vui vì lần đầu tiên trong lịch sử của người Việt Hải Ngoại, đồng bào Việt Nam có một sự đoàn kết, tương thân tương ái, "già trẻ gái trai giơ cao tay” đòi quyền làm Người cho đồng bào trong nước.

Trong Tòa Bạch Ốc, phái đoàn Việt Nam đã tiếp xúc với đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng, ông Michael Posner cho biết chính phủ Hoa Kỳ đã lưu ý chính quyền Việt Nam trường hợp nhạc sĩ Việt Khang. Ông nhấn mạnh đến mối quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam với Hà Nội và đề cập tới các tù nhân lương tâm như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ và Blogger Ðiếu Cày. Ông Michael Posner cho biết vị phụ tá của Ông đang chuẩn bị sang Việt Nam vào tuần tới.

Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng chia sẻ: “Khi phái đoàn rời khỏi Toà Bạch Ốc, một nhóm nhỏ đã ở lại để trao đổi riêng với một số nhân viên Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao về cơ chế hợp tác dài hạn, có phản hồi, có theo dõi tiến triển. Một cơ chế và tiến trình như vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội để nhiều vấn đề tuần tự được nêu lên và cùng nhau tìm giải pháp. Đây là viên gạch nền tảng mở đầu cho sự hội ý giữa Hành Pháp Hoa Kỳ và tập thể người Mỹ gốc Việt. Hai bên cũng trao đổi về cách sử dụng danh sách tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm để làm chuẩn mực đo lường tiến triển về nhân quyền và tránh tình trạng Việt Nam thả dăm người nhưng bắt hàng loạt mà lại rêu rao là có cải thiện”.

Thứ Ba, ngày 6 tháng 3, năm 2012, đoàn người Việt Nam với cờ vàng ba sọc đỏ, với áo dài, khăn đóng chia thành nhiều nhóm để mang tài liệu, bằng chứng về sự chà đạp Nhân Quyền của chính quyền Cộng Sản Việt Nam, danh sách tù nhân lương tâm, và những dự luật về Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc Hội đến từng văn phòng của các Dân Biểu.

Khi đang đứng xếp hàng để qua cổng an ninh của tòa nhà Quốc Hội, một nhóm người Mỹ cũng đang xếp hàng vào Quốc Hội, hiếu kỳ hỏi tôi tại sao lại có nhiều người Việt Nam đến Quốc Hội ngày hôm nay. Họ tự giới thiệu họ đang là Giáo Sư của một trường đại học ở Utah, là cựu quân nhân Việt Nam ngày xưa và đã đóng quân ở Đà Nẵng. Tôi đã trò chuyện với họ, giải thích cho họ hiểu lý do người Việt hải ngoại từ các tiểu bang của nước Mỹ, cùng về đây để đòi hỏi và tranh đấu quyền làm Người cho đồng bào trong nước.

Tôi cũng nhân cơ hội này chia sẻ với họ những suy nghĩ của tôi về nguyên nhân miền Nam Việt Nam lọt vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Tôi khẳng định rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu rất anh dũng để bảo vệ miền Nam Việt Nam. Chúng tôi mất nước vì chúng tôi bị đồng minh bỏ rơi. Vì trong cuộc chiến này, chúng tôi đã đánh với một tay bị trói sau lưng. Một người Mỹ trong nhóm đã đồng ý với nhận định của tôi và chia sẻ thêm là những người Philippines mà ông đã gặp sau khi ông rời Việt Nam trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975 đã nói với ông rằng họ cũng lo sợ là chính phủ Mỹ sẽ bỏ rơi Philippines sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản.


Tôi thấy mình có bổn phận phải nói lên sự thật, dù sự thật đắng cay, để lấy lại danh dự cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh xương máu, một phần thân thế, và mạng sống của mình để bảo vệ nền tự do dân chủ cho quê hương đất nước.

vvnm_photo_medium

Khi qua khỏi cổng an ninh, nhóm người Mỹ ấy đã chia sẻ rằng họ rất vui khi thấy người Việt Nam hải ngoại ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, đã có mặt tại Quốc Hội ngày hôm nay để nói chuyện với những vị dân cử và nêu lên những vấn đề mà chúng ta quan tâm, nhất là Nhân Quyền cho đồng bào tại quê nhà.

Những tòa nhà Quốc Hội mang tên Cannon, Longworth, Rayburn, Russell, Dirksen và Hart nối liền với nhau bằng những đường hầm là những tên thật là xa lạ với đồng bào Việt Nam, nhưng ngày hôm ấy, những tên này được lập đi lập lại qua những lời chỉ dẫn của một số bạn trẻ rành đường đi nước bước trong Quốc Hội. Các anh chị đã hướng dẫn từng nhóm nhỏ để đến từng văn phòng các Dân Biểu để họp theo những cuộc hẹn đã được đặt trước hay chỉ chuyển giao những tài liệu về Nhân Quyền cho Việt Nam.

Vì số người tham dự rất đông nên cũng có chút thiếu xót trong việc tổ chức nhưng không vì thế mà làm nhụt chí những tấm lòng Việt Nam muốn đóng góp một chút sức mọn cho dân tộc.

Nhóm tôi có bác Tôn Nguyễn (KY), chị Đông Bùi (VA), Kim Dung Nguyễn (GA), anh chị Hiếu-Chi Trần (MA), anh chị Đạt-Tuyết (MA), cùng bốn bé từ 3 tới 12 tuổi: Huy, Nhân, Hoài An, và Minh (MA), con của anh chị Hiếu-Chi và Đạt-Tuyết.

Vì đây là lần đầu tiên, tất cả mọi người trong nhóm đến Quốc Hội, nên chúng tôi rất bỡ ngỡ và có chút khó khăn tìm những văn phòng được chỉ định nhưng nhóm thật may mắn được một anh sinh viên thực tập của một Dân Biểu tiểu bang California dẫn đường đưa chúng tôi từ tòa nhà Rayburn đi một đoạn đường hầm thật dài để đến tòa nhà Cannon.

Trên đường hướng dẫn nhóm đi đến tòa nhà Cannon, tôi cũng chia sẻ với anh ấy lý do mà chúng tôi, những người Việt Nam từ khắp nơi tập hợp về đây để đấu tranh cho quyền làm Người cho đồng bào chúng tôi tại quê nhà. Anh ấy rất cảm kích với tấm lòng của đồng bào hải ngoại với đất nước và dân tộc.

Từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều, nhóm chúng tôi đã ghé thăm và giao hồ sơ Nhân Quyền cho Việt Nam tại 9 văn phòng Dân Biểu của tiểu bang Texas, Kentucky, New York, Florida, Oklahoma, và Massachusetts.

Trong cuộc họp với cô Christina Tsafoulias, phụ tá đặc trách về Đối Ngoại của Dân Biểu Michael Capuano, MA, chúng tôi đã trình bày tình trạng Nhân Quyền đang bị xúc phạm trầm trọng ở Việt Nam với danh sách những tù nhân chính trị và lương tâm cùng với hai dự luật về Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc Hội.

Nhân dịp này, tôi cũng giao cho cô Christina tin tức và tài liệu về nhạc sĩ Việt Khang và anh Hiếu Trần cũng đã chia sẻ với cô Christina câu chuyện về anh Đoàn Văn Vươn, người bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam cướp ruộng đất, phá sập nhà, vơ vét tôm cá trong đầm, và đang bị bắt giam tại Tiên Lãng, Hải Phòng.

Cô Christina chăm chú lắng nghe, ghi chép cẩn thận và cam kết với chúng tôi là cô sẽ nghiên cứu những tài liệu về Nhân Quyền do chúng tôi giao và sẽ chuyển tới Dân Biểu Michael Capuano.

Sau một ngày đi những đoạn đường thật dài từ tòa nhà này qua tòa nhà khác trong Quốc Hội, tất cả mọi người tập trung về phòng tiếp tân 340 ở tòa nhà Rayburn để dự một bữa tiệc nhẹ do Cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh khoản đãi.

Trong căn phòng nhỏ bé này, mọi người ngồi bệt dưới đất, san sát nhau vì không đủ chỗ. Nhìn những mái đầu bạc phơ ngồi chen lẫn với những mái đầu xanh, tôi thấy tình yêu quê hương, yêu đồng bào tràn ngập trong lòng.

Ai cũng mệt mỏi về thể xác nhưng tinh thần vẫn rất hăng hái. Mọi người thay nhau lên chia sẻ cảm tưởng của mình và đóng góp ý kiến cho những thiếu xót trong việc tổ chức để cùng rút kinh nghiệm cho những lần sau. Những lời đóng góp chân tình từ đáy lòng được mọi người vỗ tay hưởng ứng.
Gặp tôi ngoài hành lang, dù chưa quen biết, bác Tony Thân Nguyễn ở Massachusetts chân tình nắm tay tôi nói: "Bác cám ơn con".

Tôi ngạc nhiên: "Ơ, sao Bác lại cám ơn con? Con phải cám ơn Bác đã lặn lội đường xa, lái xe 9, 10 tiếng từ Boston đến đây để lên tiếng cho đồng bào mình mới đúng chứ !"

Bác cười: "Bác thấy con còn trẻ, Bác đoán là con còn đang đi làm. Hôm nay con có mặt ở đây có nghĩa là con phải lấy ngày phép. Bác cám ơn con".

Tôi xúc động không nói nên lời. Chỉ biết nắm lấy tay bác như nắm lấy tình yêu của đồng bào để vào trong trái tim tôi. Để nghe nhịp đập của những trái tim Việt Nam, máu đỏ, da vàng, hòa thành một nhịp, biết đau với niềm đau của dân tộc, biết buồn với vận nước nổi trôi, biết cùng nhau đứng lên để đáp lời sông núi, để cùng đồng lòng cất cao tiếng hát "Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng... Tôi không thể ngồi yên để đời sau cháu con tôi làm người...".

Thật cảm phục khi nhìn thấy hai gia đình trẻ của anh chị Hiếu-Chi (MA) và anh chị Đạt-Tuyết (MA) đã lấy ngày phép, cho các con nhỏ nghỉ học, để cùng cha mẹ đi biểu tình tại Tòa Bạch Ốc và đi vận động cho Nhân Quyền Việt Nam tại Quốc Hội.

Xin gởi lời chào tới bác Thân (Boston, MA), anh Thành (Huntsville, AL), chị Thanh (Garden Grove, CA), anh Bình (Houston, TX) mà tôi đã có duyên gặp gỡ trong tòa Bạch Ốc và Quốc Hội. Gởi lời thăm thương mến đến gia đình chị Phương ở Bowling Green, KY với 2 tà áo dài Việt Nam duyên dáng và 2 chiếc nón bài thơ có hình cờ vàng ba sọc đỏ và hàng chữ "Human Rights for Việt Nam".

Xin cám ơn các anh chị văn phòng BPSOS: anh Thắng, chị Trang Khanh, chị Đông, chị Cúc, chị Trinh, chị Thúy Loan, Dương, Kim Dung, Nancy, Nhi và rất nhiều bạn trẻ đã âm thầm làm việc, chịu thương chịu khó trong những ngày qua, vất vả vì đại cuộc, vì Nhân Quyền cho Việt Nam.

Xin gởi lời tri ân tới anh Trúc Hồ, đài truyền hình SBTN, tất cả những tình nguyện viên đã làm việc ngày đêm: nhận điện thoại hay đi đến từng nhà để vận động và xin chữ ký và trên hết là gần 150,000 đồng bào thầm lặng đã "không thể ngồi yên" và đã đứng lên ký tên vào bản Thỉnh Nguyện Thư Nhân Quyền cho Việt Nam.

Xin cám ơn tất cả đồng bào Việt Nam khắp nơi trên thế giới và nhất là tại Hoa Kỳ đã không quản đường xa cực nhọc, tốn bao nhiêu thời gian và công sức, cùng đến thủ đô Washington D.C. để vào Tòa Bạch Ốc trình thỉnh nguyện thư, để xuống đường biểu tình trước tòa Bạch Ốc, để tràn ngập các hành lang của Quốc Hội vì Nhân Quyền cho Việt Nam.

Cám ơn người bạn đời luôn nâng đỡ, khuyến khích, tạo điều kiện để tôi có cơ hội góp một bàn tay vào chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư Nhân Quyền cho Việt Nam.

Chúng ta bắt đầu bước những bước đầu tiên trên một chặng đường dài để đòi quyền làm Người cho đồng bào ruột thịt ở quê nhà. "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Cầu xin Ơn Trên che chở cho đất nước Việt Nam chúng con, đã chịu quá nhiều cay đắng và mất mát.

Xin cho tất cả đồng bào Việt Nam ở hải ngoại và quốc nội luôn đoàn kết, biết khiêm nhường, dẹp bỏ cái Tôi khi làm việc chung, yêu thương nhau, không sợ hãi, cùng đứng lên "chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam" để người Việt Nam từ khắp năm châu bốn biển sẽ có một ngày gặp nhau tại quê hương Việt Nam tự do và dân chủ.

“Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, Trời u ám bất công lan tràn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình An cho Việt Nam qua phút nguy nan…”

Đinh Thị Ngọc Tuyết

Ý kiến bạn đọc
22/03/201214:26:34
Khách
Thật ngưỡng mộ tấm lòng yêu nước yêu đồng bào của tất cả những người đã đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn hai ngày 5 và 6 tháng ba năm 2012. Cũng xin cảm ơn Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, nhạc sĩ Trúc Hồ và tất cả quý vị trong ban tổ chức đã đứng ra kêu gọi người Việt khắp nơi cùng ký tên vào thỉnh nguyện thư. Sau hơn 36 năm lưu lạc xứ người, chúng ta ai ai cũng một lòng mong mỏi một nước VN không bóng quân CS...
18/03/201213:33:42
Khách
Xin cám ơn những tâm tình thiêng liêng của Tác Gỉa, không mảy may chê trách ai, chỉ một tấm lòng Việt Nam không CS. Cám ơn tuổi trẻ Việt Nam. ĐA TẠ.
19/03/201205:53:41
Khách
Xin tiếp lời cám ơn tác giả. Thời gian gần đây có quá nhiều ý kiến, "phân tích" thắng thua qua lại, nghe rất buồn lòng. Hôm nay đọc bài này từ một người không tăm tiếng, không làm truyền thông, không có "thành tịch", không có thành kiến ..., một ngừoi bình thường giống hầu hêt những người đã ký tên, tôi thấy đươ.c an ủi rất nhiều.
Trong cuộc vận động này, cái đẹp nhất, cái thắng lợi lớn nhất là tấm lòng của người Việt tự do hướng về những người đang bị tù tội, là cảnh "Từ những em nhỏ còn nằm trong xe đẩy, đến các bạn trẻ, và các cô chú bác, cùng những cụ ông, cụ bà, tất cả đều hy sinh, giữa trời lạnh giá, ai cũng bừng bừng khí thế, với một tình yêu không bờ bến cho đất nước Việt Nam và đồng bào ruột thịt tại quê nhà. "

Điều quan trọng nhất là chính quyền CS thấy được sự quan tâm của người VN hải ngoại. Như~ng "nhà bình luận" bảo rằng sự quan tâm của chúng ta chưa chắc làm CSVN chùn tay, nhưng chắc chắn là chúng không chùn tay nếu chúng ta ngồi yên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,723,837
Tác giả sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989.
Nguyễn Duy An là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước My 2006. Ông cũng là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President National Geographic, tổ chức văn hoá khoa học lớn nhất thế giới. Năm nay, từ Washington D.C. tác giả bay về Cali tham dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Bài mới nhất của tác giả đề cập tới tình hình tài chính quá khó khăn của National Geographic và báo tin chàng chính thức về hưu non.
Chủ Nhật 12-8-2012 là họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12. Giải thưởng Việt Báo hiện đã sang năm thứ 13 và liên tục từ năm 2000 tới nay, mỗi ngày đều có phổ biến bài viết mới. Sau đây, là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả Hoà Đa.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 sẽ khai diễn chiều Chủ Nhật 12 tháng Tám sắp tới tại Little Saigon. Từ hôm nay tới cuối tuần, nhiều tác giả từ khắp nơi sẽ bay về họp mặt. Nhân dịp này, mời đọc lại ký sự họp mặt Viết Về Nước Mỹ lần đầu tiên,
Với kiểu “viết như nói”, tác giả đã góp nhiều bài viết và nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, ông đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông." Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả đã góp nhiều bài viết giá trị và có tên trong danh sách chung kết giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIÌ, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Năm nay, Phạm Hồng Ân là tác giả vào danh sách chung kết giải thưởng Việt Báo 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả họ Vũ, cư dân Bắc California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Giấc Mơ Thiên Đường”, truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Tiếp theo, “Trường Đời: Học Làm Chồng” và “Số Đào Hoa” cho thấy tài kể chuyện duyên dáng của tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất.
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến