Hôm nay,  

Nợ Tình Một Món Trứng Chiên

10/03/201200:00:00(Xem: 249422)

Bài số 3505-12-289555vb7031012

Tác giả đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm thứ 12 nhiều bài viết đặc biệt. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biên đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA cùng gia đình. Bài mới của Thái là một chuyện tình về món bột chiên ngon nhất thế giới.

*

Trước đây, tôi là một Hướng Đạo sinh.

Nhớ lại ngày đó, mỗi sáng Chủ Nhật mặc vô bộ đồng phục Hướng Đạo, cài cây gậy vào xe, tôi náo nức đạp thẳng một mách tới vườn Tao Đàn để họp đoàn. Cuộc đời và sinh hoạt hào hứng của đoàn thể HĐ, tôi hẹn các bạn trong một bài khác. Hôm nay, tôi muốn nói đến một lý do khác, không Hướng Đạo chút xíu nào hết, nhưng cũng khiến tôi rất háo hức mỗi sáng Chủ Nhật đạp xe đến vườn Tao Đàn: Bột Chiên.

Bạn có biết ở vườn Tao Đàn có một xe bán bột chiên ngon nhất thế giới của ông Tàu già không? Những ngày khác ông bán ở đâu không rõ, nhưng mỗi Chủ Nhật là ông có một chỗ cố định trong vườn Tao Đàn bán cho những Hướng Đạo sinh sinh hoạt chung quanh. Xui làm sao, chỗ ông bán kế bên chỗ tôi họp đoàn. Cho nên, duyên tình định mệnh của tôi cũng bắt đầu từ đó.

Chỉ có hai giá tiền ở xe bột chiên này: $50 cho loại đĩa có trứng và $30 cho đĩa không trứng, nhưng bột chiên thì nhiều bằng nhau. Mỗi sáng Chủ Nhật đi họp, tôi được 30 đồng ăn sáng, tức là vừa vặn một đĩa bột chiên không trứng. Tôi chưa bao giờ sang đủ để kêu một đĩa bột chiên có trứng mặc dù cũng thèm lắm. Thỉnh thoảng tôi cũng giầu đủ 50 đồng để ăn trứng đó chớ, nhưng mà mỗi lần như vậy tôi đều ráng kiếm 10 đồng nữa để chơi luôn hai đĩa không trứng cho nó sướng cái bụng. Cho nên, nếu không nhờ một biến cố xảy ra trong đời, thì không biết đến chừng nào tôi mới biết bột chiên có trứng nó khác với bột chiên không trứng thế nào.

Xe bột chiên ngon như vầy dĩ nhiên là đắt. Khi nào cũng có người ăn và kẻ chờ. Vấn đề là ông Tàu chỉ có thể xếp khoảng gần chục cái ghế nhỏ chung quanh xe. Không đủ. Lâu lâu tôi cũng phải đứng chờ. Tôi để ý có một cô bé nữ Hướng Đạo cái đoàn bên cạnh hình như tuần nào cũng qua ăn bột chiên. Ô không, bạn đừng có nghĩ…xa quá oan uổng cho tôi lắm. Lúc đó tôi chưa biết yêu đâu. Tôi còn nhỏ, mà ả Hướng Đạo này xem ra còn nhỏ hơn tôi nữa. Nó ốm toong, tóc thắt đuôi gà, và hình như…hơi đen (sau này lớn lên tôi mới biết chữ da bánh mật!). Vậy đó, nó không có gì đặc biệt. Nhưng tôi lại để ý đến “nó” vì tôi…ganh.

Không hiểu nó có bà con họ hàng gì với ông Tàu bán bột chiên hay không. Tôi thấy, người khác tới mà hết ghế thì phải đứng chờ, nhưng hễ nó bị hết ghế là ông…hóa phép lấy ra một cái ghế khác từ trong xe ra. Bất công thiệt, nhưng tôi không dám giận ông, chỉ dám…giận nó mà thôi.

Còn nữa nhe. Như đã nói, tôi bao giờ cũng chỉ ăn đĩa không trứng, nhưng con nhỏ này bao giờ cũng ăn đĩa…có trứng. Nó đâu cần kêu. Chỉ cần tới ngồi xuống là ông Tàu tự động làm một đĩa có trứng bưng ra. Xíí! Nhưng điều làm tôi tức tối nhứt là mỗi lần ngồi bên cạnh thấy nó ăn không hết, bột hay trứng gì nó cũng để lại, và ông Tàu cho vô giỏ rác hết. Ôi thiệt là phí của trời. Phải gặp tôi, hừ hừ Phải gặp tôi thì…không còn một cọng hành chứ đừng nói chi bột hay trứng. Vậy là từ “giận”, tôi đâm ra “ghét” nó dễ sợ.

Một bữa kia tôi ăn xong đĩa bột chiên nhưng còn luyến tiếc, ngồi nhâm nhi ly trà nhạt chưa chịu đứng dậy thì “nó” tới.

Như thường lệ, ông Tàu làm nó một đĩa bột chiên có trứng. Tôi liếc sang mà tức cành hông. Ông Tàu này quả là bất công. Tôi bự con như vầy mà ổng chỉ cho tôi một đĩa chút xíu. Trong khi con bé ốm toong thấp lè tè này ổng lại làm một đĩa thiệt bự.

Tôi ngồi mà ngao ngán cho tình đời đen bạc. Chưa biết phải làm gì. Bỗng nhiên nó quay sang nhìn cái đĩa bóng loáng không một miếng hành của tôi nhoẽn miệng cười hỏi

-Muốn ăn miếng trứng của tui hông?

Ô! Tôi có nghe lộn không? Sợ mình lãng tai nên giả bộ không nghe. Nó lấy đôi đũa chỉ vào miếng trứng vàng óng ánh nói lần nữa, vẫn cái giọng trống không

-Ăn miếng trứng này nhe?

Lần này thì nghe đã rõ ràng. Các bạn ơi, trong mấy giây, tôi biết là trong đầu tôi suy nghĩ đấu tranh tư tưởng dữõ dội lắm. Không biết tôi suy nghĩ được những gì, và đã ôn được bao nhiêu bài công dân giáo dục về phép tự trọng, nghèo cho sạch rách cho thơm…Chỉ biết cái đầu tôi suy nghĩ gì mặc kệ nó. Cái cổ của tôi ngoan ngoãn gật cái cụp. Nó lấy muổng xúc nguyên miếng trứng bỏ sang đĩa tôi. Chưa hết, lại còn sớt gần nửa đĩa bột chiên của nó sang bên tôi luôn.

Và đó là lần đầu tiên tôi biết mùi vị của bột chiên có trứng.

(Tôi quên không biết mình có nhớ mà cám ơn hay không ha? Hic!)

Tuần sau tôi không dám tới ăn xe bột chiên đó nữa. Sợ gặp lại nó chắc tôi sẽ mắc cỡ lắm. Không quen, không biết, người ta mới mở lời là OK cái rụp. Thiệt tình xấu hồ ghê. Tôi định bụng sẽ có đủ 50 đồng mua một đĩa có trứng trả lại. Trong lúc chưa trả được thì đành tạm lánh mặt vậy.

Tôi tạm lánh mặt, nhưng vẫn kín đáo để ý nó bởi vì cũng đâu cách trở xa xôi gì cho cam. Chỉ qua một cái xe bột chiên. Tôi họp bên phải, nó họp bên trái. Nên tôi dễ dàng thấy nó vẫn tới ăn bột chiên như thường lệ. Chỉ khác là mỗi lần tới, trước khi ngồi xuống ghế nó đều nhìn dáo giác chung quanh như tìm kiếm ai thì phải (!)

Rồi nhiều chuyện xảy ra lắm. Đoàn của tôi rời vườn Tao Đàn di chuyển chỗ họp lên công viên trước mặt Dinh Độc Lập, rồi 30/4, Hướng Đạo bị ngưng hoạt động. Tôi trôi nổi đời mình theo vận nước. Không có dịp gặp lại cô ả Hướng Đạo đó để mà trả lại món nợ trứng chiên…

*

Một hôm, tôi ngồi chơi và không hiểu sao bỗng hát nghêu ngao như vầy: “Anh em ta, mau cố chất cây khô vào đây, đốt chung. Đêm khuya nghe tiếng tí tách cây khô nổ vang giữa rừng…”. Chưa kịp hát tiếp, bỗng đâu đó một giọng ca ỏn ẻn vang lên tiếp lời “…dang tay nhau đứng vòng quanh lửa hồng, trong bóng đêm khói đưa bốc cao, cùng cầm tay hát vang lừng ”

Ai?

Ai mà có thể biết được bài hát này?

Bà xã chứ ai!

Tôi như trên trời rớt xuống. Sao nàng biết được bài này? Đây là bài ca Nhảy Lửa của Hướng Đạo Việt Nam và dĩ nhiên chỉ có những người từng là Hướng Đạo sinh, từng tham gia trại đêm mới biết. Nàng nhớ và hát một cách rành rỏi như vậy thì chứng tỏ đã nhiều lần tham dự lửa trại, và là một Hướng Đạo sinh kỳ cựu. Tôi ngạc nhiên quá:

-Sao em biết?

Nàng nhún vai:

-Well, why not? Bài này ai đi Hướng Đạo cũng biết mà.

-Vậy em cũng là Hướng Đạo? Sao không nói?

-Có bao giờ hỏi đâu mà nói! Nàng nguýt.

Ờ nhỉ. Sống với nhau gần ba năm. Thằng con đầu đã gần 2 tuổi, đây là lần đầu tôi nghe nàng ư ử ca, mà lại một bài ca Hướng Đạo mới hay chứ. Thôi kệ, trễ còn hơn không. Tôi dã lã hỏi

-Vậy hồi đó em họp ở đâu?

-Vườn Tao Đàn chứ đâu.

Hay nhỉ!

- Vườn Tao Đàn mà khúc nào?

Nàng ngưng dọn dẹp, suy nghĩ một hồi rồi lắc đầu:

-Vườn Tao Đàn rộng quá khó nói khúc nào. Chỉ nhớ là tụi em thường họp bên cạnh cái xe bán bột chiên.

Tôi suýt nữa la lên. Cái xe bột chiên này thì còn lạ lùng gì. Tôi hỏi lại cho chắc ăn

-Có phải xe bột chiên của ông Tàu đầu trọc lóc không?

Nàng cười ngất

-Đúng rồi, ổng chứ ai. Anh cũng biết ổng hả? Mà hình như cả vườn Tao Đàn chỉ có một cái xe bột chiên đó thôi. Công nhận ngon hết xẩy. Tuần nào em cũng làm một diã. Mà hồi đó anh họp ở đâu?

Hừ, đâu phải ngon hết xẩy, ngon nhất thế giới mới đúng!

Nhưng bỗng nhiên tôi hơi chột dạ bèn nói trớ đi

-Hơơ anh họp cách đó xa lắm, lâu lâu mới lại ăn bột chiên vậy thôi.

Nàng chậc lưỡi

-Uổng quá ha. Phải chi hồi đó anh họp đâu đâu gần đó là tụi mình đã gặp nhau rồi.

Tôi chịu không nổi nữa hồi hộp hỏi

-Em nhớ hồi đó ăn bột chiên có khi nào cho một thằng Hướng Đạo khác ngồi ăn bên cạnh miếng trứng không?

Nàng phá ra cười nắc nẻ

- Có chớ! Có chớ. Tức cười lắm anh. Em nhớ hồi đó tuần nào cũng ngồi ăn với một thằng ở cái đoàn bên cạnh. Tội nghiệp. Nhà nó chắc nghèo lắm cho nên nó chỉ ăn bột chiên không trứng mà thôi. Có bữa em thấy “thằng nhỏ” ăn rồi mà còn thòm thèm nhìn sang cái đĩa em hoài thấy thương ghê, em hỏi nó có muốn ăn trứng không em cho. Trời ơi anh biết sao không, nó gật đầu chịu liền đó anh. Tức cười quá…Ủa mà sao anh biết chuyện này?

Nàng ngưng lại, trợn mắt nhìn tôi mấy giây, rồi la lên

-ÁÁáááá!!!!!

. . .

Than ôi, chỉ vì thằng bé không trả nổi món nợ trứng chiên thời nhỏ mà dù đã chạy sang tới tận nước Mỹ, vẫn không thoát tay cô ả da... bánh mật.

Nợ chỉ một miếng trứng chiên mà trả cả một đời.

Thái N. C.

Ý kiến bạn đọc
13/03/201202:33:42
Khách
Cám ơn các bạn Hai Hoang, Bình Trần, Cô Tư CT, Nam Lê, Melody, Đào Thế Xương, và Gấu Mập đã khen. Tôi hân hạnh vô cùng.
Cô Tư CT và Gấu Mập :ThaiNC xin BTTB nha!
Hướng Đạo một ngày ,Hướng Đạo mãi mãi , có phải không?
Cho hỏi Gấu Mập, có phải là tên rừng của bạn không ? Nếu phải thì chúc mừng bạn. đời HĐ của ThaNC tôi vẫn còn một điều chưa thoả là chưa kịp được tên rừng, thì...mấy ảnh đã vào rồi.
12/03/201222:17:48
Khách
Dễ thương ! :)) hihihihi...
15/03/201207:54:53
Khách
Cảm ơn anh Nguyễn Cao Thái.
Gia đình Gấu Đà Nẵng (Gấu co Hoàng Ngọc Hùng, Gấu trúc đảm đang Hồ Ngọc Trâm, gấu bền Hoàng Hồ Ngọc Đức, Gấu trúc hiền hoà Hoàng Hồ Ngọc Hạnh).
Chúc anh chị và các cháu luôn vui mạnh.
17/03/201220:45:05
Khách
Hân hạnh được làm quen với gia đình Gấu.
Cũng xin chúc các Gấu luôn vui khoẻ.
19/03/201200:47:14
Khách
Chào bạn Thái và các bạn nhà gấu ....
Đúng rồi đó , mình bắt đầu nghề Trưởng là Baloo rồi lên chăn bầy làm Akêla . Các bạn thương đặt tên nhập rừng cho là Gấu TT . Mãi sau này lúc rời rừng mới biết các em đặt tên lén cho mình là Gấu Mập , do tính tình giữ gìn Luật HĐ và Luật rừng của mình (truyền thống HĐVN ấy mà) cộng vào chắc là do dáng đi ụt ịt khề khà của mình .
Có thấy một số báo đăng bài bột chiên của bạn , chắc là họ mượn bài của VB .
"Cô da bánh mật" vẫn vui khoẻ luôn chứ ? Cả nhà đã đủ ; nắm vòng tay nhảy lửa chưa ?
TABTT .
10/03/201205:59:41
Khách
Tuyệt hay, nghe như cổ tích hiện đại vậy?!
22/03/201205:24:44
Khách
Bạn Gấu ơi, cô da bánh mật bây giờ đã thành...bánh bao rồi.
Còn hai nhóc của tôi không đứa nào chịu đi Hướng Đão hết, cho nên cuối cùng chỉ có hai HĐ già này nhảy với nhau mà thôi. !
10/03/201216:11:56
Khách
Hay và vui lắm!
10/03/201220:45:51
Khách
Chuyện có thật không chú Thái sao mà hi hữu quá vậy? Dù chuyện thật hay tưởng tượng đi nữa cháu cũng xin gửi lời ngợi khen chú. Chú viết rất hay, rất thu hút. Cháu đọc mà tủm tỉm cười từ đầu đến cuối. Cháu rất thích câu chuyện này!
10/03/201214:27:13
Khách
Chuyện tình quá hay và tác giả viết rất hấp dẫn lôi cuốn người đọc,khiến người đọc phải nín thở để đọc cho xong.Mến
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 70,689,554
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm 2000, nhận giải danh dự và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. 
Tác giả là một nhà văn, nhà báo, đồng thời cũng từng là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội quen thuộc với sinh hoạt văn hóa truyền thông tại quận Cam. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị và sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 75 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc. Sau 75 làm ở Trường Kinh Tế Kế Hoạch và Công ty Thủ Công Mỹ Nghệ.
Tác giả đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Ông là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Bài gần nhất : Đời Em. Sau đây là bài viết mới nhất. Bài viết mới là chuyện về một trường hợp lấy chồng việt kiều.
Tác giả tên thật: Nông Phiên; Sinh năm 1965 tại Sài gòn. Giáo viên Sư phạm Kỹ Thuật. Công việc hiện tại: Electro-mechanic Technician. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Phi Yên là một tự sự vui vẻ, linh hoạt về công việc lưu trữ ngũ cốc tại Mỹ, lần đầu được đề cập bởi người gốc Việt. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 4 Hảng Điện thoại (2 Mỹ, 2 Canada).
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội và sự lạc quan, yêu đời. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả cho biết ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với một số bài viết về đề tài Du Lịch Nước Mỹ hoặc Trại Hè. Sau hơn 10 năm, ông trở lại với giải VVNM, với bút hiệu mới là Phạm Thái. Sau đây là bài viết thứ tư của ông trong năm.
Tác giả sinh tháng 10/1939. Hiện là cư dân Houston, Texas.Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984.Vượt biên 1986. Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh.
Nhạc sĩ Cung Tiến