Hôm nay,  

Viết Về Một Nhà Khoa Học Tận Tụy

05/10/201300:00:00(Xem: 31301)
Người viết: Chu Tất Tiến, M.S.P.
Bài số 4028-14-29428vb7100513


Chiều Ngày thứ Tư, 2 tháng 10, năm 2013, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, đại diện Thượng Viện California, đã đích thân đến thăm và trao bảng Vinh Danh cho Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, Chủ Tịch Vietnamese American Medical Research Founda-tion, để tuyên dương những công trình nghiên cứu mà Giáo sư Khanh đã cống hiến cho y khoa. Sau đây là bài viết của nhà văn nhà báo Chu Tất Tiến, viết về nhà khoa gọc đặc biệt này.

** *

Chúng tôi có duyên được quen biết Giáo Sư Y Khoa, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh qua vụ Trần Trường. Đó là những ngày thủ phủ Việt tị nạn tại Nam California như bốc lửa với hàng chục ngàn người xuống đường, phẫn nộ trước việc tên tay sai cộng sản này treo cờ máu và ảnh Hồ Chí Minh trong cửa tiệm của y giữa khu Little Saigon.

Để dư luận Mỹ hiểu biết hơn về sự việc, công đồng cần tổ chức một buổi họp báo dành cho giới truyền thông Mỹ với sự hiện diện của các vị lãnh đạo tinh thần và các nhân sĩ ngành giáo dục, y khoa. Về Tôn Giáo, có Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, (Phật Giáo), Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ (Công Giáo), Mục sư Nguyễn Xuân Bảo (Tin Lành), Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Thị Huê (Giáo Dục), nhưng còn thiếu một vị đại diện Y Khoa. Qua sự giới thiệu của Bác Sĩ Đoàn Yến, tôi đã gặp Giáo Sư, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, một vị trí thức chống Cộng rất nhiệt tình và rất khoa học. Tuy nhiên, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh cho biết là nên mời người đại diện chính thức cho giới Y Khoa là Bác Sĩ Nguyễn Văn Sĩ lúc đó là Chủ Tịch Hội Y Sĩ Việt Nam Nam California. Nhờ sự giới thiệu nồng nhiệt của Bác Sĩ Khanh, tôi đã mời được Bác Sĩ Nguyễn Văn Sĩ đại diện cho giới trí thức Y Khoa.

Kết quả cuộc họp báo thật khả quan: các báo, đài truyền thông Mỹ đã đồng loạt loan tin hoàn toàn có lợi cho Cộng Đồng trong việc tống cổ lá cờ máu và tên nằm vùng Trần Trường ra khỏi khu vực tị nạn.

Quen biết với Bác Sĩ Quốc Khanh từ đó, chúng tôi mới nhận thấy rằng, ngoài việc tham gia các chương trình phục vụ cộng đồng, tiếp tay với Mạng Lưới Nhân Quyền chống Cộng Sản, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh còn là một nhà nghiên cứu Y Khoa xuất sắc thế giới, một người hy sinh tất cả thời gian của mình để chuyên chú vào việc tìm ra các phương pháp trị bệnh mới.

Thường lệ, để nghiên cứu các đề tài về y khoa hay khoa học, các nhà nghiên cứu phải được sự yểm trợ về tài chánh cúa các trường Đại Học, hay của các cơ quan chính phủ. Bác Sĩ Khanh không làm thế. Ông chỉ chuyên tâm nghiên cứu “mình ên”, nghĩa là không nhận bất cứ thù lao nào cho các nghiên cứu của ông.

Bác sĩ Lương Vinh Quốc Khanh và người bạn đời của ông, Giáo Sư Y Khoa, Bác Sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan là hai nhà nghiên cứu Y Khoa không có bổng lộc nào cả ngoài nụ cười của các bệnh nhân đã được hưởng kết quả tốt từ phương pháp nghiên cứu để chữa bệnh của ông. Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh là Chủ Tịch Hội Nghiên Cứu Y Khoa Việt Mỹ (Vietnamese American Medical Research Foundation), cơ quan duy nhất có một ấn bản về Y Khoa bằng tiếng Anh do các Giáo Sư Y Khoa và các chuyên viên trên toàn thế giới soạn thảo. Ngoài ra, ông cũng là Thành Viên (Fellow) của các Viện Chuyên Ngành (American College), nơi có thể so sánh với các Hàn Lâm Viện của các quốc gia khác. Theo thủ tục, mỗi ứng viên muốn làm Thành Viên (fellow) của một Viện Chuyên Ngành, phải hoạt động trong ngành ít nhất là 5 năm và phải có những công trình nghiên cứu xuất sắc về ngành ấy. Với Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, ông đã là Thành Viên của 7 Viện Chuyên Ngành (tương đương với một chuyên viên làm việc 35 năm): về Dị Ứng, Hen Xuyễn và Miễn Dịch (Scientific Fellow of the American College of Allergy, Asthma, and Immunology); về Phổi (American College of Chest Physicians); về Tuyến Nội Tiết (American College of Endocrinology); về Dinh Dưỡng (American College of Nutrition); về Thận (American Society of Nephrology); là Thành Viên của Viện Y Sĩ Nội Khoa Hoa Kỳ (Fellow of the American College of Physicians), Giáo Sư Thỉnh Giảng của Đại Học Y Khoa UCLA. Cùng với Bác Sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó Chủ Tịch Cơ Quan Nghiên Cứu Y Khoa Việt Mỹ, người bạn đời của ông, hai ông bà đã từng là Giáo Sư Y Khoa của trường University of Southern California, Keck School of Medicine, Los Angeles, California.

Điều đặc biệt hiếm hoi là ông đã được mời làm hội viên của Viện Y Khoa Hoàng Gia Anh (Fellow of the Royal Society of Medicine) và là một trong những “Chủ Bút” (Editor) của tập san Y Khoa của Hoàng Gia Anh. Như chúng ta đã biết, người Anh là một dân tộc bảo thủ, ít chịu mời người từ quốc gia khác đến chia xẻ trách nhiệm với mình, nhưng với trường hợp Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, ông đã được trân trọng mời làm “Editor” cho tập san Y Khoa nổi tiếng này.

Bác Sĩ Khanh là một người khiêm nhượng. Ngay từ khi chấm dứt chương trình nội trú Y Khoa, ông đã làm đơn xin làm Y Sĩ cho một bệnh viện nhỏ, không nổi tiếng của một tiểu bang xa vì không có mộng làm việc cho các bệnh viện nổi tiếng. Nhưng bất ngờ, đơn xin việc của ông bị bác! Và môt thời gian ngắn sau, ông đột nhiên nhận được thư mời đến phỏng vấn để làm việc tại bệnh viện UCLA! Tại đây, với câu hỏi của ông “tôi chưa từng nộp đơn ở đây”, Hội Đồng Quản Trị của UCLA cho biết là họ đã nhận được đơn xin việc của ông nộp tại bệnh viện nhỏ kia chuyển tới, và đích thân ông Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị (Chairman) của bệnh viện ấy đề nghị nhận Bác Sĩ Khanh vào UCLA làm việc, vì những thành tích xuất sắc của ông trong khi học cũng như khi nội trú. Kết quả của cuộc phỏng vấn đương nhiên là ông được chấp nhận làm Y Sĩ tại UCLA, nhưng vì có những điều kiện không thích hợp với ý định nghiên cứu của mình, Bác Sĩ Khanh đã từ chối việc làm ở đây và cuối cùng, ông đã làm việc chính thức tại bệnh viện Cedars-Sinai, môt bệnh viện nổi tiếng nhất tại khu Beverly Hills, nơi các tài tử lừng danh và các triệu phú điều trị.

Thực tế, làm việc tại các bệnh viện nổi tiếng chưa chắc đã được thế giới quan tâm, chỉ khi nào mà các Lương Y ở đây có những khám phá độc đáo giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của nhân loại, hoặc tìm ra những phương thuốc mới giúp chữa được những căn bệnh hiểm nghèo mà chưa ai có thể làm được.

Từ khi ra trường và làm việc, đến nay đã mấy chục năm, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh nhất định không mở phòng mạch lấy tiền để dồn hết nỗ lực nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh mới, đặc biệt là các căn bện hiểm nghèo, bất trị như bệnh trầm cảm, bệnh mất trí nhớ của người gìa (Alzheimer's Disease), Tiểu đường, Tim Mạch, Lao Phổi (Tuberculosis), Phong Cùi (Leprosy), Lupus (Systemic Lupus Erythematosus), Liệt Kháng (Human Immuno-deficiency virus infection - HIV), Siêu Viêm Gan (Viral Hepatitis), Béo Phì (Obese), Suyển (Asthma), Ung Thư, và Parkinson…

Tất cả các căn bệnh trên đều là những căn bệnh nguy hiểm, nhưng bệnh mất trí (Alzheimer), liệt khánh (HIV), Ung Thư (Cancer) và Rung giật (Parkinson) thì kinh khủng nhất. Với bệnh Lupus lại còn ác độc hơn. Người bệnh thấy mệt lả, da bị ngứa, đau các khớp xương, sợ ánh sáng, bỏ ăn, đau tim, đau phổi, sưng thận, thần kinh rối loạn.. dần dần là chết.

Qua bao năm miệt mài nghiên cứu, Bác Sĩ Quốc Khanh đã tìm ra cách chữa bệnh mới rất đặc biệt: Dùng Sinh Tố (Vitamin) phụ với các loại thuốc chữa trị khác. Kết quả thật lạ lùng. Nhiều người bệnh thuộc dạng “bệnh viện chê” đã khỏe mạnh lại, và các kết quả này đã được chọn đăng bởi Tập San Nghiên Cứu Y Khoa Hoa Kỳ (American Journal of Medical Sciences) và về nhiều Tập San cho nhiều ngành khác nhau (1). Riêng bài về cách dùng Vitamin D (2) để chữa bệnh Ung Thư đã được đăng trong sách học y khoa (Text book) dành cho các Bác Sĩ chuyên ngành về Ung Thư học hỏi từ năm 2012. “Vitamin D and Cancer” là chương đầu tiên trong Text Book “Advanced in Cancer Management”. Bài học này đã trở thành “The Top Downloads” tại 5 nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, Israel, Ấn Độ và Anh Quốc.

Một bài thứ hai, "The Role of Vitamin D and Cancer" đã thành một chương trong quyển "Cancer Treatment/ Book 2."

Điểm đặc biệt là những bài nghiên cứu của hai bác sĩ Quốc Khanh và Hoàng Lan không những đã được đăng trong các tập san Y khoa của Hoa Kỳ mà còn được chọn lựa và đăng trong môt tập san y học của Quốc Tế (World Journal of Gastroenterology, International Journal of Infectious Disease, International Journal of Clinical Medicine), gồm những bài tham luận và nghiên cứu của những Giáo Sư Y Khoa nổi tiếng thế giới. Bài viết về sự trị liệu bệnh hồi hộp, âu lo, kích động bằng vitamin B1 (The Impact of Thiamine Treatment on Generalized Anxiety Disorder) đã in trong Volume 2, No 4, tháng 9 năm 2011.

Quan trọng hơn hết, là mặc dù không mở phòng mạch tư, nhưng Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh vẫn luôn nhận chữa bệnh miễn phí cho tất cả những ai tìm đến ông với những căn bệnh ngặt nghèo. Ông đã chẩn đoán và chữa được (như một phép lạ) vài trường hợp Parkinson trên 3 năm, vài trường hợp Ung Thư bất trị đã được chữa khỏi một cách kỳ lạ, một Thượng Tọa đã bị bệnh viện cho về, nhưng nhờ đọc bài về phương pháp chữa trị của ông, bệnh nhân đã khỏi và gọi điện cho Bác Sĩ để cám ơn. Rất nhiều người bị trầm cảm (anxiety attack), một số nhà văn, nhạc sĩ, thi sĩ, nhà báo… bị căng thẳng, nay đã mạnh mẽ trở lại. Các vị tu sĩ Công Giáo, Phật Giáo từ xa đến đều đã được ông điều trị không nhận thù lao.

Với các việc làm và thành quả trên, Bác Sĩ Quốc Khanh đã ược vinh danh là một Khoa Học Gia Quốc Tế của năm (International Scientist of the Year). Ông xứng đáng được gọi là một Thiên Tài trong giới Y Khoa, một Lương Y – Từ Mẫu, và là một niềm tự hào cho những người Việt Nam trên toàn thế giới.

Chu Tất Tiến

(1) American Journal of Physiology, Journal of Bone and Mineral Research, The Endocrinologist, Endocrine Practice, Diabetes and Metabolism Research and Reviews, The American Journal of Alzheimer's Disease and Other Dementias, Pulmonary Pharmacology and Therapeutics, Journal of Asthma, Annals of Allergy, Asthma and Immunology, Allergy and Asthma Proceedings, Annals of Nutrition and Metabolism, Clinical Rheumatology, Gastroenterology Research and Practice, Current HIV Research, Critical Reviews in Oncology/Hematology, Journal of Cancer Management and Research, Journal of Neurology Research, ISRN Neurology, Journal of Neuroscience Research, Journal of Neurological Sciences, British Journal of Medicine and Medical Research, Southern Medical Journal, Medicinal Chemistry (OMICS), Current Medicinal Chemistry…)

(2) Prescribed Vitamin D=Calcitriol, không phải Vitamin D bán tự do ngoài thị trường, mà phải có toa bác sĩ.

Ý kiến bạn đọc
02/11/201307:00:00
Khách
Thật là vẻ vang dân Việt.Lương y như từ mẫu sống và làm việc để phục vụ nhân loại.Cám ơn tác giả đã cho đọc giả khắp nơi biết về một nhà khoa học tận tuỵ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,031,894
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80’ khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết “Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi,”
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, ông là sĩ quan VNCH, khoá 1/72 Thủ Đức, từng bị chiến thương, giải ngũ và du học Thụy Sĩ từ tháng 2, 1975.
Võ Đình Tuyết lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, do một tác giả VVNM quen biết giối thiệu và giúo chuyển bài đầu tiên. Bài viết được ghi “Câu chuyện viết năm 2002 trong một hãng tiện.”
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thi đậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007.
Tác giả định cư tại Mỹ từ 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Song Lam là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,”
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dân Berryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên,
Tác giả tên thật Trương Như Thảo sinh năm 1971, tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế trong nước, sang Mỹ theo diện bảo lãnh đầu năm 2012, hiện là cư dân của thành phố Garden Grove,
Tác giả là cư dân North Carolina, chỉ vừa định cư tại Mỹ hai năm sáu tháng. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về hoàn cảnh một người đến Mỹ khi tuổi đã 60,
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn.