Hôm nay,  

Cha Con Nghĩa Nặng

14/06/201300:00:00(Xem: 233182)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả định cư tại Mỹ từ 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Song Lam là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O. 38 năm sau 30 Tháng Tư 1975. Sau đây là bài mới của Song Lam, nhân Ngày Fathers Day sắp tới.

- Rời Sài Gòn đến New York, ngoài hành lý đem theo cho gia đình refugee, chị còn có trong tim mình hình bóng của hai người đàn ông. Nghe vậy Bích Nguyên "la làng" trong phone:

- Trời ơi, mô Phật, sao bà chị "loảng moạn" thế? Sao lại nói oang oang cái secret của đời mình?

Tôi cười lớn và trấn an cô bạn nhỏ hãy bình tĩnh, vì hai hình bóng đó chỉ là ba tôi và anh trai tôi đã pass away. Mà, nếu có hai người yêu thực sự thì... cũng là "chuyện bình thường ở huyện"...

Rất lâu, khi còn là học sinh trung học, ở Sài Gòn có xuất bản quyển "Để trở thành người đàn bà tuyệt vời" mà tôi quên tên tác giả. Có điều tôi thầm cảm ơn Thượng đế, chung quanh cuộc đời thăng trầm vô vàn gian nan cực khổ của tôi, luôn có những người đàn ông tuyệt vời. Không hẳn tôi nghĩ đến họ vì ngày Father Day sắp đến June 16, 2013 mà có thể, họ vẫn ẩn hiện thấp thoáng đâu đó trong tâm thức tôi gần như mỗi ngày.

Chưa có thống kê nào ghi lại bao nhiêu trang sách, bao nhiêu bài hát ngợi ca NGƯỜI MẸ. Nhưng về phía phân nửa nhân loại còn lại, tức là NGƯỜI CHA, người nam, nam tử hán lại ít được nói đến. Có người cho rằng, trong xã hội Mỹ hiện nay, người phụ nữ có power hơn trong gia đình, hay là, do bản tính bẩm sinh, người đàn ông không thích show up?

Theo nhà báo Vi Anh, vai trò của người cha là "lãnh đạo thực hiện" (Instrument leadership) nên thiếu sự thân cận, dịu dàng, đằm thắm, gần gũi con cái như vai trò của người mẹ. Điều đó, đã hẳn. Con trẻ có tâm sự, vòi vĩnh chuyện gì, thường nói với mẹ, và bà sẽ làm "công tác truyền thông" với cha, ví dụ chuyện xin tiền chi tiêu mua giày, mua áo là chuyện nhỏ, hay lấy chồng, lấy vợ là chuyện tương đối lớn hơn.

Văn chương ngày xưa khi nói về cha mẹ hay dùng chữ song thân gồm phụ thân, mẫu thân thật trang trọng, tôn quí. Làm con, ai cũng có lòng yêu quí cha mẹ vì đó là "Ơn nghĩa sinh thành". Người xưa, khi nói về cha mẹ mình, dù họ chỉ là người nông dân ít học, vẫn hay nói: "Ông thân tôi, bà thân tôi..."

Mẹ chúng tôi hiện nay già yếu lắm rồi. Cái số tuổi 93 làm anh em tôi nơm nớp lo sợ từng ngày vì đâu biết được "ông trời mấy tuổi"? Còn với Ba tôi, chúng tôi lại có niềm tiếc nuối vì sự ra đi quá sớm của ông trong hoàn cảnh đất nước vô cùng nghiệt ngã. Ba tôi mất đúng vào ngày 30/4 sau năm năm miền Nam Việt Nam đổi chủ. Trong lúc gia đình tôi tan nát, khánh kiệt về vật chất lẫn tinh thần, Ba tôi hấp hối trong lúc thằng cha tổ trưởng dân phố la hét inh ỏi ngoài sân thúc giục treo cờ mừng ngày "đại thắng". Vì thế, ngày giỗ của Ba tôi cũng là ngày giỗ của miền Nam Việt Nam hàng năm. Lâu quá rồi, sao lòng vẫn chưa nguôi nỗi nhớ?

Trả lời Bích Nguyên, cô bạn nhỏ ở Wichita, Kansas, người thứ hai trong tim tôi ấp ủ đem theo là anh trai tôi đã "giã từ vũ khí" khi tuổi vừa bốn mươi hai, sau gần mười năm "học tập" ở Yên Bái, Bắc Việt với căn bệnh hiểm nghèo, sau những tháng ngày đói khát, ốm đau ở rừng thiêng nước độc. Anh đi để lại vợ con bị từ chối không theo được diện H.O nhân đạo của chính quyền Mỹ vì "chết khi ra khỏi trại" của người có thực quyền, thời đó. Cám ơn Trời Phật xót thương, hay vì sự hiển linh của người cha quá cố, lần lượt các cháu tôi, chị tôi cũng được định cư ở Mỹ dù rất đỗi muộn màng!

Chúng ta hãy bỏ qua những người đàn ông vô trách nhiệm, mất tư cách, ăn chơi đàn điếm, bạo hành trong hôn nhân, ăn nhậu say xỉn tối ngày ở quê nhà. Phải quên họ. Hãy quên họ. Chúng ta trân trọng cảm ơn những người đàn ông làm nên lịch sử thế giới, lịch sử nước nhà, và nhất là hiện nay, họ đã làm nên cộng đồng Việt Nam lớn mạnh từng ngày ở Mỹ, ở Úc, ở Canada...

Nhân cách phẩm giá con người được thể hiện qua quá trình giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội. Điều đó ai cũng công nhận. Quan trọng bước đầu là gia đình, nơi con trẻ sống và lớn lên với ảnh hưởng giáo dục của người cha thật lớn. Văn chương xưa gọi người cha là "nghiêm đường" là do vậy. Người chinh phụ xưa đã từng thổ lộ: "Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân" (Chinh Phụ Ngâm)

Ngạn ngữ Pháp từng nói "Tel père, tel fils", ngạn ngữ Việt Nam cũng đồng ý với "Cha nào, con nấy" (Dù cũng có chút ngoại lệ: Cha làm thầy, con bán sách). Văn chương bình dân cũng hé lộ cho ta thấy hình ảnh người cha trong đời sống con cái quan trọng biết chừng nào:


"Còn Cha gót đỏ như son
Một mai cha mất, gót con như bùn"

Hoặc: "Con không cha như nhà không nóc". Dĩ nhiên, người xưa không phủ nhận sự đóng góp miệt mài, to lớn, gần như thường trực, cận kề của người Mẹ.

Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết, chúng tôi chỉ muốn được hân hạnh chia xẻ với bạn đọc trọng trách của người Cha nơi xứ người. Khác với chủ gia đình trong nước, người đàn ông ở Mỹ có nhiều việc hơn: Ngoài áp lực công việc bên ngoài, họ còn phải "tham gia" việc nhà. "No money, no honey" khá đúng ở Mỹ này. Mỗi tháng người chủ gia đình (phần lớn là mấy ông) phải chạy đua, phải cán đáng việc trả bills. Việc này nó quay cuồng, quay cuồng hàng tháng the same circle, tiền đâu là đầu tiên!!!

Nếu quí ông ở miền Nam, việc nhà có thể ít hơn. Quí ông cư ngụ miền Đông Bắc, miền Trung Tây Hoa kỳ đương đầu với vô số việc của "cái nhà". Mùa đông cào tuyết rời rã tay chân; mùa hè cắt cỏ đổ mồ hôi hột; mùa thu lãng mạn đâu chẳng thấy, chỉ thấy hốt lá bở hơi tai... Hết ngày dài rồi lại đêm thâu, đi làm về, phải đi chợ (nhiều lúc phải đem theo baby ngồi trong car-seat gắn trên cái shopping cart), phải vào bếp nấu ăn khi vợ làm second shift... Con lớn lên một chút, đưa đón con đi học, đi chơi thể thao buổi chiều hè khi "phụ thân" vừa tan sở mệt nhoài, rời rã tay chân... Rồi con vào đại học, phải dọn nhà cho con năm lần bảy lượt khi ở trong dorm, hay đổi ý dọn ở riêng ra ngoài với bạn bè ở cho thoáng đãng... Ôi, làm sao nói lên hết lòng cha mẹ? Ôi "trăn dâu đổ đầu tằm"!!!

Đã hết đâu, còn công việc của cộng đồng, hội đoàn nữa chi? Nay lo chuyện này, mai lo hội kia, nhiều khi không có cái weekend nào được thảnh thơi, relax, nhâm nhi vài ly bia ướp lạnh với bạn bè...

Quan niệm xưa về người con hiếu là: "Phụ mẫu tồn, quân tử bất khả viễn du" có nghĩa là cha mẹ còn sống bên mình, không được đi xa, phải ở gần để sớm hôm phụng dưỡng!? Đó là chuyện của thế kỷ trước, ở quê nhà. Còn quê người? Cha mẹ già đơn độc ở miền Đông Bắc xa xôi, còn các con phải chạy theo cái job ở Los, ở Texas, ở Nevada! Làm sao hơn được? Lúc đó, quí bạn cũng giống nhu Thúy Kiều lưu lạc:

"Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng, ấp lạnh những ai đó giờ?"

Và nếu đưa cha mẹ vào nhà già (Nursing Home) cũng là điều tất nhiên. Người già, như người viết, chắc cũng hiểu được, điều đó.

Những áp lực nặng nề đó đặt lên vai người đàn ông ở Mỹ này, cho nên, quan hệ cha con ít nhiều vô tình bị lãng quên. Cha con nghĩa nặng, làm sao săn sóc mẹ cha khi tuổi già xế bóng? Làm sao quên được, nhưng mà... no time!

Mượn trang viết này, chúng tôi xin trân trọng cám ơn người CHA đã chịu đựng đói khát, nhục nhằn trong thời gian dài "học tập cải tạo" để đánh đổi những airline tickets cho vợ con qua Mỹ theo diện H.O, những thuyền nhân gian khổ hy sinh, đối mặt với sự sống và cái chết trong gang tấc để đưa vợ con đến bến bờ tự do. Rồi gần 40 năm qua, họ vẫn một lòng miệt mài hy sinh nuôi dạy con nên người với tâm niệm "hy sinh đời bố, cũng cố đời con". Điều này quá rõ ràng, sự hy sinh đó đã đơm hoa kết trái: thế hệ thứ 2, thứ 3 đã trưởng thành ở Mỹ này hay ở các nơi trên thế giới với sự thành công vượt bậc về tất cả phương diện.

Và, có khi nào lòng CHA cảm thấy an vui?

Ngày xưa, khi còn ở quê nhà, trước sự ra đi của người Cha, chị em chúng tôi thổn thức với bài "Đêm cuối cùng" của Phạm Đình Chương: "Đêm nay đôi mái đầu còn xanh... Ngậm ngùi thầm trao nhau giấc mộng chưa thành..." Ca từ của bài hát này diễn tả sự chia ly, huống hồ chi, đây là phút giây tử biệt? "Mộng chưa thành" vì chúng tôi chưa có dịp đền đáp ơn sâu nghĩa nặng với người cha đã hy sinh trọn đời cho các con, mà đã ra đi vội vã...

Mới đây, ở Nam California, tình cha con được thể hiện rõ nét khi ông Phạm Thành cho ra mắt "Phạm Đình Chương toàn tập sáng tác". Tuyển tập này gởi đến cộng đồng Việt Nam yêu âm nhạc, trong đó có gia đình "chị em già" của chúng tôi. Lời giới thiệu của người con Phạm Thành đã làm nao lòng người hâm mộ: "Với nỗ lực của Xuân năm nay, tôi nghĩ cũng tạm nói lên phần nào mối thâm tình của cha con chúng tôi..."

Mong ước ngày Lễ Từ Phụ (Father's Day) không chỉ là một trong 365 ngày mà quí vị sẽ có được "thâm tình cha con nghĩa nặng" hàng ngày, từ các con. Và trong quan hệ bằng hữu, họ hàng, đồng hương, quí ông sẽ nhận được những tấm tình thương yêu trân trọng nhất.

Song Lam

Ý kiến bạn đọc
17/06/201316:21:47
Khách
Bài viết hay về trách nhiệm người Cha người anh trong gia đình nói riêng và ngoài Xã Hội nói chung.Thật ý nghiã nhân dịp lễ Từ Phụ.
14/06/201316:21:27
Khách
Tui làm biếng lắm, mới tới xứ mỹ là tui thấy rồi, nên tui không có ba cái vụ con cái vì thân tui còn chưa xong mà, ở chi cái xứ tuyết để phải cào tuyết, sân rộng làm chi để phải hốt lá.
Mình còn phải lo shopping ăn diện mất thời gian cho mình nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,753,102
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Bài viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” cho thấy cách viết chừng mực mà sinh động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả tên thật là Nguyễn Cao Thăng, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles”. Sau đây là bài viết thứ hai.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo,
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài mới của cô là một chuyện ma trong kỷ niệm từ thời mới 9 tuổi. Tác giả rời Việt Nam sang Mỹ từ tháng 10 năm 1974,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Nhân dịp lễ hội ma quỉ Halloween 31-10-2013, bài viết mới của ThaiNC là một chuyện ma,
Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua.
Tác giả là cư dân North Carolina, chỉ vừa định cư tại Mỹ hai năm bẩy tháng. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về hoàn cảnh một người đến Mỹ khi tuổi đã 60, thân mang bệnh tật, tự chọn cho mình cách sống theo kiểu một loài chim đầm lầy vùng sông Nile Ai Cập, là “làm vệ sinh răng miệng cho cá sấu”.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, làm việc trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007 và rất có lòng với bạn hữu và giải thưởng Việt Báo. Cô hiện là cư dân San Francisco, làm việc tại thư viện của một trường trung Học. Bài viết mới của cô kể kể về môn thể thao phổ biến tạivùng Vịnh.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm, vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện làm việc và an cư tại Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Với hai bài viết tiêu biểu: "Puppy và Nàng"; "Rộn Tiếng Cười Mê Say" Vũ Công Ynh đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Nhạc sĩ Cung Tiến