Hôm nay,  

Có Một Thành Phố Như Thế

26/04/201300:00:00(Xem: 233801)
viet-ve-nuoc-my_190x135Đây là bài viết “nóng hổi” về Boston, thành phố vừa xẩy ra vụ nổ bom trong ngày hội Marathon hôm 15 tháng Tư 2013. Trước đây 12 năm, Boston cũng là nơi xuất phát 19 tên không tặc từng tấn công nước Mỹ ngày 11/9/2001. Kông Li là bút hiệu của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools.

Nói đến các thành phố ở Mỹ, cũng như nói đến Cắc Chú (Ba Tàu, chú nào cũng như nấy.). Thành phố nào cũng có những nét chung: những tòa nhà chọc trời, những khu thương mại mênh mông, sang trọng, nhộn nhịp, nhiều đại học danh tiếng, những đội thể thao nhà nghề…

Nhưng có một thành phố tương đối nhỏ, nếu so sánh với New York, Dallas, Los Angeles…, rất cổ kính, ở miền Đông Bắc, có nhiều nét đặc biệt, quá nổi bật về lịch sữ trong quá khứ, cũng như các biến cố chính trị của những ngày hôm nay, khiến cả nước Mỹ rúng động và cả thế giới biết mặt, nhớ tên: đó là thành phố Boston của chúng ta.

Boston có mùa Đông dài đăng đẳng, có khi 5,6 tháng. Năm nào cũng hứng vài trận bão tuyết kinh hoàng, lạnh thấu xương, thiệt hại nhân mạng và vật chất không nhỏ.

Boston là thủ đô của tiểu bang Massachussets, tự tôn là the Hub (trung tâm) của vùng New England gồm 6 tiểu bang MA,CT,ME,VT,NH và RI. Boston gắn liền tên tuổi với Đại Học Harvard, nơi mà Bill Gates “học không nổi”, phải bỏ ngang để trở thành người giàu nhất của hành tinh; với danh hiệu MIT, nơi đã thai nghén những công trình không gian cho NASA và nơi khai sinh mạng lưới Internet toàn cầu WWW. Dân trí thức Boston nói tiếng Anh giọng Cambridge và Eton và khi dễ những ai nói tiếng Anh giọng Texas và giọng miền Nam. Boston có hai anh em giòng họ Bulgers. Người anh là Bố Già của băng Mafia Boston và người em là Thượng Nghị Sĩ, Viện Trưởng Đại Học Umass Boston. Hệ thống xe điện ngầm ở đây là loại lão làng của nước Mỹ.

Đây là nơi định cư đầu tiên của những người Ái Nhĩ Lan sang Tân Thế Giới vào thế kỷ 18. Là cái nôi cách mạng của nước Mỹ chống lại sự thống trị của Đế Quốc Anh. Bắt đầu là cuộc nổi dậy của dân chúng chống thuế bất công. Họ giả trang làm thổ dân Da Đỏ,, chiếm tàu buôn của Anh, đổ toàn bộ lô hàng, gồm hàng ngàn thùng trà xuống vịnh Boston, biến cố lịch sử được gọi là Boston Party. Tiếp theo là trận chiến bất cân xứng nhưng oai hùng của dân quân Boston, được gọi là Minutemen (quân tình nguyện sẵn sàng chiến đấu trong vòng 1 phút), được trang bị vũ khí thô sơ, với quân đội áo đỏ, hùng hậu của Anh vào năm 1755 ở Bunker Hill.

Motto của tiểu bang Massachusetts là “The Spirit of America”, Tinh thần bất khuất này đã dẫn dắt nước Mỹ đến Tuyên Ngôn Đôc Lập được 13 tiểu Bang đầu tiên chấp nhận vào ngày 4/7/1776. Đó là ngày lễ Đôc Lập của nước Mỹ từ ngày ấy.

Ngày 11/9/2001, một ngày se lạnh, đẹp trời của mùa Thu New England, bốn chiếc phi cơ của America Airlines và United cất cánh từ phi trường Logan, Boston đi miền Tây, trên đó có 19 tên khủng bố, thề tiêu diệt nước Mỹ. Gần đến New York, họ ra tay, giết tiếp viên, các phi công và lái 2 phi cơ đâm thẳng và phá sập tòa nhà World Trade Center, thương vong trên 3000 người. Một chiếc lao xuống Ngủ Giác Đài, phá sập một góc nhà, nhiều sĩ quan thiệt mạng. Chiếc United khác hướng mục tiêu là Toà Bạch Ốc. Nhưng hành khách trên phi cơ phản ứng dữ dội, khìến máy bay rớt trên một cánh đồng trống ở Pensylvania. Gót chân người khổng lồ Hoa Kỳ đã bị trúng tên và tên tuổi của Boston bị gắn liến với nổi bất hạnh kinh hoàng này.

Cuộc tàn sát thường dân ngày 11/9/2001 của bọn khủng bố đã kéo nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh dài nhất và tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ ở Afghanistan.

Sau mỗi mùa Đông ảm đạm, dài lê thê, Boston lại bừng sống dậy với nhiều lễ hội, hoạt động thể thao, đua thuyền, ca nhạc, nhất là ngày hội truyền thống của Boston: cuộc đua Marathon trên đường dài 26.2 miles.

Ngày 15/4/2013 là cuộc chạy Marathon thứ 117 của thành phố, qui tụ hàng ngàn lực sĩ hàng đầu thế giới đến đây để tranh tài dai sức. Đây là cuộc đua nổi tiếng nhất trong các cuộc đua Marathon khác: London (tháng 4), Chicago (tháng 8), Berlin (tháng 9) và New York (tháng 11). Marathon Boston nổi tiếng cho đến đỗi vào năm 2010, người về nhất cuộc đua là Robert Cheruiyot, người Kenya, được cả nước Kenya thán phục, hâm mộ, và đổi tên cha mẹ đã đặt cho anh ta thành Mr Boston.


Lúc 2:50 chiều hôm đó, trong lúc cả chục ngàn khán giả đang chen chúc đứng tại mức đến trên đường Boylston để hoan nghênh các lực sĩ đang đến gần khán đài chính, thì một quả bom phát nổ. Dân chúng và các lực sĩ chưa kịp hiểu chuyện gì thì một quả bom khác lại nổ gần đó: kết quả là một em bé, một nữ sinh Đại Học Boston, người Hoa và một cô gái khác tử thương và hơn 280 người bị thương, có nhiều người bị trọng thương: mất cả tay, chân, mù mắt, rách màng nhĩ. Sỡ dĩ nhiều người bị thương nặng là do bom làm bằng nồi áp suất có chứa nhiều viên bi sắt và đinh, và được kích nổ bằng cellphone.

Một lần nữa, cả thế giới lại nhắc đến Boston với sự đồng cảm và kính phục. Một lực lượng hùng hậu, FBI, ATF, Đặc Nhiệm, Nội An , Chống Khủng Bố… đều vào cuộc. Một khu vục rộng 18 khu phố bị biệt lập, tín hiệu cellphone bị ngưng. Hệ thống giao thông công cộng, kể cả Amtrak đều tạm ngưng. Phi trường Logan, cũng như khắp cả nước được báo động đỏ. Cờ khắp nước được kéo xuống giữa chừng. Cả một thành phố vốn nhộn nhịp vào đầu Xuân, bỗng nhiên ngừng mọi sinh hoạt, như có một bàn tay khổng lồ nhấn nút “Pause” của một cuốn phim trên truyền hình.

Các cơ quan điều tra đang đau đầu vì áp lực phải tìm thủ phạm càng sớm càng tốt, mà truy tìm cây kim nhỏ xiú trong biển người đông hàng vạn thật là nan giải. May mắn cho Boston và nước Mỹ, một camera của cửa hàng Lord & Taylor cho thấy hai thanh niên đang vác ba lô nặng trĩu đi trong đám đông, và bỏ lại một bao rác đen trên lề đường. Ít phút sau là tiếng nổ của bom, ngay tại bao rác, và vài giây sau thì một tiếng nổ nữa cách đó lối 50 thước.

Sau hai ngày nghiên cứu hàng ngàn tấm ảnh, lệnh truy nã hai tên khủng bố được ban hành khắp nước. Thế giới được chiêm ngưỡng hình hai anh em người Nga, gốc Chetnya, dân theo đạo Hồi. Chetnya được thế giới biết qua cuộc chiến tranh đẫm máu với Liên Xô trong hơn hai thập niên qua, cũng vì xung đột chính trị và tôn giáo.

Bị truy lùng ráo riết, ngày thứ sáu trong tuần, hai anh em cướp một chiếc SUV ở thành phố Cambridge, sau khi bắn chết một cảnh sát của trường MIT, và một cảnh sát khác bị thương. Cảnh sát đuổi theo và bắn chết người anh. Đứa em; 19 tuổi, sinh viên năm thứ hai trường UMass Dartmouth, vừa mới có quốc tịch trong buổi lễ tuyên thệ “trung thành với nước Mỹ, sẵn sàng cầm súng bảo vệ nước Mỹ…” trong buổi lễ tại Boston vào ngày tang thương của nước Mỹ 11/09/2012 năm rồi; bỏ xe, chạy trốn vào thành phố Watertown. Năm thành phố xung quanh bị giới nghiêm, để cảnh sát làm việc. Tối hôm đó, một chủ nhà ở Watertown nghe tiếng động ở sau nhà, ông rón rén ra xem thì thấy có vết máu trên chiếc tàu của ông đậu ở sân sau, ông vội báo cảnh sát. Tên khủng bố bị bắt trong khi đang rên rỉ trong chiếc tàu, vì bị thương nặng ở đầu, cổ và tay, chân. Trong số 4 thành viên đội đặc nhiệm SWAT thuộc sở cảnh sát Massachusets thực hiện vụ bắt giữ khủng bố có anh Kenny Trần, cảnh sát viên gốc Việt.

Nước Mỹ và Boston thở cái phào sau 5 ngày nghẹt thở. Dân Boston và cả Massachusetts ùa ra đường, vui mừng, vẫy cờ, ca ngợi chiến công của các nhân viên công lực, vỗ tay, ôm hôn, tặng quà, chuông nhà thờ đổ liên hồi, chào mừng thắng lợi của thành phố.

Một chiến dịch khổng lồ “Hàn gắn vết thương cho Boston” được phát động rầm rộ ngay ngày hôm sau: hàng ngàn người tình nguyện hiến máu, nhiều cơ quan, công ty, nhà máy… công cũng như tư, thiết lập qủy cứu trợ để giúp đở nạn nhân, kể các các em học sinh Tiểu Học cũng đi bán nước chanh, bánh, kẹo.. để đóng góp vào. Các tiệm cà phê, nhà hàng… đãi nhân viên công lực và bất cứ ai vào ăn, đều không phải trả tiền. Dân chúng đi ngoài đường đều mang T-shirt có cờ nước Mỹ và logo “Boston Strong”. Trước các cuộc thi đấu thể thao, trình diễn ca nhạc… đều có trổi quốc ca và những bài ca yêu nước, khẳng định tinh thần bất khuất của nước Mỹ.

Trong lúc các cơ quan điều tra tiếp tục làm việc thì ban tổ chức Boston Marathon mạnh mẽ tuyên bố: Marathon lần thứ 118 sẽ vẫn tiến hành vào năm 2014, long trọng hơn, an toàn hơn với nhiều lực sĩ tham dự hơn và khán giả sẽ ủng hộ đông đảo hơn.

Vâng, dù thế nào đi nữa, Boston của tiểu bang Massachusetts vẫn duy trì “The Spirit of America “ và sau bất cứ biến cố nào, Boston vẫn Strong, vẫn Proud như hàng trăm năm qua.

Kông Li

Ý kiến bạn đọc
26/04/201314:34:34
Khách
Chào chú,
Đọc bài chú viết cho thành phố của mình mà cháu xúc động quá ...
Mấy bữa lo lắng đã qua, giờ càng thêm yêu thương Boston và tình người ở đây hén chú ...
Thật tự hào là người dân Boston!
Chúc chú luôn vui, khoẻ
26/04/201317:06:31
Khách
Giấc mơ Mỹ của hai anh em Chechnya bị đổ nhào.
26/04/201313:16:45
Khách
Xin cám ơn bài viết với nhiều thông tin lý thú về Boston của tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,751,309
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Tác giả sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu 2000, đã nhận giải Chung Kết 2008 với bài “Chuyện Của Cây Vông”. Thụy Nhã (hình bên) hiện làm việc trong một bệnh viện tại Nam Cali. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ, hiện đã phát hành khắp nơi.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài gần đây nhất của Tịnh Tâm là “Cu Đất”, kể chuyện đi dự đám cưới cô bạn tên Nhã, tình cờ nhận ra chú rể tên Jonathan chính là đứa em nuôi ngày xưa tên Cu Đất, biệt tích từ nhiều năm, sau một chuyến vượt biển. Sau đây là hồi hai câu chuyện.
Tác giả nguyên là một sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội. Sau tháng Tư 1975, ông là người tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải danh dự 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, nhân ngày tưởng niệm Hoàng Sa, 19 tháng Giêng, 2013.
Trước 30/4/1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn, truyện dài cho bán nguyệt san Tuổi Hoa, và Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975,
Tác giả là cư dân Houston, Texas, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong bà sẽ tiếp tục góp thêm những bài viết mới và bổ túc dùm địa chỉ liên lạc.
Với cách viết tinh tế, Nguyễn Văn đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến