Hôm nay,  

Con Dâu Mất Vì Bệnh Ung Thư

13/01/201300:00:00(Xem: 167777)
viet-ve-nuoc-my_190x135Trước 1975, tác giả là một nhà báo chuyên nghiệp tại Việt Nam, nhiều năm làm phóng viên chiến trường cho truyền hình quốc gia. Sau 1975, ông định cư tại San Diego đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ.

Sáng sớm thứ năm Jan-10-13, bầu trời San Diego ảm đạm mây dày đặc, bên ngòai khung cữa sổ mưa bay lất phất như ở Huế buồn chi lạ, vào thời khắc này thừơng ngày, Tôi phải làm việc ở SDNaVy Bay nhưng hôm nay Tôi đựơc phép nghỉ ba ngày vì con dâu Tôi qua đời bởi chứng bịnh “colon cancer”.

Bà xả còn ngủ, Tôi một mình quạnh quẽ trong căn nhà qúa rộng, lòng se sắt vì vừa mất mát ngừơi thân Tôi theo thói quen củ mỡ e mail ra đọc mới biết rằng có qúa nhiều thăm hỏi chia buồn với gia đình chúng tôi. Nếu phúc đáp cám ơn các tổ chức hội đòan hoặc từng ngừơi có thể cả ngày cũng chưa chắc đã xong.

Vậy thì hôm nay, mọi chuyện chạy chửa và tang lễ đã tạm xong Tôi mựơn bài viết này để trình bày sự kiện và nhân đó tỏ lòng trân trọng cám ơn cảm tạ sự qúi mến an ủi và thăm hỏi của họ hang nội ngọai, thầy cô, bạn bè, và nhiều hội đòan tổ chức thân hửu trên tòan thế giới.

Gia đình Tôi không có con gái, chỉ đựơc hai trai, cho nên vợ tôi rất thương hai cô con dâu như chính con đẻ.

Con trai Tôi, Chu Qúy Võ, cũng là “cancer survive”.Nó bị lymphoma và đã chửa lành hơn ba năm, trứơc ngày chính thức kết hôn với Christine cách đây hai năm.

Lần đầu tiên Võ đưa Christine vào trung tâm trị liệu cancer UCSD , mấy y tá nhận ra hỏi:

-OMG.Vo, you again…?

-No.My wife…

Ai nấy đều lắc đầu, bày tỏ không thể nào tin rằng sự thưc lại có thể xãy ra như vậy.Cả hai vợ chồng cùng bị cancer ở tuổi qúa trẻ là chuyện qúa hiếm hoi trong lịch sử y khoa UCSD.

Trong gia đình, khi Christine quyết định kết hôn với Võ, ai cũng bàn ra tán vào đều khen ngợi Christine là ngừơi phụ nử có “Trái Tim Vàng”.

Chính cha của Christine đã từng gọi cell phone cho vợ chồng tôi bày tỏ ý định muốn hủy bõ mọi chuyện khi nghe tin con trai tôi bị lymphoma.Tôi cho biết tụi nó cả hai trên 30 lớn cả rồi , tùy tụi nó thôi. Ba Christine cúp phone tức khắc.

Hai đứa lấy nhau chưa đầy năm.Và vì công ăn việc làm travel nhiều qúa nên cùng nhau quyết định vài năm sau mới có con, không ngờ khi ở Chicago, Christine phát giác bị colon cancer loại ác tính cực độc vào thời kỳ thứ 3.

Tụi nó quyết định di chuyển về San Diego để gần gia đình lo chửa chạy cho Christine.

Sau 6 tháng xong chemo và radiation, căn cứ qua thử nghiệm bác sỉ cho biết tin vui Christine cancer free.

Nhưng không ai ngờ chỉ chưa đầy ba tháng sau, non ba tuần tới ngày hẹn “First follow check up”, lối 2 tuần trứơc giáng sinh, Christine bị nhức đầu khủng khiếp phải khẩn cấp vô lại bịnh viện UCSD.

Lần này, Christine phải chịu giải phẩu đầu để tháo máu và nước tích tụ đè ép màn nảo bộ tạo ra tình trạng đau đớn.Từ đó sức khỏe Christine yếu dần không còn khả năng sinh tồn. Cuối cùng hội đồng y khoa UCSD cho phép gia đình làm theo nguyện vọng cuả Christine là “về nhà chờ chết”.

Cô dâu đầu mới mất sau newyear hai ngày tên Christine Trần-Chu, pháp danh Chân Tịnh hưởng dương 33 tuổi. Số tuổi còn qúa trẻ đễ biết chấp nhận “chết”.

Một lần khi còn tỉnh táo, gia đình vào thăm viếng, tự nhiên Christine hỏi hai ngừơi chị sinh đôi của bà xả tôi:

-Năm nay Dì Vàng, dì Đỏ bao nhiêu tuổi rồi…?

-Hỏi chi vậy? Tụi tao mới 65 thôi…!

Khỏanh khắc im lặng có phần nào ngột ngạt nối tiếp bởi một tiếng thở dài rỏ rệt và mọi ngừơi nghe rất rỏ giọng Christine nói bỏ lửng như một lời than thân trách phận rất là tội nghiệp:


-Mấy dì, mấy cậu, ông Ngoại còn sống… Con mới 33…!

-Không sao đâu con, đừng nghĩ bậy, nằm đây vài bửa, bác sỉ trị hết bịnh con về nhà sống lâu hơn…Mọi ngừơi cùng buột miệng.

Trong khi đó, chồng nó gục đầu vào từơng cố gắng che dấu nước mắt và đè nén nỗi bất bình, không đủ lời giãi thích đích xác nguyên nhân căn bịnh tai ác của vợ nó do nhóm bác sỉ UCSD trị liệu colon cancer đưa ra cho gia đình biết:xuất huyết và nước trong nảo tạo ra chứng nhức đầu là một căn bịnh khác.

Colon cancer thông thừơng tái phát chạy vào những bộ phận gan, phổi, dạ dày… ở gần ruột hơn là chạy lên não bộ.

Tôi đứng lặng ngừơi cảm giác hụt hẩng , mất mát không thể nào tránh khỏi và qúa khó để diễn tả nói được thành lời với mọi ngừơi có mặt trong phòng ICU.

VN mình thừơng hay che dấu ngừơi bịnh không bao giờ cho biết sự thực.

Bác sĩ Mỹ căn cứ vào kết qủa thử nghiệm y khoa, họp thảo luận rồi đưa ra giãi pháp trị liệu và đề nghị cái gì nên làm cái gì không nên làm để cho gia đình con bịnh chọn lựa.Cho nên Christine biết hết mọi chuyện mới thực đau lòng

Christine mất Jan-03-13, hai ngày sau sinh nhựt Võ 37 tuổi Jan-05-13.Dịp này, ông ngoại kêu Võ tới chơi để an ủi . Hai ông cháu nggồi chung sofa Võ than thở:

- Hoàn cảnh con giờ đây giống ông ngoại…Cả hai đều mất vợ…

Võ sinh ở Mỹ, vốn liếng tiếng Việt rất ít ỏi.Trong khi đó nhà Christine hòan toàn sinh sống theo tập tục địa phư ơng Rạch Gía VN. Có lẽ, Christine dạy Võ nói tiếng Việt để tịên giao tiếp với gia đình nhà vợ nên nó đã nói với ông ngọai câu trên.

Mọi ngừơi nhìn hai ông cháu chênh lệch tuổi tác cả nửa thế kỷ cùng một cảnh ngộ chết vợ, bỗng thấy chạnh lòng ái ngại bâng quơ. Tự nhiên, Ông ngoại phá lên cừơi:

- Đừng buồn cháu… Ông ngoại mất vợ nhưng có bầy con…Cháu mất vợ còn qúa trẻ may mà chưa có con….Từ từ sẽ nguôi ngoai…

Trong cùng thời gian này Ông Chú vợ Vĩnh Cơ qúa vãng ở OC. Tang lễ diễn ra cùng ngày với Christine:Jan-7 và 8-2013.

Vợ chồng tôi đành thất lể không thể kính viếng. Chỉ nhờ bà con chuyển lời nhắn lại.

Tiện đây xin gửi lời chia buồn với các cô chú trong đại gia đình hòang tộc, đồng thời nguyện cầu Ôn vãng sinh cực lạc quốc.

Tang lễ Christine rất nhiều nứơc mắt tiếc thương của mọi ngừơi quen biết Việt Mỷ. Nhiều thân bằng quyến thuộc, bạn bè bỏ công ăn việc làm từ NY, Chicago, Ohio, Atlanta, Florida, San Jose, Houston, Dallas, Las Vegas, Orange County…đã không ngại đừơng đất xa xôi bay về tham dự đám tang.

Body view lần cuối cùng đã chậm trễ hơn dự định vì không ai nở nào nói lời chào biệt một cách nhanh chóng. Sự thương tiếc đã biểu lộ một cách qúa rõ ràng càng làm Võ khó lòng ngăn nứơc mắt, dù đã hứa là không khóc để Christine ra đi thanh thản “RIP”.

Trong cảnh tử biệt tiếc thương, lời kinh cầu nguyện phật A Di Đà tiếp dẫn vong linh Chritine về cỏi tịnh độ do thượng tọa trụ trì chùa Vạn Hạnh SD chủ xứơng đã có tác dụng làm dịu bớt sự đau khổ tột cùng của gia đình đôi bên.Xin cám ơn thầy Thiện Ngộ và ban hộ niệm chùa Vạn Hạnh.

Theo ý nguyện của Christine để lại “tất cả donation đóng góp đựơc chuyển tới cancer society”. Và di ảnh đưa về chùa Vạn Hạnh thờ chung với bà ngoại của Võ.

Với tư cách ngừơi cha Tôi xin cám ơn tất cả những ngừơi đến dự hai ngày tang lễ Christine và luôn cả mọi thăm hỏi chia buồn qua internet của nhiều ngừơi khác.Mọi sơ xuất, thiếu sót xin vui lòng hỉ xả.

Một lần nửa gia đình ba me và Võ: Vô Cùng Thương Tiếc Vĩnh Biệt Christine Trần-Chu.

Chu Mai- Thượng Châu

Ý kiến bạn đọc
20/01/201318:36:34
Khách
Ăn uống kiểu gì mà bị bịnh đó vậy.
13/01/201316:22:50
Khách
Xin thành thật chia buồn cùng gia đình ông.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,747,263
Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. 9, hiện định cư tại Greenville, South Carolina, tham dự Viết Về nước Mỹ từ 2002. Tác phẩm đã xuất bản: Hành Trình Về Phương Đông. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả là một cựu sĩ quan CSQG/VNCH, tù “cải tạo” gần 7 năm, định cư tại Nam California từ năm 1991 theo diện HO5. Cựu nhân viên Material Specialist (công ty ALCOA) đã nghỉ hưu năm 2012. Sau đây là bài viết của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, Viết về nước Mỹ 2009 với bài “Con Bé”, chuyện kể về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự viết về nước Mỹ từ 2001. "Tôi qua Mỹ năm 90, ở San Diego 2 năm và move qua quận Cam ở cho đến giờ," ông kể. Sau 8 năm lặng lẽ, Vĩnh Hầu góp thêm nhiều bài mới cho viết về nước Mỹ năm thứ mười và nhận giải danh dự. Mới đây, tác giả lại move từ miền Tây sang miền Đông. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả vượt biển đến Mỹ năm 1983, khi đúng 18 tuổi. Sau 30 năm định cư, bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một bài viết vui, đáng đọc. Phần minh hoạ được tác giả kèm theo bằng nhiều hình ảnh sống động, nhưng vì lấy từ mạng internet nên không tiện đăng lại.
Tác giả sinh năm 1939, hiện là cư dân Houston, Texas, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009 và đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Trước 1975, ông là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.Ra tù 1984. Vượt biên 1986.
Tác giả định cư tại Mỹ từ 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Song Lam là một tự sự, “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân”. Bài thứ hai của bà là lá thư chia sẻ chuyện chồng con, dâu rể với một tác giả Viết Về Nước Mỹ:
Đúng 40 năm trước, 29 tháng Ba 1973, là ngày toàn bộ quân Mỹ rút khỏi Việt Nam theo hiệp định đình chiến Paris. Nhân dịp này, bài viết về nước Mỹ hôm nay là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ còn nặng lòng với mảnh đất từng là chiến trường xưa. Tác giả bài viết, trước Tháng Tư 1975, còn là học trò, từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc. Mong Tôn-Nữ Thu Dung sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả tên thật là Nguyễn văn Hoa, sinh năm 1947 tại Quảng Bình, Việt Nam. Tốt nghiệp kỹ sư điện, học cao học và soạn luận án tiến sĩ kỹ sư (1970-75). Từ 1970 đến 1975 dạy đại học kỹ thuật tại Sài gòn. Năm 1975 định cư tại Hoa Kỳ, làm việc cho công ty tiện ích ở North Dakota cho đến năm 2012 thì về hưu. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.
Tác giả nguyên là một sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội. Sau tháng Tư 1975, ơng là người tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải danh dự 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến