Hôm nay,  

Thăm Viếng Bắc Mỹ và Canada (IITT)*

22/11/201900:00:00(Xem: 14940)

Bài số 5841-20-31618-vb6112219

 

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 

Hôm nay ngày thứ 3 trong cuộc hành trình 6 ngày. Chúng tôi rời khách sạn lên xe bus để viếng Ngàn Đảo. Nếu đi sớm (5g30-6giờ) được dùng điểm tâm trên tàu do tour guide đài thọ nhưng chẳng ai muốn thức sớm nên hướng dẫn viên cho điểm tâm ở... Mc Donald trên đường đi đến bến tàu. 

  Xe rời khách sạn 7g30. Có lẽ hướng dẫn viên đặt trước  nên khi đến Mc Donald chúng tôi không phải chờ lâu. Sau điểm tâm ai dùng cà phê nước ngọt  tùy ý. Các trưởng đoàn lấy thức ăn cho nhóm mình. Nhân viên bận tíu tít may mà đủ chỗ ngồi cho cả đoàn.

  Nơi bến tàu viếng Ngàn Đảo (Thousand Islands) có mấy tàu khác dưới bến. Tầng dưới của tàu bày biện như nhà hàng nhỏ, có bàn ghế cho thực khách. Phần lớn du khách ra ngoài sau đuôi hay ở đầu tàu, để nhìn và chụp hình cho dễ. 

  Tàu chạy chậm chậm trên dòng sông Saint Lawrence nước xanh hiền hòa, mặt nước phẳng lặng. Nhiều đảo lớn nhỏ nhô lên trên mặt nước. Trên đảo có nhà to và đẹp như biệt thự, có nhà chứa thuyền tàu sơn mầu mè xanh đỏ vui mắt hơn các nhà xe trên đất liền. Cây xanh, nước xanh  thật là thơ mông hữu tình. Một số nhà khác nho nhỏ ở gần gần nhà to. Có đảo chỉ có một cái nhà độc nhất giữa cây xanh và nước chung quanh. Nhà to thì có cầu tàu và vài tàu nhỏ dưới bến. Theo tôi nghĩ nơi đây là nhà nghỉ mát của nhà giàu, không thể là nơi định cư vĩnh viễn cho gia đình vì trẻ con phải đi học và cần giao du bạn. cùng trường cùng lớp. Lúc cả khi gia đinh chủ nhân về đất liền, người quản gia ở lại có thể  chán lắm vì chỉ có nước và cỏ cây, hàng xóm xa xôi. Nhà trên bờ sông to và rất đẹp, có cầu tàu, thuyền  tàu nhỏ vài chiếc dưới bến. Tôi liên tưởng mấy nhà giàu thôn quê miền Tây Việt Nam ngày xưa. Nhà giàu, nhà lớn thường  có ghe hầu  mui sơn màu xanh hay màu  trắng dưới bến để đi đây đó  như người thành phố di chuyển bẳng ô tô.

 Ngàn Đảo nằm dọc theo sông Saint Lawrence biên giới Hoa kỳ và Canada gồm gần 2000 đảo lớn nhỏ. Đảo to có thể đến 40 cây sô vuông, nhỏ nhất gầân 1 mét vuông cũng  gọi là đảo nếu quanh năm nhô lên khỏi mặt nước và có 2 cây  sống tươi tốt. Có khi trên đảo có người, có khi không ai ở. Các đảo to có công viên, cây cảnh đẹp mắt, có nơi câu cá. Thức ăn mang ra từ đất liền, có điện... Trên các đảo to có lâu đài như lâu đài Rest, lâu đài Singer và lầu đài Tình Yêu (Love Castle) nhiều người biết tiếng, xin kể chuyện Lâu Đài Tinh Yêu sau.

  MONTREAL:

  Chúng tôi đến Montreal vào buổi chiều. Đoạn đường từ Toronto qua Ngàn Đđảo đến Montreal dài 411 dặăm. Sau khi rời Ngàn Đảo, ăn trưa chúng  tôi đến nhà thờ St. Joseph lúc 6 giờ chiều thay vì 5 giờ như dư định. Trời mưa, xe chạy chậm và  bị  kẹt  nên đến nhà thờ Montreal muộn cả tiếng. Thành phố đẹp  duới ánh đèn. Cao ốc khắp nơi. Trời hơi lạnh, lá cây đổi màu đó đây. Chị Ngọc Thanh và tôi có hẹn gặp mấy chị bạn ở nhà thờ St.T Joseph nhưng thấy muộn và trời mưa nên không hy vong mấy chị còn chờ. Không liên lạc  được qua điện thoại. Thế mà gặp nhau, mừng ơi là mừng. Người nào cũng khoác áo mưa. Mấy chị chờ vì biết thế nào chúng tôi cũng đến. Các chị đưa Ngọc Thanh và tôi viếng nhà thờ, chỗ này, chỗ nọ như tour guide chuyên nghiệp: phòng nguyện, nhà ăn, mộ thánh Joseph, thánh đường chính, lên lầu, xuống lầu, quẹo trái, quẹo phải... không sợ lạc đoàn vì chỉ có một lối mà thôi. Nhà thờ đang sửa lối đi khác. Chị đưa đến nơi toàn là nạng, gậy của người bệnh bỏ lại sau khi lành bệnh. Chị cho biết thường đến nhà thờ cầu nguyện nên rất rành đường lối trong nhà thờ. Nhà thờ St.T Joseph xây từ năm 1904, lớn nhất Canada, nổi tiếng về kiến trúc, lớn rộng và linh thiêng liêng.

  Tôi còn hai cô  bạn  thân mến Sao Khuê và Tiểu Thu cư ngụ tại đia phương mời ăn tối nhưng chúng tôi phải lên đường về khách sạn  Gouverneur, cách nhà thờ chừng  3 tiếng, đành từ chối mà... tiếc lắm vì đã lâu không gặp nhau.

 Được biết Montreal ngôn ngữ chính tiếng Pháp nhưng 50% nói được tiếng Anh cả tiếng Pháp, là thành phố lớn nhất  bang Quebec, đông dân cư thứ nhì Canada. Montreal có nhiều trường Đại học nhất nước, có nhiều người Việt và du học sinh

  Theo lời người bạn sống lâu năm Canada cho biết Canada có 4 mùa, đẹp nhất mùa Thu và lạnh nhất mùa Đông. Chị gởi hình ảnh mùa tThu cho tôi xem với lá  vàng, vàng cam, hồng hồng, đỏ như mặt trời lúc bình minh, đẹp tuyệt đẹpơi là đẹp. Mùa Đông Montreal lạnh và có tuyết từ tháng 12 đến tháng 3, tuyết cao khỏi đầu gối và không tan. Mặt hồ nước đông thành đá. Tuy nhiên bảo hiểm sức khỏe tốt và dễ tìm việc làm nên vẫn đông dân cư ngụ.

Nhớ có lần chị bạn và tôi đi Montreal thăm 2 vợ chồng người bạn học cũ, được anh chị đưa đi xem thịi xã thấy cao ốc san sát nhau. Anh chị cho  xem Tòa án, sở Tài Chánh, City Hall và nhà thờ St.T Jpseph nhưng không vào bên trong nhà thờ. Down Ttown Montreal người qua lại đông đúc, vỉa hè rộng nhưng không bầy hàng bán hàng hóa ngoài  lề đường như Toronto. Có nghệ sĩ đánh đàn cho người khác nhún nhảy theo điệu nhạc hay người y phục chỉnh tề, đứng yên như pho tương với cái nón lật ngửa trước mặt. Ai muốn chụp hình chung thì bỏ tiền vào nón. Anh chị cũng đưa chúng tôi ra bến tàu. Nhiều tàu lớn nhỏ xinh xắn đậu dưới bến. Hai bên cầu tàu toàn cửa hiệu bán quà lưu niệm hay thức ăn. Nghe đồn vườn hoa Monhtreal có nhiều hoa lạ và đẹp nhưng chúng tôi không có thì giờ để thăm viếng.

 Tuy thời gian qua đã lâu nhưng sự ân cần và tình cảm ngọt ngào anh chị Song An, anh chiị Thuần, Ray bạn đồng môn với nhà tôi vẫn là kỷỹ niệm đẹp với tôi.

  BOLDT CASTLE  or  Love Castle:                         

  Buổi sáng chúng tôi đươc tàu chở  lòng vòng dọc theo sông St. Lawrence xem phong  cảnh và các  nhà lớn nhỏ trên Ngàn Đảo nhưng không lên bờ.

  Cách đây ít lâu tôi có dịp thăm đảo Heart Island do vợ chồng bạn ở Ottawa đưa đi. Tôi xin ghi lại để quý vi chưa đi có chút  khái niệm. Từ Ottawa  đến bến tàu đi Ngàn Đảo  mất khoảng 90 phút lái xe. Vé mua thăm đảo, giá khác nhau tùy loại 2 hay 3 tiếng .

  Boldt Castle nằm ở Heart Island, một trong các đảo lớn nhất ở Ngàn Đảo. Cách kiến trúc như thời Trung cổ xa xưa: tường đá, lầu tháp hình tròn nóc nhọn cao nghều. Sân trước, sân sau lâu đài rất rộng, cây cảnh cỏ hoa xinh đẹp. Gần lâu đài có khu picnic rộng rãi, cây to bóng mát, cỏ xanh. Nơi nào có bàn và băng gỗ được lót gạch sạch sẽ... Từ nơi picnic có thể hình thấy The Boldt Yacht House màu đỏ thẫẩm nổi bậtc trên mặt nước xanh. Nơi đó ngày xưa chứa những chiếc Yacht và tàu, thuyền chủ nhân. Gian chính nhà này cao 64 feet, chứa được thuyền có cột buồm cao. Cạnh house boat có nhà cho nhân viên sửa chữa lâu đài cư ngụ. Từ cầu  nhìn lên có kiến trúc khác nhỏ hơn lâu đài, tường đá, tháp tròn, nóc nhọn có tên "Mini Castle" hay "Clock Tower". Chung quanh Mini Castle toàn nước, nối  với đất liền có cầu đá hình vòng cung xinh xắn. Tàu chạy trên sông ngang qua cũng thấy Mini Castle. Có người cho nơi đó chủ nhân nghỉ ngơi hay đọc sách. Năm ấy hai chị bạn tôi vào thăm bên trong Mini Castle, tôi chờ ở đất liền với người bạn khác.

  Lâu đài Boldt có 5 kiến trúc tất cả: Powerr House, The Henry, The Arch, The Alter House và The Stone Gazebo. Mỗi  kiến trúc  diệên tích to bé và kiểu xây cất khác nhau. Chúng tôi vào thăm lâu đài chính. Xinh đẹp tỉ mỉ nhưng tầng lầu chót chưa xong. Có 6 tầng tính từ tầng trệt đến các tháp hình tròn. Có hồ bơi trong nhà (indoor swimming pool), có thang máy, 120 phòng, 365 cửa sổ. Đứng phòng nào nhìn qua cửa sổ cũng thấy trời, nước, cỏ hoa dưới sân. Vào lâu đài như lạc vào thời Trung cổ với phòng ăn  thật rộng rãi, màn cửa  xinh đẹp, trang trí huy hoàng có thể chứa hàng trăm thực khách khi yến tiệc và cả trăm gia nhân, người giúp việc.

   Ông Boldt người Prussia đến Hoa Kỳ lập nghiệp khi còn rất trẻ, thành công trong kinh doanh, làm chủ tịch các công ty và giám đốc ngân hàng, có nhiều khách sạn ở New York và Philadelphia. Ông mua đảo Hart Island đổi tên là Heart Island để tặng bà Louise Boldt, người vợ ông cưới khi 26 tuổi và bà 15 tuổi. Lâu đài sắp hoàn thành năm 1904, bà Louise qua đời vì bệnh tim khi bà 41 tuổi. Ong Boldt đau lòng điện ra đảo cho công nhân ngừng việc xây cất và mọi người thu dọn hành trang, dụng cụ trở về đất liền. Bao nhiêu đồ dùng trang trí đắt tiền mua từ Pháp, Ý như tranh, thảm, bồn tắm, gạch... bỏ mặc gió mưa làm hư hỏng. Lâu đài bỏ hoang đến 73 năm sau, 1977 hãng THOUSAND ISLAND BRIDGE mua lại, tiếp tục công trình, tân trang, trồng cây cỏ, hoa lạ, làm lâu đài thêm phần sinh động tươi vui, thành địa điểm du lịch với mọi tiên nghi, thu hút du khách ngày thêm đông đảo. Hãng dự định dùng tiền bán vé để bảo trì, giữ gìn lâu đài mãi xinh đẹp như một di tích lịch sử cho thế hệ mai sau.

Ngày nay tầng một lâu đài như bảo tàng viện, trưng bày hình ảnh từ lúc ông mới mua  đảo và lúc ông bắt đầu xây cất. C, các quyển sách nhỏ nói về sư nghiệp và tình yêu vô cùng của ông với người vợ đảm đang xinh đẹpp, là nguồn cảm hứng của ông trong việc kinh doanh khách sạn và ngân hàng... Trong lâu đài có lối đi dành cho người tàn tật, có nhà vệ sinh... Con đường từ bến tàu vào lâu đài, các nơi picnic được lót gạch sạch sẽ, có nơi bán quà lưu niệm, thức ăn dọc theo lối đi. Du khách có thể nghỉ ngơi thoải mái chờ tàu ra đón về đất liền. Phương tiện thăm viếng đảo dễ dàng bằng thuyền máy hay tàu lớn nhỏ hoặc water taxi. Lâu đài mở cửa cho du khách thăm viếng vào tháng 5 đến giữa tháng 11 khi khí hậu ôn hòa, cỏ hoa xinh đẹp.

   Khi thăm viếng lâu Boldt tôi lẩn thẩn nghĩ  đến sức mạnh tình yêu, sự quan trọng của người vợ với chồng từ xưa đến nay, từ vua đến thường dân. Ngày xưa vua Tự  Đức trong bài " Khóc Bằng Phi" viết:"

 

   Đập cổ kinh ra tìm lấy bóng,

      Xếp tàn y lại để dành hơi.

 

  Ông Boldt người thông minh tài giỏi nhưng khi người vợ yêu thương qua đời, ông chẳng màng đến công danh sự nghiệp. Lâu Đài Tình Yêu ( Love Castle ) huy hoàng, tráng lệ có thể tồn tại hàng thế kỷ như chứng tich cho mối tình chung thủy, lãng mạn sẽ lưu lại cho thế hệ mai sau. Khi tàu chạy ngang qua lâu đài Boldt thấy Mini Castle, hoa cỏ tươi tốt trên bờ trong khu vực lâu đài tôi lại nhớ chuyến thăm viếng lâu đài mấy năm trước và sự hiếu khách của anh chị TH & và Ray,  chị Sơn, anh Châu, anh chị Song An khi chúng tôi đến Canada. Tuy không gặp gỡ nhưng tôi vẫn nhớ sự tử tế các lòng tốt anh chị trước kia cũng như, sự chu đáo ân cần của ban tổ chức, các trưởng nhóm và quý anh chị trên xe trong chuyến thăm viếng Bắc Mỹ và Canada vừa qua.

Tôi chợt nhớ lời nhắn nhủ trước khi hát của một thành viên trẻ trên xe, đại ý " hãy nói lời yêu thương  để cuộc đời tươi đẹp hơn...". Riêng tôi ước mong người Việt Nam ở quê hươngtrong nước hay như Hoa Kỳ đều được an vui hạnh phúc trong tình yêu thương của gia đình, bằng hữu, đồng nghiệp, đồng môn, đồng bào...

  Bên ngoài trời trong nắng đẹp, chim hót líu lo, hoa cúc rực rỡ đón chào mùa Thu an lành, tươi vui. Ngày hôm sau cả đoàn sẽ viếng Quebec, Canada và Boston, Hoa kỳ.

Thăm Bắc Mỹ

 

   Ngơ ngác đàn nai giẫm lá vàng

  Viếng thăm Bắc Mỹ lúc Thu sang.

   Đường xa trăm dặm vui ca hát,

    Qua đồi lên núi chẳng phàn nàn.

  Ngàn Đảo, lâu đài thật quá sang,

Toronto, Mộng Lệ An đẹp, khang trang.

  Nhà thờ St.T Joseph hơn trăm tuổi

   Cầu mong dân Viêt được  an nhàn.

 

Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
07/03/202418:12:04
Khách
Bài viết rất hay! Tác giả là GS Đệ nhị cấp trước1975, tại Sài Gòn, nhưng dùng chữ thấy lạ: "ô tô", "bang".
Có những tiếng Anh hay Pháp và Việt; sai chánh tả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến