Hôm nay,  

Bề Trên...

19/11/201900:00:00(Xem: 16254)

Bài số 5838-20-31618-vb3111919

 

Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.

 

***

 

  1.

   Tôi đã từng bỏ ra nhiều thời gian, công sức để cố gắng hiểu tâm tư tình cảm, đặc biệt là hành động của thằng Bóng trong hãng tôi. Nhưng kết luận cuối cùng của sự kém hiểu biết mà thích nghiên cứu lớn của tôi chỉ kết luận được: Nó là người bề trên.

   Rất đơn giản trong giản thích hạn chế về tri thức của tôi. Đơn giản như khi tôi còn nhỏ mà để lộ cho người lớn biết về một âm mưu mà tôi sắp thực hiện: như bụm một nắm cát rồi giấu tay vào trong áo và đi tìm thằng nào đó trong xóm để phục thù, tức là đi đánh lộn có chuẩn bị trước, tính toán sẵn là bất ngờ tung nắm cát vào mặt đồi thủ, lúc nó lo dụi mắt thì tranh thủ dộng nó vài dộng cho hả tức bị nó ỷ lớn ăn hiếp nhỏ, rồi thì ba giò bốn cẳng chạy cho nhanh chứ nó thộp được cổ mình sau khi dụi mắt thì mềm đòn với nó; như lần khác, tôi lặng lẽ ngồi bẻ cọng kẽm gai thành cái móc, rồi cột vô cây trúc dài như cây cần câu, tức là chuần bị đi hái trộm trái nhà hàng xóm; lần khác, lặng lẽ đi hái trái ớt hiểm thật đỏ cho thật cay ngoài vườn, rồi vào nhà lặng lẽ, khéo léo nhét vô giữa miếng thịt ba chỉ kho để trả thù con chó dữ nhà bên... Có thể mẹ tôi nghĩ là tôi đang làm bài tập mà cô giáo cho bài tập về nhà làm như làm toán, em tập làm văn, thì cũng có hôm làm thủ công, là chế biến ra đồ vật gì đó để đem vào lớp nộp cho cô. Chỉ khi mẹ ghé mắt qua bàn học của tôi thì mới biết là tôi đang làm bàn bầu cua cá cọp để đen đỏ với trẻ nhỏ chơi bao thuốc lá xếp hay chơi nắp khoén đập dẹp như tôi trong xóm; khi tôi bị đứt tay với con dao cau sắc lẹm của bà thì mẹ tôi mới biết là tôi làm diều chứ không phải làm lồng đèn Trung thu để đem vào lớp, vào trường gì hết... Với tất cả những âm mưu khi bị phát hiện, mẹ tôi thường khuyên: "Con làm gì thì trời phật, ông bà tổ tiên ở trên cao đều thấy và biết hết. Đừng làm những chuyện sai quấy như thế nữa..." Thường là sau đó tôi suy nghĩ cách khác. Khác đến không ngờ cũng không phải khó, nhưng bề trên biết hết mới đáng lo vì mình không thấy được họ mà họ theo dõi mình từng phút từng giây như mẹ tôi nói thì quả là đáng ngại bề trên! Dù điều đó không khiến tôi sợ hãi, nhưng nó thường chạm đụng vào sự hữu thần bẩm sinh hay di truyền gì đó trong cậu bé, làm tôi biết e dè bề trên khi có âm mưu.

   Tóm lại trở lực đáng gờm nhất của tôi khi nhỏ là bề trên, cái bề không ai thấy được mà lại biết hết âm mưu dưới trần thế!

   Rồi ai cũng qua thời quậy phá lung tung từ trong nhà ra xóm làng. Tôi cũng vậy cho tới hôm cuối tuần không đi đá banh từ sớm mà ngồi nhà đợi người bạn sẽ ghé nhà tôi chơi cho biết nhà. Các anh chị tôi về sau mới nói về tôi vào sáng ngày trọng đại đó. Nào là tôi đi tắm rửa sớm, ăn mặc tươm tất hơn bình thường; đi ra đi vào lóng cóng tay chân nên xếp lại kệ sách cho ngay ngắn; quét nhà, quét sân nữa mới ghê chứ...

   Rồi thì bạn tôi đến. Tôi ra đón bạn từ ngoài ngõ. Dắt cái xe đạp của bạn tôi vào sân nhà. Bạn tôi khen giàn bông giấy đẹp quá, nhưng có khi nào nó sập giàn bất tử không vậy? Tôi chỉ thấy đỏ hồng đôi má bạn tôi vì đạp xe hơi xa và trời hôm ấy nhiều nắng, nhìn bạn rất dễ thương; nhưng câu tiếp theo bạn nói sau khi chào hỏi đã làm chị tôi... như tiếc ly nước sâm chị bưng từ dưới bếp lên để mời bạn tôi uống, vì chị đã nghe được bạn tôi nói chuyện với tôi, "Trời ơi! Em đạp xe theo như anh chỉ đường. Hồi thấy được cái chùa gỗ, em mừng hết lớn vì biết là mình đi đúng đường rồi, và cũng gần tới nhà anh rồi. Cái chùa gỗ lớn tới em chưa từng thấy, cái chùa đó mà cháy thì phải cả tuần mới hết lửa ha anh..."

   Rồi thì chị tôi cũng lấy lại được bình tĩnh để mời bạn tôi uống nước chứ không hắt ly nước sâm vào mặt kẻ trù ẻo cháy chùa cả tuần lễ. Chị tôi nói với bạn tôi, "Em ngồi chơi đi, uống nước sâm chị mới nấu đi. Sao cứ đứng hoài vậy?" Bạn tôi trả lời, "Dạ. Em đứng được rồi chị ơi! Đứng nói chuyện chút rồi em về. Ngồi xuống ... một lát mất công đứng dậy để về quá!"

   Hồi bạn tôi về thật rồi. Tôi từ ngoài ngõ mới trở vô tới sân nhà thì chị tôi đã nói, "con nhỏ bạn em xinh thật là xinh, nhưng nó như người bề trên..."

   Từ đó tôi thấy ngoài đường không chỉ bạn tôi mà nhiều người như thế lắm! Vô trường thì mấy đứa té giếng, hay bị đẻ rớt chỗ gốc cột đèn; mấy đứa khờ khờ, khùng khùng, tửng tửng, chạm dây, ít tỉnh, sáng nắng chiều mưa... bất kể là trai hay gái, hay thành phần thứ ba, đều được gọi là người bề trên.

   Chẳng lẽ người bề trên khi tôi đã lớn là những người tôi thấy được họ, rất rõ; nhưng họ lại không thấy, không biết gì hết? Dù chỉ là một chút xã giao, một lời khiêm tốn, một chút đồng cảm, một sẻ chia tế nhị với đồng loại...

2.

Bây giờ tôi đã hết lớn từ lâu rồi, nhưng vẫn sợ mình hồ đồ khi kết luận thằng Bóng trong hãng tôi là người bề trên, dù nó khác hết những người thường như chúng tôi. Nó khác từ dáng đi, kiểu đứng; lời ăn tiếng nói của nó cũng khác lạ nhiều; Hành động của nó càng khó hiểu vì không ai lường được sẽ dẫn tới kết quả nào? Như nó chửi tắt bếp con nhỏ Mỹ đen bị đứt dây thần kinh thẹn vì không biết mình là ai? Tôi cũng thấy con nhỏ đó thuộc về bề trên với nhiều lời ăn tiếng nói và hành vi của nó lắm. Nó không chồng mà có hai con thì thường tình ở Mỹ, nhưng một mẹ hai con với đồng lương công nhân thì sao phải lái xe mướn Mercedes đi bấm thẻ ăn giờ? Sao không mua cái xe vài ngàn đã dư sức lái từ chung cư nó ở tới chỗ làm, đi chợ cho đỡ tốn kém đồng lương vốn đã ít ỏi. Đâu cần ăn mặc hầm hố như mới dưới địa ngục lên với quần áo tả tơi những lỗ thủng cố tình nhưng sai vị trí... để phải chửi tổng thống Trump tắt bếp về việc không cho hai đứa con của nó được ăn trưa không tốn tiền trong trường nữa. Nó chửi tổng thống như chửi chó hôm trước thì hôm sau nó than thở với mọi người về con chó của nó bị bệnh, phải đi bác sĩ thú y. Nó tốn cả ngàn đồng rồi mà con chó của nó chắc không qua khỏi. Nay nó không biết tiền đâu để lo mai táng và mua đất nghĩa trang cho con chó của nó. Nó còn định tổ chức một buổi thắp nến nguyện cầu cho con chó của nó được về còi vĩnh hằng bình an... Nó đã khóc hết nước mắt với giải thích của bác sĩ thú y là con chó của nó bị một loại vi trùng tấn công vô não. Nếu tiến hành chữa trị cho con chó thì bác sĩ cũng không biết là vài chục ngàn hay vài trăm ngàn đô la. Theo bác sĩ là ngoài khả năng của chúng ta, nên ông khuyên nó chấp thuận cho chích thuốc chết cho con chó là giải pháp khả thi nhất cho đôi bên vì con chó sống thêm ngày nào là đau đớn cùng cực ngày đó với vi trùng độc hại cứ ăn vào não của nó; nhưng cứu nó thì người chủ phải là triệu phú cũng chưa chắc dám bỏ ra vài trăm ngàn để cứu con chó của mình.

   Nó chửi ông bác sĩ thú y là... y như thú. Nó cà thẻ nhựa trả tiền cho ông nhưng tiền không có trong thẻ nhựa thì từ từ nó trả, chuyện tiền bạc sao đem ra so đo với sinh mạng một con chó.

   Thằng Bóng chửi tắt bếp con Mỹ đen đứt dây thần kinh thẹn vì không biết xấu hổ? Đồ high-class mà low income. Ba mẹ già của nó cần giúp đỡ thì nó từ chối vì nó thân một mình phải nuôi hai con. Còn con của nó thì ăn trưa free trong trường bằng tiền thuế của mấy thằng đi làm như chó là bọn mình, luật mới không cho lợi dụng chính phủ quá đáng nữa thì nó chửi tổng thống. Con nó bệnh thì đi nhà thương thí cho chính phủ lo, cũng bằng tiền thuế của lũ chó đi bấm thẻ ăn giờ. Còn nó thì lo mai táng với đất chôn cho chó, còn thắp nến nguyện cầu... cái con bà nó. Em chửi nó tắt bếp, mà quăng luôn hộp quẹt chứ đừng hòng nhúm lửa lại...

   Mặt Bóng đỏ phừng phừng như cơn giận dữ của nó về con Mỹ đen high-class mà low income; Con đứt dây thần kinh thẹn nên không biết mình là ai? Còn Bóng làm gì thì nó cũng không biết luôn về hành động, hành vi của nó vì con nhỏ Mỹ đen nghỉ làm hai ngày để lo chạy tiền, mượn nợ để trả tiền bác sĩ cho con chó của nó vì văn phòng bác sĩ đòi đưa nó qua cho tụi đòi nợ xấu. Hôm trở vô làm lại, nó ôm thằng Bóng khóc sướt mướt, cảm ơn hết lời vì cả hãng chỉ mỗi thằng Bóng giúp nó hai trăm đồng để trả tiền bác sĩ thú y, cho ông ấy không đưa nó qua cho tụi đòi nợ xấu. Nó sẽ không mướn xe Mercedes được nữa, không mướn chung cư được nữa...

   Chẳng biết xác con chó chết về đâu khi tiền bác sĩ không có để trả thì nói gì tới lễ tang, đất chôn, lễ tưởng niệm, thắp nến nguyện cầu... Con nhỏ Mỹ đen là người bề trên kiểu Mỹ, sao ta?

   Tôi nhận diện được người bề trên từ xa xưa là những người không hiện hữu nhưng thấy và biết hết mọi chuyện trên đời. Đến thời khủng hoảng di dân toàn cầu thì người bề trên là những người không biết gì hết về cõi trần tục này rất đau khổ với người chết mọi cách chỉ vì trốn chạy chính quê hương mình. Người bề trên không biết gì hết nên trần gian này tiếp tục chết đủ kiểu bởi chiến tranh, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, kỳ thị cho tới hôm nay và không có gì bảo đảm là sẽ kết thúc. Nay tôi mới biết thêm một dạng người bề trên cập nhật là họ chửi hết lời, nhưng lại đổi ý thương cảm hết sức sâu sắc với cùng một nạn nhân, một vụ việc... Nên đã từ lâu tôi không hiểu hết câu Bóng hay hát nghêu ngao một mình khi làm việc, lúc trên những lối đi dài như hành lang bệnh viện trong hãng. Bóng cứ hát mãi một câu, "ai cho tôi tình yêu..." Thì ra muốn có tình yêu, trước hết người ta phải bớt mưa nắng lại thì mới có người dám yêu, chứ mưa nắng quá thì tình yêu nào chả úng gốc hay cháy lá...

   Chắc tôi sai rồi khi đồng hoá bề trên với những bất thường đương đại dưới trần thế. Nhưng để hiểu cho đúng thì lại không có khả năng khi nhìn mỗi người bằng mắt thì khác biệt, nhưng nhìn bằng tâm thì ai cũng có lý lẽ riêng của mỗi con tim...

   Văn minh đã tạo nên một bề trên của những bề trên xưa cũ là bề trên hiện hữu không có ý thức về việc mình làm, nhưng lại rất ý thức về những việc làm nên mình chăng?

 

Phan

Ý kiến bạn đọc
25/12/202205:33:42
Khách
chloroquine phosphate buy online usa http://hydroxychloroquinex.com/
11/12/202212:06:54
Khách
<a href="http://www.candipharm.com/
">http://www.candipharm.com/</a>
21/12/202109:44:01
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis without a doctor prescription</a> cheap cialis
17/12/202123:45:24
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">can i take cialis with daxpoteine</a> cialis alternative
10/12/202107:23:45
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis without a doctor prescription</a> cialis 20mg
06/12/202116:38:54
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">generic cialis</a> buy cialis online
08/11/202102:02:29
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">can ubuy cialis on streets</a> buy cialis online
01/11/202111:21:14
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis generic</a> cialis dosage
22/05/202102:33:15
Khách
buy aralen dolquine <a href=" https://chloroquineorigin.com/ ">aralen price usa </a> hydroxychloroquine aralen https://chloroquineorigin.com/ - chloroquine coronavirus
25/02/202114:41:07
Khách
https://genericviagragog.com what is viagra
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến