Hôm nay,  

Tôi...Bơi, bơi..bơi...

28/10/201900:00:00(Xem: 11070)

Bài số: 5821-20-31618-vb2102819

 

Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. 

 

***

 

Cuối tuần vừa rồi đi chơi với mấy cháu, mà thiệt ra là chạy theo tụi nhỏ, coi tụi nó chơi những trò chơi nước, bơi lội ... chợt nhớ mình cũng đã từng “giựt” Huy chương đồng về bơi lội.

Ui chà, ai sao thì không biết chứ tôi rất khâm phục những người biết bơi. Tôi tuy là dân phố biển, thời thơ ấu nhà ở gần biển, đi bộ vài phút là chân đã chạm với sóng biển, vậy mà tôi chẳng biết ... bơi ra làm sao!

 

Tôi lớn lên vào những năm tháng sau biến cố tháng tư năm 1975, "đời sống buồn như cỏ khô". Phố biển quê tôi vẫn rì rào tiếng sóng nhưng cuộc đời tôi thì lại lắm đau thương. Không còn những lần đi dạo biển nhặt vỏ ốc vỏ sò về, áp vào tai để nghe tiếng thì thầm của biển. Không còn lang thang ở bãi biển Thanh Bình ngắm qua bên kia Tiên Sa, ngọn Sơn Chà có đài Ra đa lưng chừng núi, mây lảng đảng vờn quanh.

Nhớ lại những năm tháng sau đó, bãi biển gần nhà tôi cũng đông nghịt người vào mùa hè, nhưng là phong trào đi tắm biển để trị bệnh ghẻ ngứa. Cả làng, cả xóm, cả thành phố; già trẻ bé choai ... ai cũng ngứa, cũng lở ... Sau này tôi mới biết là do ăn uống thiếu thốn, vệ sinh không chuẩn mực mà sinh ra những bệnh ngoài da. Mùa nắng tôi cũng đi bộ ra biển tắm, nhưng chỉ ngâm cho hết ngứa, chẳng biết hụp mà cũng chẳng biết bơi là gì.

 Và ... rời trường học thì tôi lại như ngộp thở vì phải chìm nổi giữa ... hai dòng nước xoáy của cuộc đời. Chắc tại tôi không biết bơi nên cứ phải ngáp ngáp rồi uống nước. Dưới biển thì sặc nước biển mặn chát, lên bờ, giữa dòng đời thì nuốt nước mắt vào lòng. Không biết nước biển và nước mắt, thứ nào mặn hơn?

 

Trở lại chuyện ... bơi. Khi đời sống tạm ổn định nơi quê hương thứ hai, những dịp nghỉ phép cùng gia đình, chúng tôi thường chọn vùng biển để thư giản. Biết mình đã thuộc lớp cao niên nên khi ra hồ, ra biển ... tôi chỉ lội lội, tạt nước với mấy đứa cháu cho vui thôi. Các em tôi thường ghẹo: Đi biển mà không ướt tóc vì chị quên mang theo cái gàu! Tôi không biết cả hụp mặt xuống nước vì ... sợ. Nói chuyện với mấy bạn còn ở lại ĐN, hầu như mùa hè đứa nào cũng sáng sáng đi bơi, chiều chiều đi lội để giảm căng thẳng. Tôi thầm nghĩ con đường bơi lội của mình chắc hẹn lại kiếp sau thôi.

Mấy năm trước, giữa tháng 8 năm 2014, đứa em gái út không biết mò mẫm ở đâu, kiếm được một chỗ dạy bơi gần nhà nó. Vì đã cuối mùa hè nên học phí hơi giảm. Con em "hồ hởi phấn khởi" gọi tôi giải thích: Khoá học 5 tuần, bảo đảm sẽ biết bơi; mỗi tuần mình học chỉ một ngày ... À ... Mỗi ngày học 45 phút. Ý trời! Tôi kêu thầm, nghe hùng hổ quá, vậy mà rốt cuộc tập có 45 phút một tuần? So với đầu óc lẩm cẩm, tay chân chậm chạp và thân thể tròn trịa như mình thì chắc dạy xong khoá học thầy sẽ giải nghệ thôi vì học trò dở tệ, mất mặt Thầy. Khi tôi nói ra ý này, con em kiên nhẫn rủ rê, bảo là hai chị em đều không biết gì nên cùng nhau học lớp "vở lòng" về bơi lội để ... chị em cùng ngu cho đủ cặp! Thế là tôi dại dột đồng ý.

Chiều thứ ba, sau khi ăn trái chuối lót dạ, tôi lái xe xuống nhà nhỏ em để cùng đi. Hai đứa giỏ xách, khăn, áo tắm đầy đủ. Thật ngỡ ngàng vì lớp học nay chỉ có 3 mạng. Hai chị em tôi và một cậu nhóc 11 tuổi nhỏ nhắn, khá lanh lẹ.

 

Atlanta Swimming là một trung tâm bơi lội khá lớn, khi chúng tôi đến thì các cô cậu bé bé đang còn tập bơ. Lớp chúng tôi phải đợi nhóm này xong, ra về thì mới bắt đầu. Em gái tôi chọn lớp tối để thời gian được dễ dàng, do đó chúng tôi sẽ bắt đầu từ 8:15 PM đến 9:00 PM# là xong!

Huấn luyện viên là một Thầy trung niên, dĩ nhiên là cường tráng và thật vui tánh. Buổi học đầu trong một hồ bơi nhỏ, nước ấm, em nào cũng được Thầy phát cho một kính đeo mắt và hai sợi noodle (bún); tức là phao xốp dài dài giống cọng bún khổng lồ . Khi học thả nổi hay bơi ngửa thì Thầy cho mượn thêm một tấm phao nhỏ. Tôi là học sinh cao niên nhất lớp nên có phần chậm hơn. Cậu bé con 11 tuổi là lanh lẹ nhất. Em gái tôi cũng khá! Chúng tôi làm theo lời hướng dẫn của Thầy, dĩ nhiên là uống nước no bụng. Tôi thì mệt đứ đừ, Thầy nhìn thấy nên hay cho tôi nghỉ xả hơi, để ý đến hai em kia nhiều hơn. Đến lúc tôi đuối, tưởng muốn ngất thì vừa... hết giờ. Hú hồn, tôi nói với nhỏ em: May là họ không cho mỗi buổi 1 giờ#, nếu không chắc chị bỏ xác lại dưới hồ!

 

Tối đó về nhà... bụng đói, tay chân rả rời, tôi ăn vội chén cơm, tắm sơ qua, chưa kịp sấy khô mái tóc thì mệt quá leo lên giường nghỉ. Ai dè tôi khò luôn một giấc tới sáng mai.

Qua buổi học thứ hai, thứ ba em gái tôi đã có chút tự tin khi xuống hồ. Tôi thì hơi tệ, quơ tay thì quên chân. Quơ chân thì bụng chìm xuống. Quơ đầy đủ thì chỉ nổi trên mặt nước chứ không di chuyển được tí nào. Thầy phải đưa tay kéo dùm. Gần đến cuối buổi học tôi mới tự quậy được chút xíu. Tuy nhiên Thầy cũng khen giỏi! Sang buổi học thứ tư thì Thầy dạy thêm về nằm ngửa thả nổi và học lặn dưới nước. Trước khi chấm dứt buổi học Thầy bắt ba đứa qua hồ lớn hơn, nước lạnh, để bơi tự do. Thò chân xuống đã ê ẩm, hai chị em khởi động chút xíu rồi cũng phải gồng mình. Một chút sau thì bớt lạnh. Thầy yêu cầu mỗi đứa phải bơi tự do từ bên này qua bên kia. Tôi năn nỉ Thầy cho mượn cọng phao bún lót ngang dưới ngực. Chắc vì nước lạnh quá nên tôi đành phải quậy tứ tung, tôi bơi được nửa đoạn thì mặt mày xanh lét, ngực đau, khó thở.... Thầy thấy tôi đưa tay xoa chỗ trái tim nên ra hiệu cho tôi ngưng, ... để thở. Chắc Thầy sợ tôi đứng tim chết ngất! Tôi gắng bơi thêm vài lần dưới hồ nước lạnh, gắng hết sức mình, tôi thầm nghĩ, mình đã biết chút kỹ thuật, chỉ cần cố gắng! Sau buổi này, tôi vui hơn vì tự mình có thể làm vài động tác di chuyển dưới nước.

 

Trời ơi, tối đó về nhà tôi mệt phờ người, nuốt cơm không vô. Không dám cho anh xã biết vì sợ ảnh bắt tôi nghỉ học. Cả đêm ngủ không được. Tôi tự biết sức khỏe mình, không nên cố hết mình như hôm nay như người ta thường nói: Tuổi già ...sức yếu. Ở tuổi chúng tôi thì chẳng nên gắng cho hết sức, chỉ cần ráng chút xíu mỗi ngày, cần phải để dành chút hơi tàn để sống nốt những ngày còn lại. Cố gắng hết sức thì chẳng còn hơi đâu mà thở nên ...đành phải thoi thóp như hôm nay. Tôi đâm ra hối hận vô cùng!

Không thể ngủ đói đêm đó, tôi lò mò ra bếp ăn chén cơm, chan tí nước canh cho dễ nuốt. Trời ơi, chưa nuốt qua khỏi cổ đã muốn ói. Tay chân run lẩy bẩy, tôi rót ly nước ấm uống cầm hơi, vừa uống vừa tự vuốt lưng mình. Tôi đâm ra giận mình quá nông nổi, tuổi già mà đua theo hai đứa trẻ. Tôi thấm hiểu cảm giác hối hận!

 

Rốt cuộc rồi buổi tối đẹp trời của ngày học cuối cũng đến. Anh xã chở hai chị em xuống hồ bơi. Lần này thì Thầy không xuống hồ với học trò mà ngồi ở dãy ghế khán giả để xem xét, đánh giá. Dĩ nhiên đây là buổi học ra... Hồ! nên chúng tôi phải bơi ở hồ lớn, nước lạnh. Thầy phát cho mỗi em một cặp chân vịt để để chuyển động dưới nước. Tôi không dám phí sức nửa, nhưng chậm chạp thì bị Thầy hối, nhớ lại "chiêu" đóng phim đau tim, tôi quậy được nửa đoạn đường thì lấy tay xoa trái tim. Thầy nhìn tôi ra hiệu, nghỉ giải lao! Thế là tôi ngưng, khi bơi lại thì Thầy cười nói: I know, you love noodlees (Tôi biết cô thích bún). Thầy giao cho tôi một cọng phao " bún" để giúp tôi tự tin. Cô em và cậu nhóc thì giỏi hơn, không hoàn toàn lắm nhưng nói chung là bơi được nhiều kiểu, hơn hẳn ngày đầu chúng tôi mới nhảy xuống hồ nhỏ.

Bốn mươi lăm phút cuối của buổi học hay nói một cách oai hơn là buổi học cuối khóa rồi cũng hoàn tất. Thầy ghi ghi chép chép và phát cho mỗi đứa một "Giấy Chứng Nhận", dặn đem về nhà đóng khung, treo lên tường. Cô em và tôi nháy mắt nhau: bằng tốt nghiệp thì cần phải đem liệng cống … á á.. lộng kiếng chứ!

Nói chung là sau năm buổi tập đầy bụng nước, đầy tiếng cười, đầy gian nan... tôi tạm quên cảm giác hối hận mà lại thấy vui, hài lòng với khoảng học phí nhẹ nhẹ 100 đô mình đã chi ra.

Và từ nay, sau những phút chạy bộ ở Gym tôi có thể nhảy xuống hồ bơi mà quậy một mình. Tôi còn có thể tán chuyện với bạn mình về những kiến thức bơi lội mà không ngại ngùng.

Vạn sự khởi đầu nan, tôi luyện tập riết, coi như đường đời, đường sông, đường biển gì tôi cũng đã từng trải qua.  ... Dù gì đi nữa, hôm tốt nghiệp Huấn luyện Viên đã tuyên bố:

Cậu Bé đạt Huy chương Vàng, cô em tôi đạt Huy Chương Bạc ...

Và tôi: Danh dự được nhận Huy Chương Đồng - trong lớp học chỉ có ba đứa!

 

Cám ơn đất nước quê hương thứ hai, thành phố Atlanta tôi đang định cư là cao nguyên bốn mùa cây cỏ xanh tươi, chẳng trải dài cát trắng, bờ biển như quê nhà Đà Nẵng của tôi nhưng nơi đây đã cho tôi cơ hội biết bơi. Và... hy vọng có ngày tôi sẽ ghi danh thi Bơi Lội ở Hội cao niên Atlanta.

 

Nguyễn Diệu Anh Trinh

 

 

Ý kiến bạn đọc
15/11/202303:56:05
Khách
Rất thích thú khi đọc các bài viết của chi. Văn phong của chi chân chất, thực tế và rất dễ thương. Mừng chị có một đại gia đình mà mọi người đều thương yêu lẫn nhau.
29/10/201901:06:15
Khách
>
Tôi tuy là dân phố biển, thời thơ ấu nhà ở gần biển, đi bộ vài phút là chân đã chạm với sóng biển, vậy mà tôi chẳng biết ... bơi ra làm sao!

The same, but I was the Marine engineer from the University in Nha Trang. since we located in Silicon Valley, we bought our house with swimming pool, then I was okay with the water. I remembered when I was in Phan Thiet (after the graduation), I was in charge of Ngư trường --vùng biển có nguồn lợi thuỷ sản tập trung from the south of Cam Ranh bay to Mui Ke Ga located in Binh Thuan province. Before I left for Singapore then USA,
I wrote 3 papers.the second paper about the migration & distribution of the Decapterus (CÁ NỤC SÒ -maruadsi, Cá Nục Suông, Cá Nục do?) and the fishing techniques, most of the works were from the research of other scientists (France, USA, Japan, Oceanography institute in Nha Trang, University in Sai Gon, NASA, etc) and the work of Dr Nguyen Xuan Vinh about the mathematic equation (for returning of missile with wings when it reenters the Earth orbit) -- partial derivative with a lot of modified parameters for the Decapterus condition: height of wave, current, lux, etc and still did not know how to swim.
I did not like fishes (eating) when I was young, so the first job was a wrong one (planning for mass slaughter). In the USA, I switched to vegan & software. (you shall not kill for fun (sporting) or for food), less guilty and more in line with Jesus the Christ, Shakyamuni the Buddha, etc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,386,352
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Nhạc sĩ Cung Tiến