Hôm nay,  

Lễ Hội Khinh Khí Cầu Albuquerque

14/10/201900:00:00(Xem: 8748)

Bài số: 5809-20-31615-vb2101419

 

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Một số bài viết đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và  tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.

 

1_Khinh khi cau
vợ chồng tôi dự lễ hội.
2_Khinh khi cau
vợ chồng tôi dự lễ hội.
3_Khinh khi cau
Chị  làm việc tại tiệm ăn Việt Nam ở Albuquerque, chụp bằng iPhone 11

 ***

 

Weekend vừa rồi vợ chồng chúng tôi đến thành phố Albuquerque của tiểu bang New Mexico để xem Lễ hội Khinh khí cầu Quốc tế to nhất thế giới, Albuquerque International Balloon Fiesta.

Mười năm trước số khinh khí cầu lên đến 1000+, quá đông và không an toàn nên vài năm trở lại đây họ giới hạn giảm xuống mỗi ngày chỉ cho 600 chiếc bay.

Đây là lần thứ nhì tôi trở lại đây. Hai năm trước lần đầu tiên diện kiến cả mấy trăm khinh khí cầu bay lên thật đẹp mắt, thật vĩ đại, nên năm nay tôi muốn trở lại xem.

Albuquerque Balloon Fiesta tổ chức vào hai weekend liên tiếp vào tuần lễ đầu tháng 10. Năm nay ngày tổ chức là từ Thứ Bẩy 04 Tháng 10 đến Chủ Nhật tuần sau 13 Tháng 10, 2019.

Đường dài từ Los Angeles đến Albuquerque là 787 miles (1266 km), bay hai giờ đồng hồ (Văn hóa Cộng Sản bây giờ không dùng chữ đường dài nữa mà dùng chữ cự li. Chữ bảo sanh viện của Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa hay biết mấy mà họ tẩy chay đổi thành xưởng đẻ vì không muốn dùng tiếng Hán, thế mà chữ đường dài tiếng Việt thật đơn giản mà nay họ lại dùng tiếng Hán cầu kỳ “cự li,” rõ thật là mâu thuẫn!). Ai không sợ mọc trĩ, thay vì đi máy bay muốn lái xe thì cũng được, lái không ngừng mất 12 tiếng từ Los Angeles.

Chúng tôi đi máy bay, hai giờ thì đến nơi. Có hơn một triệu du khách đến xem lễ hội này nên ai muốn đi thì phải chuẩn bị mua vé máy bay, mướn xe, đặt hotel trước cho rẻ và còn chỗ. Tôi lo cho tất cả mười tháng trước.

Chỉ có Thứ Bẩy và Chủ Nhật lúc 7 giờ sáng mới có "Mass Ascension": 600 khinh khí cầu nối tiếp bay lên cùng một lúc. Ngày thường thì chỉ có chừng 100 chiếc bay, phần đông là chở khách trả tiền.

Ngoài Balloon Fiesta thì  chẳng có gì xem ở Albuquerque, ngoại trừ khu Old town Albuquerque nhỏ tí.

Chúng tôi đi vào sáng Thứ Sáu 04 Tháng 10, ở hai đêm Thứ Sáu và Thứ Bẩy, xem khinh khí cầu bay hai sáng Thứ Bẩy và Chủ Nhật rồi buổi chiều bay về California.

Nên đặt khách sạn ở vùng Uptown, Albuquerque. Thứ nhất, đây là địa điểm thuận lợi tọa lạc giữa phi trường và sân khinh khí cầu (đi xe hơi từ khách sạn đến mỗi  nơi chỉ mất 20 phút). Thứ hai, nhiều tiệm ăn Việt Nam ở đây. Và thứ ba, có thể đi bộ đến khu shopping rất gần.

Hai lần đến đây tôi đều ở Hyatt Place Albuquerque/ Uptown  2101 Louisiana Blvd NE, Albuquerque. Gần Hyatt Place cũng có hotel giá phải chăng Marriott Albuquerque Uptown, 2101 Louisiana Blvd NE, Albuquerque. Ai "shang" thì có Sheraton Albuquerque Uptown, 2600 Louisiana Blvd NE, Albuquerque.

Có một tiệm ăn Việt Nam đông khách, sạch sẽ, nhiều món ăn ngon, rất gần khu khách sạn Uptown, cách Hyatt Place chỉ có một mile, tên là  Viet Taste Restaurant 5721 Menaul Blvd NE, Albuquerque.

Khi chúng tôi đến, trong khi chờ đợi thức ăn mang lên, tôi táy máy chụp hình vợ tôi dùng "stage light" với iPhone 11 tôi mới mua. Chị làm việc ở đó trông hình khen nức nở nên tôi bảo chị ấy ngồi, chụp chị vài tấm.

Bây giờ đến lượt chị ấy xem ảnh của mình chụp với phông phía sau hoàn toàn đen (iPhone tự động làm), khiến chị kinh ngạc với sự mầu nhiệm của iPhone 11:

Ai muốn ăn bánh mì thịt, chè, thạch lẩm cẩm thì đến Coda Bakery, 230 Louisiana Blvd SE C, Albuquerque, cách Hyatt Place chỉ có 1.5 mile. 

Mỗi ngày đi xem nên rời khách sạn lúc 4 giờ sáng vì đi trễ 5 giờ trở đi kẹt xe hai tiếng là chuyện thường tình. Giá parking là $15 dollars, giá vé vào cửa mỗi người là $10 dollars.

Năm nay không lạnh lắm như hai năm trước tôi đi. Mặc quần áo ấm và mang theo túi đeo vai backpack để khi nắng lên nóng quá phải cởi áo lạnh thì bỏ vào backpack, khỏi phải cầm tay. Đi bộ có lúc mệt cần ngồi xuống cỏ nghỉ chân, vì thế nên mang theo một vài bao plastic để ngồi hay nằm trên cỏ nghỉ mệt.

Ai muốn đi lên khinh khí cầu trong hai ngày đông nhất Thứ Bẩy và Chủ Nhật thì giá vào khoảng  $350-$450 dollars, bay độ một tiếng. Nhưng phải mua trước mấy tháng trên mạng nếu muốn bay vào weekend vì bảo đảm không còn một chỗ trống đúng vào ngày tổ chức.  Bay hay không tùy thuộc vào thời tiết. Weekend chúng tôi đi thì Thứ Bẩy khinh khí cầu không bay vì thời tiết xấu mây mù che (Thứ Sáu ngày hôm trước trời mưa to), nhưng hôm sau Chủ Nhật nắng ấm trời đẹp nên du khách được hưởng cảnh khinh khí cầu bay thật ngoạn mục.

Sáu giờ sáng trong khi trời còn tối thì có 10 khinh khí cầu bay trước, trong chương trình họ gọi là Dawn Patrol. Hơi lửa thổi làm khinh khí cầu nhấp nhánh ánh sáng trong bầu trời đêm.

Lý do khinh khí cầu bay là vì khí nóng bên trong nhẹ hơn khí lạnh bên ngoài. Để chuẩn bị bay, họ trải khinh khí cầu nằm trên mặt cỏ, nghiêng hẳn cái thúng nằm xuống theo chiều khinh khí cầu.

Sau đó, họ dùng hai cái quạt to thổi gió vào khinh khí cầu cho nó phồng lên.

Khi  khinh khí cầu đã phồng to tối đa ở vị trí nằm ngang, họ thổi lửa vào.

Lửa sẽ làm khí lạnh bên trong khinh khí cầu nóng lên. Vì khí nóng nhẹ hơn khí lạnh, không khí cầu sẽ dựng đứng.

Khinh khí cầu chở khách có loại thúng to nhỏ khác nhau.

Thúng to nhất, chứa được 12 người và "phi công".

Thúng nhỏ chứa được bốn người.

Thúng không có cửa. Khách phải dùng bậc thang leo vào.

Khi khinh khí cầu đứng một chỗ chưa bay, người ta phải thỉnh thoảng thổi lửa vào để  hâm nóng khí bên trong, nếu không thì nó sẽ xẹp xuống.

Muốn cho nó bay thì người ta thổi lửa liên tiếp vào. Bên trong càng nóng thì khinh khí cầu bay càng cao.

Khinh khí cầu có một lằn cắt ngắn ở bên hông, che lại khi bay. Muốn hạ xuống đất thì người ta không thổi lửa hâm nóng khí bên trong nữa, dùng dây buộc mở khẽ lằn cắt này ra cho gió lạnh thổi vào bên trong.

Lễ hội năm tới sẽ xẩy ra vào ngày Thứ Bẩy 3 Tháng 10 đến Chủ Nhật 11 Tháng 10, 2020.

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/index.php/en

 

 

Ý kiến bạn đọc
15/10/201919:03:14
Khách
Bài viết với những chi tiết hữu ích cho những ai dự định đi tham dự Lễ Hội Khinh Khí Cầu Quốc Tế thường niên ở Albuquerque , tiểu bang New Mexxico.

" Chữ bảo sanh viện của Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa hay biết mấy mà họ tẩy chay đổi thành xưởng đẻ vì không muốn dùng tiếng Hán, thế mà chữ đường dài tiếng Việt thật đơn giản mà nay họ lại dùng tiếng Hán cầu kỳ “cự li,”. Trích.

Khoảng thời gian miền Nam vừa lọt vào tay lũ khỉ Trường sơn hang Pắc bó, nhiều người đã bụm miệng cười khi nghe bọn cờ Đỏ này khẹc khẹc những ngôn từ đại loại như " nhà ỉa" (cầu tiêu), bú mồm ( hôn), múa đôi ( khiêu vũ) .
15/10/201903:44:43
Khách
Cám ơn bài viết của Bác . Hy vọng cháu có cơ hôi tới coi vào năn sau
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,931,651
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.