Hôm nay,  

Bằng Cấp Giả VÀ Học Tài Thi... Lận

05/10/201900:00:00(Xem: 11289)

Bài số: 5802-20-31608-vb7100519

 

Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Bài mới nhất của ông nói về vấn đề thi cử trong thời đại văn minh điện tử.

 

***

 

Tôi còn nhớ vào đầu mùa hè buổi sáng sớm năm 1961 ba tôi dẫn tôi vào trường trung học Nguyễn Trãi cho kỳ thi đầu đời vào lớp Đệ Thất, rồi các kỳ thi đến lần lượt cho đời thư sinh đầy thử thách chông gai. Nào là Trung học Đệ Nhất Cấp, hai cửa ải trần ai Tú Tài I và II, thi năm dự bị Văn Khoa, thi tuyển của Đại Học Sư Phạm Saigon, thi cuối năm Sư phạm, thi giữa khóa, thi cuối khóa... Thi ơi là thi! Sinh mi làm chi!

Biết bao là ngày tháng học thi khổ sở trong cái nóng nực của Saigon rồi tới ngày vác lều chõng đi thi, người đi ta cũng đi, rồi đợi ngày thông báo kết quả... Bao nhiêu là hồi hộp nếu đậu thì mừng vui lên tới chín từng mây xanh, nếu trượt vỏ chuối thì:

 

“Bụng buồn còn muốn nói năng chi?

Đệ nhất buồn là cái hỏng thi...”

(Trích bài thơ “Buồn hỏng thi” của nhà thơ nổi tiếng Trần Tế Xương /1870-1907).

 

Sau khi sang Mỹ chúng ta còn vác thêm mấy kỳ thi quan trọng khác nữa ngoài việc thi cử trên đường học vấn. Không ít thì nhiều nước mắt và mồ hôi cũng chảy ra tràn trề cho những người kém may mắn như thi lấy bằng lái xe, thi vào công dân Mỹ, thi viết cho Việt Báo...

 

Các gian lận kỳ thi kiểu xưa

 

Khi không đậu các kỳ thi, các thí sinh thường ca bản quen thuộc “học tài thi phận” nhưng khi thi hoài không đậu nên phải nghĩ tới chuyện”học tài thi lận”.

Ngoài chuyện chép câu trả lời của thí sinh ngồi cạnh hay thầm thì nhắc khéo nhau khi người coi thi quay đi chỗ khác và còn nhiều các cách gian lận thi khác nữa.

Nhất là kỳ thi Tú tài quan trọng cho con trai tụi tôi khoảng cuối thập niên 1960 khi chương trình “Tiếng Nói Động Viên” của Tướng Đạm trên TV nhắc nhở suốt ngày, nếu đậu thì tiếp tục việc học còn thi hỏng mất rồi thì ta đợi ngày đi.. quân trường. Tôi dự thi môn toán Tú Tài 1 gay go gần tới giờ nộp bài lâu lâu nghe thấy tiếng đồm độp của các bài giải được nắm thành trái banh ném qua cửa sổ vô phòng thi.

Sau khi thi xong năm dự bị Anh Văn tại Đại Học Văn Khoa gặp thằng bạn cho tôi coi những “cuốn phim” có chữ nhỏ li ti. Tôi không biết nó có tên trong bảng kết quả kỳ thi hay không. Nếu nó dành thì giờ học thi thay vì viết “phim” thì đâu phải hạ mình làm chuyện gian lận này.

Thí sinh còn viết công thức hay tài liệu chi chít trên lòng bàn tay và cùi tay và lấy tay áo che lại khi giám khảo đi tới. Chuyện này trở thành ‘diễm xưa’ rồi.

 

Các dụng cụ tân tiến

để  gian lận thi

 

Nhờ kỹ thuật văn minh tân tiến ngày nay thí sinh có thể mua các dụng cụ trợ giúp để được điểm cao trong các kỳ thi.

Chúng dùng kính của gián điệp hay spy glasses có máy quay phim trên gọng kính và truyền đề bài thi cho một nhóm “chuyên viên”ở ngoài phòng thi , nhóm này viết câu trả lời gửi qua đồng hồ thông minh hay “smart watch” của thí sinh! Nghe nói bây giờ trung tâm thi cấm thí sinh đeo đồng hồ thông minh này.

Hay thí sinh có thể dùng máy nghe tai nhỏ hay ‘earbud’ của gián điệp hay wireless spy ear dùng với điện thoại di động dấu diếm trong người. Chỉ cần cho earbud vào tai và liên lạc với hệ thống điều khiển bluetooth của máy điện thoại di động để nghe các bài giải thì thầm bên tai phát sóng từ ngoài phòng thi.

Spy glasses hay wireless spy ear có thể mua tại amazone.com. Không bảo đảm, rủi ro ráng chịu mấy thí sinh ơi!

 

Dịch vụ viết thuê

 

Cho những ai muốn đốt thời gian để đậu cao, đậu nhanh và trí óc thì không thông minh lắm và thêm tật lười biếng nên nhờ các mạng trên internet trợ giúp viết bài sau khi trả lệ phí tùy theo số trang và trình độ.

Theo như bài viết “Viết thuê luận văn: Nghề ‘kiếm cơm’ của du học sinh Việt nam” trên Internet thì các du học sinh này kiếm tiền bằng cách viết thuê luận văn, luận án thay vì các du học sinh làm bồi bàn chui tại các nhà hàng, trông trẻ em hay lái xe Uber. Các mạng dịch vụ này với lời quảng cáo hấp dẫn hoàn toàn không đạo văn, không sao chép hoặc làm giúp bài tập ở nhà qua mạng internet rất phổ biến bên Anh, Úc, Mỹ và Việt nam. Theo tôi biết thì các du học sinh của các nước như Ấn độ hay Phi châu cũng làm nghề bán chữ này.

Vậy ai muốn chinh phục đỉnh cao trí tuệ, khát khao khám phá kiến thức mới nhưng ham chơi lười học mà muốn kiếm cái mảnh bằng thạc sĩ, tiến sĩ loè thiên hạ để được ăn trên ngồi chốc thì bấm vô mấy cái mạng viết thuê đầy cám dỗ này.

Không biết dịch vụ này có liên quan tới sự gia tăng của các vị tiến sĩ tại Việt nam. Theo thống kê của ngành Giáo dục và Đào tạo đến năm 2017 cả nước có đến 24.500 tiến sĩ. Số này còn cao hơn cả Thái lan và Phi Luật Tân nhưng nhìn lại số lượng công trình khoa học hằng năm của các vị tiến sĩ Việt nam rất khiêm nhường.

Ôi, cái học ngày nay đã hỏng rồi, chỉ vì cái mảnh giấy mà phải dùng tiền mua với bất cứ giá nào để trở thành thạc sĩ, tiến sĩ đúng với bài thơ của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong bài “ Tiến sĩ giấy” phê phán những kẻ mang danh lợi làm vì, tuyên bố vung vít, cai trị sai lầm.

 

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời! …

 

Ngay tại Mỹ cũng có các mạng “homework help” tương tự như vậy. Họ quảng cáo là có hơn 5.000 chuyên viên có bằng Ph.d. chăm lo cho thư sinh từ bậc trung học cho đến bậc tiến sĩ, từ bài làm ở nhà cho đến luận án tiến sĩ cho đủ loại môn và ngành học.

 

Lò chế tạo văn bằng hay degree mill

 

Đây là trường đại học giả tạo bán các văn bằng đại học và bảng điểm (transcript) thay vì kinh nghiệm học tập được gọi là degree mill. Ai trả tiền ‘học’ sẽ được cung cấp văn bằng. Đừng bị lừa với các lời quảng cáo hấp dẫn ‘lấy bằng cấp nhanh chóng’, ‘bằng dựa theo kinh nghiệm sống’,’bằng online nhanh chóng’ và ‘bằng dựa theo kinh nghiệm nghề nghiệp’. Các trường đại học này khoe là họ được công nhận hay ‘accredited’ nhưng của các cơ quan giả tạo hay lừa lọc.

Nếu người ghi danh có thẻ tín dụng có hiệu lực như Visa hay MasterCard là có thể được lãnh văn bằng. Học phí trả một lần thường là khoảng 399$ - 2.000$ cho bằng cử nhân và 3.000$ cho bằng cao học. Trong khi các trường được chính thức công nhận có học phí cho từng môn học. Các bảng điểm ‘transcript’, điểm thi ‘test score’, điểm trung bình ‘grade point average’ coi như không quan trọng.

Trước khi ghi danh cho các trường đại học sinh viên phải cần kiểm chứng xem trường đó có được công nhận bởi Hội Đồng Giáo Dục Đại Học hay Council on Higher Education Accreditation (CHEA) hay Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ (US Department of Education) hay không.

Nếu nghi ngờ về trường online xin mời vào mạng GetEducated.com có ghi hơn 300 trường Đại Học ‘online’ giả mạo.

Một cách giả tạo khác gọi là diploma mill nơi họ in văn bằng giống như trường thật có tên người đặt hàng. Có người mua văn bằng cho cô chú cún cưng của mình.

Có một người tại Minnesota không biết kiếm ở đâu một văn bằng thật của một trường đại học và xoá tên người trên văn bằng và cho tên mình vào. Sau đó nộp cho nơi xin việc và bị khám phá là giả mạo ngay vì người khoa trưởng ký tên trên văn bằng đã đi vào miền miên viễn từ lâu. Khôn mà không ngoan!

 

Đường vào Đại Học Hoa Kỳ cũng lắm chông gai nhưng...

 

Bên Mỹ không có kỳ thi Tú Tài hay kỳ thi trung học phổ thông như Việt nam để xét tuyển vào trường đại học. Nhưng trường sẽ hỏi điểm của SAT (Scholastic Aptitude Test) hay ACT (American College Testing) là hai kỳ thi tiêu chuẩn để được xét tuyển vào đại học. Nhưng đừng nản chí nếu không đủ điểm vì trường sẽ xét theo bảng điểm ‘transcript’ bậc trung học, bài luận ghi danh vào trường đại học ‘college application essay’ hay kinh nghiệm sống.

Theo tôi các hoạt động thêm ‘extracurricular activities’ của học sinh tại trung học rất quan trọng vì ngoài điểm trung bình GPA (grade point average) trường còn xét các hoạt động khác như về nghệ thuật, thể thao, công tác thiện nguyện... Như con tôi đã từng ở trong ban nhạc hoà tấu chơi vĩ cầm, đội diễn hành và trình diễn nhạc kịch hay musical trong trường trung học nên ghi danh vào phân khoa dược của Drake University được nhận ngay.

Mới đây có một vụ gian lận xét tuyển vào đại học nổi tiếng bị truy tố bởi Bộ Tư Pháp liên quan đến nhiều phụ huynh giầu có đã đút lót khoảng 25 triệu cho một người tư vấn chuyên môn về xét tuyển tên William “Rick” Singer để ông này giúp họ gian dối và đánh lừa giúp con họ vào trường đại học nổi tiếng như Yale, Stanford, University of Southern California và Georgetown. Hai cô đào TV Felicity Huffman (chương trình Desperate Housewives) và Lori Loughlin (chương trình Full House và Fuller House) là hai phụ huynh có liên quan tới vụ gian lận này.

Huffman đã trả cho Singer 15.000$ để được ông giám khảo của kỳ thi SAT sửa câu trả của con gái mình là để được điểm cao. Kết quả bà mẹ quá thương con này ‘được’ lãnh án 14 ngày tù, 30.000$ tiền phạt, bị giám sát trong vòng một năm và phải phục dịch cho cộng đồng 250 giờ. Theo dư luận, án của cô đào này quá nhẹ có thể vì cô này nhận tội ngay.

Còn cô đào Lori Loughlin và chồng Mossimo Giannulli (nhà vẽ kiểu áo Mossimo) chưa bị lãnh án và chắc sẽ bị án nặng hơn có thể lên tới 20 năm cho mỗi người. Họ không nhận tội khi hiến tặng 500.000$ (qua sự móc nối của Singer) cho một cơ quan từ thiện giả mạo để cho hai cô con gái rượu Olivia và Isabella vào trường Đại Học Southern California với tư cách là lực sĩ được tuyển vào đội chèo thuyền của trường.

 

Làm bài thi dùm

 

Nếu đi học online mà gặp nhiều trở ngại thì sẽ có các mạng sẽ hổ trợ các sinh viên này mọi môn học 24 tiếng mỗi ngày bằng điện thư, phone... giúp làm bài tập và lãnh luôn nhiệm vụ làm bài thi online dùm cho mấy ông bà mang mác sinh viên.

Có tiền mua tiên cũng được ngay cả mua luôn người thi dùm nữa. Mới đây Mark Riddell, giáo sư khải đạo 36 tuổi của một trường tư thục ở Florida, bị án 20 năm tù với 250.000$ tiền phạt vì đã đi thi dùm cho kỳ thi ACT hay SAT cho con cái nhà giầu 25 lần tại Vancouver, Houston và Los Angeles với giá 10.000$ cho mỗi bài thi. Ông này cũng bị tịch thu 239.449$ tiền phụ huynh nộp cho ông. Gian lận thi cử này cũng được móc nối qua William Singer.

 

Cái học xưa và nay

 

Cha ông chúng ta coi các thành quả học vấn của con cái là niềm hãnh diện của gia đình, họ luôn luôn khuyến khích con cái học hành xuất sắc để ra đời kiếm được nghề nghiệp tốt và cải thiện cuộc sống. Lối nghĩ này hãy còn hợp thời tại Mỹ hay Việt nam.

Khi sang Mỹ người Việt chúng ta đã vượt qua bao nhiêu trở ngại về ngôn ngữ, văn hóa khác biệt, phong thổ, nghề nghiệp... để đứng vững và có thể đạt được nhiều giấc mơ dù rằng không giầu có bằng người khác. Tôi kính phục các người Việt nam sang đây bắt đầu từ con số không và thăng tiến sau bao nhiêu năm học hành thật sự để lấy bằng cấp tương đương hay văn bằng cao hơn nữa.

Còn các người có bằng cấp mà không muốn qua các kinh nghiệm học tập hay gian lận cũng chỉ là các miếng bơ nằm trong tủ lạnh, khi để ra ngoài không chóng thì chầy cục bơ sẽ bị chảy nhoe nhoét trơ tráo lột trần bộ mặt thật của mình.

 

Cuộc thi tại Trường Đời

 

Cuộc đời là bài thi trắc nghiệm mà chúng ta phải trải qua. Chúng ta khoanh tròn Đúng hay Sai (True or False): phân biệt đâu là chân lý đâu là giả tạo, Nhiều Chọn Lựa (Multiple Choice): suy luận để kiếm giải pháp thích hợp, Câu Phù Hợp (Matching): biết được khả năng và đam mê thích hợp nhất cho mình, Nhận Dạng (Identification): biết rõ bản thân mình như ưu điểm và khuyết điểm, đừng sao y bản chính câu trả lời của người khác vì mỗi người có đề thi khác nhau.

Nếu may mắn chúng ta có thể được điểm A ưu hạng, hay B, C, D nhưng cũng có thể là vỏ chuối F thì chán lắm. Nhưng đừng nản chí mà bỏ cuộc thi hay ‘dropout’!

Đặng Hà Nội

Ý kiến bạn đọc
08/10/201900:50:22
Khách
Tốt nghiệp đại học không xin được việc, cô gái Nghệ An đi Nhật nhặt lá tía tô :

Đến nay, Phạm Thị Đức, 26 tuổi , đã đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản hơn 28 tháng. Cô cho biết, công việc là nhặt lá tía tô . “ Năm 2015, tôi tốt nghiệp đại học. Năm đầu tiên tôi nộp đơn khắp nơi nhưng không có kết quả. Tôi xin vào làm phục vụ ở quán ăn, làm tiếp tân cho khách sạn. Lương thấp, không đủ sống, tôi chán nản. Làm được khoảng 8 tháng tôi xin nghỉ. Sau đó, tôi quyết định quyết định vay ngân hàng 170 triệu đồng đi xuất khẩu lao động, thời hạn 3 năm.

“Tháng 5/2016, sau hơn 4 tháng học tiếng, tôi được gia đình tiễn ra sân bay đi Nhật. Ở đây, được vào làm cho một nhà vườn trồng cây tía tô ở tỉnh Kochi, Nhật Bản. Hơn hai năm làm việc bên này, tôi đã trả xong số nợ vay lúc đi, hỗ trợ kinh tế cho bố mẹ. Tháng 5/2020, tôi hết hạn hợp đồng “.
07/10/201918:11:06
Khách
Bằng cấp thổ tả dưới chế độ khỉ Trường sơn, hang Pắc Bó Cộng sản Hà nội :

17/12/2018 : Có văn bằng cử nhân tại Việt Nam cũng vẫn xem là chưa đủ. Thậm chí, Bộ Lao Động nói rằng 94% sinh viên ra cử nhân cần đào tạo lại vì thiếu kiến thức tổng quát, kém tiếng Anh, viết văn bản không nổi…Đó là nhận xét từ nhiều doanh nghiệp, theo báo Dân Trí.

Báo này ghi rằng cuộc khảo sát lao động của Ngân Hàng Thế Giới thì có tới 70%-80% ứng viên cho các vị trí quản lý và kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu.
Thông tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê cho thấy rằng gần 94% sinh viên mới tốt nghiệp cần được đào tạo lại để có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng và doanh nghiệp.

Báo Dân Trí ghi rằng nhiều doanh nghiệp lớn khác cũng đau đầu khi không tuyển được ứng viên đủ trình độ theo yêu cầu. Chẳng hạn, trong một đợt tuyển dụng kỹ sư của Intel Việt Nam, qua đánh giá tiêu chuẩn 2000 sinh viên Công nghệ thông tin thì chỉ có 90 ứng viên vượt qua kiểm tra, trong số này, cũng chỉ 40 người đủ trình độ tiếng Anh.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng tỏ ra lo lắng về sự thiếu hụt kiến thức xã hội của các ứng viên. Nhiều ứng viên muốn làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng lại không thể kể tên một số cảng biển ở Việt Nam, nhầm lẫn quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, không soạn thảo được một văn bản đơn giản.

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng của sinh viên được đào tạo trong 5 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp tại 60 doanh nghiệp tại Sài gòn (đánh giá dựa trên các tiêu chí kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc, năng lực nghề nghiệp) cũng cho thấy chỉ có 5% tổng số sinh viên tham gia khảo sát được đánh giá ở mức độ tốt trong khi có tới 40% ở mức độ không đạt.
05/10/201921:43:36
Khách
Học đường ngày nay ở xã hội chủ nghĩa Việt nam :

27/7/18 – BBC: " Kiều Maily - nhà thơ : Chuyện chạy trường, chạy thầy và chuyện chạy điểm rất phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay.

"Nhà văn Uyển Ca : “Tôi thấy quá xấu hổ cho nền giáo dục Việt Nam hiện tại. Có vẻ như không có chuyện xấu gì không thể xảy ra ở nền giáo dục này và hệ lụy của nó khó có thể lường trước được…” .
05/10/201921:39:22
Khách
Bằng tiến sĩ thổ tả ma dzê Cộng sản Việt nam :

2016 - Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ , Việt Nam có hơn 24000 tiến sĩ.

Theo thống kê của World Bank của năm 2018 , lợi tức tính theo đầu người:

Việt nam: US$ 2564
Lào :US$ 2568
Thái lan: US$ 7274
Phi luật Tân: US$ 3103
Nam Hàn : US$ 31363
Iraq: US$ 5878
Mễ tây Cơ: US$ 9698
v...v...
05/10/201921:33:37
Khách
Dưới chế độ khỉ Trường sơn hang Pắc Bó cộng sản Hà nội , dân Việt chậm trí khôn hơn so với các nước khác:

Thống kê về số bằng sáng chế trong hai năm 2014 và 2015 :

Việt nam 7/ 5
Thái lan 125 / 116
Phi Luật Tân 45 / 45
Nam Dương 15 / 21
Singapore 1010 / 1048
Đài Loan 12255 / 162732
Nam Hàn 18161 / 166353
v...v...

Thống kê về số bằng sáng chế trong 5 năm 2006-2010 :

Việt Nam (89 triệu dân) chỉ có 5 bằng sáng chế (BSC). Singapore ( 4,8 triệu dân): 2496 BSC. Mã Lai (27,9 triệu dân): 877 BSC. Thái Lan (68,1 triệu dân): 206 BSC. Indonesia (232 triệu dân ) 74 BSC, v…v…
05/10/201921:24:16
Khách
Đại học Việt nam "đỉnh ngu trí tuệ của loài người ", thảm hại ! :

23/04/2019 – Vietnamnet.vn : “ Việt Nam có tới 235 trường đại học, nhưng vẫn chưa có một trường đại học nào được xếp hạng trong 350 trường đại học hàng đầu của châu Á ".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Nhạc sĩ Cung Tiến