Hôm nay,  

Những Cái Giá Phải Trả

03/10/201900:00:00(Xem: 12807)

Bài số: 5800-20-31606-vb5100319

 

 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện vui thú điền viên tại miền Bắc California. Sau đây, thêm một bài viết mới. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

 

***

Bà thầy bói bảo tôi:

- Số cô là số ra đi “tiền hô hậu ủng”! Cô là người “lù khù có ông cù độ”, hậu vận có nhà cao cửa rộng, có việc làm chốn quan trường.

Vẫn  không chờ tôi đặt câu hỏi, bà nói một hơi:

- Cô không có giang buôn bán thì đừng màng chuyện mở tiệm này nọ.  Nếu muốn buôn bán thì phải đi làm công, không được làm chủ.  Cô chỉ có một đời chồng chính thức, một giòng con  mà thôi.  Muốn lấy chồng khác cũng không được vì số trời cho như vậy!  Lấy chồng nữa là ngồi trên đống tiền mà khóc!

Tôi nghe bà nói mà bối rối không biết nên tin hay không.  Lúc đó tôi đang mang bệnh [sau naỳ mới biết bị định bịnh lầm do y tá dán lộn tên trên ống xét nghiệm], tôi hỏi bà tôi có số chết yểu hay không?  Bà trả lời:

Mệnh cô không yểu, liệu chừng sống tới ngoài 70!  Còn chết năm nào, ai dám tiết lộ thiên cơ!

Sau vài câu hỏi liên quan đến gia đình, bà ngáp dài rồi bảo bà phaỉ nghỉ vì đã hết giờ “thánh” cho.

Nghe bà thầy bói nói chồng tôi sẽ không trở về trước 5 năm tôi hoang mang lắm.  Mới có mấy tháng mà tôi đã mong anh quay quắt, tưởng đâu đã hai ba năm.  Ngay lúc đó tôi chưa có ý đinh vượt biên vì phong trào “đi chui” lúc đó chưa rầm rộ lắm.  Thỉnh thoảng một vàì chiếc tầu ra đi, mang theo những người quá phẩn chí, bị chính quyền cộng sản làm khó dễ và bóc lột quá mức chịu đựng. 

Đúng như lời bà thầy bói tiên đoán, tết năm 1978, sau hôm ông táo về trời tôi nhận được thư em gái qua một Việt Kiều bên Pháp về thăm gia đình.  Sau Tết một tuần tôi laị được tin cô bạn thân do người em trai của cô còn kẹt lại đem đến.  Thời gian này phong trào vượt biên đã bắt đầu lan rộng, số người tìm đường chạy trốn  gông cùm cộng sản càng ngày càng tăng.  Laị thêm việc vượt biên bán chính thức do Hoa Kiều tổ chức với sự che chở của chính cán bộ nhà nước.  Tôi cũng nghe phong phanh tin Chính Phủ Mỹ đang điều đình để “chuộc” tù sĩ quan “cải tạo” tập trung và nhân viên Việt Nam cũ của Hoa Kỳ.

Sau mấy lần đi thăm chồng, anh rưng rưng nước mắt khuyên tôi tìm đường đem con ra đi vì anh không tin có ngày trở về.  Bệnh tật, đói ăn và lối đối xử dã man vô nhân của cộng sản đã làm anh tuyệt vọng.  Tôi thì thầm cho anh biết có tin Chính Phủ Hoa Kỳ sẽ tìm cách đưa sĩ quan bị tù sang Mỹ, thì anh bảo chuyện đó quá viễn tưởng, anh chỉ muốn tôi thay anh lo cho đứa con duy nhất đi  tìm tương lai.  

Lời tiên tri của bà thầy bói về việc xuất ngoại không làm tôi nản chí.  Có lẽ bà nói trúng chuyện tin tức em tôi và người bạn chỉ là ngẫu nhiên?  Tôi và chị bạn bắt đầu đi kiếm dường giây vượt biên. Năm bảy lần ra đi, toàn đi hụt.  Bị bỏ rơi dọc đường, bị lùa ra ruộng nằm chờ một con tầu ma, một chuyến đi đóng kịch.  Cũng có vài chuyến đi có tổ chức đàng hoàng nhưng bị bể, bị “căn me” cướp tầu, cướp baĩ. 

Một lần đi với một tổ chức ngoài Chu Hải, tỉnh Bà Rịa, chúng tôi bị bắt lúc gần sáng tại nhà ém.  Sau khi gom được mười người trong hai nhà kế nhau, một tên công an canh giũ chúng tôi trong sân với một khầu AK.  Quá sợ hãi, tôi lén đưa sợi dây chuyền hai chỉ cho y rồi năn nỉ:

 Chú làm ơn làm phước cho tôi và thằng con đi trốn.  Tôi xin biếu chú chút quà.

Y trả lời với giọng đặc sệt miền Nam:

 Chị  giữ lại đem về làm vốn buôn bán.  Xung quanh đây hiện có hàng trăm công an và du kích xã, chị có đủ vàng để cho họ mỗi lần bị bắt lại hay không?  Khó thoát lắm chị ơi.

Người công an trẻ miền Nam vẫn còn lương tâm và tình người. Linh hồn anh ta chưa bị nhuộm đỏ. Tôi chắc anh ta là con cháu của cán bộ tập kết hạng nặng nên mới được tuyển vô làm công an. 

Đêm hôm đó, nhóm tôi, trên sáu chục người trong đoàn vượt biên bị giải về đồn công an trước khi di chuyển tới trại giam Giếng Nước Vũng Tầu.  Trong lúc thẩm vấn, tên công an nói giọng Bắc hỏi tôi:

- Nhà chị ở đâu?

- Dạ….tôi ở phường Tân Tiến tỉnh Đồng Nai.

- Trưởng đồn Tân Tiến là ai vậy?

- Dạ…dạ… là anh Ba Vàng.

Tên công an lớn tiếng mắng tôi:

 Xạo, xạo vừa vừa thôi nghe bà!  Đồn trưởng cuả bà mà bà không biết!  Cho bà hay, đồn trưởng Tân Tiến là bạn tôi mà tên của ảnh đâu phải vàng bạc như bà nói! Tôi cho bà ngồi tù thêm mấy tháng nữa cho bỏ tật xạo.

Mẹ con tôi ngồi tù hai tuần rồi được thả vì lúc đó người ta đi vượt biên nhiều đến nỗi không đủ nhà tù để giam giữ.  Đàn bà con nít thường được về sớm nếu không phải bà con hay tay chân của chủ tầu hoặc ban tổ chức.

Mấy tháng sau, tôi và bà bạn lại tiếp tục kiếm đường giây vượt biên.  Lần này chúng tôi chuyển hướng, về miền Tây, nhưng rồi chuyến đi cũng bị thất bại, không thấy Mỹ Quốc mà chỉ thấy Mỹ Tho.

Sau 5 năm 8 tháng bị tù tập trung, chồng tôi được tha.  Vì quá nóng lòng, anh cứ đôn đáo tìm mối vượt biên, không tin vào tin chính phủ Mỹ sẽ “chuộc” các sĩ quan VNCH và đem họ sang Mỹ.  Tôi không muốn anh đi ngay lúc đó, vì anh còn đang bị quản chế, mỗi thứ hai phải ra đồn công an trình diện, trong thời gian một năm.  Nếu không chấp hành quản chế “tốt” thì sẽ kéo dài lâu hơn, cũng có thể bi đi “học tập” trở lại.  

Khi anh chồng tôi kiếm được mối ngoài Chu Hải thì vợ chồng tôi và cậu con lại khăn gói ra đi.  Nhà ém nằm tại ấp Long Hương. Buổi chiều đến nhà ém tự nhiên tôi có cảm giác bất an.  Thổ lộ với chồng thì anh bảo tôi lo quá hoá nhảm, vì ông anh chồng quả quyết là tổ chức này đã mua hết bến bãi, từ tỉnh xuống xã thì không cách nào bị “bể” được. 

Tôi vẫn áy naý trong lòng, rủ chồng bỏ về, chờ chuyến khác. Anh không chịu về, mà còn nói nếu tôi không muốn đi thì cứ về, anh sẽ đi một mình.  Biết không lay chuyển được quyết tâm của chồng, tôi đành chiều ý, ở lại. 

Tôi đưa mắt quan sát chung quanh khu nhà, theo thói quen mỗi lần đi vượt biên.  Nhà ém là căn nhà sau, gần bếp, chỉ có hai phòng ngăn chia bằng vài tấm liếp. Không giường, chỉ có mấy tấm chiếu trải trên nền đất cho khách ngồi nghỉ chờ ngày ra ghe.  Phía sau nhà là một sân đất làm nơi giặt giũ, sửa soạn nấu nướng của chủ nhà. Bên tay phải là một chuồng heo trống trơn, chỉ còn lại mấy khung củi và vài tấm vải bố che nắng mưa.  Đằng sau là một hàng rào bằng những cây mía và chuối.  Hàng rào có cánh cổng bằng cây dẫn ra ruộng lúa mênh mông. Bà chủ nhà dặn là đêm sau moị người sẽ đi bộ ra bãi bằng con đường hẹp bắt đầu từ chiếc cổng xiêu vẹo này. 

Tôi vẫn mang cảm giác bất an nên lưỡng lự, chỉ muốn đưa con ra về dù biết chồng tôi sẽ ở lại. Bất giác tôi nhớ lại những lời bà thầy bói rồi rùng mình.

Khoảng gần nửa đêm chủ nhà thì thào đánh thức “gà” dậy, bảo phải chạy ra trốn ngoài ruộng, nhưng phải đi thật xa, không được quanh quẩn gần nhà kẻo mang vạ cho bà.  Tôi tức quá, vậy mà bảo đã mua bến bãi đầy đủ. Tôi nghe tiếng gọi nhau ơi ớí từ các căn nhà kế bên, tiếng quát tháo, doạ nạt ầm ỹ.  Biết là đã bị bể, tôi vôị bế con chaỵ ra trốn sau chuồng heo thay vì chaỵ ra ruộng lúa như bà chủ nhà căn dặn.  Tôi biết có ra đó rồi cũng bị bắt, không sớm thì muộn.  Chẳng thà ở đây, phó mặc cho may ruỉ. Trốn một chỗ sợ bị bắt cả nhà, tôi khuyên chồng nên chạy ra ruộng, chạy thật xa, nhưng không ra bãi mà nên chạy ngược về hướng làng bên cạnh.  Anh đứng dậy, ra đi.  Ít phút sau một tên công an và ba bốn tên du kích ra đứng ngoài sân.  Tên công an ra lệnh:

 Hai thằng ra ngoài ruộng coi có đứa nào trốn ngoài đó không.  Thằng Yên, mày ra soát chuồng heo. 

Tên du kích lấy đèn pin roị chuồng heo.  Tôi và thằng con nằm bên ngoài, ráng ép mình sát xuống đất.  Như có người bịt mắt, tên du kích không thấy mẹ con tôi đang nằm ngay chiếc lu bể  nên bỏ đi. 

Hai thằng từ ruộng quay lại, nói gà chạy đâu mất tiêu, không thấy con nào ngoài đó.  Chúng rủ nhau sang nhà bên cạnh.  Mới đi mấy bước, bốn thằng bỗng đứng lại.  Một thằng lên tiếng:

 Có tiếng sột soạt ngoài buị mía, để tôi lại coi.

Tôi điếng người.  Có thể chồng tôi trốn trong đó.  Một lát, y lên tiếng:

Ra mau không tao bắn bể óc.  Ra mau, đưa hai tay lên đầu. 

Đúng là chồng tôi. Anh không chạy ra ruộng như tôi căn dặn, mà lại trốn vào buị mía cho kiến cắn.  Bị cắn đau quá, anh nhúc nhích làm lá mía kêu xào xạc.  Than ôi!  Vì bắt được chồng tôi, thằng công an ra lệnh cho tên du kích trở lại khám chuồng heo lần nữa, cả trong lẫn ngoài.  Thế là mẹ con tôi cùng chịu chung số phận tù đầy với ba của nó.

Sau sáu tháng bị giam cầm, anh được tha nhờ khai gian lý lịch.  Không dám trở về để bị vô tù trở lại, chồng tôi đến nhà người anh ở trọ, thử thêm thời vận vài lần nữa. Cuối cùng, anh ra đi một mình vì chúng tôi hết vàng, chỉ còn đủ cho mình anh. 

 

*

Vài năm sau, tôi và con tôi cũng được đặt chân lên đất Mỹ nhờ đơn bảo lãnh của xếp cũ và bảo trợ tài chánh của cô em. Đúng là có kẻ đưa người đón theo lời tiên đoán của bà thầy bói.

Tôi càng thán phục bà hơn, vi khi sang Mỹ, tôi đi làm cho một công ty thời trang được tám năm trước khi trúng tuyển, vào làm trong một cơ quan chính phủ.  Và cũng đúng như bà báo trước, vợ chồng tôi chia tay, tôi ở vậy nuôi con cho tới ngày nó ra trường và cưới vợ. 

Nhiều khi tôi tự hỏi không biết giờ này bà ở đâu?  Bà đang phì phèo hút thuốc bên trời Tây, hay đang rong chơi tiên cảnh?  Phải chi hồi đó tôi nghe lời bà, thì đâu có mất vài chục lượng vàng oan uổng. 

Nhưng dù có phải mất nhiêu đó mà mang được con đến đây, một quốc gia giàu mạnh, một quốc gia cho chúng tôi nhiều cơ hội để sống và làm người, thì chỉ là một cái giá nhỏ. Quá nhỏ so với  những ân huệ quí giá mà nhiều khi ta quên lãng hay coi thường. 

Nhiều người quen của tôi thỉnh thoảng than vãn về những khoản thuế phải đóng, những loại bảo hiểm phải mua rồi so sánh hơn thua với nước này nước kia.  Tôi hỏi họ, “Nếu nước Mỹ không là nơi lý tưởng để sống, thì tại sao có nhiều người từ các quốc gia văn minh khác cũng ráo riết tìm cơ hội để có được tấm thẻ xanh vào Mỹ, hy vọng một ngày nào đó trở thành công dân Mỹ?” 

Vài người laị tán tụng những cái hào nhoáng [bề ngoài] tại Việt Nam ngày nay.  Tôi hỏi họ có muốn trở về làm công dân Việt Nam trong chế độ cộng sản hay không, thì ai cũng lắc đầu!  Về làm gì khi chính những “cựu thù” của “Đế Quốc Mỹ” cũng đã và đang “tích cực tranh thủ” tìm cách vào Mỹ qua diện kết hôn hoặc đầu tư?

 

Huyền Thoại Thịnh Hương

Ý kiến bạn đọc
04/10/201901:51:42
Khách
Cám ơn Từ Huy và Trung Đạo về những lời khen. Những chuyện thật đời mình khi kể lại thường rất xúc động và dễ có sự đồng cảm. Tôi mới về hưu nên sẽ dành nhiều thì giờ viết hơn những năm trước.
Thịnh Hương
04/10/201901:08:18
Khách
Không biết sao em rất thích đọc chuyện chị kể về Sài Gòn. Hơn cả thích nữa. Phải gọi là mê mới đủ diễn đạt cảm xúc của em.
Lần trước chị kể chuyện Sài Gòn trước và sau ly loạn, gươm hoa lạc giữa rừng nhau. Lần này chuyện bói toán, tìm đường vượt biển vượt biên...
Em nghĩ lần tới chị kể chuyện bươn chải sống dưới thời “xuống hầm cả nước” cũng sẽ hấp dẫn, ly kỳ không kém!
Đang mong đây.
Em chào chị.
03/10/201923:01:47
Khách
Chị tả chuyện trốn núp vuợt biên bể hồi hộp quá. Tôi may, đi có 1 lần là lọt, cũng nhờ nhiều thày tử vi và thày bói cam đoan nên mới mạnh dạn đi.
Có lần tui đang buôn bán dất hàng, đi coi 1 bà ở SG năm 1974 vè chyện gì đó, bà nói sang năm tôi có bị ở tù. Tui không tin vì mình đi dạy, dâu có làm gì bậy mà ở tù. BÀ nói sao nhiều người khác bà coi cũng đều bị ở tù,không biết chuyện gì . Té ra là quân nhân VNCH bị ở tù cải tạo năm 75.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Người viết định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau nhiều năm ngưng viết, mừng cô viết trở lại. Mong mạnh dạn tiếp tục.
Nhạc sĩ Cung Tiến