Hôm nay,  

Hành Trình Để Trở Thành Người Mỹ /Kỳ 2

20/09/201900:00:00(Xem: 10794)

Bài số: 5791-20-31597-vb6092019

 

Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Người di dân tại Hoa Kỳ một chủ đề quan trọng cho học sinh tị nạn khi ông dạy trong chương trình Song Ngữ tại Minneapolis. Bài  được viết lại khi gần đây câu sỉ nhục nặng tính kỳ thị kiểu KKK  thường xuất hiện trở lại: “Go back where you come from” Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

 

***

Chế độ nô lệ và kỳ thị chủng tộc là hai vấn đề nhơ nhuốc được nhắc tới trong thế kỷ thứ 18.

Thomas Jefferson, tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ đã viết trước đó “mọi người sinh ra đều bình đẳng” hay “all men are created equal” nhưng ông là chủ của 175 nô lệ và có lúc lên tới 600 và trong chúc thư ông chỉ trả tự do một số mà thôi. Thêm vào đó trong cuốn sách Notes on the State of Virginia ông cho rằng người da đen là người kém cỏi so với người da trắng về thân xác lẫn trí óc.

Nguyên nhân chính của cuộc Nội Chiến (1861-1865) là cuộc tranh luận về vấn đề nô lệ và kết quả miền Nam thua trận và chế độ nô lệ được bãi bỏ. Tuy vậy vấn đề kỳ thị chủng tộc vẫn kéo dài. Điển hình là luật Jim Crow được ban hành tại miền Nam để ủng hộ cho chính sách phân biệt mầu da. Các cầu tiêu công cộng, thang máy, nghĩa địa, vòi uống nước, phòng đợi xe lửa và xe buýt, nhà hàng, trường học ...được chia tách tùy theo da trắng hay da màu.

Phong trào đòi dân quyền nổi tiếng là vụ Tẩy Chay Xe Buýt tại tỉnh Montomery, Alabama vào năm 1955 do bà Rosa Parks, người da màu, bắt đầu khi bà từ chối nhường chỗ cho người da trắng trên xe buýt. Theo luật của Alabama hồi đó người da trắng được ngồi băng trên của xe buýt và người da mầu ngồi băng sau. Lúc mới lên bà thấy chỗ trống băng trước nên bà ngồi đó nhưng xe đầy chỗ nên tài xế nói bà nhường chỗ cho người da trắng. Bà từ chối và bị bắt bỏ bót. Martin Luther King, Jr., một mục sư da màu, nghe được câu chuyện và trở nên là người lãnh đạo cho cuộc tẩy chay này. Đây là một ngọn lửa châm ngòi cho cuộc tranh đấu cho dân quyền đầu tiên không bạo động và được coi như để làm mẫu cho các cuộc tranh đấu dân quyền khác trong nước.

 

Người di dân gốc Á châu

 

Vào đầu thế kỷ 19 dân Trung hoa được nhập cảnh để làm lao động với giá rẻ cho hãng hỏa xa liên lục địa Central Pacific Railroad và các hầm mỏ và họ cũng bị kỳ thị màu da và dân Mỹ coi là hiểm họa da vàng hay “yellow peril”. Sau đó vào năm 1882 Quốc hội Mỹ ký Đạo luật Loại Trừ Người Trung Hoa hay Chinese Exclusion Act cấm người Tầu di dân sang Mỹ trong mười năm. Luật này cũng ngăn chặn sự xum họp gia đình của hàng ngàn người Tàu đã sinh sống trên đất Mỹ mà lúc đi không mang theo vợ con. Nhiều tiểu bang miền Tây cũng có luật cấm đàn ông Tầu cưới vợ da trắng.

Năm 1924 di dân gốc Á châu không được nhập tịch Hoa Kỳ trừ phi là dân Phi Luật Tân vì Phi Luật Tân trở thành đất của Mỹ. Cho đến thập niên 1940 khi Hoa kỳ và Trung hoa là đồng minh trong thế chiến thứ II nên chính sách di dân Trung hoa được thả lỏng hơn. Dân Trung hoa nhập cư vào Mỹ đông đảo khi Đạo luật Di dân và Quốc tịch Năm 1965 hay Immigration and Nationality Act of 1965 ra đời.

Tuy nhiên trong lịch sử còn có một sự kiện không đẹp đẽ khi nói tới Sắc Lệnh của Tổng Thống Franklin Roosevelt trong Thế chiến thứ II về việc giam giữ dân gốc Nhật sau khi Nhật bản đem máy bay thả bom Trân Châu Cảng tại Hawaii vào năm 1941. Vụ tấn công này gây kinh hoàng và lo sợ khắp nước. Tổng thống Roosevelt tuyên chiến với Nhật bản và sau đó ban hành chính sách giam giữ dân gốc Nhật “issei” và con cái “nisei” vào năm 1942-1945. Có khoảng 110.000 và 120.00 người hầu hết sinh sống tại vùng bờ biển phía Tây bị vào các trại tập trung tại các nơi hẻo lánh tại Arizona, Arkansas, California, Colorado, Idaho, Utah và Wyoming. Dù vậy nhiều dân Mỹ gốc Nhật đã tình nguyện tòng quân và tham chiến cho Mỹ trong Thế Chiến thứ II.

Vụ giam cầm này là một sự vi phạm trầm trọng cho dân quyền của dân Mỹ gốc Nhật trong thế kỷ thứ 20 tại Hoa Kỳ.

Nhưng dần dần sau Thế chiến thứ II các thành kiến chống dân gốc Á Châu bắt đầu giảm dần cho người gốc Tầu và các dân gốc Á châu khác như Nhật bản, Đại hàn, Ấn độ, Thái lan... Người di dân Việt Nam sang Mỹ ồ ạt sau cuộc chiến tranh Việt nam kết thúc vào năm 1975 và tôi là một người trong số này. Tính đến năm 2017 có hơn 1.300.000 người Việt sinh sống tại Mỹ và tập trung nhiều nhất ở California (39%) và Texas thứ nhì (13%).

 

Người di dân gốc Mễ Tây Cơ hay gốc La tinh

 

Khi đi nhà hàng Việt Nam chúng ta thường thấy những người làm công là người Mễ. Một tiệm ăn bán bánh xèo nổi tiếng tại Little Saigon có anh chàng bồi bàn người Mễ nói xõi tiếng Việt hơn cả con cái gốc Việt sinh tại Mỹ. Bạn muốn kiếm một tay trong việc sửa nhà bạn cứ việc ra các khu buôn bán sầm uất hay khu Home Depot ở Quận Cam là thấy nhóm người lao công Mễ khoẻ mạnh sẵn sàng giúp bạn và tiền công chắc chắn rẻ hơn nhiều. Ngay cả bên Minnesota các người thay mái nhà tôi cũng là dân Mễ làm cho hãng của Mỹ. Không biết các người này có giấy tờ hợp lệ làm việc trên đất Mỹ?

Nhìn lại lịch sử khi Mỹ lập quốc thì biết rằng miền Tây Nam Hoa Kỳ như Texas, Arizona, New Mexico và California hồi xưa là của Mễ Tây Cơ. Sau cuộc chiến tranh Mễ Tây Cơ- Hoa Kỳ (1846-1848) Mỹ chiếm cứ được gần hết miền này. Dân cư ở đây có quyền ở lại hay về Mễ Tây Cơ và phần nhiều họ ở lại và trở thành công dân Mỹ.

Vào năm 1910 cuộc Cách Mạng Mễ Tây Cơ xảy ra có khoảng 700.000 dân Mễ đã sang Mỹ để lánh nạn và kiếm việc sinh sống tính đến năm 1921. Thường là họ vào đất Mỹ bằng đường bộ, xe hơi hay xe lửa và nhiều khi bị bắt trở về Mễ tại các trạm kiểm soát tại biên giới . Cuộc di dân của dân Mễ này được coi là phong trào của những người lao động chân tay phần nhiều nghèo và không có kỹ năng được đẩy lên miền Bắc và được kéo vào thị trường lao động của Hoa Kỳ có lương khá hơn.

Cho đến bây giờ các cuộc di dân bất hợp pháp sang đất Mỹ từ biên giới miền Nam vẫn còn tiếp diễn và là đề tài nóng bỏng đến nỗi trong bài diễn văn tranh cử đầu tiên của Donald Trump gọi người di dân gốc Mễ là “người hiếp dâm” và “người mang tội ác” vào đất Mỹ. Và sau đó vấn đề xây tường ngăn chận làn sóng di cư của dân Mễ và dân gốc La Tinh cũng nằm trong một đường lối chống di dân của tổng thống da trắng tóc vàng.

 

Vậy Người My, Anh Là Ai?

 

Chúng ta đã biết được phần nào lịch sử của các sắc dân di cư sang Mỹ. Vậy ai là người Mỹ chính gốc?

Có phải là người da trắng hay người gốc bản xứ “da đỏ” hay là người khác?

Chúng ta có thể nghe một câu sỉ nhục từ người Mỹ cho người di dân “ tụi bay trở về nguyên quán” hay “go back where you came from” khi họ bất bình gì đó với người khác màu da. Từ năm 1798 câu này phát xuất từ của đảng Ku Klux Klan hay gọi tắt là KKK gồm các người thượng tôn da trắng người Mỹ “American white supremist” thường hay khủng bố dân da màu gốc Phi châu và sau đó là các nhóm di dân khác. Ngay bây giờ nhóm này hãy còn hoạt động có khoảng 5.000 đến 8.000 đảng viên trong toàn quốc và có thể đông hơn nữa trong các năm gần đây.

Mới đây chúng ta có cuộc tranh luận toàn quốc về câu TT Trump tấn công một nhóm dân biểu cấp tiến đảng Dân Chủ là: “chúng trở về nguyên quán và giúp cải thiện các nơi hoàn toàn hư hại và đầy rẫy tội ác” hay “they go back and help fix the totally broken and crime infested places”.

Nghe rất là quen thuộc và chắc nhóm KKK cười đắc chí đánh trúng tim đen của họ. Trong lịch sử không một ai gốc Âu châu có thể tự xưng là chủ đất nước này trừ những người xâm lược, những người có quyền hành. Mục sư đạo Episcopal Steven Charleston và cũng là thành viên trong bộ lạc Choctaw có nói: “Ai cũng có thể sống tại đây nhưng sự kỳ thị chủng tộc và sự bất công phải được diệt bỏ hoàn toàn”

Ai cũng có thể là người Mỹ khi họ sinh sống hợp pháp trên mảnh đất tự do này. Vấn đề di dân trong thế kỷ 21 vẫn là đề tài gây chia rẽ và đáng chú nhất trong lịch sử Hoa kỳ. Trong sáu mươi năm vừa qua, nước Mỹ đã cố gắng thay đổi thái độ về vấn đề màu da và giúp xã hội có công bằng. Tuy vậy con đường này hãy còn dài. Chúng ta là người di dân đến sau phải coi trọng các lớp di dân đi trước đã dọn đường cho chúng ta và họ đã bỏ bao nhiêu xương máu và sức lực tranh đấu dành dân quyền và bình đẳng cho chúng ta hưởng bây giờ.

 

Đặng Hà Nội

 

Ý kiến bạn đọc
24/11/202017:28:46
Khách
Một số người Việt mình chẳng hiểu sao lại về "phe" người da trắng thượng đằng ra mặt kỳ thị một cách hèn hạ những người không "trắng" như mình, những người đáng lẽ phải được tôn trọng, giúp đỡ như chính chúng ta đã được giúp đỡ trong những ngày đầu nghèo khó. Một thí dụ điển hình là tôi có đi làm nail một thời gian hãy nghe nhưng cô thợ (có người có bằng cấp rất cao ở VN; họ không thiếu học - chỉ thiếu văn hóa thôi) lớn tiếng bằng tiếng Việt miệt thị những người khách hàng da đen, người Hispanics ngay trước mặt họ rồi diễu cợt với nhau một cách phải nói là hèn hạ nhưng ngược lại tỏ vẻ tôn trong những khách hàng da trắng nhất là những người chơi "xộp" với họ. Thật là buồn khi nghĩ tới cái 4000 năm văn hiến lại sản sinh ra những người tồi tệ như thế - nhưng họ lại rất hãnh diện về mình mới chết chứ!!! Nghĩ đến việc họ sẽ lập lại những lời phán khiếm nhã, vô lý, bất nhân này với bạn bè, thân nhân trong những bữa cơm gia đình của họ làm sao họ không tranh khỏi viec truyền đạt đến con cháu họ cái tinh thần vô văn hóa này.
.. Hy vọng các em được giáo dục có văn hóa hơn thế hệ trước để trở thành những người có nhân bản, hơn là tự làm nhục bản thân mình với hành động, lời nói kỳ thị xấu xa...

Tôi suy nghĩ mãi và trộm nghĩ có lẽ vì họ có mặc cảm là người da màu nên phải mạt sát những người da màu để chứng tỏ mình khác hơn, sang hơn, giàu có hơn nên cũng tự nhiên trở thành "trắng" hơn?

Tôi đồng ý với tác giả là đã trên dưới 150 năm mà xã hội HK tuy văn mình tiến bộ tột đỉnh mà vẫn còn dùng màu đã để phân biệt những người cùng sống chung trong một đất nước, vẫn còn những tổ chức kỳ thị sắt máu KKK, white supremacists, far right groups. Tôi nghĩ bổn phận của tôi một người dân trong cái xứ sở gần như tuyệt vời này phải đóng góp vào việc tẩy sạch vết nhơ này để con cháu chúng ta được hãnh diện sống trong một xứ sở có văn hoá tốt đẹp hơn.
20/09/201918:58:38
Khách
Làm người Mỹ dễ lắm. Những gì họ nói là hay thì mình cứ tin trăm phần trăm. Những gì họ nói là đẹp thì mình phải khen hết lời. Đừng quên phải chống Việt Cộng mãnh liệt nữa.
20/09/201914:44:32
Khách
Tuy Minnesota da so la dan da trang dao Tin Lanh, nhung ho bau phieu cho hai nguoi da mau hoi giao lam dan bieu. Omar la nguoi ti nan Somali duoc bau lam dan bieu My, truoc Omar, dan My cung bau cho mot nguoi hoi giao da mau lam dan bieu. Ong nay hien nay la Attorney General cua Minnesota. Cac tieu bang cap tien nhu California, Massachsetts va cac tieu bang dong dan da den mien nam van chua bau nguoi hoi giao da den lam dan bieu. Nuoc nao cung co ky thi chung toc nhung o My thi dan tin lanh da trang che bai dan da trang va bau nguoi hoi giao da den lam dan bieu.
20/09/201914:30:29
Khách
Nuoc My cung nhu cac quoc gia khac cung co khuyet diem te doan. Nhung ai co di du lich cac nuoc khac thi ao cung thay nuoc My van la nhat, du nguoi My duoc tu do di khoi nuoc My khong ai phai keo nhau di vuot bien. Dan bieu My Omar che dan My ky thi, va mot so nguoi khac chi trich nguoi My tan ac, de quoc, boc lot, nhung nguoi ngoai quoc van tranh nhau den My de duoc My “ky thi va boc lot.” O nhieu nuoc, visa den My rat kho, nhung nguoi ta bo phieu bang doi chan.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Nhạc sĩ Cung Tiến