Hôm nay,  

Hội Ngộ Ký Sách Mới

09/08/201900:00:00(Xem: 9572)
Hội Ngộ Ký Sách Mới
Tác giả: Phùng Annie Kim
Bài số: 5759-20-31566-vb6080919

Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới.


***
Thay mặt các anh chị em nhóm Việt Bút, tôi đến tòa soạn Việt Báo nhận 35 quyển sách mới. Có lẽ tôi là người hân hạnh được cầm quyển sách Viết Về Nước Mỹ 2019-2020 sớm nhất trong nhóm, được đọc lại những bài viết của bạn mình đăng trong mục Viết Về Nước Mỹ. Quyển sách này, theo truyền thống, sẽ được chính thức ra mắt trong ngày phát giải  Viết về Nước Mỹ sắp tới, Chủ Nhật 11 tháng 8 tại nhà hàng Grand Garden.

Tôi ngắm mãi hình bìa màu đỏ thắm thật đẹp, trình bày trang nhã, nổi bật  logo và tựa đề  “Viết Về Nước Mỹ /Tuyển Tập 47 Tác Giả /Giải Thưởng Việt Báo 2019”. Hình tượng Nữ thần Tự Do tượng trưng cho nước Mỹ tay giơ cao ngọn đuốc - ảnh do nữ diễn viên Kiều Chinh chụp cho bìa sách VVNM tập I, từ năm 2000 - vẫn trên bìa sách. Sách dầy 521 trang. Có khác chăng là năm ngoái hình bìa màu hồng, năm nay màu đỏ. Đây là màu biểu hiện sự mạnh mẽ, từng được dùng cho bìa sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 10. Thêm một thập niên mới. Hai mươi năm, 20 tuyển tập. Mầu đỏ mạnh mẽ thêm một lần trở lại, không chỉ với bìa sách năm nay, mà còn là màu áo dài của các cô thiện nguyện tiếp tân Việt Báo sẽ mặc trong ngày phát giải.

Hai mươi năm, hơn bẩy ngàn ngày. Với hàng ngàn người viết, hàng chục ngàn bài tham dự, gần sáu ngàn bài đã phổ biến. Việt Báo Daily News (tờ báo giấy ấn hành tuần 7 ngày không nghỉ) liên tục ngày nào cũng có bài viết mới. Trên mạng Việt Báo Online, chỉ riêng mục Viết Về Nước Mỹ, đã có trên 800 triệu lượt người đọc (Chính xác cuối tuần này, tổng số lượt xem bài: 801,494,144). Ấy là chưa kể số người đọc trên sách báo giấy và báo mạng khắp nơi, kể cả trong nước Việt.) 

Con số 20 tính ra đã bằng một phần “sáu mươi năm cuộc đời.” Cách tính này làm tôi chạnh lòng khi nghĩ đến các anh chị em làm việc trong tòa soạn đã kiên trì nuôi dưỡng và vun bồi  cho chương trình Viết Về Nước Mỹ càng ngày càng có những tác giả mới, những bài viết mới.

Tôi chạnh lòng vì có lần đến Việt Báo chơi, thấy cô Hằng bận rộn, vừa nghe phone vừa  sửa từng chữ các trang sách trước khi cho in. “Sửa kỹ như vậy mà vẫn sót chị ơi”. Bé Th ngồi bên kia “Năm nay có bài của cô nè”. Nhìn các anh trong tòa soạn, anh nào cũng cặm cụi làm việc, trân quý  và trách nhiệm từng chữ nghĩa. Nhờ vậy mà có Việt Báo và  Viết Về Nước Mỹ.

Để duy trì một giải thưởng từ hàng ngàn tác giả mà nhà thơ Nguyên Sa gọi là “Bộ Sách Lịch Sử Ngàn Người Viết,” tôi hiểu đó là công trình chung của biết bao tấm lòng. 

 Nói về các tác giả Viết Về Nước Mỹ,  có một trang diễn đàn mang tên Việt Bút gồm khoảng hơn năm mươi thành viên nhưng con số thường xuyên lên mạng “tám” chỉ khoảng vài chục người. Đây là một sân chơi tự do  trong đó các thành viên có dịp chia sẻ các dự định tương lai trong việc viết lách như in sách, ra mắt sách, giới thiệu các bài viết hay, theo dõi các bài viết mới của bạn mình, trao đổi kiến thức văn hóa, lịch sử, du lịch hoặc chia sẻ những câu chuyện tâm tình. Sôi động nhất vẫn là mục “tám” các hình ảnh hay câu chuyện vui ngoài đời được các anh chị em post lên mạng. Nhờ diễn đàn này mà những  thông tin ký sách Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 đã cập nhật hóa và được nhiều anh chị em nhiệt tình tham gia.

Hàng năm, để hỗ trợ cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo có 10 quyển sách Viết Về Nước Mỹ được bán giá đặc biệt trong buổi lễ trao giải với chữ ký của các tác giả. Năm nay, một thành viên trẻ của nhóm Việt Bút đề ra ý tưởng mới đó là mời các anh chị em Việt Bút mua sách ủng hộ và ký sách trước. Khi ý tưởng này được phổ biến, đã có 25 anh chị em trong nhóm nhiệt tình tham dự. Nếu năm nay mục Viết Về Nước Mỹ đã bước qua một chặng đường dài 20 năm thì nhóm Việt Bút  đã làm được một kỳ tích là hỗ trợ 25 quyển sách có chữ ký của tác giả. Họ sẽ đến họp mặt “tiền đại hội” và  ký sách trước khi dự buổi trao giải chính thức ngày hôm sau 11 tháng 8.


Lúc đầu, con số anh chị em Việt Bút ghi tên tham dự dưới hình thức mỗi người mang một món (pot luck) chỉ có trên dưới không quá 30 người. Nhưng vì chương trình đề ra hấp dẫn từ mục ăn uống, nhất là màn văn nghệ  sống xôm tụ với các tiết mục  trình diễn như piano, guitar, mandoline, ca cải lương, đơn ca, song ca, ngâm thơ, hò, lý của các ca nhạc sĩ “cây nhà lá vườn” gồm đủ loại “mầm già, mầm non” đã tăng con số tham dự lên gần 50 người.

Chủ nhà tính sao đây ?  Bài tính đầu tiên là  xin  chào đón tất cả các bạn trong nhóm Việt Bút. Nhà nhỏ nhưng nếu mở lòng thì nhỏ cũng thành rộng, đủ ấm lòng tình bạn văn Việt Bút.

Ngoài đời có câu chế giễu tếu những họp mặt “Đông-Vui-Hao,” nhưng các bạn ơi, Đông - Vui là chính. Còn hao?  Không sao! Ban nhà bếp đã lo toan tính toán cả rồi. Có thể các bạn được ăn, được hát, được nói và sẽ được gói...to go / mang về nữa đó.

“Nhà nhỏ nhưng chủ nhà có…võ”. “Võ” gì không biết, chỉ biết các bạn ta sẽ được ăn ngon. Chúng ta có chỗ đậu xe an toàn. Chúng ta có chỗ ngồi đàng hoàng chứ không phải... đi ra đi vào. Chúng ta được gặp đông đủ các bạn Việt Bút  bạn cũ lẫn bạn mới vì chỉ có cơ hội về tham dự lễ trao giải thưởng này chúng ta mới được gặp nhau. Trong buổi “tiền đại hội” này, chúng ta  sẽ có nhiều thời gian, được “hát cho nhau nghe”, được vui đùa, thoải mái, tha hồ “tám” về các giải thưởng hoa hậu, á hậu, về các chuyện đời, chuyện người, chuyện trên trời dưới đất cũng như cùng nhau chia sẻ tình cảm, nỗi niềm, tâm sự riêng tư.

Còn nhớ năm 2017, Tuyển Tập Việt Bút in 300 cuốn gồm 26 tác giả, 27 truyện ngắn ra mắt đầu tiên tại hội trường Việt  Báo. Chiếc banner còn giữ như một kỷ niệm một thời anh chị em trong nhóm cùng nhau viết và in sách. Ký sách lần này, chủ nhân  dùng mặt trái nền trắng của chiếc banner cũ, tỉ mỉ cắt những giòng chữ “HỌP MẶT KÝ SÁCH VIẾT VỀ NƯỚC MỸ 2019”, trang trí thêm lá cờ Mỹ và dòng chữ “WRITING ON AMERICA”.

Những con chữ cắt dán vụng về trên chiếc banner này sẽ được treo hai bên chảng cây trong vườn nhà ngày ký sách, chiều Thứ Bẩy 10 tháng 8. Bàn ký sách kê 35 quyển sách sẽ đặt giữa sân vườn. Người đẹp có tấm hình tay cầm sách Viết Về Nước Mỹ thường thấy  trên trang báo giấy hàng ngày, sẽ phụ trách mục ký 35 quyển sách này. Hai dãy bàn trang trí hoa sẽ kê trên sân cỏ để các anh chị em ngồi hàn huyên, thưởng thức các món ăn ngon hoặc ngắm mặt trời lặn và nghe tiếng chim  kêu ríu rít gọi nhau về tổ. Mùa hè, 8 giờ trời còn sáng trưng, nhiệt độ xuống dần, gió biển mát rượi, ăn uống vui vẻ.

Trời tối dần, xin mời các bạn vào trong phòng khách chuẩn bị một chương trình văn nghệ với nhạc sĩ CMH sẽ đệm đàn “chạy” hoặc “bơi” theo tiếng hát của các bạn. Lung linh dưới ánh đèn vàng mờ ảo, ngoài hơn 10 tiết mục đã chuẩn bị, còn nhiều màn đặc sắc khác. như các màn độc tấu piano, mandolin, guitar. Hai chiếc micro đã có sẵn, chờ những bài hát xa xưa như “Khúc hát Thanh Xuân”, “Sơn Nữ Ca”, lãng mạn như “Niệm Khúc Cuối”, “Ai Về Sông Tương”, tình cảm quê hương như “Áo Mới Cà Mau” “Tôi Yêu”, tha thiết như “Dạ Cổ Hoài Lang”, ngọt ngào như “Hoa Tím Đợi Chờ”…

Xin chào đón các thành viên Việt Bút đến từ  Bắc California,Texas, New Jersey, Minesota, Oregon, Paris và khắp nơi… Những quyển sách bìa đỏ trên tay các bạn trong đêm trao giải thưởng là những tấm lòng vô cùng quý giá của các bạn dành cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ.

Cuối cùng, với giải thưởng Viết Về Nước Mỹ hàng năm, cảm ơn Việt Báo đã cho anh chị em chúng ta những họp mặt  cần thiết và thú vị.

 Hẹn gặp cuối tuần,
Cali ngày 7/8/2019

Phùng Annie Kim

Ý kiến bạn đọc
11/08/201912:15:33
Khách
Thưa chị, nghe chị kể thiệt... mê quá đi🥳👍👌🎶🎶‼️
À! Thì ra nhà chị là nơi... “Chốn đi về của hồn thiên cổ.” (Động Hoa Vàng)
Chị là người trời cho “cực kỳ” hạnh phúc!
Em kính chào chị.
11/08/201908:25:26
Khách
Chữ "hỗ trợ" là chữ dùng sai của Việt Cộng. Nó có nghĩa là giúp đỡ hai phía, anh giúp tôi, tôi giúp anh, chúng ta cùng giúp đỡ lẫn nhau. Nên nếu ai đó giúp đỡ kẻ khác thì phải nói, "giúp đỡ" chứ không phải "hỗ trợ." Làm ơn đừng dùng sai chữ, dẫn đến vô nghĩa.
09/08/201916:32:59
Khách
Tán dóc thì nói là tán dóc, tại sao phải xài chữ "tám" là chữ Việt Cộng như loại slang cố tình xóa sổ một số ngữ vựng đã có sẵn và hay hơn nhiều. Mong các tác giả nên chọn lọc chữ nghĩa một cách ý thức và nhiều trách nhiệm hơn vì hiện tại đã có sự xung đột giữa hai cách viết và nói tiếng Việt rất tệ hại.
09/08/201916:09:08
Khách
Xin phep' cho em hoi? ve nhom' Viet But', duoc khong?
09/08/201914:01:30
Khách
Như Ý xin chân thành cảm ơn anh chị đã và đang rộng lòng đón chào các tác giả từ khắp nơi đến nhà anh chị ! Như Ý cầu chúc anh chị sức khỏe và hạnh phúc mãi mãi ❤️
09/08/201913:58:13
Khách
Chị kể nghe thật hấp dẫn. Tiếc thay em không có dịp về thăm dự, được nghe những bản tình ca thật tự nhiên, được thưởng thức nhiều món ăn độc đáo của các anh chị! Mong được có cơ hội thăm gia năm tới vậy. Thân ái chúc các anh chị thật vui trong ngày tiền đại hội VVNM nha.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,083,426
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.