Hôm nay,  

Thành Phố Khói Sương (Kỳ 2)

27/07/201900:00:00(Xem: 11560)
Tác giả: Trương Ngọc Anh
Bài số: 5747-20-31554-vb7072719

Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng   đường ngàn dặm lái xe  qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

Alabama
Bảng Welcome to Sweet Home Alabama
Tennessee Family
Cả gia đình chụp hình hoá trang người thời xưa ở Tennessee.

***

Qua ngày thứ năm,  chúng tôi viếng khu khoa học “Wonderworks Experience The Upsidedown Adventure”. Tôi rất thích khu giải trí này và chắc rằng nếu bạn có dịp đến vùng núi khói sương Smokies Mountain ở Tennessee đừng quên ghé qua.

Thoạt đầu, trò chơi đầu tiên của thế giới ánh sáng, chúng tôi bước vào một chiếc khung hình cầu có tay vịn hai bên và ánh sáng nhiều màu chung quanh, tạo ảo giác như chiếc cầu chao đảo rất mạnh. Cảm giác mạnh tới nổi tôi tưởng mình mất thăng bằng, sắp té ngã, phải vươn tay nắm chặt tay vịn ở hai bên. Sự thật là chiếc cầu vẫn đứng yên, chỉ có tốc độ ánh sáng làm cho óc mình tưởng là cây cầu rung động chao đảo rất mạnh khiến mình mất thăng bằng. Hay thiệt.

Đi men theo con đường tới từng trò chơi, lại sắp hàng rồng rắn lên mây, trò chơi nào cũng thú vị.

Đây là nơi tập trung nhiều trò chơi và hiểu biết về khoa học, như cảm giác khi lơ lửng ngồi trong hộp phi hành ngoài không gian, ngồi trong chiếc hộp xoay tròn nhào lộn, khi động đất cảm giác độ rung chuyển của mặt đất, sự hoạt động của bộ óc đối với ánh sáng, sờ tay vào dòng điện cao thế an toàn, theo khoa học và chứng minh của các nhà khoa học.

Ngồi trên chiếc xe đạp, đạp theo vòng quay tới tốc độ cao thì chiếc xe đạp khi vượt tới mức cao nhất sẽ lộn ngược đầu, tụi nhỏ thú vị lắm. Chàng con rể và con gái chạy lộn đầu tới ba lần, nghe tiếng chúng la hét quá lý thú. Tôi vừa chụp hình vừa quay phim liền tay. Hai cháu nhỏ thì chơi với những trò chơi dành cho trẻ em nhiều trò vui và thích hạp với con nít như đá banh theo banh ánh sáng, chơi đào cát tạo núi đồi giòng sông với những thú vật thay đổi theo vùng biển, hay chim bay trên trời, thú vật thời tiền sử khủng long, tất cả đều tạo ra từ ánh sáng thay đổi ngoạn mục. Trò chơi leo núi vừa cho người lớn vừa cho trẻ nhỏ cũng vui, tất cả những trò chơi có độ cao, hay tốc độ nhanh đều được những nhân viên cài dây an toàn và  kiểm soát rất kỹ.  

Tôi thích trò chơi du hành Vạn Lý Trường Thành diễn ra trong rạp hát, mỗi người được phát chiếc mắt kiếng đen  4D hay 7D gì đó, ngồi vào ghế, cài dây an toàn cẩn thận, rồi… bay bổng theo những hình ảnh rợn người khởi hành từ chiếc xe kéo của ông kéo xe người Tàu mang kiếng đen thui kéo mình lướt theo ổng lên vạn lý trường thành, những khúc cua tử thần, những đoạn đường thót tim như bay  khỏi tường thành, bị  con rồng đen hung dữ rượt, nhe chiếc răng nanh như chực cắn vào mặt mình khiến mình phải né tránh, chiếc xe kéo bị trượt xuống hố …nửa chừng, rồi được ông kéo xe kéo lên, nheo mắt, phóng chạy tiếp. Tất cả đều là những hình ảnh hiện ra rất thật, tạo cảm giác mạnh lắm, giả mà y như thật, trái tim mình cũng lộn tùng phèo theo. Run và hồi hộp quá!.

Trò chơi thứ hai tôi cũng rất thích, mà khi chơi xong, trán còn nhỏ giọt mồ hôi vì căng thẳng, đó là trò chơi leo thang lên trời để ngắm sao.

Trước khi bắt đầu trò chơi, mọi người đều phải leo lên bàn cân cho họ kiểm soát sức nặng. Trò chơi dành cho những người nặng dưới 250 cân. Trẻ con cũng được chơi nhưng phải ràng dây an toàn sát theo người lớn.

Người tham dự trò chơi được nhân viên làm việc ràng dây an toàn từ dưới lên trên thân mình bằng một chiếc áo nặng chình chịch với rất nhiều móc sắt (nói thật đó) tự mình không thể làm được. Sức nặng của cái áo giúp mình thăng bằng hơn. Người hướng dẫn trò chơi chỉ lên trần trên cao, nơi có rất nhiều ánh đèn lấp lánh, nói rằng nếu mình leo lên bậc thang cuối cùng, mình sẽ thưởng thức bầu trời đầy sao trên đó rất đẹp.

Trò chơi bắt đầu, mình sẽ từ từ từng bước, leo lên những bậc thang lên cao vút, mỗi vài bước thì phải kéo sợi dây treo trên đầu để mở khóa đi lên tiếp từng đoạn ngắn, cầu thang chỉ bằng những miếng sắt bề ngang nhỏ xíu, hai bên trống lốc không có tay vịn, chỉ có 1 sợi dây cao khỏi đầu chạy theo con ròng rọc mà mình nắm chặt vào để bước từng bước thầm, bụng đánh lô tô từng chập, mồ hôi rịn ra. Càng lên cao những miếng thang sắt càng nhỏ dần, cho tới khi chỉ là một sợi dây cáp nhỏ xíu đong đưa mà mình phải bước lên. Trời đất ơi, tôi đã muốn quay đầu trở xuống mấy lần vì sợ quá. Mỗi lần nhìn xuống thấy sâu hút bên dưới, mà chiếc cầu đi lên càng ngày càng chênh vênh lơ lửng, nhưng rồi cứ ráng thử coi sức chịu đựng của mình tới đâu. Ở cây cầu cuối cùng tôi quá sợ, căng cứng mình, bước vài bước là  cầu lắc lư dữ dội do tôi sợ quá, căng thẳng quá nên bị mất thăng bằng

Toát mồ hôi, rồi thì cuối cùng tôi cũng lên được tới đỉnh. Ôi sung sướng.

Ở đây đứng thở cho bớt căng thẳng trên miếng sắt vuông bằng phẳng, vững vàng nhưng nhỏ xíu xiu, chuẩn bị ngước lên để ngắm bầu trời đầy sao. Sạo ke nghe, ngó lên cũng chỉ thấy những bóng đèn đủ màu là những ngôi sao …giả, y chang mình đứng dưới đất ngó lên thấy trước khi leo lên bá thở chỉ với độ cao khoảng 35ft!

Khi trở xuống cũng bắt đầu từ cây cầu dây này, tôi bình tỉnh lại, thở sâu và thả lỏng thân thể,  cho nên khi bước lên sợi dây căng thẳng, rung ít, nhờ đó tôi đã đi từng bước trên dây dễ dàng hơn lúc đi lên.

Đoạn đường đi xuống dễ hơn, chỉ là chiếc cầu thang sắt rất nhỏ, tuy nhỏ, và mỗi đoạn mình cũng phải kéo sợi dây mở khóa để từ từ mà đi xuống độ dốc rất thẳng đứng, rồi tôi cũng đặt đôi bàn chân trở về mặt đất, mồ hôi còn rịn trên trán. Hai đứa nhỏ bỏ cuộc ở một phần ba đường, khiến ba má cũng phải leo xuống, mất dịp ngắm sao. Đám trẻ còn chơi nhiều trò thú vị khác mà tôi không tham gia được, như rượt đuổi nhau bắn súng, nhào lộn… Ngoài những trò chơi này, chúng tôi còn vào xem phòng tranh đặc biệt trưng bày loại tranh mà khi nhìn vào sẽ thấy những hình ảnh khác với hình ảnh nhìn thấy lúc đầu. Rất hay lạ.

Khu giải trí này gợi hứng từ những nhà khoa học lừng danh như Isaac Newton, Albert Einstein, Marie Curie, Stephen Hawking…

Cuối cùng, ra cổng lúc bãi đậu xe đã vắng đi rất nhiều vì vãn tuồng mà gia đình chúng tôi vẫn không tham dự được tất cả những trò chơi.


Ngày trở về, cả gia đình chúng tôi còn ghé tiệm chụp hình để cùng hoá trang quần áo người thời xưa ở Tennessee chụp tấm hình kỷ niệm.

Lúc sáng sớm, tôi chụp được vài tấm hình những làn khói trắng vờn bay lên từ những rặng núi bao chung quanh phố núi Smokies. Tôi nghĩ, trong số rất đông du khách đến đây nghỉ hè, có mấy ai chú ý tới những làn khói sương màu trắng lãng đãng nên thơ đặc biệt của vùng rừng núi mang tên Smokies Mountain như tôi.  

Trên đường về nhà, không chạy một mạch nữa vì mệt quá, nên chúng tôi ghé khách sạn bên đường ngủ lại một đêm, hôm sau chạy tiếp về nhà. Từ khách sạn ở Baton Rouge, tiểu bang Lousianna, chúng tôi tiếp tục lên đường. Lần này, chúng tôi tìm con đường hương lộ (Highway) để có dịp ngắm phong cảnh hai bên đường chứ không chạy trên xa lộ liên bang như lúc đi.

Nhờ chạy hương lộ này mà chúng tôi đã băng qua nhiều ruộng lúa mênh mông, ruộng mía thẳng tắp, những cánh cò trắng chấp chới bay từng đàn loang loáng trong nắng, ghé chơi đôi chút ở phố thị có nhà ga xe lửa lâu đời. Đặc biệt nguyên một góc phố bảo tàng viện xe lửa (DeQuency Railroad Museum) với rất nhiều tranh vẽ trên tường độc đáo. Nhiều hình lưu niệm đã chụp ở đây, với những tấm tranh vẽ hình xe lửa trên tường nhiều màu sắc đẹp tuyệt vời. Phố thị De Quincy trông nghèo nàn, mà dễ thương quá.

Băng khỏi phố thị, chúng tôi chạy qua nhiều khu nhà máy xay lúa, trữ lúa của vùng Lousianna chuyên trồng lúa của nước Mỹ. Hai bên hương lộ qua khỏi ruộng lúa tới vùng đầm lầy cá sấu nước đục ngầu màu nâu đất. Qua nhiều cây cầu với dòng sông Mississippi mang phù sa phì nhiêu cho đồng ruộng hai bên bờ.

Trở ra xa lộ liên bang, trên đường đi, tôi thích canh chừng để chụp hình những tấm bảng chào mừng của tiểu bang mình sắp băng ngang. Muốn chụp được những hình này không dễ, phải canh chừng từng đoạn đường, nhắm biết trước khi nào xe chạy gần tới ranh giới giữa hai tiểu bang, canh vài dặm đường phía trước, căng mắt ra nhìn vì mấy tấm bảng này nhỏ lắm, được dựng khiêm tốn bên đường. Cái điện thoại mở máy chụp hình sẵn sàng để chụp ngay đúng lúc xe lướt qua mà không thể ngừng lại. Chụp được tấm hình bảng chào mừng này thì thật vui.

Thỉnh thoảng chúng tôi ngừng xe, ghé chỗ nghỉ dọc đường, đi bộ một chút cho giãn gân cốt, tỉnh táo để tiếp tục lên đường. Nhiều tiểu bang, chính quyền thành phố xây dựng trạm dừng chân rất lớn, khoáng đãng, tạo khoảng không gian màu xanh mát mắt cho du khách thoải mái với nhà vệ sinh sạch sẽ. Tôi nhớ, thập niên 80’s, ở vài trạm dừng dọc xa lộ liên bang, thường có vài người dân địa phương mang bình cà phê nóng, mấy dĩa bánh ngọt biếu người qua đường, một cử chỉ thân thiện ấm lòng của người bản xứ. Sau này không thấy nữa, thay vào là những máy bán nước ngọt, bánh ngọt hay khoai tây chiên v…v…

Ở mỗi tiểu bang trên nước Mỹ đều có những đặc điểm riêng mà có ngang qua, có chú ý, chúng ta mới biết. Chẳng hạn như sau khi chụp tấm bảng chào của tiểu bang Alabama, dọc xa lộ thỉnh thoảng tôi nhìn thấy tấm bảng ghi hàng chữ “Korean War Memorial Highway”, với một cái tên ở dưới, tôi mới biết đó là bảng ghi nhớ tên những người lính Mỹ anh hùng đã chết khi chiến đấu trên đất nước Đại Hàn để chống lại cộng sản Bắc Hàn.

Tấm bảng chào mừng đến biên giới tiểu bang Georgia có ghi hàng chữ: “Welcome to Georgia, We’re glad Georgia’s on your mind” với hình vẽ hai trái đào màu vàng cam rực rỡ gợi chúng ta nhớ đến những trái đào thơm phức ngon ngọt được trồng từ tiểu bang Georgia này Hãy ghi nhớ trong lòng, bạn nhé, xứ Georgia và những trái đào.

Tấm bảng chào mừng đã tới tiểu bang Alabama có hàng chữ: “Welcome to Sweet Home Alabama”, tôi nhớ ra bản nhạc có tên “Sweet Home Alabama” qua giọng ca của nhóm Lynyrd Skynyrd đã đưa tựa bài hát vào điểm ghi nhớ của người dân Alabama.  âm nhạc quan trọng với đời sống của dân bản xứ là vậy. Trong xe vang lên lời ca Sweet Home Alabama rộn ràng.

Big wheels keep on turning
Carry me home to see my kin
Singing songs about the south-land
I miss 'ole' 'bamy once again
And I think it's a sin, yes

Xe tiếp tục lăn bánh, tới Mississippi. Lại căng mắt đón chờ bảng chào mừng kế tiếp, nhờ âm nhạc mà tài xế bớt buồn ngủ.

Khi chụp tấm bảng tiểu bang Mississippi có hàng chữ: “Welcome to Mississippi Birthplace of America’s Music”, tôi biết được âm nhạc riêng biệt và rất đặc sắc của người Mỹ mà ngày nay lan tràn khắp thế giới phát xuất từ tiểu bang Mississippi mà dân bản xứ hãnh diện đưa vào tấm bảng chào mừng du khách đã đến tiểu bang của họ.  Âm nhạc của người Mỹ bao gồm những loại nhạc Country music, Blues, Jazz, Rock tất cả những loại nhạc này đều bắt nguồn từ tiểu bang Mississippi.

Trong chiếc xe đang vượt đường trường tôi được nghe vài bài hát âm điệu Blues buồn thê thiết của một thời kỳ nhiều khó khăn, hòa cùng tiếng đàn guitar ấm áp: “Pay the cost to be boss, Why I play the blues,” qua giọng ca nức nở của B. B. King…. mọi người đều muốn biết vì sao tôi hay ca nhạc buồn!.

Tấm bảng chào mừng: “Welcome to Lousianna. Bienvenue en Lousianne” với hai ngôn ngữ Anh- Pháp nhắc nhở chúng ta người Pháp đã sinh sống đầu tiên ở tiểu bang này, xây dựng lên một góc Paris trong lòng thành phố, với rất nhiều người nói tiếng Pháp cho tới ngày nay, không ai quên.

Và cuối cùng tấm bảng chào người trở về nhà: “Welcome to Texas. Drive Friendly. The Texas way”. Tôi chưa tìm hiểu ra tấm bảng này mang ý nghĩa gì, chắc cần phải hỏi người dân địa phương, Lái xe theo cung cách thân tình của người Texas, có phải là luật riêng của dân Texas?

Ước gì tôi có thể đi hết nước Mỹ, thưởng thức hết những kỳ quan thắng cảnh của nước Mỹ to lớn, xinh đẹp, hiền lành và nhân đạo, đã mở rộng vòng tay cưu mang cả triệu người Việt ly hương; để chụp hình được đủ 50 tấm bảng chào mừng khiêm tốn của 50 tiểu bang nước Mỹ, để so sánh với những tấm bảng chào mừng từng tỉnh lỵ diêm dúa khổng lồ, moi móc tiền đóng đủ thứ thuế từ túi những người dân nghèo khổ ở Việt Nam. Tiền thuế của dân Mỹ phải được dùng một cách hợp lý, như những tấm bảng chào nhỏ xíu giản dị khiêm tốn mà rõ ràng và có có ý nghĩa hơn, sơn màu xanh lá cây của từng tiểu bang mà mình phải mở to hai con mắt, canh chừng trước cả mấy dặm đường để có thể nhìn thấy và chụp được tấm hình kỷ niệm.

Chuyến nghỉ hè cùng toàn gia đình năm nay quá vui và hiếm quý. Với số tuổi về hưu, đoạn đường phía trước ngày càng ngắn dần, sức khoẻ cũng sẽ kém đi theo từng năm tháng, chắc gì năm tới tôi còn có thể leo núi trèo non cùng các con cháu.

Vì vậy bạn ơi, khi còn sức khoẻ, đừng bỏ lỡ những dịp vui./.

Trương Ngọc Anh

Ý kiến bạn đọc
03/08/201915:54:46
Khách
Thân mến chào và cám ơn góp ý của độc giả :-)
Người Hà Nội
Dạ, viết liền mới nhớ, chứ lâu lâu chút thì quên sạch bách chị ơi. Cám ơn chị đã đọc và cho em lời khích lệ ngọt ngào

Thân mến chào Từhuy
"Chí bé" gặp nhau nhe, mình cũng thích "Khói núi sương pha" hợp tình hợp cảnh, đã định lấy đó làm tựa, rồi ...quên !!! tức không :-) . Nếu tôi làm nghề hướng dẫn du lịch thì chắc thất bại quá, vì thiên hạ nghe kể hết sẽ đâu còn muốn đi nữa, ít ra cũng phải ...mí mí chứ , đúng không . Đùa thôi chứ còn rất nhiều trò chơi khác đầy hứng thú và rùng rợn dành cho người lớn cũng như trò chơi cho con nít, nhiều lắm, mình chỉ tham dự một phần rất nhỏ của trung tâm giải trí này mà thôi
Có dịp, cũng nên đến đó, nhiều thú vị lắm. Về chuyện viết nhiều hơn, thì hy vọng nếu có đề tài để viết, vì mình không phải nhà văn, cho nên rất khó mà viết hư cấu. Mấy năm trước cũng viết khá nhiều dưới tên Ngọc Anh, chỉ vài năm sau này viết ít lại. Cám ơn Từhuy đã đọc hết mà còn ưu ái góp ý kiến cho bài viết. Mong có dịp được đọc bài của tác giả Từ Huy nha. Chúc lành.
30/07/201923:45:00
Khách
Thưa chị, Em thích cụm từ “khói núi sương pha” của chị. Nếu em dự tính đi đến đó thì sau khi đọc bài viết này em nghĩ em không cần đi nữa! Chị tường thuật tỉ mỉ, linh hoạt, thật là rõ ràng. Em mà có đi thì cảm giác chắc cũng chẳng hơn được như khi đọc bài viết này.
Em chỉ hơi thắc mắc là tại sao chị không viết thường xuyên hơn🤔⁉️ Thiệt là uổng!
Em chào chị.
27/07/201921:11:56
Khách
Đọc tới đâu chị "sởn tóc gáy" đến đó. Phục tài kể chuyện của em với trí nhớ để thuật lại đầy đủ chi tiết như vậy.
Rõ ràng là em đã có một chuyến đi chơi thật hạnh phúc cùng con cháu với bao nhiêu khám phá kỳ thú. Cứ tiếp tục như vậy đi em nhá.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,240,653
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.
Như mọi năm, báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018 đã bán hết, ngay trước tết, đã phải dành dụm kỹ mới giữ lại được một số lượng nhỏ cho hai hội chợ Tết. Sau đây, thêm một bài Viết Về Nước Mỹ được trích từ báo xuân. Tác giả là cư dân Paris, bà tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, năm 2011, và nhận giải chung kết Vinh Danh Tác Giả VVNM. Với cách viết duyên dáng, Đoàn Thị là một trong những cây bút được nhiều độc giả yêu mến.
Tác giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, sang Mỹ năm 1973, nguyên là một chuyên viên quốc tế của USAID về hưu, đang cư trú tại Orange County. TG gia nhập chương trình VVNM từ năm 2015, được chấm giải Danh Dự 2016 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2017.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Bài sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuiất 2018.
Lá thư nầy em viết từ năm mươi năm trước, khi anh đang đóng quân ở Bình Dương, mà rồi chuyện nầy chuyện nọ khiến thư chưa gởi
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và UC Riverside (SEATRIP) xuấn bản trong năm 2017.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả có nhiều bài viết đạt số lượng người đọc, trên dưới một triệu.
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến