Hôm nay,  

Tôi Đi Diễn Hành Lễ Độc Lập

11/07/201900:00:00(Xem: 8049)
Tác giả: Minh Thúy
Bài số: 5735-20-31542-vb5071119

Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12,  “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là  “Chuyện về Những Bà Mẹ”.  Sau đây là bài viết thứ 8.

2_dien hanh 04074_dien hanh 0407
Tác giả (trái) và bạn   cầm bảng khởi sự diễn hành trước đoàn “Xe Huê Kỳ kiểu co” do Tom lái dẫn đầu.

***

Ở trên đất Mỹ này, tôi gặp cô em tên Thanh 10 năm trước, lúc cô còn đang học tại San Sose State ngành Graphic Design, chúng tôi thường gặp gỡ trong vài sinh hoạt từ thiện. Cô rất năng nổ giỏi dang, tốt bụng và đầy tình người.

Mỗi đầu năm cô thường gởi tình thương về các Chùa nuôi cô nhi, các hội người mù với khoản tiền không nhỏ. Khi còn ở  VN, cô là một hoạ sĩ, cho nên qua Mỹ cô theo học môn Graphic Design 4 năm, hiện tại làm maketing (quảng cáo) cho một hãng ở San Jose.

Thanh lập gia đình với người Mỹ tên Tom, sau cuộc gặp gỡ trên khu đồi, khi cô đặt giá vẽ bóng chiều với ánh nắng nhạt nhoà rơi trên những muộn phiền, nỗi nhớ nhà khôn nguôi, với cánh én bay xa về tổ, với gió chiều lao xao giữa cô đơn, với vầng mây lờ lững phiêu lãng ...và rồi cô bắt gặp ống kính chụp hình của Tom đang hướng về phía cô.

Thế rồi cả hai làm quen và kết nhau ở điểm họ mê cảnh đẹp thiên nhiên, hay trang trải nỗi lòng theo trời mây trăng gió trên nét vẽ, trên máy chụp hình.
Tom làm việc tại nhà với công việc Real Estate Investment, tánh tình rất hiền lành dễ mến. Thanh có thêm một số bạn và chúng tôi họp thành nhóm nhỏ. Các cô còn trẻ tuổi, rất cởi mở vui vẻ, thường luôn miệng nói “Thỉnh thoảng phải gặp nhau để thay đổi không khí”, và ngôi nhà của Thanh là nơi tụ họp với điều kiện chỉ có phụ nữ.

Chúng tôi tổ chức sinh nhật cho nhau, khi có cuộc họp mặt là Tom sáng sớm lái xe ra khỏi nhà để tôn trọng điều lệ vợ mình đặt ra, và dĩ nhiên chúng tôi cũng chỉ đến một mình.

Các em thường khuyến khích tôi tham gia vào sinh hoạt người Mỹ. Đó là việc quá cao đối với khả năng của tôi, vì tôi nghĩ chỉ có những vị đỗ đạt tại các trường học Hoa Kỳ, các vị thông thạo Anh Ngữ mới làm được. Chính những lúc tôi rụt rè thì các em luôn thoải mái đưa ra lập luận:

- Chị có biết xã hội phải muôn mặt, sự hợp lực luôn cần mọi tầng lớp. Ông kỹ sư cũng cần đi cúp tóc, bà bác sĩ cũng cần thợ may quần áo để mặc, em làm mệt nhọc về không nấu nổi cũng cần tiệm bán cơm v..v...như vậy mới thành xã hội.

Rồi các em rủ tôi tham gia đi diễn hành, hoà niềm vui trong ngày lễ Độc Lập của Mỹ

Tại sao lại không nhỉ ? Được diễn hành cùng dân bản xứ và các sắc dân khác nhau trên xứ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chẳng phải tìm vinh quang hay thi đua, chỉ đơn giản là để mừng ngày ra đời của một đất nước vĩ đại mà hiện tôi cũng là công dân Mỹ.

Thanh và chồng là Hội viên của ABC club, là một tổ chức có tính cách giáo dục, hướng dẫn huấn luyện tuổi trẻ tập dạn dĩ, phải phát biểu ý kiến trước đám đông, tập nói ngắn gọn dễ hiểu để trong tương lai có thể trở thành Leadership (lãnh đạo), hay mọi lãnh vực khác.

Chương trình này đã sinh hoạt gần trăm năm trên nước Mỹ có tên là ABC Toastmasters, gần 15 năm trở lại đây đã mở rộng trên thế giới ABC Toastmasters thường có cuộc hội họp vào mỗi thứ bảy lúc 10 giờ sáng tại Unitek College nằm trên đường Auto Mall Parkway. Trong cuộc hội họp bất cứ ai cũng có thể lên thực tập, nói đề tài nào đó, các diễn giả lắng nghe và nhận xét phong cách diễn đạt, rồi đúc kết nêu lên khiếm khuyết như nói dài dòng, thế đứng chưa được tự tin, giọng nói còn run ..v..v...

ABC Toastmasters đã đóng góp diễn hành vài năm qua và được xếp hạng nhì năm ngoái.

Bây giờ tôi xin kể tiếp về ngày vui lễ Độc Lập. Sáng sớm tôi lái xe đến nhà Thanh như đã hẹn, trong lúc chờ đợi tôi ra vườn ngắm cảnh thư thả với không khí trong lành.  Ánh nắng ban mai thật dễ chịu, thỉnh thoảng có những cơn gió mát, đôi khi hơi lạnh, nhưng rồi những tia nắng ấm kéo lại cảm giác quân bình của thời tiết.

Tách cà phê chủ nhà trao, tôi nhâm nhi từng ngụm thong thả, hơi nóng và mùi thơm thấm vào môi lưỡi, tận hướng những giây phút an nhàn thanh thản. Nhìn ngắm những đoá hoa xinh như mộng mở hé, e ấp đọng những giọt sương mai long lanh như thiếu nữ độ tuổi dậy thì tươi sáng, lòng tôi thấy phơi phới, rộn ràng đón nhận cảm giác vui mừng ngày lễ Độc Lập nơi xứ người.

Đọc Lịch sử, Ngày 4 thàng 7 là ngày Independent Day cũng là ngày Quốc khánh của Hoa Kỳ.

Năm 1779 bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời, tuyên bố rằng mười ba thuộc địa đầu tiên ở Mỹ coi mình là một quốc gia mới, được gọi là Hoa Kỳ. Tác giả của bản Tuyên ngôn Độc Lập cùng đại diện 13 tiểu bang đầu tiên đã ký vào.


Lời mở đầu của bản Tuyên Ngôn là "Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng đấng tạo hoá đã ban cho họ những quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do mưu cầu hạnh phúc của mỗi công dân được luật pháp bảo vệ.

Miên man về lịch sử và nguồn gốc ngày lễ, tôi uống cạn ly cà phê lúc nào không hay khi đang định nâng lên môi tiếp, cũng vừa đúng lúc các bạn réo gọi tập trung lên xe.

Điều đặt biệt là năm nào cũng có sự hiện diện của bà Mary mẹ chồng Thanh. Năm nay bà đã 87 tuổi nhưng tự lái xe một mình từ San Diego lên Fremont mất 8 tiếng đồng hồ cùng tham gia diễn hành.

Tinh thần người Mỹ thật mạnh mẽ và ý chí thật hào hùng. Chúng tôi đến địa điểm ... sau hậu trường cảnh đông đúc đang chuẩn bị cho buổi diễn hành. Mọi người đã làm việc cực lực, hăng say, những công việc rất khó, nặng nhọc sửa soạn cho tiết mục của họ.

Tôi đi quanh quan sát thì thấy rất nhiều hội đoàn như trường học, trung tâm thương mãi hay các sắc tộc có những màn riêng về sắc thái của họ. Nơi này các em nhỏ học mầm non được cô giáo tập dợt màn múa đầy hồn nhiên dễ thương. Nơi kia, trường dạy võ đang ôn lại màn kiếm đao, môn Karate do các thiếu niên diễn thật ngoạn mục. Kià ban trống nhạc đang sắp xếp ví trí biểu diễn cùng xem lại dụng cụ. Hàng xe hơi cổ được trang trí bằng màu đỏ, trắng, xanh, chứa đựng bộ máy lớn cùng loa và cờ trang trọng. Đoàn người diễn hành mặt mày hớn hở, chú tâm vào công việc của mình, ai ai cũng khoác y phục, đội mũ, mang tất hoặc cài nơ bông trên tóc bằng 3 màu xanh trắng đỏ của lá cờ Mỹ.

Cảnh tượng sau hậu trường thật vui nhộn, tôi đi quanh quẩn chụp hình, thoải mái và hoà nhập. Đến giờ diễn hành, tôi được giao phó cầm bảng đi chung với các em Nhật, Phi, Ấn Độ và Việt Nam... theo sau xe classic của Tom (chồng Thanh) lái. Những bản nhạc yêu nước phát ra từ loa trên xe, tiếng nhạc xập xình hùng mạnh diễn hành trên những con đường dài.

Chúng tôi khởi hành từ đường Civic Center, rồi đi qua đường chính Paseo Padre chạy dài cho đến khi chấm dứt nơi đường Capitol. Hai bên đường dân chúng mang ghế ra chuẩn bị đón xem, kẻ đứng người ngồi đông đúc chật ních suốt mấy con đường. Tiếng reo hò, cổ vũ chào nhau bằng câu “Happy July 4th” , có người chạy ra tiếp chúng tôi những chai nước lọc vì trời nắng gắt.

Trong nhóm chúng tôi đã có hai em hăng say dancing giữa đường rất ngoạn mục. Thanh cùng các em trai khác kéo thùng thổi bong bóng nước rất đẹp lôi cuốn các em nhỏ chạy ra theo đùa giỡn, cũng được thổi vào người, những bong bóng bay lên khiến các em nhỏ thích thú dang tay với và nhảy cười sung sướng. Cảnh tượng rất hào hứng đã mang ý nghĩa thiêng liêng của ngày lễ hội đủ sắc dân hợp lại, gầy dựng lên quốc gia giàu mạnh, văn minh, tự do và dân chủ.

Buổi diễn hành chấm dứt sau 1 giờ trưa, trên đường về tôi thấy nhà nhà đều treo cờ trọng thể trước cửa, hầu như mọi người ở xa đều trở về ăn lễ cùng gia đình, các cháu của tôi cũng không ngoại lệ. Về nhà chị em nướng Barbecue gồm bò và gà đã được ướp tối qua, dùng bánh mì lát đơn giản cùng xà lách làm sẵn mua từ Costco.

Đến chiều cả gia đình, anh chị em con cháu hẹn ra bờ hồ Elizabeth, đem theo khăn trải, trái cây, chips, và nước uống để hứng gió sông chờ tối xem bắn pháo bông.

Người ta đông như kiến, vợ chồng, con cái, thậm chí, có bé chỉ  mới vài tháng nằm trong car seat quấn khăn cũng được đem theo. Đúng 9 giờ tối bầu trời sáng rực, những bông hoa đủ màu sắc thi đua nhau rơi xuống với âm thanh rộn ràng náo nhiệt, liên tục không ngớt.

Tiếng la, tiếng reo hò, tiếng cười hợp lại tạo không khí từng bừng náo nhiệt. Khi tiếng pháo từ từ chấm dứt, những bông hoa thưa thớt trả lại nền trời đen tối với những vì sao lấp lánh thì chúng tôi trở về nhà trong sự thoả mãn.

Đêm về... tôi thấm mệt với đôi chân rã rời vì đi bộ hơi nhiều, thỉnh thoảng còn sót tiếng pháo bắn lẻ tẻ đâu đó. Tôi tiếc nuối đứng nhìn qua khung cửa kính, bầu trời lại sáng lên khi một vài bông hoa rơi xuống.

Tuy giấc ngủ đến muộn nhưng lòng tôi khoan khoái. Nằm trong bóng tối tôi mỉm cười nghĩ miên man về ngày lễ Độc Lập.

Quê hương thứ hai đã cho tôi nhiều phước phần, có được điều kiện để thực hiện chữ hiếu, người thân nơi quê nhà, thực hiện những việc có ý nghĩa trong cuộc sống, và điều lớn nhất là cho tôi được hưởng bầu không khí tự do, no ấm.

Ngày mai chúng tôi cũng sẽ ăn mừng lễ tiếp với các thức ăn VN, ăn mừng các cháu học xa trở về, ăn mừng các cháu đúng mùa tốt nghiệp đại học, ăn mừng mọi sự thành công trên đất Mỹ.

Xin cảm ơn đất nước Hoa Kỳ, cảm ơn niềm vui hưởng của ngày lễ Độc Lập đầy thú vị.

Lễ Độc Lập 2019

Minh Thúy

Ý kiến bạn đọc
19/08/201921:55:40
Khách
Phần đông người Việt tỵ nạn cs, mặc dầu được Quê Hương thứ hai cưu mang, vẫn quanh quẩn trong cộng đồng gốc của mfnh, thờ ơ với các lễ hội hay sinh hoạt của người bản xứ... Biết rằng đến Mỹ khi tuổi đã lớn, gặp khó khăn trong ngôn ngữ nên ngại giao tiếp! Nhưng tham gia vui chơi trong một "sự kiện", đóng góp vào công cuộc cứu trợ thiên tai, hoặc dự một cuộc diễn hành đâu cần phải giỏi tiếng Mỹ! Có lẽ đó chỉ là cái cớ để nhiều người Việt "quay lưng lại" với đất nước minh đang sinh sống và nhất là được hưởng những phúc lợi ngang hàng với công dân bản xứ.
Bài "Tôi đi diễn hành Lễ Độc Lập" của tác giả Minh Thuý như một lời nhắc nhở thân tình gởi đến các đồng hương tỵ nạn, giúp họ tỉnh ngộ mà mạnh dạn... yêu Quê Hương Thứ Hai đã chấp nhận chúng ta "không chút so đo"
Cảm ơn tác giả Minh Thuý và mong được đọc những bài kế tiếp cung đầy ý nghĩa như bài này!
17/07/201917:54:05
Khách
Bài viết của tác giả Minh Thuý mô tả sống động các sinh hoạt của Ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 4 tháng 7 hàng năm, cũng cho thấy tâm tình của một công dân Mỹ gốc Việt tỵ nạn cộng sản. Tác giả vui niềm vui của những công dân Hoa Kỳ , ăn mừng ngày lễ trọng đại của đất nước, đánh dấu ngày lịch sử quốc gia Hoa Kỳ giành được độc lập, được tự do xây dựng đất nước theo lý tưởng tự do, dân chủ của những người di dân đầu tiên tại vùng đất mới, không còn là vùng thuộc địa của đế quốc Anh, bị bóc lột, áp bức. Thành quả này có được là do sự hy sinh của thế hệ di dân đi tiên phong tại vùng đất mới đầy thử thách, gian khổ. Người Hoa Kỳ đã chứng tỏ cho thế giới thấy một chân lý “ tự do phải đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu, và không bao giờ có được, nếu không chịu hy sinh, không chịu trả giá”.

Nhìn về lịch sử Việt Nam, người dân Việt chưa bao giờ có được niềm vui trọn vẹn như người dân Hoa Kỳ trong Ngày Lễ Mừng Độc Lập 4 tháng 7 mỗi năm. Tại miền Nam Việt Nam , dưới chính thể cộnng hoà, chúng ta mừng Ngày Quốc Khánh 26 tháng 10. Nhân dân miền Nam mừng ngày quốc khánh trong chế độ tự do, dân chủ của Việt Nam Cộng Hoà. Tại miền bắc sau ngày 2 tháng 9 , 1945; và tại Việt Nam , sau 30-4-1975, Cộng sản Việt Nam ăn mừng Ngày quốc khánh 2 tháng 9, nói là “ ngày đất nước Việt Nam được độc lập , thoát sự thống trị của thực dân Pháp và sau đó , là của đế quốc Mỹ”, nhưng thực tế chứng minh Việt Nam chưa bao giờ được độc lập , vì 2 tháng 9, ngày Hồ Chí Minh tuyên bố “ Việt Nam độc lập” chỉ là sự khởi đầu của thời kỳ bắc thuộc kiểu mới, thời kỳ Việt Nam trở thành một nước chư hầu của đế quốc đỏ Tàu cộng. Người dân Việt chưa ý thức đầy đủ về thân phận nô lệ của mình, và sự hy sinh cũng chưa đủ để giành độc lập thực sự cho Việt Nam.

Nguyễn Quốc Đống, MN
14/07/201919:33:59
Khách
Trích: “khi có cuộc họp mặt là Tom sáng sớm lái xe ra khỏi nhà để tôn trọng điều lệ vợ mình đặt ra“.
Không biết có chàng nào dám đặt điều lệ sáng sớm vợ lái xe khỏi nhà để các bạn chàng tới coi đá banh nguyên ngày hay không? Tôi xin lấy hết tất cả lòng thành thật khai báo trước là tôi chả dám đâu.
13/07/201915:53:14
Khách
Đọc các bài viết của tác giả . Tôi rất thích lối văn phong này . Mong được đọc dài dài
13/07/201914:15:47
Khách
Lại được đọc thêm một bài viết kể chuyện thực, người thực trong nước Mỹ của tác giả Minh Thúy
Tác gỉa phải là người có tấm lòng yêu thương chân thực với quê hương, với đát nước đã cưu mang người VN tỵ nạn, để từ đó, tác gỉa không ngần ngại tham gia vào các hoạt động văn hóa của đất nước Hoa Kỳ. Theo tôi, đây cũng là một cách nhập vào dòng chính của người VN đến Mỹ chưa tới nửa thế kỷ. Việc làm có vẻ đơn giản của tác gỉa chính là những hành đông thiêt thực chứng tỏ tinh thần hòa đồng với nếp sớng chung của một chủng tộc đa văn hóa như nước Mỹ. Những hành động đơn giản ấy cùa rất nhiều người Mỹ chính gốc, hay của người Di Dân, người Tỵ Nạn, trong đó có người Việt Nam chúng ta, nhu tác gìa bài viết "Tôi Đi Diễn Hành Lệ Độc Lập", mới tạo thành một nước Mỹ vĩ đại như hiện nay,
Cảm ơn tác giả, đã cùng với nhiều người VN khac bày tỏ lòng biết ơn với nước Mỹ, quê hương hiện tại của chúng ta. Bảo Trâm
13/07/201912:42:59
Khách
Bài viết hay, đơn giản nhưng xúc tích dễ đi vào lòng người đọc. Tác giả lồng vào cảnh lãng mạn vợ chồng Thanh gặp lần đầu. Tình yêu không biên giới. Những cảnh rất tượng hình. Người đọc có thể hình dung ra trước mắt. Tác giả rất hay ở chổ tri ân "nước Mẹ thứ hai", cảm ơn nước Mỹ cưu mang và trân trọng ngày lễ Độc Lập. Những phụ nữ đẹp người, đẹp nết như mẹ Tom, tác giả, Thanh...thật là tuyệt vời. Tôi thật hãnh diện là người VN. Cám ơn tác giả . Cám ơn Uncle Sam. Tạ ơn Đời.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,692,029
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Nhạc sĩ Cung Tiến